Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ "CẤM TÚC" TUẦN 43

22 Tháng Giêng 20218:58 CH(Xem: 7641)
Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ "CẤM TÚC" TUẦN 43

NHẬT KÝ "CẤM TÚC" TUẦN 43 



Thứ hai 4 tháng 1


Ngay cả trong cơn mơ, Vanessa Perez cũng chưa bao giờ tưởng tượng nỗi mình sẽ là chỗ dựa chính cả về tinh thần lẫn vật chất cho bầy em năm đứa tuổi từ 6 đến 23. Ba trong số đó dưới 18 tuổi.

Mẹ của Cô, một bà đơn thân, Mayra Millan,  nuôi 6 đứa con một mình bằng công việc cực nhọc ở một chợ bán thực phẩm. Dĩ nhiên, chị em Vanessa lớn lên, không có những thứ mà 6 chị em muốn, nhưng luôn luôn có đủ những thứ họ cần. 


Làm ở một chợ thực phẩm ở địa phương, bà Mayra may mắn vẫn giữ được công việc toàn thời gian của mình. Thời đại dịch, theo đúng hướng dẫn của CDC, và của chính quyền địa phương, nhân viên được cung cấp đầy đủ khẩu trang, găng tay, và nước rửa tay khử trùng. Mọi chuyện tốt đẹp suốt 8 tháng. Bà Mayra cũng rất cẩn thận vì mấy mẹ con sống trong một nơi chật hẹp ở Phoenix, Arizona, bà không muốn mang Coronavirus về nhà, ảnh hưởng đến bầy con.


blank

Mayra Millan and her children - Courtesy of Vanessa Perez & GMA



Vào tuần lễ trước Thanksgiving, chợ búa đông đúc hơn, người Mỹ dù không đi chơi xa nhiều, không tụ tập đại gia đình như bình thường, nhưng họ vẫn nấu những món truyền thống của Lễ Tạ Ơn. Vào khoảng thời gian đó, có lẽ mệt mỏi vì công việc, xao lãng sự cẩn thận trong một khoảnh khắc nào đó, bà Mayra bị nhiễm cúm Tàu. Vào ngày 1 tháng 12, bà không những vẫn sốt cao, rất mệt mỏi, nhức đầu, và bắt đầu khó thở. Cô con gái lớn của bà gọi xe cấp cứu.

Lúc xe cấp cứu đưa bà Mayra ra khỏi nhà, đó cũng là lần cuối cùng 6 chị em của Vanessa thấy mẹ của mình..


Vì bà Mayra bị nhiễm COVID-19 nên phải cách ly, và thân nhân không được thăm viếng suốt  hai tuần bà nằm bệnh viện.


Mỗi ngày, Vanessa gọi điện thoại vào bệnh viện hai hoặc ba lần để theo dõi tình hình sức khỏe của mẹ. Nhưng cô không hiểu nhiều, khi nghe toàn những từ chuyên môn y khoa (medical terminology). Cô chỉ biết rõ là mẹ cô phải dùng máy trợ thở ở bệnh viện trong những ngày cuối đời của bà. Và vì là bệnh nhân COVID-19, bà phải vĩnh biệt thế giới một mình, không có thân nhân nào bên cạnh.


Những người có lòng đã giúp 6 chị em lo tang lễ cho mẹ qua trang GoFundMe. Số tiền lên đến hơn hai mươi bốn ngàn, có một khoản tiền dư ra cho Vanessa bắt đầu vai trò người chủ gia đình, thay mẹ lo cho các em. Cầu mong mấy chị em sẽ đùm bọc nhau để sống vững vàng trong và cả sau đại dịch.


