Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ "CẤM TÚC" TUẦN 44

02 Tháng Hai 202110:23 CH(Xem: 7286)
Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ "CẤM TÚC" TUẦN 44

Nhật Ký "Cấm Túc" Tuần 44

Thứ hai 11 tháng 1

 

Cũng như hầu hết các tiểu bang của Hoa kỳ trong đại dịch, niên khóa 2020-2021 của các em học sinh ở tiểu bang Iowa bắt đầu bằng cách học online từ nhà vì tình trạng lây lan của đại dịch COVID-19.

 

Qua màn ảnh computer, Nate Evans, thầy giáo dạy  văn chương lớp 7 ở Ankeny, Iowa thấy rõ không phải học sinh nào cũng may mắn có bàn học riêng của mình. Có em phải học ở bàn ăn trong bếp với một số âm thanh ồn ào vọng lại ở background. Có em phải học ngay trên giường ngủ của mình. Lý do đơn giản: các em không có bàn học riêng ở nhà.

Thương học trò phải học trong điều kiện không đầy đủ như ở trường, muốn kết quả học tập của các em cũng tốt đẹp như khi đến trường, Nate bỏ tiền túi ra mua vật liệu, tự đóng bàn học cho các em.

 

Hoàn thành cái bàn học đầu tiên từ garage nhà mình, Nate đưa lên trang Facebook chia xẻ với đồng nghiệp, và bạn bè. Thương các em học sinh còn nhỏ, đã phải chịu thiếu thốn, muốn góp tay giúp sức, một số người xin đóng góp bằng công, một số người khác xin góp tiền mua vật liệu cho "xưởng mộc" garage nhà của Nate.

 

blankblank

     Nate Evans and the desks he made from his garage  - Courtesy of GMA

 

Tấm lòng của ông thầy giáo trẻ được nhân lên nhanh chóng. Nate mở một lớp huấn luyện cấp tốc về đóng bàn trong một ngày ở Ankeny Christian Church. 

Và project "Woodworking with a Purpose" ra đời có hơn 50 thành viên tình nguyện góp công đóng bàn học cho học sinh. 

 

"Tiếng lành đồn xa", rất nhiều người không chỉ ở Iowa mà còn ở khắp nước Mỹ gởi tiền về đóng góp, càng lúc càng nhiều. Vì vậy,  "Woodworking with a Purpose" trở thành một project của "Core Foundation", một tổ chức thiện nguyện không trả lương cho nhân viên, toàn bộ tiền đóng góp được mua vật liệu để tạo ra những cái bàn học đủ màu cho các em học sinh ở Iowa. Chi phí vật liệu và nhà kho  cho mỗi cái bàn  từ $20.00 đến $25.00. Chỉ cần $25.00 đóng góp, bạn sẽ đem lại niềm vui, sức khỏe, và điều kiện học hành cho một em học sinh. 

 

blankblank

  50-plus volunteers working & project "Woodworking with a Purpose"- Courtesy of GMA   


Nate và những "thợ mộc tình nguyện" đã đóng xong hơn 600 bàn học. Họ thuê một storage unit để vừa làm "xưởng mộc" vừa làm nhà kho. Bàn làm xong có các thầy cô giáo ở Iowa đến lấy mang đi phân phát cho các học sinh không có bàn học ở nhà.

 

Họ dự định sẽ đóng 2020 bàn học để nhớ năm mà đại dịch cúm Tàu đã tấn công, và gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân loại, cướp đi hơn hai triệu sinh mạng. Mỗi cái bàn được đóng cẩn thận không chỉ bằng kỹ năng của thợ mộc, mà còn bằng tấm lòng đối với học trò nhỏ của thầy giáo Nate và những người tình nguyện.

 

Nate không chỉ giỏi cầm phấn, cầm viết, mà còn thành thạo trong việc cầm búa, cầm cưa. Tất cả những cái đó không chỉ trực tiếp giúp các em học trò nhỏ, mà còn góp phần thắp sáng niềm tin của rất nhiều người lớn.

 

Thứ ba 12 tháng 1

 

Chưa đến 20 tuổi, Wilber Portillo tin là tuổi trẻ của mình là một thành trì vững chắc ngăn chận Coronavirus. Nhưng đại dịch lại chứng minh ngược lại, COVID-19 không kiêng nể bất cứ ai, từ già đến trẻ, từ giàu đến nghèo. Wilber, bị nhiễm cúm Tàu vào tuần lễ đầu tiên của tháng 10 năm 2020, sau khi trở về từ một business trip đến Los Angeles (tâm dịch của Mỹ hiện nay).

