Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ "CẤM TÚC" TUẦN 34

15 Tháng Mười Một 202011:44 CH(Xem: 10270)
Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ "CẤM TÚC" TUẦN 34
NHẬT KÝ "CẤM TÚC" TUẦN 34



Thứ hai 2 tháng 11


Sinh trưởng ở Kentucky nhưng Brittney Woodrum sống ở Colorado, nên cô gái 27 tuổi này yêu thích đời sống cắm trại, hòa nhập với thiên nhiên, đặc biệt là môn thể thao leo núi.

Sau khi tốt nghiệp University of Colorado ở Denver, thay vì tìm việc làm, Brittney dành vài năm đi du lịch nhiều nơi trên thế giới và làm việc cho một số tổ chức không lợi nhuận của tư nhân NGO(non-governmental organization) trước khi trở lại Denver theo đuổi chương trình Cao học.


Khi đại dịch cúm Tàu bùng phát, chuyện đeo ba lô đi du lịch vòng quanh thế giới của Brittney bị hoãn lại. Nhưng cô gái hiếu động, và yêu thiên nhiên này không thể đóng cửa ngồi nhà chờ đến ngày Coronavirus bị khống chế. Cô bắt đầu tìm kiếm một tổ chức thiện nguyện có thể bảo trợ việc leo núi của cô để gây quỹ cho những nạn nhân của COVID-19.

Brittney tìm được ShelterBox, một tổ chức được điều hành bởi hầu hết là người làm việc thiện nguyện, không nhận lương. ShelterBox chuyên cung cấp nơi ở tạm thời và những dụng cụ cần thiết căn bản cho những cá nhân hoặc gia đình ở khắp thế giới không có nơi nương tựa


ShelterBox được cả thế giới biết đến với hình ảnh biểu tượng(logo) là một cái hộp nhựa màu xanh ngọc có đầy đủ thuốc men, dụng cụ y tế căn bản một ít thuốc bổ, và thực phẩm khô (nutrition protein bars) ở bên trong.


Brittney ghi tên làm việc thiện nguyện như là một đại sứ thiện chí của ShelterBox. Cô sẽ luôn đeo cái hộp màu xanh ngọc trong có chứa đủ các thứ thiết yếu căn bản trên vai khi leo núi. Cô chọn leo lên tất cả 58 ngọn núi cao ít nhất lá 14,000 feet (khoảng 4,270 mét) để gây quỹ cho những gia đình không có nhà và đang bị đại dịch COVID-19 đe dọa.


blank

Brittney Woodrum at the peak of Colorado's Mount Shavano - Courtesy of CNN



Cô chỉ hy vọng có thể được những nhà hảo tâm biếu tặng 5 ngàn đồng cho ShelterBox có thêm tiền giúp đỡ các nạn nhân không nhà bị nhiễm COVID-19.

Kết quả cao gấp 17 lần Brittney dự tưởng, đã có nhiều người theo dõi hành trình leo núi của cô Trong suốt 78 ngày  qua webcam và hiến tặng 85 ngàn đồng cho ShelterBox để giúp các nạn nhân COVID-19 không nhà .


Với cái hộp màu xanh ngọc nặng 14 pounds (6.35kg) trên vai mỗi khi leo núi như một công việc toàn thời gian, trong suốt hơn hai tháng, cô đã leo được đến đỉnh của 58 ngọn núi ở Colorado, cộng lại tổng số đường leo núi của Brittney cho hoạt động thiện nguyện này lên đến 600 miles (965km).


Có ý thức cao về tình trạng lây lan của đại dịch, trong suốt hành trình 78 ngày leo núi, Britney nghỉ đêm trong lều trại (được cung cấp bởi ShelterBox) hoặc trong xe của mình. Cô không muốn nghỉ đêm trong hotel vì sợ bị nhiễm bệnh, mặc dù chi phí khách sạn sẽ được bồi hoàn bởi ShelterBox.

Brittney chỉ vào chợ mua thêm thực phẩm tươi chỉ trong hai lần trong suốt 78 ngày leo núi. Cô “tự thú” đã phải ăn rất nhiều mashed potatoes (khoai tây luộc nghiền trộn với nước súp) để có đủ năng lượng chinh phục 58 ngọn núi cao không dưới 14 ngàn feet ở Colorado. Dù là một nhà leo núi thuần thục, Brittney cũng thành thật thú nhận, thực hiện được điều này không dễ dàng chút nào, và cần có quyết tâm cao.