***



Thứ ba 5 tháng 1


Đại dịch Coronavirus đã góp phần tái phân bổ mật độ dân số của nhiều thành phố ở Mỹ. Cả hai yếu tố mất việc, hay được làm ở nhà đều làm người ta chuyển chỗ ở để tiết kiệm chi phí thuê nhà. Những nơi được đa số những người "thiên di" chọn làm chỗ ở mới là Sacramento(California), Las Vegas(Nevada), Phoenix(Arizona), Austin(Texas), và Atlanta(Georgia). Những nơi bị "bỏ lại sau lưng" là các thành phố lớn chi phí thuê nhà thuộc loại cao hàng đầu nước Mỹ như New York, San Francisco, Chicago... 


Jehna Powell, 23 tuổi, một người làm hai công việc: bartender ở quán bar vào ban đêm, và là nhân viên của một câu lạc bộ tập thể dục vào ban ngày; quyết định chuyển chỗ ở từ Eaton, Colorado đến Pensacola Beach, Florida. 

Vì không phải làm việc do đại dịch, Jehna đi Florida chơi. Yêu biển, thích khí hậu ấm áp của tiểu bang miền Đông Nam nên cô quyết định "thiên di" từ núi về biển. Giá cả sinh hoạt đời sống ngang nhau cho cả Colorado và Florida, nhưng khách du lịch đến Florida đông hơn đến Colorado. Có nghĩa là thuận lợi hơn cho công việc bartender của Jehna.


blankblank

                     In courtesy of clipart-library.com



Với Abigail Jaffe, 28 tuổi đang sống ở "Thành phố Trái Táo"(New York) thì câu chuyện khác hơn một chút. Abigail cùng một người bạn thuê một căn chung cư nhỏ ở New York city. Khi đại dịch bùng phát, người bạn vẫn ở cùng với Abigail từ nhiều năm nay có thể làm việc từ nhà (remote working) nên đã chuyển về sống cùng cha mẹ để tiết kiệm tiền.

Một mình Abigail không thể trả tiền thuê cả căn chung cư ở nơi đắt đỏ nhất nước Mỹ; tìm một người cùng thuê, cùng ở với mình trong thời gian đại dịch, rất nhiều người bị mất việc, không phải là một chuyện dễ.


Abigail quyết định rời New York, dọn về Austin, Texas, một nơi mà cả giá thuê nhà, lẫn các chi phí khác đều chỉ bằng một nửa so với New York. Cô không phải chia xẻ không gian sống của mình với người khác để cả hai cùng trả tiền mướn nhà. Còn hơn thế nữa, cô còn có thể nuôi một con chó, và mua một chiếc xe (hai điều mà lúc còn ở thành phố Trái táo, đều không thể thực hiện vì mật độ dân cư ở đó quá cao)


Với cả hai cô gái trẻ này, sau này khi đại dịch chấm dứt, đời sống có trở lại bình thường, họ cũng không nghĩ đến chuyện quay lại "chốn xưa".

Đại dịch đã góp phần tái phân bổ dân số nhanh hơn người ta tưởng.



****



Thứ tư 6 tháng 1


Trước đại dịch,  Amber Parker chưa bao giờ nghĩ là gia đình mình sẽ chuyển từ miền Tây về miền Đông nước Mỹ. Họ đang  có một cuộc sống ổn định trong một ngôi nhà khang trang mua trả góp ở Atascadero, California. Ở "tiểu bang vàng" này, mọi thứ đều đắt đỏ, đứng hạng thứ nhì chỉ sau thành phố New  York. Cả hai vợ chồng Parker đều đi làm mới đủ tiền trả nợ nhà hàng tháng.


Do ảnh hưởng của đại dịch cúm Tàu, chồng của Amber bị sa thải từ công việc rất ổn định: huấn luyện trưởng của một đội bóng rổ của một trường Community College khi nhà trường quyết định đình chỉ mọi hoạt động thể thao ít nhất là một năm vì COVID-19.