 

blank

    Wilber Portillo (2002 - 2020) - GoFundMe

 

Nhờ sức khỏe của tuổi 18, Wilber chỉ tự cách ly, và điều trị bằng thuốc cảm cúm thông thường ở nhà. Sau hơn hai tuần "cấm cung" ở nhà, Wilber hết bị sốt, thấy khỏe hơn. Tin là mình đã khỏe bệnh, Wilber lấy COVID test lần hai, có kết quả mong muốn: âm tính.

 

Tin là mình đã từng nhiễm cúm Tàu, có nghĩa là đã được miễn nhiễm Coronavirus. Chỉ được hơn một tuần hoàn toàn khỏe mạnh, trung tuần tháng 11, Wilber lại tham dự một party. Ngay sau đó, anh bị sốt. Wilber đến khám bệnh, và lấy COVID test ở phòng khám bệnh của một bác sĩ vào ngày 18 tháng 11 ở Denver, Colorado, và được cho biết phổi của mình đã bị nhiễm trùng khá nặng (really strong infection in his lungs). Wilber cũng được khuyên nên uống thuốc Tylenol. Tối hôm đó, Wilber đi ngủ, và vĩnh viễn không bao giờ thức dậy!  

 

Hai ngày sau khi anh qua đời, kết quả COVID test dương tính của anh cho thấy Wilber đã nhiễm COVID-19 lần thứ hai chỉ trong vòng chưa đến hai tháng!

 

Người thân cùng bạn bè của Wilber lập một trang gây quỹ trên GoFundMe, xin được $13,624 đủ để cho chi phí hỏa táng, và đưa tro cốt của Wilber về với cha mẹ của anh ở El Salvador, miền Trung của Châu Mỹ .

 

Mong Wilber Portillo yên nghỉ ở nơi không còn bệnh tật. Và các bạn trẻ sẽ học một bài học lớn từ cái chết của Wilber, một người không bao giờ bước vào tuổi hai mươi.

Thứ tư 13 tháng 1

 

Thêm hai hệ thống bán lẻ của Mỹ với pharmacy trong các cửa tiệm tham gia vào việc chích ngừa COVID-19 cho người Mỹ : Walmart và Publix .

 

Walmart (lớn hơn, giàu hơn Publix nhiều) chậm hơn một chút trong việc chủng ngừa COVID-19 cho cộng đồng. Các cửa tiệm có Pharmacy của Walmart ở 7 tiểu bang: Georgia, Indiana, Louisiana, Maryland, New Jersey, South Carolina và Texas sẽ mở địa điểm chích ngừa vào tuần tới (tuần thứ ba của tháng 1/2021)

 

Hệ thống chợ Publix hiện đang mở địa điểm chích ngừa tại 3 tiểu bang trong số 7 tiểu bang Đông Nam Hoa kỳ có các chợ của họ. Có 42 địa điểm ở South Carolina chích ngừa COVID cho dân chúng, 242 chỗ chích ngừa trong chợ Publix ở Florida, và 108 chợ Publix ở Georgia cũng đã và đang tiếp tục chích ngừa cho những người được ưu tiên một theo đúng hướng dẫn của CDC (Centers for Disease Control and Prevention), và chính quyền Tiểu bang. 

 

blankblank

   Courtesy of www.wsbtv.com    Vaccine Shot @ Publix - Courtesy of progressivegrocer.com

 

Dù chỉ là một hệ thống chợ bán thực phẩm và dược phẩm, Publix đã tổ chức khá trôi chảy việc lấy hẹn chủng ngừa trong thời gian mà nhu cần rất cao, thuốc chích ngừa sản xuất chưa đủ. Theo bà Maria Brous, giám đốc truyền thông của Publix, trang website lấy hẹn của họ dù đôi lúc bị quá tải, chậm đi, nhưng chưa khi nào bị ngừng hoạt động. 

Chẳng hạn có đủ thuốc cho 48,900 người, chỉ trong vòng chưa đến ba tiếng đồng hồ, lịch hẹn đã được lấp kín qua trang web của Publix.