"You did it, Brittney, Congratulation". Chúc mừng cô gái trẻ đã "kiếm được" 85 ngàn dollars giúp đỡ những người homeless đang có nguy cơ cao bị đại dịch tấn công.


Nếu các bạn trẻ (bằng hoặc nhỏ hơn Brittney) biết dùng năng lượng thanh xuân của mình vào việc thiện nguyện, công ích nhu Brittney Woodrum thì cuộc đời sẽ tốt đẹp hơn nhiều.


***


Thứ ba 3 tháng 11


Khi các đại công ty kỹ thuật ra thông báo cho phép nhân viên, đa số là các kỹ sư điện toán được làm việc từ nhà. Chẳng hạn Facebook và Twitter để các nhân viên làm việc từ nhà vô hạn định (Công ty sẽ có thông báo khi cần nhân viên trở lại làm việc ở văn phòng vào đúng thời điểm). Cùng lúc , Google và Amazon cho nhân viên làm việc ở nhà đến mùa hè năm tới(cuối tháng 6/2021).


Ở thung lũng điện tử, như cái tên của nó, được coi là trung tâm kỹ thuật của thế giới với hầu hết các công ty kỹ thuật lớn nhất thế giới có trụ sở chính (headquarter) ở vùng Bay Area, miền Bắc California, xe cộ vắng hẳn, nạn kẹt xe vào giờ đi làm, và giờ tan sở không còn là vấn đề, thì xã hội lại phải đối phó với vấn nạn mới: vài ngàn các nhân viên dọn dẹp văn phòng bị mất việc. 


Cùng lúc, những chiếc xe bus đặc biệt, chở nhân viên của các công ty kỹ thuật lớn từ các trạm xe bart,xe lửa, hay từ các trạm dừng đặc biệt đưa nhân viên đến sở cũng đã vắng bóng trên các nẻo đường của Silicon Valley từ khi California có lệnh lockdown toàn tiểu bang vào trung tuần tháng 3 năm nay khi đại dịch cúm Tàu bắt đầu gây tai họa cho người Mỹ. Hệ quả là cả ngàn tài xế lái xe bus tư của các Công ty bị mất việc.


Chưa kể hàng trăm nhân viên lao động tay chân (blue collar workers) làm trong các cafeteria của các đại công ty kỹ thuật bị mất việc. Vì lúc nhân viên làm việc ở nhà thì họ phải tự lo phần ăn sáng, ăn trưa của mình. Dĩ nhiên các cafeteria ở công ty sẽ đóng cửa cho đến lúc nào đời sống trở lại bình thường, nhân loại khống chế được Coronavirus.


Theo nghiệp đoàn lao động của blue collar workers, có khoảng 14 ngàn thành viên của họ ở thung lũng điện tử là người dọn dẹp văn phòng, nhân viên làm ở cafeteria, tài xế xe bus, và nhân viên an ninh ở các đại công ty kỹ thuật trong vùng. Những công việc này là "công việc suốt đời” cho "cộng đồng da màu".  Cũng theo số liệu từ nghiệp đoàn lao động này, hai phần ba trong số thành viên của họ là người da đen, hoặc người gốc Latin (nói tiếng Tây Ban Nha). Trong số này, chỉ có công việc của những nhân viên an ninh là còn giữ được gần như nguyên vẹn. Vì dù các buildings của các công ty kỹ thuật đã cửa đóng then cài cẩn thận với đầy đủ camera an ninh, các văn phòng vắng lặng im lìm khi nhân viên làm việc từ nhà, vẫn cần nhân viên an ninh để mắt tới các buildings.


Qua hoàn cảnh cụ thể của Erika Sanchez, người ta sẽ thấy "vực sâu" mà Coronavirus đẩy họ xuống. Có một chút may mắn hơn, Erika không bị mất việc ngay từ đợt sa thải nhân viên đầu tiên của Verizon, bà bị sa thải trong tháng 9, nửa năm sau khi đại dịch cúm Vũ Hán đặt chân đến Hoa kỳ.