Một mình tiền lương của Amber không đủ để trả tiền nhà, chưa kể các chi phí khác cho một gia đình bốn người. Không còn lựa chọn nào khác, họ quyết định bán nhà, "thiên di" từ Atascadero, California qua Lexington, South Carolina.


blankblank

                        In courtesy of moversplustx.com


Một phần lý do của quyết định này là do California hoàn toàn đóng của (California is completely shut down) ở một số thời điểm để ngăn ngừa đại dịch lây lan.  Hầu hết trường học đóng cửa, học sinh chỉ học online từ nhà


Ở Lexington, South Carolina, học sinh học theo phương cách Hybrid,  cậu con trai lớn, 14 tuổi của họ có thể đến trường hai ngày mỗi tuần; trong khi cậu con út, 11 tuổi có thể học tại trường bốn ngày một tuần. Và cả hai em đều có thể chơi thể thao ngoài trời, ít nhất là được ba của mình huấn luyện về môn bóng rổ.


Quan trọng hơn hết, chi phí tiền nhà chưa đến một nửa ở California. Dĩ nhiên, gia đình Parker sẽ nhớ tiểu bang vàng (nắng vàng, hoa vàng,và... giá nhà cửa cao hơn cả vàng), nhớ khí hậu ấm áp quanh năm, nhớ biển... nhưng họ không có dự định "về lại chốn xưa"...


Thống kê dân số mỗi 10 năm ở Mỹ vừa xong vào năm 2020. Con số đó chưa kịp tổng kết, đã không còn chính xác vì đại dịch đã làm cho rất nhiều người chuyển chỗ ở để thích hợp với thu nhập của mình. Hầu hết số này không nghĩ chuyện quay về. Đó cũng là một trong những lý do mà Giám đốc của Bộ phận Điều tra Dân số(Census Bureau Director), ông Steve Dillingham từ chức, dù kết quả điều tra dân số lần này không chính xác không đến từ lỗi của ông.


Có lẽ không ai tưởng tượng là đại dịch Coronavirus đã phá hủy cuộc điều tra dân số mỗi 10 năm rất tốn kém và công phu của Mỹ.


***



Thứ năm 7 tháng 1


Theo Bác sĩ Anthony Fauci, chỉ trong vài tuần nữa, thêm hai thứ thuốc chủng ngừa mới sẽ được Mỹ chuẩn thuận : Johnson & Johnson (của Mỹ) và  AstraZeneca (của Anh và Thụy Điển ).


blankblank

                   USA                                       England and Sweden


Oxford-AstraZeneca có một đặc điểm kinh tế hơn hẳn Pfizer và Moderna là giá thành rất thấp, chỉ từ 3 đến 4 dollars Mỹ một dose. Trong khi đó một dose thuốc chủng ngừa COVID do Pfizer chỉ khoảng 20 dollars, và đắc nhất là thuốc của Moderna sản xuất giá từ 25 đến 37 dollars mỗi dose.


Dĩ nhiên "tiền nào của nấy", giai đoạn thử nghiệm thứ 3(Clinical Trial 3) của AstraZeneca cho thấy mức độ hiệu quả chỉ có 70% (tương tự thang điểm C-  ở các trường Đại học ở Mỹ, chỉ đủ điểm để lên lớp), trong khi đó cả Pizer lẫn Moderna đều có độ hiệu quả lên đến 95%  (tương tự thang điểm A, học trò giỏi).

Bù lại, điều kiện bảo quản, và vận chuyển của AstraZeneca khá dễ dàng, chỉ cần nhiệt độ ngăn đá của tủ lạnh bình thường, và có thể giữ đến 6 tháng, không "khó tính" như Pfizer hay Moderna .


blankblank

             USA and Germany                      USA


Nên COVAX đã đặt mua số nhiều từ AstraZeneca trước khi thuốc này được chuẩn thuận để có thể phân bổ cho các nước nghèo trên thế giới.


Hiện nay đã có các nước Anh, Ấn Độ, Brazil, và South Africa chuẩn thuận thuốc chủng ngừa COVID-19 AstraZeneca do Anh và Thụy Điển sản xuất, với sự cố vấn của Đại học Oxford.