 

Publix còn có "online waiting room" với tổng cộng 300 ngàn người. Nghĩa là muốn lấy hẹn với Publix, có hai giai đoạn, phải ghi tên vào danh sách chờ đợi trước (online waiting room). Mỗi khi nhận được một đợt thuốc mới, lịch hẹn được mở ra, chỉ có những người đã ở trong danh sách chờ đợi (online waiting room) mới có access để lấy hẹn. Nên nhớ là trong "phòng đợi ảo" không có số thứ tự. Phải chịu khó vào trang lấy hẹn ít nhất là mỗi giờ một lần để xem khi nào có lịch hẹn mới mở ra.

Với những người chưa được vào "online waiting room" cũng nên check mỗi ngày để xem khi nào "phòng đợi" mở “cửa” nhận người mới. Xin nhớ một điều là "phòng đợi" không có số thứ tự, người vào sau vẫn có thể lấy hẹn trước. Dù ai đó là một trong những người đầu tiên vào phòng đợi, nhưng nếu không để mắt thường xuyên đến việc lấy hẹn, có thể "mãi mãi là người... ngồi đợi lấy hẹn"

 

Chợt nhớ ngày xưa, năm lớp 5, cuối bậc Tiểu học, cô giáo cho làm "Toán chạy", nghĩa là chỉ có 10 bài đầu tiên nộp lên mới được điểm 10 (nếu làm đúng hoàn toàn). Làm đúng nhưng nếu nộp bài từ số 11 trở lên, chỉ được điểm 9. Hồi đó, chúng tôi rất nhanh, trong cả việc làm toán lẫn chạy lên nộp bài. Mấy chục năm sau, chúng tôi dùng "kỹ năng" này để giúp một số người lớn tuổi, quý thầy cô giáo lấy hẹn. 

Chúng tôi chỉ "ôm Computer" để kiếm sống, và thả mắt lên PC để đọc tin tức từ nhiều thập niên qua. Trong thời đại dịch, khi thuốc cung cấp chưa đủ nhu cầu, kinh nghiệm "ôm computer" và dán mắt lên màn hình đã giúp chúng tôi lấy hẹn... giùm người khác nhanh chóng và hiệu quả.

 

Khi nào được tin một người lớn tuổi (nhất là một người đã đóng góp máu xương cho 20 năm tự do của miền Nam) đã được chích ngừa COVID nhờ việc lấy hẹn online của mình, lòng vui còn hơn là mình được chích ngừa. Và như thế những ngày "tự cấm túc" vui, và sống động hơn người ta tưởng. 

 

Thứ năm 14 tháng 1

 

Vì nhiễm COVID-19 ở mức độ nặng, ông Cemal Senturk phải vào bệnh viện  Medical Park Hospital ở Trabzon, phía Đông Bắc của Thổ Nhĩ Kỳ vào đầu tháng giêng năm 2021. Ở đó, sau nhiều ngày được chăm sóc bởi các bác sĩ, y tá ở đây, Cemal hồi phục. 

Nhiều bệnh nhân khác cũng nhiễm cúm Tàu, trẻ hơn ông Cemal, nhưng tiến trình hồi phục chậm hơn nhiều, dù được điều trị cùng phương pháp. Hình như vì ông Cemal được một sự hỗ trợ thầm lặng, trung thành mà hiếm người có được, từ con chó tên Boncuk ông đã nuôi từ 9 năm qua.

 

Ông sống trong một căn chung cư nhỏ ở gần bệnh viện, và chưa bao giờ dẫn chó đi chơi gần khu vực bệnh viện. Vậy mà không hiểu tại sao, ngày thứ hai ông Cemal nằm bệnh viện, đã thấy con Boncuk đứng ở cổng bệnh viện đưa hai con mắt tròn đen buồn rầu nhìn vào.

 

Một con chó trắng đứng yên ở cổng bệnh viện, dõi mắt vào trong giữa thời tiết mùa đông (7 đến 10 độ C) gợi sự chú ý của nhân viên bệnh viện. Không lâu sau đó, họ biết con chó đứng đó vì chủ của nó đang nằm bệnh viện, và biết chủ của nó là bệnh nhân Cemal Senturk, đang nằm ở khu vực cách ly vì nhiễm COVID-19.

 

Thân nhân của ông Cemal được thông báo để đến đem Boncuk về nhà. Họ cho con  chó ăn uống, và đóng cửa cẩn thận, nhưng không hiểu bằng cách nào, ngày hôm sau, Bonkuk lại đứng ở cửa  Medical Park Hospital, dõi mắt nhìn vào bệnh viện. 