Làm việc ở cafeteria của chi nhánh Verizon Media ở Sunnyvale, miền Bắc California từ 12 năm nay, Erika cứ ngỡ đây là công việc cuối cùng trước khi bà đến tuổi hưu trí, nhưng Coronavirus đã lấy đi ước mơ giản dị đó. Bà chỉ kiếm được $19.00 mỗi giờ (khoảng 38 ngàn dollars một năm), nhưng rất hạnh phúc với công việc ổn định với đầy đủ quyền lợi, bảo hiểm sức khỏe cho bà và cậu con trai đang ở năm cuối Đại học Berkeley. Từ ngày mất việc, Erika cắt giảm tất cả mọi chi tiêu, để dành tiền trả tiền thuê nhà. Bà làm việc thiện nguyện ở tổ chức từ thiện "Hunger at Home" và được cung cấp thực phẩm mỗi ngày từ tổ chức này.


Erika đã xin tiền bảo hiểm thất nghiệp từ tiểu bang California nhưng có lẽ vì không biết sử dụng máy điện toán, chỉ điền đơn bằng giấy, đã gần hai tháng trôi qua, bà vẫn chưa nhận được đồng trợ cấp nào!

Để sống còn trong thời đại dịch, thỉnh thoảng Erika phải nhận đi dọn dẹp nhà cửa cho những người giàu, hoặc bán nữ trang giả, bán những cái mền điện trong thời tiết mùa đông.


Cầu mong Erika sớm tìm được việc làm ổn định lâu dài, và cậu con trai duy nhất của bà sớm ra trường, tìm được công việc đúng ngành học để trả ơn lại cho bà mẹ đơn thân đã hy sinh cả thời thanh xuân nuôi con nên người.


***


Thứ tư 4 tháng 11


Thuốc chủng ngừa đầu tiên được chuẩn thuận và cho phép dùng ở Mỹ do Pfizer ở New York (Mỹ) và BioNTech ở Đức bào chế đòi hỏi phải được bảo quản ở nhiệt độ  trừ 94 độ F (tương đương -70 độ C). Đây là một nhiệt độ rất thấp, đa số các bệnh viện ở Mỹ cũng không có những ngăn đông lạnh ở nhiệt độ -94độ F. Nên là cả một thách thức để các bệnh nhân COVID-19 đang nằm bệnh viện,và các bác sĩ, y tá có thể được chích ngừa ngay trong tháng 12, hoặc chậm lắm là tháng giêng 2021.


[Tưởng cũng nên biết vaccine do Moderna sản xuất chỉ cần giữ ở nhiệt độ -4 độ F (tương đương -20 độ C). Và thuốc chủng ngừa do Johnson & Johnson và Novavax Inc chỉ cần bảo quản ở nhiệt độ đông đá bình thường: zero độ C, 35 độ F. Trong khi đó vaccine cho mùa cúm bình thường hàng năm chỉ cần nhiệt độ của tủ lạnh bình thường, không cần đặt trong ngăn làm nước đá.]


blank

Vaccine của Pfizer trong 350 freezers ở -94 độ F (Michigan)- Courtesy of Pfizer & www.dailymail.co.uk


Mỗi container vận chuyển vaccine do Pfizer sản xuất sẽ được đổ đầy nước đá đặc biệt dạng khô và 975 chai thuốc chủng ngừa COVID-19, mỗi chai chứa một lượng thuốc có thể chích cho 5 người, tổng cộng có 4,875 liều thuốc cho 4,875 người trong một container. Vaccine sẽ an toàn, giữ nguyên chất lượng ở trong các container vận chuyển đặc biệt này đến 10 ngày.


Pfizer đang làm việc với chính quyền Liên bang Hoa kỳ và các chính quyền Tiểu bang về phương pháp hữu hiệu nhất để vận chuyển thuốc chủng ngừa COVID-19 đến các bệnh viện địa phương từ hai trung tâm giữ và gởi thuốc đi khắp nước Mỹ ở hai tiểu bang Đông Bắc:  Kalamazoo (Michigan),  và Pleasant Prairie (Wisconsin).


Tiến trình vận chuyển vaccine là một cố gắng rất lớn với sự phối hợp giữa nhà sản xuất Pfizer, một số máy bay quân sự, và máy bay của FedEx để luôn giữ được nhiệt độ bảo quản trừ 94 độ Fahrenheit (một nhiệt độ rất thấp, để thuốc có tác dụng tốt nhất.)