AstraZeneca và Oxford đã làm việc với các hãng bào chế dược phẩm khắp thế giới đã sản xuất cả triệu liều thuốc chủng ngừa  COVID-19. Họ hy vọng tổng sản lượng của AstraZeneca sẽ lên đến hơn ba tỷ doses vào cuối năm nay (2021). Với yêu cầu hai doses mỗi người, nghĩa là AstraZeneca sẽ cung cấp được thuốc chủng ngừa cho  20% dân số thế giới.


Một trong những nơi nhận hợp đồng sản xuất AstraZeneca là The Serum Institute của Ấn Độ, đã sản xuất được 50 triệu liều thuốc chủng ngừa COVID nhãn hiệu AstraZeneca. Viện bào chế này ước tính con số họ sẽ sản xuất lên đến 100 triệu doses vào cuối tháng 3 năm nay. 


Là một người khỏe mạnh, không có một ưu tiên nào trong việc chích ngừa, nhưng may mắn được là người Mỹ, khoảng giữa năm 2021, sẽ đến phiên chúng tôi.

Pfizer, Moderna, Johnson & Johnson, AstraZeneca đều là những thứ thuốc chủng ngừa chúng tôi đã theo dõi từng giai đoạn thử nghiệm của họ qua báo chí, và tuyệt đối tin là thuốc sẽ có hiệu quả ít nhất là 70%. Như thế đủ để chúng tôi tin là tất cả các loại thuốc chủng ngừa vừa nêu, nếu có ảnh hưởng phụ, chắc chắn không phải là những ảnh hưởng nghiêm trọng.



 Bất kỳ một loại thuốc nào có thể giúp chúng tôi miễn nhiễm từ 70% trở lên, ngoại trừ thuốc chủng ngừa được sản xuất bởi Tàu và Nga, cũng là một hạnh phúc. Bởi vì, sau lần chủng ngừa dose thứ hai, chúng tôi sẽ chấm dứt "lệnh tự cấm túc" của mình, và có thể đi thăm Mẹ, đi thăm tất cả những thân nhân lớn tuổi, quý Thầy Cô, tất cả những người đã bước vào lứa tuổi "đời sống đếm từng tháng" .



***


Thứ sáu 8 tháng 1 năm 


Coronavirus chỉ là một con vi khuẩn vô hình nhưng "mạnh" đến nỗi có thể "đóng được cửa trường". Thứ bảy tuần rồi, tất cả các thầy cô giáo thuộc hệ thống trường công ở Arlington, Virginia nhận được hướng dẫn cụ thể về việc dạy online. Do đại dịch bùng phát  nhiều hơn vào mùa đông, các trường học sẽ đóng cửa kể từ tuần tới, học sinh sẽ trở lại hình thức học online từ nhà.


Chuyện này không ảnh hưởng nhiều đến thầy cô giáo,nhưng các em học sinh sẽ phải chịu đựng hậu quả về nhiều mặt.

Các em ở bậc Tiểu học khó tập trung học như ở trong lớp, không phải em nào cũng may mắn có đủ computer, và internet access. Không chỉ bị "đói kiến thức" vì đại dịch, các em còn bị "đói bụng" theo nghĩa đen.


Tùy theo hoàn cảnh kinh tế của gia đình các em, khá nhiều học sinh ở các trường công lập thuộc Arlington, Virginia được ăn sáng(breakfast) và ăn trưa(lunch) ở cafeteria của trường khi các em đi học. Buồn hơn nữa, theo cô giáo Laurie Vena, dạy môn Hóa học, thì "Với rất nhiều em, hai bữa ăn miễn phí này là hai bữa ăn duy nhất các em có trong ngày vào thời đại dịch!" 


Cô giáo Hóa học đã có thâm niên 28 năm trong nghề cũng buồn bã thêm:

"Physics and chemistry are out the window when they’re hungry."(Vật lý và Hóa học sẽ không có nghĩa gì hết khi các em bị đói).