Nhiều ngày trôi qua, không ai hiểu bằng cách nào, mỗi lần bị đưa về, đóng cửa cẩn thận, Boncuk vẫn tìm được cách ra khỏi nhà, đến đứng ở cổng bệnh viện.

 

Nhân viên bệnh viện đỡ ông Cemal qua xe lăn, đẩy ra cửa trước của bệnh viện, để con chó trung thành có thể thấy chủ qua khung cửa kính.  

Ông Cemal phải ra dấu qua khung cửa kính là sức khỏe ông vẫn bình yên, Bonkuk nên về nhà.

 

blankblank

 Boncuk @ the front door of hospital(Turkey)     Cemal Senturk & his dog - Courtesy of CNN

 

Nhưng Boncuk vẫn đứng yên nghiêm chỉnh nhìn vào cửa bệnh viện, mắt dõi theo hướng cái xe lăn đẩy ông Senturk về phòng. Nhân viên bệnh viện cảm mến lòng trung thành của con chó, để nước uống và thức ăn cho Boncuk. Rất từ tốn, và quý phái kiểu động vật bốn chân, Boncuk chỉ liếm láp khi nào cần "recharge" năng lượng.

 

Cứ như thế, khoảng hai tuần sau, nhờ sự chăm sóc chu đáo của bệnh viện, nhờ ý chí bám vào sự sống của ông Senturk, và có lẽ nhờ cả lòng trung thành của Boncuk, ông Senturk bình phục và được xuất viện trong sự vui mừng khôn tả của con chó.

 

Mới biết, có rất nhiều thú vật được nuôi và ở cùng với "động vật cao cấp nhất", nhưng chỉ có loài chó là được xếp vào loại "bạn tốt nhất của loài người”.

Thứ sáu 15 tháng 1 

 

Christina Meredith, một bà mẹ có con gái bị nhiễm cúm Vũ Hán phải nằm bệnh viện trong 13 ngày, có những ngày cận kề cái chết. Bà kể lại kinh nghiệm thật của gia đình mình để các bậc cha mẹ có con nhỏ dưới 16 tuổi (chưa đến tuổi được chủng ngừa COVID-19 cho đến thời điểm này) đề phòng. 

 

Con gái của bà Christina là Katelynn Ramirez, 15 tuổi vốn là một cô gái khỏe mạnh, hiếu động. Em chơi bóng chuyền, thường xuyên chạy trong các giờ thể dục ở trường, và không hề có bệnh mãn tính.

 

Nghĩ là con mình đã bị nhiễm Coronavirus từ một trong những người bạn học, bà Christina cho con mình lấy COVI-19 test. Kết quả dương tính được gởi về cùng lúc với những triệu chứng COVID xuất hiện ở Katelynn: ngứa cổ họng, chảy mũi nước, và sốt đến 105 độ Fahrenheit (40.5 độ C).

 

Christina là một CNA (certified nurse assistant), nên có một chút kinh nghiệm về cách điều trị COVID, bà cho con gái cách ly ở nhà, uống thuốc Tylenol trong vòng 14 ngày. Đến ngày thứ 10, Katelynn thấy khó thở. Em lập tức được đưa vào bệnh viện ở gần nhà. Ở đó, Katelynn được Bác sĩ chụp X ray và cho biết em bị viêm phổi. Tuy vậy, bác sĩ cho phép em về nhà, và căn dặn cha mẹ em phải dùng “pulse oximeter” theo dõi mức độ oxygen của em. Nếu trên 90% là vẫn có thể nghỉ ngơi ở nhà, và uống thuốc mỗi ngày.   

 

Cha mẹ của Katelynn lo lắng vô cùng. Ông bà đã mất một cô con gái (chị của Katelynn) vào năm 2012 vì nang phổi có vấn đề, không phát triển bình thường, và đó là một bệnh di truyền. Vì vậy, họ quyết định đưa con gái đến bệnh viện Nhi đồng Dell Children's Medical Center ở Austin, Texas.

 

Ở đó, khi thấy Katelynn thở rất khó khăn, đã có lúc các bác sĩ định đặt ống thở nội khí quản (intubation). May mắn là sau khi được điều trị với thuốc Remdesivir, tình trạng của cô bé 15 tuổi khá hơn nhiều , nên không cần đến intubation.