Mỗi kiện thuốc chủng ngừa COVID-19 -tùy theo kích thước sẽ chứa từ 1,000 đến 5,000 liều vaccine- đều được gắn GPS để bảo đảm có nhiệt độ bảo quản theo yêu cầu, và sẽ không bị thất thoát vì bất cứ nguyên nhân nào.


Nơi nhận thuốc (các bệnh viện, các trung tâm y tế) sẽ giữ cả package có nước đá khô ở nhiệt độ -94 độ F bên trong trong hệ thống lạnh tối đa là 5 ngày. Nếu có được loại nước đá khô đặc biệt này để thêm vào thay cho nước đá cũ đã giảm độ lạnh, thời gian giữ được trước khi dùng lên đến 15 ngày.


Khi vận chuyển loại vaccine chống đại dịch này, chắc chắn là người ta phải cẩn thận, không những chỉ vì điều kiện nhiệt độ bảo quản, mà vì số lượng vaccine Pfizer sản xuất đến cuối năm 2020 chỉ có thể cung cấp cho 25 triệu người (trong khi dân số của Mỹ hiện tại là hơn 330 triệu người) .


Thêm một điều phức tạp nữa với loại vaccine do Pfizer sản xuất -có thể chận đứng khả năng nhiễm Coronavirus ở mức độ 90% - là  mỗi người không chỉ được chích một lần như hầu hết các loại thuốc chủng ngừa khác mà phải được tiêm chủng đến hai lần, cách nhau 3 tuần (21 ngày). Phải đạt được điều kiện như thế thì mới yên tâm là  Coronavirus sẽ không thể hủy hoại cơ thể người đã được chủng ngừa. Nên việc vận chuyển đòi hỏi nhiều tính toán, và có kế hoạch rất cụ thể, ngoài chuyện phải luôn luôn "nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa" các liều thuốc giúp nhân loại hồi sinh sau đại dịch.


Pfizer cho biết năm tới, khả năng sản xuất của họ là đủ thuốc chủng ngừa COVID-19 cho 630 triệu người, trong khi dân số thế giới hiện nay là 7.8 tỷ người(trong đó có gần 1.5 tỷ người Tàu, và 1.4 tỷ người Ấn Độ). Không hiểu từ bây giờ đến sang năm, còn có thêm hãng bào chế nào có thể được cấp giấy phép sản xuất  COVID-19 vaccine, ngoài Pfizer ở Mỹ?


Như thế tùy theo người ta là công dân của nước nào, và thuộc thành phần nào trong xã hội để có thể thầm tính khi nào mới tới phiên mình được chích thuốc ngừa đại dịch cúm Tàu.


***


Thứ năm 5 tháng 11


Tổng Giám Đốc của Pfizer, ông Albert Bourla, cho biết các Bộ trưởng Y tế và các chuyên gia y tế của từng tiểu bang sẽ quyết định ai sẽ được ưu tiên chích thuốc chủng ngừa đại dịch trước, và lúc nào họ sẽ được chích?


blank

                                                                  Courtesy of NBC news


Tháng trước, một báo cáo từ “National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine” có kèm theo đề nghị trình tự ưu tiên chích thuốc chủng ngừa COVID-19 gồm 4 giai đoạn như sau:


1. Những người làm việc ở "tuyến đầu chống dịch": các bác sĩ, y tá, nhân viên bệnh viện, nhân viên y tế ; những người trên 65 tuổi,và những người có bệnh mãn tính dễ nhiễm Coronavirus sẽ được chích ngừa đợt đầu.


2. Các thầy cô giáo, những người làm ở các trung tâm giữ trẻ, những người điều khiển các phương tiện giao thông công cộng (tài xế xe bus, tài xế xe barts, xe lửa, xe điện ngầm, máy bay, tàu....), những người làm ở các chợ bán thực phẩm .. Theo ước tính vào khoảng 35% dân số của Mỹ sẽ được chích ngừa đợt hai.


3. Trẻ em, những người dưới 25 tuổi; những người làm việc ở các khách sạn, nhà máy, và các trường Đại học sẽ được chích ngừa đợt ba.