Học online từ nhà, nghĩa là trường tạm thời đóng cửa vì đại dịch cúm Tàu, các em sẽ không được cung cấp hai bữa ăn miễn phí trong ngày. Biết rõ điều đó, cô Laurie Vena cùng hai đồng nghiệp dạy Vật lý (Aaron Schuetz và Deborah Waldron) ở trường Trung học Yorktown điều hành một trang GoFundMe, mong quyên tiền đủ để mua các thẻ  thực phẩm (prepaid grocery card),mỗi thẻ có giá trị USD 100.00 cho 8,300 học sinh các trường công lập ở Arlington, tiểu bang Virginia.


blankblank

    Yorktown High School in Arlington, VA               School Lunch  - Courtesy of GMA



Chỉ trong hai ngày đầu tiên, trang gây quỹ này đã nhận được 37 ngàn đồng. Các thầy cô giáo mong xin được 830 ngàn đồng để mỗi em học sinh thuộc gia đình nghèo có thể nhận được một thẻ mua thức ăn trị giá $100.00 . Nếu không xin được đủ số cần, các thầy cô giáo sẽ làm việc với cán sự xã hội để ưu tiên phát thẻ mua thực phẩm cho các em nào thuộc gia đình khó khăn nhất.


Hiện có 8,300 em (gần 1/3) trong tổng số 28 ngàn học sinh thuộc diện được ăn miễn phí ngày hai bữa ở trường thuộc Arlington, TX. Không những chỉ ở Arlington, mà cả tiểu bang Virginia, và trên toàn Hoa kỳ, chính phủ đều làm hết sức để giữ cho các học sinh không bị đói hay suy dinh dưỡng vì đại dịch. Ngay cả các em không thuộc gia đình nghèo, cũng được mua thực phẩm ở cafeteria của trường với giá thấp hơn bình thường.


Đã có một thời mới lớn, đi học với bụng đói, không bao giờ được ăn điểm tâm, mỗi ngày chỉ được ăn hai bữa trưa và chiều, cứ đến 10 giờ sáng là "trường ca bao tử rỗng" lại vang lên trong lớp. Điều đó vẫn ám ảnh chúng tôi mãi cho đến bây giờ. Nên thế hệ chúng tôi thương các em ở khắp thế giới đang bữa đói, bữa no vì đại dịch, và vẫn làm hết sức để giúp các em no hơn.


Vì COVID-19, mà các em học sinh lại phải có cảm giác bụng sôi lên vì đói như chúng tôi một thủa nào khốn khó ở quê nhà.



***



Thứ bảy 9 tháng 1 


Vì tình hình dịch bệnh, biên giới giữa Mỹ và Canada tiếp tục đóng cửa đến ngày 21 tháng 2. Thêm 30 ngày "bế môn tỏa cảng" góp phần hao mòn sức chịu đựng của tất cả tiệm bán lẻ, các cơ sở thương mại ở biên giới của cả hai nước.


Thử nhìn qua phía Mỹ, tất cả 13 tiểu bang phía Bắc giáp giới với Canada, từ Tây sang Đông : Alaska, Washington, Idaho, Montana, North Dakota, Minnesota, Michigan, Ohio, Pennsylvania, New York, Vermont, New Hampshire and Maine đều bị ảnh hưởng nặng nề vì biên giới đóng cửa. Do đại dịch cúm Tàu, biên giới đường bộ của hai nước đóng cửa một tháng kể từ đầu mùa thu, và tiếp tục kéo dài mỗi 30 ngày cho đến lúc nào đại dịch được kiểm soát.


Mặc dù các xe vận tải lớn chở hàng hóa (essential transportation trucks) vẫn được qua biên giới, nhưng chuyện lái xe từ Canada qua Mỹ chơi (hay ngược lại), sáng đi chiều về đã bị ngăn cấm vì đại dịch từ nhiều tháng qua.


blankblank


Người chịu đựng nhiều nhất là chủ các cơ sở thương mại ở biên giới. Thu nhập của họ tùy thuộc phần lớn vào du khách, từ các quán ăn, đến các tiệm bán đồ lưu niệm của mỗi nước đều rất đông khách, nhất là vào mùa xuân, và mùa hè nhờ các xe du lịch. Từ hơn nửa năm nay, từ ngày biên giới đóng cửa, họ không thể bán được hàng.