 

Sau 13 ngày nằm bệnh viện, tuần này, Katelynn được về nhà, phải thường xuyên uống Aspirin 81mg cho con nít để làm cho máu loãng hơn. Cùng lúc, phải tiếp tục điều trị vật lý trị liệu (physical and occupational therapy).

 

blankblankblank

Katelynn Ramirez, before COVID-19 / in the hospital/ and recovery - Courtesy of  her Mom &GMA

 

Dù đã được về nhà, và đã có COVID test âm tính, nhưng Katelynn vẫn còn phải chịu đựng những cơn nhức đầu, bị tê chân, hay mệt mỏi, và thần kinh đôi lúc chưa thật sự ổn định.

 

Christina muốn mang trường hợp con gái của mình để nhắn nhủ các bậc cha mẹ là con nít cũng có thể nhiễm Coronavirus, và cũng mang những di chứng (đôi khi còn nhiều hơn cả người lớn) không biết bao giờ mới dứt.

Thứ bảy 16 tháng 1 

 

Bác sĩ Nayeli Rodulfo-Zayas làm việc ở phòng cấp cứu một bệnh viện ở San Antonio Texas được chích thuốc ngừa COVI-19 lần hai khi bà đang ở tuần thứ 35. Bà muốn kể lại kinh nghiệm của bản thân mình để khuyến khích các sản phụ đang có thai nên xin ý kiến của Bác sĩ sản khoa của mình, và mạnh dạn lấy hẹn để được chích ngừa khi đến lượt mình.

 

Mặc dù ba giai đoạn thử nghiệm của cả Pfizer và Moderna đều không thử nghiệm trên người đang mang thai. Nhưng cả hai loại vaccines này đều chế tạo thuốc dựa trên kỹ thuật mRNA để cơ thể tự phát triển khả năng miễn nhiễm với Coronavirus. Cả Pfizer và Moderna đều không dùng kỹ thuật chế tạo vaccine thông thường đưa virus sống đã mất khả năng lây bệnh vào cơ thể con người như một hệ thống phòng thủ.

 

Với kiến thức chuyên môn của một bác sĩ y khoa, bà Rodulfo-Zayas biết là mRNA không xâm nhập vào nhân tế bào, và như vậy không thể làm thay đổi DNA của con người. 

 

Có nhiều lý do để BS Rodulfo-Zayas tìm tòi chi tiết về cấu trúc và ảnh hưởng của thuốc chủng ngừa COVID-19 vì bà đang làm việc trong phòng cấp cứu của bệnh viện, lại đang mang thai. Bà lại còn có một đứa con hai tuổi. Bà không muốn con của mình phải mất mẹ vì đại dịch cúm Tàu như bà đã mất mẹ của mình vào cuối tháng 6 năm 2020.

 

Là một "nhân viên tuyến đầu", là một người Mỹ gốc Tây Ban Nha, nguy cơ nhiễm cúm Vũ Hán của bác sĩ Rodulfo-Zayas cao hơn những đồng nghiệp thuộc các chủng tộc khác.

 

 blankblank

Dr.  Rodulfo-Zayas & her later Mother - Courtesy of GMA     after receiving Pfizer vaccine

 

Trước khi cả hai loại thuốc ngừa được chuẩn thuận, bà Rodulfo-Zayas đã gặp và xin ý kiến chuyên môn từ bác sĩ sản khoa của mình. Và bà quyết định chích ngừa ngay khi thuốc được phân phối cho các nhân viên bệnh viện dù bà sẽ đến ngày sinh trong 6 tuần nữa.

 

Như dự tính, Bác sĩ Rodulfo-Zayas được chủng ngừa lần đầu vào giữa tháng 12 và nhận mũi vaccine thứ hai vào ngày 7 tháng 1. Bà cho biết lần, mọi sự vẫn bình thường sau mũi chích thứ nhất. Dose thứ hai có một số ảnh hưởng phụ: bà bị ớn lạnh, và sốt nhẹ nhưng chỉ sau 24 tiếng mọi chuyện trở lại bình thường. Bà đi khám thai, thai nhi vẫn phát triển khỏe mạnh, bình thường.   

 

Trung tâm phòng chống dịch bệnh ở Mỹ CDC (US Centers for Disease Control and Prevention (CDC) khuyên các phụ nữ đang có thai hay đang cho con bú nên chích ngừa Coronavirus sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ của mình.