4. Và đợt cuối cùng, tất cả những người thường trú ở Mỹ (không tính thành phần du lịch dài hạn) chưa được chích ngừa trong ba đợt đầu tiên sẽ được tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.


[Tưởng cũng nên biết các hãng bào chế khác cũng đòi hỏi phải hai lần chích thuốc chủng ngừa để có thể vô hiệu hóa kẻ thù Coronavirus. Chẳng hạn thuốc trong giai đoạn thử nghiệm cuối của Moderna cũng đòi hỏi hai lần chích cách nhau 4 tuần; và thuốc do AstraZeneca bào chế cũng đang trong giai đoạn thử nghiệm cả hai loại: chỉ cần chích một lần, hoặc hai lần chích thuốc chủng ngừa cách nhau đúng một tháng.]


Biết như thế để nếu đến phiên mình được chích vaccine ngừa cúm Tàu thì phải theo dõi lịch trình lần chích thứ hai kỹ càng, không thể quên, vì nếu quên thì tất cả sẽ thành "dã tràng xe cát biển đông, nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì".


Cho đến bây giờ các nhà khoa học giỏi nhất thế giới cũng chưa có câu trả lời vaccine chủng ngừa Coronavirus sẽ kéo dài được bao lâu? Người ta có phải đi chích hàng năm hay không? Nhưng đó là vấn đề thứ yếu so với sự quan tâm cho đợt chích thuốc chủng ngừa cúm Tàu đầu tiên với hai lần chích cách nhau 3 tuần cho mỗi người. Với hơn một ngàn người Mỹ thiệt mạng mỗi ngày vì COVID-19, không thể để phí phạm thêm thời gian ngoài việc chích ngừa càng sớm càng tốt ! 


Bác sĩ Anthony Faucy, người đứng đầu việc chống dịch bệnh ở Mỹ ước đoán chậm nhất là tháng 4, tất cả người Mỹ sẽ được chích ngừa COVID-19.


blank

Courtesy of friendlystock.com


Xin cùng kiên nhẫn, ở cuối đường hầm đại dịch, bạn có thể mất một dịp đoàn tụ gia đình vào dịp Thanksgiving, và có thể một dịp họp mặt đông vui vào mùa Giáng sinh năm nay, nhưng bạn sẽ góp được phần mình vào việc chống đại dịch cúm Tàu, và còn cả một phần đời khá dài trước mặt. 


***


Thứ sáu 6 tháng 11


Nhật ký hôm nay xin dành riêng cho tình hình COVID-19 ở thành phố Chicago của tiểu bang Illinois và cách chính quyền địa phương đối phó với đại dịch. Chicago là thành phố lớn thứ 3 của Mỹ, chỉ sau New York(NY), và Los Angeles(CA), lớn hơn cả Houston(TX), có dân số lên đến gần 2.7 triệu người.


Thị trưởng Chicago, bà Lori Lightfoot đã nhiều lần lặng lẽ một mình đi “thăm dân cho biết sự tình” để quan sát hầu có biện pháp tốt hơn ngăn chận đại dịch lây lan.

Ở một số các shopping mall, các cửa tiệm bán lẻ lớn, bà thấy parking lot gần như đặc kín, nhưng lại không có hàng người xếp hàng trước cửa để chờ đến phiên mình được vào shopping mall, hay vào tiệm. Rõ ràng là các cửa tiệm, các trung tâm mua sắm không tuân thủ lệnh hạn chế số người có mặt trong cửa hàng như yêu cầu của thành phố Chicago, và tiểu bang Illinois.


blank

 Lockdown in Chicago - Courtesy of AP and NBCnews
 

Cả bà Thị trưởng Lightfoot, và Bác sĩ Allison Arwady, người đứng đầu bộ phận Y tế của thành phố Chicago đều tức giận khi các cơ sở thương mại và Chicagoans hình như coi Coronavirus như... không khí, đưa đến con số người có COVID-19 test dương tính trong đầu tháng 11 lên đến 14%,  tăng vọt  từ con số 5% vào đầu tháng 10! Trong một số vùng của Chicago, thậm chí con số này tăng đến 25% !