Jacobson là chủ một tiệm chuyên môn nhận gởi và nhận hàng hóa ở Porthill,  phía Bắc Idaho ở sát biên giới phía Nam của Canada. Gần như 90% khách hàng của ông là người Canada. Ông cho biết "Our clients are Canadians. We love Canadians."


Để tiết kiệm thì giờ, người Canada gởi đồ qua Bưu điện đến tiệm của Jacobson. Ông giữ lại ở đó, trong vòng một tuần, họ lái xe nhỏ qua Mỹ chơi, tiết kiệm thì giờ ở cửa hải quan, đến tiệm của Jacobson lấy hành lý đã gởi trước, và thong thả đi chơi ở Mỹ, tiết kiệm cả tiền bạc. Những khách hàng này còn dừng lại đổ xăng, và ăn uống ở một tiệm ăn, mua quà trên chuyến trở về ở một tiệm bán đồ lưu niệm. Cả ba tiệm này đều là các cơ sở thương mại của Jacobson.


Biên giới đóng cửa nghĩa là ông mất gần hết khách hàng. Jacobson ngán ngẩm nhìn gần hai ngàn kiện hàng từ lớn đến nhỏ được ký gởi chờ chủ đến nhận , chiếm gần hết một building. Chỉ đến lúc biên giới Mỹ và Canada được mở, các kiện hàng này mới có chủ đến nhân, và lúc đó các cơ sở thương mại của ông mới có khách.


Ở thành phố bên cạnh, Bonners Ferry,cũng thuộc tiểu bang Idaho, một thành phố nhỏ chỉ có 2,500 người. Ngay sau khi biên giới Mỹ và Canada đóng cửa, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên gấp đôi,từ 3.5% lên 7%.


Jacobson chỉ là trường hợp điển hình của tất cả các chủ cơ sở thương mại nằm dọc theo 5,500 miles(8,850 km) biên giới phía Bắc của Mỹ, phía Nam của Canada. Chẳng hạn COVID là nguyên nhân của những chuyến phà trên Olympic Peninsula ở Washington State tạm hoãn vô thời hạn, làm cho 110 người mất việc và lợi nhuận từ những chuyến phà này mang đến đã mất hơn 64 triệu Mỹ kim.


blankblank

                   Washington State Ferry 



Ở Eureka,thuộc tiểu bang Montana, quán "First And Last Chance Bar" của Dave Clark chỉ cách biên giới có 200 yards (182 mét) cũng mất đi 60% thu nhập khi biên giới đóng cửa vì đại dịch COVI-19.

Cái tên của tiệm (First And Last Chance Bar) ngầm ý bán cho người Canada. Khi đến Mỹ, họ sẽ ngừng lại uống nước ở đây, hỏi thăm và nhìn bản đồ đi tiếp. Sau khi di chơi, trên đường "quy cố hương", họ cũng dừng lại uống nước, và mua quà lưu niệm trước khi rời Hoa kỳ. Cũng như chủ các cơ sở thương mại khác, Dave Clark còn gắng gượng giữ được tiệm nhờ hai đợt PPP (Payroll Protection Program) của Liên bang, và sự trợ giúp của tiểu bang Montana.

Chỉ riêng ở tiểu bang nhỏ xíu Montana, khách du lịch từ Canada đã đóng góp hơn 200 triệu Mỹ kim mỗi năm.