 

Hiệp hội các bác sĩ Sản khoa ACOG (The American College of Obstetricians and Gynecologists) tháng trước cũng chính thức khuyên các phụ nữ đang mang thai hay các bà mẹ đang nuôi con bằng sữa của mình nên chích ngừa COVID-19. Tuy nhiên vẫn phải tham khảo ý kiến bác sĩ của mình trước khi chích.

Chủ Nhật 17 tháng 1 @@

 

COVID-19 còn có tên là SARS-CoV-2  (có nguồn gốc từ Vũ Hán, bên Tàu) tung hoành khắp địa cầu, làm cả 100 triệu người nhiễm bệnh, và hơn hai triệu người chết . Thời gian gần đây, còn có ba biến thể của COVID-19.

 

blankblank

    SARS-CoV-2  (2019/  China) /nih.gov                          B.1.1.7 (2020 - England)/nytimes.com 



blankblank

P1 (2021 Brazil) / thermo fisher scientific      B.1.351. (2020 - South Africa)/bioworld.com

 

1) Vào ngày 14 tháng 12 năm 2020, Anh báo động là "cousin" của COVID-1 xuất hiện có tên là B.1.1.7. ở England từ tháng 9, nhưng bắt đầu lây lan mạnh ở Anh vào cuối năm 2020. Thoạt đầu B.1.1.7. xuất hiện ở Kent County,  England vào ngày 21 tháng 9. Nhanh chóng biến thể của Coronavirus lan nhanh cả nước Anh từ đầu tháng 11 Khi tin này được phổ biến, tất cả các nước Châu Âu "cấm cửa người Anh" vì không muốn vi khuẩn B.1.1.7 lan qua cho người dân của mình. 

Lúc đầu, người ta cho là B.1.1.7 chỉ dễ lây, và lây lan nhanh hơn COVID-19 nhưng chỉ cách đây vài ngày, Thủ tướng Anh, Boris Johnson, trong một cuộc họp báo đã cho là B.1.1.7 có thể gây ra tử vong 30% nhiều hơn con số công bố lúc đầu!

Rất nhanh, từ Anh bằng một cách nào đó, B.1.1.7 đã xuất hiện ở 30 quốc gia khác nhau. Chỉ riêng ở Mỹ, vào trung tuần tháng 1 năm 2021, B.1.1.7 đã xuất hiện ở 12 tiểu bang.

 

2) Biến thể thứ hai của COVID-19 có tên là B.1.351 đầu tiên xuất hiện ở Nelson Mandela Bay, South Africa vào đầu tháng 10 năm 2020 và nhanh chóng lan ra cả nước. Vào tuần lễ cuối tháng 12 năm 2020, B.1.351 đã có mặt ở Zambia. Cho đến nay, chưa có dấu hiệu nào cho thấy nhánh biến thể này "hung dữ", và "nguy hiểm" như cả COVID-19  lẫn B.1.1.7. Hy vọng sẽ vẫn là như vậy mãi mãi .

 

3) Biến thể mới nhất của COVID-19 có cái tên ngắn gọn nhất là P.1 đã xuất hiện từ Brazil, nhưng lại được phát hiện ở phi trường Haneda , ngoại ô của Tokyo, Nhật vào đầu tháng 1/2021. Vì còn rất mới, nên các nhà nghiên cứu vẫn chưa công bố tác hại của P.1. Biến thể này "chưa kịp nhập cảnh" vào Mỹ và các nước khác ngoài Brazil, và Nhật.

 

Tất cả các nước Anh, South Africa, và Brazil đều không có "chính sách bưng bít" như Tàu nên khoa học đã để mắt đến các biến thể mới. Ba "cousins" của COVID-19(SARS-CoV-2) sẽ không có dịp tung hoành như cúm Tàu.

 

Có một tin vui cho người Mỹ là Google trong một khoảng thời gian rất ngắn sắp tới sẽ thêm vào hệ thống bản đồ online(Google map) địa điểm chích ngừa COVID-19 gần nhất. Chỉ việc đánh vào địa chỉ nhà, Google sẽ chỉ ra những địa điểm chích ngừa gần nhất.

Hy vọng công ty kỹ thuật lớn nhất thế giới này sẽ cho vài kỹ sư chuyên update mỗi địa điểm chích ngừa đang dành cho lứa tuổi nào, ưu tiên nào. Như thế sẽ giúp cho traffic đỡ bị nghẹt, nhanh hơn, và quan trọng hơn hết sẽ giúp những người không giỏi sử dụng computer theo sát với tình hình chích ngừa.