Bác sĩ Allison Arwady không cần che dấu sự bất bình của bà khi có rất nhiều Chicagoans không chịu đeo khẩu trang và giữ khoảng cách xã hội khi giao tiếp. Bà cho biết thành phố lớn thứ 3 của nước Mỹ sẽ thấy rất nhiều người chết vì COVID-19 trong vài tuần tới nếu con số nhiễm bệnh không hạ xuống.


Do vậy, Thị trưởng Chicago vừa bổ sung một số luật ở thành phố lớn thứ 3 của Hoa kỳ để ngăn ngừa đại dịch lây lan:


- Hủy bỏ tiệc Thanksgiving truyền thống năm nay (2020). Tiệc chỉ được tổ chức trong nhà, không có khách mời.

- Người dân Chicago không thể mở cửa nhà mình cho người khác vào nhà, ngoại trừ trường hợp các nhân viên có nhiệm vụ thiết yếu: y tế, cứu hỏa, cảnh sát...

- Tất cả các cơ sở thương mại phải đóng cửa trước 11 giờ đêm, và phải giới hạn số người vào tiệm của mình không quá 25% sức chứa của tiệm.

- Chỉ rời nhà khi đi học, đi làm , hay để lấy thức ăn đã order qua phone.

- Không được tụ tập trên 10 người.


Thành phố sẽ có biện pháp hành chính phạt tất cả những ai vi phạm điều lệ đặc biệt trong thời đại dịch.


***


Thứ bảy 7 tháng 11


El Paso là một thành phố nhỏ ở phía Tây thuộc Texas, có đến 83% dân số là người gốc Mễ Tây Cơ, cách Houston hơn 10 tiếng lái xe , và hai tiếng máy bay. Một điểm rất đặc biệt của El Paso tuy thuộc Texas nhưng El Paso lại cùng múi giờ với các tiểu bang có nhiều núi (Mountain time zone), vì thành phố này nằm ở cực Nam của New Mexico.


Tuần lễ này, El Paso được nhắc đến nhiều trên headline news ở Mỹ vì Coronavirus  đang tung hoành ngang dọc ở đây. Mặc dù đã có lệnh shutdown toàn thành phố hai tuần nhưng tình trạng dịch bệnh vẫn chưa khả quan hơn nên lệnh này sẽ kéo dài hơn cho đến khi nào con số nạn nhân của cúm Tàu giảm mạnh.


Các cơ sở thương mại đã kiện lên chính quyền tiểu bang về lệnh đóng cửa từ quận hạt trong lúc số người nhiễm Coronavirus đã lên đến hơn 29 ngàn người, nghĩa là một trong 30 người dân sống ở El Paso đã có COVID-19 test dương tính. (Hình như những người đứng đơn kiện đã quên câu "sức khỏe quý hơn vàng", và không ai có thể mang tiền theo mình trên hành trình về bên kia thế giới!)


blank

Police officer on a bike patrols an empty downtown in El Paso -  Mario Tama / Getty Images



Chỉ trong ngày thứ tư, El Paso đã có 860 nạn nhân mới của Coronavirus, có hơn một ngàn bệnh nhân cúm Tàu đang nằm bệnh viện, và có gần 300 người đang nằm trong khu vực chăm sóc đặc biệt ICU ở một thành phố nhỏ với dân số là 950 ngàn người (một mật độ dân cư rất cao so với các thành phố khác ở Mỹ).


Convention Center của El Paso đã được tân trang thành một chi nhánh của bệnh viện, với hàng loạt lều y tế đặc biệt giăng bên ngoài để bệnh nhân COVID-19 nằm tạm. Thống đốc Texas đã điều động một ngàn bốn trăm "nhân viên tuyến đầu" đến giúp El Paso đang trong tình trạng quá tải về y tế. Bộ Quốc phòng cũng gởi đến El Paso rất nhiều bác sĩ Quân y để tăng cường cho các bệnh viện ở thành phố đang là tâm dịch của Mỹ. Cùng lúc, máy bay quân sự được điều đến để chuyển bệnh nhân COVID-19 đến các bệnh viện khác của cả  hai tiểu bang Texas và  New Mexico để dành chỗ trống cho "nạn nhân mới của cúm Tàu”. 

Ngoài ra , El Paso đã phải đặt thêm 10 nhà xác lưu động (mobile morgues trailer) để đối phó với số lượng người qua đời vì COVID-19 đột nhiên tăng nhanh.


blank

Nhà xác lưu động- Courtesy of CNN

                                 

Tình hình như thế mà người ta vẫn tiến hành kiện để xin bãi bỏ lệnh lockdown của El Paso thì đúng là chuyện khó hiểu!