Không ai biết chính xác lúc nào thì biên giới mở cửa. Nhưng cả 13 tiểu bang phía Bắc, dọc theo biên giới đều góp phần cầu nguyện cho đại dịch sớm được khống chế, để biên giới được mở cửa. Họ chỉ mong được trở về đời sống bình yên trước đại dịch 


***


Chủ Nhật 8 tháng 1



Quận hạt (County) Los Angeles vừa dẫn đầu Hoa kỳ về một kỷ lục đáng buồn: một triệu người bị nhiễm Coronavirus kể từ tháng 3 năm 2020 đến trung tuần tháng 1 năm 2021. Nghĩa là trung bình mỗi tháng có một trăm ngàn người bị nhiễm cúm Tàu ở Quận hạt có dân số mười triệu người này. Và đã có hơn mười ba ngàn người dân Los Angeles bị đại dịch cúm Vũ Hán cướp đi cuộc sống. Trong số đó, có hơn năm ngàn người vĩnh biệt trần gian chỉ trong hai tháng từ sau lễ Thanksgiving đến nay.



blank

   National Guard members assist with processing Covid-19 deaths and placing them into temporary storage at LA County Medical Examiner-Coroner Office in Los Angeles  - Courtesy of AP & NBCnews


Theo những người đứng đầu Public Health (sức khỏe cộng đồng) ở Los Angeles , tình hình bệnh nhân COVID-19 tăng cao kể từ đầu tháng 11(thời gian mùa lễ hội ở Mỹ bắt đầu) sau khi chính quyền Quận hạt Los Angeles giảm bớt hạn chế đối với  các cơ sở thương mại, và cho phép người dân được hội họp đông hơn. Điều này là nguyên nhân cho số người nhiễm bệnh tăng theo cấp số nhân. Đặc biệt là cộng đồng người Mỹ gốc Latin, chiếm khoảng 50% dân số Los Angeles County nhưng con số bệnh nhân Latino tăng một ngàn phần trăm (1,000%). 

  

Một số ý kiến chuyên môn khác ở cũng cho rằng các yếu tố sau cũng góp phần vào việc con số bệnh nhân COVID, và tỷ lệ tử vong của Los Angeles cao đến chóng mặt:


1. Mật độ dân số rất cao trong khu vực này.

2. Nhiều thế hệ sống cùng sống dưới một mái nhà.

3. Đa số dân cư ở Los Angeles là "essential workers", họ đến nơi làm việc, tiếp xúc với khách hàng, không thể làm việc từ nhà như ngành kỹ thuật, hay các ngành khác có thể "remote working"


Một trong số các nhà chuyên môn này cho là có thể một trong ba người sống ở quận hạt Los Angeles đã nhiễm Coronavirus.


New York (thành phố đông dân nhất nước Mỹ) đã từng là tâm dịch cửa Mỹ vào mùa xuân năm nay. Nhưng có lẽ nhờ trời ấm dần lên nên con số bệnh nhân nhiễm Coronavirus và thiệt mạng vì cúm Tàu không cao đến chóng mặt như Los Angeles (thành phố lớn thứ hai) vào mùa đông năm nay.


Từ đầu thế kỷ 16, cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã rất  thông thái khi nhận ra ra :


   “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao”


Bốn trăm năm sau, thời đại dịch, hơn bao giờ hết, hậu sinh nên theo lời Cụ dạy.