 

Giữa bầu trời xám xịt của mùa đông, và bệnh hoạn, cũng có một chút màu xanh hy vọng , để người ta có nghị lực chiến đấu không những với đại dịch mà còn với những hậu quả về mọi mặt do cúm Tàu để lại.

 

Nguyễn Trần Diệu Hương

Trung tuần tháng giêng 2021

 

@@ Tư liệu khoa học trong nhật ký ngày chủ nhật lấy từ nguồn:

https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/more/science-and-research/scientific-brief-emerging-variants.html

 
10 Tháng Hai 2011(Xem: 135570)
Niềm vui đầu năm đến bất ngờ. Nhờ trang web Ngô Quyền, nhờ kỹ thuật khoa học tiến bộ, nửa thế kỷ sau mình tìm gặp được bạn bè. Xin cảm ơn tấm lòng thành của nhau, của những người xa xứ.
05 Tháng Hai 2011(Xem: 132317)
Và khi biết anh tuổi Mẹo, Duyên suýt bật cười vì chợt nhớ đến câu “thần chú” của mẹ ngày xưa: “Hợi Mẹo Mùi, là duyên tam hạp”. Mình là tuổi Mùi. Anh ấy là tuổi Mẹo, vậy là tốt duyên rồi!
02 Tháng Hai 2011(Xem: 120721)
hơn 1 tháng nữa bước qua tuổi 61 ta, trở lại một vòng tuần hoàn của cuộc đời. Bất chợt mình ngẫm nghĩ lại cuộc đời mình. Mình lấy giấy bút ra, tính sổ cuộc đời, 60 mùa xuân mình đã trải qua, có vui buồn lẫn lộn.
31 Tháng Giêng 2011(Xem: 129801)
Anh biết không? Hương vị Tết bên này chỉ mới vừa phảng phất đôi chút chưa kịp đọng lại thì đã bay biến đi đâu mất rồi...
28 Tháng Giêng 2011(Xem: 113983)
Sau khi công việc xong, nhóm thường ghé quán bún riêu gần nhà Tùng để cùng chung vui. Từ đó hình thành Nhóm Bún Riêu
19 Tháng Giêng 2011(Xem: 126208)
Cám ơn và hẹn gặp lại các thân hữu nhé ! Mây trắng ngang trời đã quay về và sẽ quay về nữa… , rồi mây trắng lại bay đi…
17 Tháng Giêng 2011(Xem: 137589)
Mãi cho đến bây giờ, mỗi tuần chị đều ăn khoai lang, không phải vì thích loại củ ngọt bùi mầu vàng cam, không vì phải ăn độn...
07 Tháng Giêng 2011(Xem: 127687)
Đối với tôi, môn học nào với thầy – cô nào lại không để lại những kỷ niệm khó phai trong lòng của một người học trò.
07 Tháng Giêng 2011(Xem: 127838)
Hôm nay lại dự tiệc nhà anh chi Kiệt Chung, ngoài Thầy Cô và bè bạn lại có sự tham dự số đông đồng hương Biên Hòa và thân hữu.
31 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 120195)
Từ quê nhà Việt Nam, ở Miền Trung giữa mùa mưa bão lạnh lùng , tôi rất vui và cảm thấy rất ấm lòng khi nhận được email thăm hỏi của bạn gửi cho tôi từ nước Mỹ xa xôi.
22 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 109494)
Cảm giác mỗi mùa Giáng Sinh tuyệt vời đến nỗi tôi tưởng như mỗi năm một lần, mình lại là đứa trẻ thơ mới lên tám tuổi, hình ảnh con búp bê tật nguyền lại chập chờn trở lại trong trí nhớ, y như năm nào tôi còn bế nó trên tay.
18 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 136026)
Ngày xưa ấy tôi và các bạn còn rất trẻ, hầu hết các Thầy Cô cũng rất trẻ. Ngày xưa ấy cách nay hơn năm mươi năm. Tuổi học trò, thời thơ mộng, thời gian đẹp nhất của con người nay còn đâu.
03 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 105179)
Như hôm nay mưa thì lại nhớ đến những cơn bão rớt ở quê mình, mái nhà xưa và bến sông ngập đầy nắng gió.