Giám sát viên David Stout của County rất ủng hộ quyết định của người đứng đầu ngành Tư pháp Quận hạt (County) ký lệnh shutdown El Paso. Ông đã nói với dân địa phương :


"...Khi tình hình đại dịch  trở nên càng lúc càng xấu ở El Paso, chúng ta không những không có đủ chuyên viên y tế đối phó với con số bệnh nhân quá tải mà còn bắt đầu mất đi một số nhân viên ở bệnh viện..."


Chẳng hạn Daniel Morales ,một y tá của bệnh viện El Paso đã qua đời vì COVID-19 chỉ trước sinh nhật thứ 40 của anh vài tuần, để lại vợ và bốn con còn rất nhỏ.

Hình như nhiều người dân ở El Paso không theo dõi tin tức về y tế được cập nhật hàng ngày trên khắp các phương tiện truyền thông?! 


***

 

Chủ Nhật 8 tháng 11


Tình hình cúm Tàu ở Châu Âu đang nghiêm trọng vào cuối mùa Thu, đầu mùa đông.


blank

Courtesy of https://news.sky.com


Ngay cả Thụy Điển, một quốc gia chưa hề có lệnh lockdown vào mùa xuân năm nay khi trận chiến thứ nhất giữa các nước Châu Âu và Coronavirus đang ở vào lúc cao điểm. Nhưng lần này, bước vào trận chiến thứ hai, Coronavirus có thêm đồng minh thời tiết mùa đông, Thụy Điển lần đầu tiên phải ban hành lệnh lockdown.


Quốc gia Bắc Âu chỉ có dân số 10 triệu người này đang có gần 135 ngàn bệnh nhân cúm Tàu và gần sáu ngàn người đã thiệt mạng vì đại dịch. Thủ tướng Stefan Lofven đã nói với dân chúng Thụy Điển qua một thông điệp đặc biệt mới đây:


"...Chúng ta đang đi theo một phương hướng không đúng. Tình hình đang rất nghiêm trọng. Chúng ta đều biết đại dịch nguy hiểm như thế nào. Ngay bây giờ mỗi một người dân phải nhận trách nhiệm...".


Khi các quốc gia láng giềng Đan Mạch, Na Uy, và Phần Lan đóng cửa biên giới "cấm cửa" người Thụy Điển thì Swedishes hiểu là tình hình cúm Tàu ở đất nước mình đang ở mức đáng báo động

Một trong những hạn chế của lệnh lockdown ở Thụy Điển là chỉ được có tối đa là 8 người ngồi cùng một bàn ăn, và phải giữ khoảng cách xã hội hai mét.

Ở một vài thành phố lớn, mật độ dân số cao của Thụy Điển,còn có thêm một số hạn chế khác ngoài "lệnh cấm túc".  


Cùng lúc, ở Hòa Lan, lệnh "partial lockdown" đã đem lại kết quả khả quan, số người nhiễm Coronavirus giảm xuống 5% mỗi ngày từ tuần qua, hiện chỉ có hơn 64 ngàn bệnh nhân cúm Tàu ở quốc gia chỉ có 17 triệu dân này. 


Tiếp theo các nước Pháp, Ý, Đức, Bỉ, Tây Ban Nha, và Hy Lạp đang ban hành lệnh lockdown một tháng, Thủ tướng Anh Boris Johnson đang cân nhắc việc ban hành lệnh lockdown lần hai ở quốc gia sương mù .


Vì đại dịch COVID-19, chừng như nhân loại đang phải có một thời gian ngủ đông như loài gấu trắng ở Bắc cực. Hy vọng đây là lần “ngủ đông” duy nhất của loài người trong thế kỷ 21.