Nguyễn Trần Diệu Hương

Trung tuần tháng giêng 2021







15 Tháng Hai 2013(Xem: 81776)
Tình anh em, tình đồng môn luôn được gìn giữ và bồi đắp “Thật Lòng Với Trường Xưa”. Cũng cần có những tấm lòng để giữ mãi nụ cười đầu xuân.
14 Tháng Hai 2013(Xem: 87545)
Nhạc: Đào Lê Văn - Ca sĩ: Tâm Thư - Văn Dương thực hiện Youtube
08 Tháng Hai 2013(Xem: 92609)
Mời thưởng thức hai bức tranh Mùa Xuân của Hạnh Phạm
07 Tháng Hai 2013(Xem: 76554)
Tôi biết nói gì đây để cảm ơn H cho thiên đường hạnh phúc bất chợt và tràn đầy này. Tôi mong rằng nó sẽ bền vững mãi cho đến suốt cuộc đời.
04 Tháng Hai 2013(Xem: 103623)
Một năm nữa sắp qua, thêm một mùa Xuân tha hương. Lại thêm một tuổi…“Xuân bất tái lai”–
04 Tháng Hai 2013(Xem: 92602)
Nhạc và lời: Đào Lê Văn – Ca sĩ: Tâm Thư - Thực hiện youtube: Bảo Phạm
01 Tháng Hai 2013(Xem: 78123)
Nhà tôi lúc đó ở gần chợ, nên tôi nhớ như in, tôi ngửi rất rõ mùi Tết vào những ngày cuối năm.
30 Tháng Giêng 2013(Xem: 138839)
Nhưng câu hỏi cuối cùng được đặt ra: từ đâu Nguyễn Tất Nhiên lại có tánh lãng mạn đa tình quá vậy để dễ dàng "phóng bút" sáng tác thơ tình cho nhiều nhân vật nữ?.
25 Tháng Giêng 2013(Xem: 153524)
Mới đây, tôi có dịp đọc cuốn ''Bên thắng cuộc'' của Huy Đức do một người bạn trẻ- giáo sư đại học ở Canada- với lời giới thiệu khá nhiệt tình- :Đọc cuốn này chưa? Rất hay, còn nóng hổi.
25 Tháng Giêng 2013(Xem: 96175)
Xin gửi mấy chậu thủy tiên của mùa xuân Quý Tỵ. Mời đại gia đình NQ cùng đón nàng tiên áo trắng. Thân chúc tất cả một mùa xuân vui tươi, đầm ấm, và đoàn tụ.
25 Tháng Giêng 2013(Xem: 91047)
Nhạc và lời: Phạm Chinh Đông – Hòa âm: Cao Ngọc Dung – Ca sĩ Quốc An
23 Tháng Giêng 2013(Xem: 65272)
Nỗi nhớ lại càng thêm da diết trong những buổi chiều cuối năm như thế này! Tôi nhớ đến se sắt đến ngỡ ngàng, khi chợt nhận ra rằng, nỗi nhớ của người xa quê nó đằm sâu dai dẳng...
23 Tháng Giêng 2013(Xem: 77970)
Ông ngã người xuống giường, nhắm mắt lại, nhớ mùa xuân quân trường . Em đến thăm anh vào một ngày đẹp nắng...
23 Tháng Giêng 2013(Xem: 95429)
Hôm nay, cùng nhau đón mùa Xuân thứ 38 trong không khí lành lạnh của mùa Đông xứ người. Nhớ về kỷ niệm đẹp của những ngày xuân khi xưa mà tiếc nuối.
17 Tháng Giêng 2013(Xem: 91152)
Lần đầu tiên e-mail gửi tôi, anh Thanh Huyền thú nhận: “Anh có thói quen xấu là hay khóc!...” Xấu hay tốt gì, tùy quan niệm sống của từng người.
17 Tháng Giêng 2013(Xem: 87995)
Với tư cách ngừơi cha Tôi xin cám ơn tất cả những người đến dự hai ngày tang lễ Christine và luôn cả mọi thăm hỏi chia buồn qua internet của nhiều người khác.
16 Tháng Giêng 2013(Xem: 102779)
Thôi, em đi, bình yên về bên kia cõi phúc. Hình ảnh hiền hòa dễ thương với nụ cười phúc hậu sống mãi trong lòng của những người thân trong gia đình.
16 Tháng Giêng 2013(Xem: 74509)
Đâu đó trong những góc phố, trong những con đường này, linh hồn của Biên Hòa không hề thay đổi, vì tấm lòng của những ...
14 Tháng Giêng 2013(Xem: 83419)
Còn có một tuần nữa là Tết mình rồi đó. Ở bên đó hẳn là nhộn nhịp, rộn ràng có không khí Tết hơn bên em nhiều. Nhưng cũng dễ thôi, chỉ cần mở mấy bản nhạc Xuân
13 Tháng Giêng 2013(Xem: 82385)
cái đẹp của chị ở đây không chỉ là nhan sắc, nhưng còn là những lời răn dạy ngọt ngào với khuôn mặt phúc hậu trước đám trẻ thơ