Nguyễn Trần Diệu Hương

(Nhật ký ngày thứ năm viết riêng cho quý Thầy Cô thời Trung học

 và các độc giả trong độ tuổi của các bậc sinh thành)




28 Tháng Giêng 2024(Xem: 964)
Trong phạm vi bài này xin chỉ nhắc đến một số trường trung học tiêu biểu ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế , Cần Thơ...
27 Tháng Giêng 2024(Xem: 1069)
Không biết mấy chục năm sau những lứa tuổi học trò ngày nay tại Việt Nam họ cũng sẽ họp mặt trường lớp cũ, họ cũng có những kỷ niệm đẹp dưới mái trường xưa với thày cô, bạn bè,
27 Tháng Giêng 2024(Xem: 964)
Tôi chỉ kể chuyện cá nhân chứng kiến (bên đây), và xem video ( bún chửi Hà Nội), chớ không vơ đũa cả nắm cho bất cứ nơi chốn nào.
26 Tháng Giêng 2024(Xem: 1306)
Thưa đó là những thành phần có ăn học, được các chính phủ thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa cho học bổng đi học tại Pháp, tại Mỹ,
15 Tháng Giêng 2024(Xem: 2196)
nhưng thành phố của tôi có những góc nhỏ duyên dáng và dễ thương khiến người dân bản địa sẽ nhớ hoài như: con đường đẹp dốc tòa, con đường Nguyễn văn Trị (NVT) dọc theo bờ sông
11 Tháng Giêng 2024(Xem: 1000)
Trong phạm vi bài này xin chỉ nhắc đến một số trường trung học tiêu biểu ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế , Cần Thơ, Mỹ Tho.
02 Tháng Giêng 2024(Xem: 1367)
Nhìn cái mỏ chu chu của thằng con đưa ra chực chờ hôn phá mẹ, hai tay nó đưa ra lo le thọc lét, tôi tuột vội xuống giường chạy ra khỏi phòng: - Thằng khỉ gió đừng thọc lét mẹ, mẹ đầu hàng.
31 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1181)
Đọc tới đây ông xã tôi bảo, Tiễn Vong là Vong cả thế giới năm qua, sao em tiễn vong Chiều Nay dài thế. Vậy đó, hễ nói tới xứ đó là em không kiềm được cảm xúc tuôn trào, huyết áp tăng cao
25 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2124)
Tôi hôm nay trong lòng rất vui Giáng Sinh đến rồi rộn rã nơi nơi Ngày mai con về gia đình sum họp Nâng ly chúc mừng hạnh phúc đầy vơi.
24 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1953)
trong suốt 21 năm tồn tại của miền Nam còn rất nhiều phim hay khác của Âu, Mỹ, Hồng Kông, Ấn Độ và Việt Nam nữa mà chúng ta may mắn được sống ở vùng đất tự do nên có cơ hội thưởng thức
23 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1549)
Theo người hướng dẫn, với cư dân khoảng 15 triệu (chiếm 190/0 dân số Thổ Nhỉ Kỳ), thành phố Istanbul có gần 4 ngàn thánh đường mà đẹp nhất là Đại Thánh Đường Xanh (Blue Mosque).
16 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1630)
Sau nhiều năm đón Christmas lạnh giá ở xứ người, tôi mong có dịp trở lại BH vào dịp lễ Noel một lần, chỉ để :“Lang thang qua miền giáo đường dấu yêu”,
16 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1582)
Vào tháng 9 vừa qua,vợ chồng Tôi du lịch Iceland bằng Cruiseship Hollandamerica Rotterdam Hai tuần liên tục thưởng thức Iceland Lamb-Rack tuyệt vời không đâu ngon bằng.
12 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1646)
Dù ngạn ngữ Việt Nam có câu ”nghĩa tử là nghĩa tận”, nhưng người dân miền Nam không quên mối hận: Henry Kissinger là người đã khai tử quốc gia Việt Nam Cộng Hoà.
02 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2064)
Vào giữa thập niên 1960s, khi còn ở quân trường trên Đà Lạt, với radio transistor, trong im vắng, lúc 10 giờ tối Thứ Năm, Chương Trình “Nhạc Chủ Đề” của Nguyễn Đình Toàn trên làn sóng của đài phát thanh Sài Gòn,..
02 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2289)
Nguyễn đình Toàn, như một định mệnh đã an bài, anh vừa là một nhà văn, một thi sỹ và cũng là một nhạc sỹ nữa trong một công dân VNCH. Anh đã gắn chặt vào đài phát thanh Sài Gòn từ những ngày đẩu thập niên 60
01 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1944)
Vai trò bảo tồn, duy trì ngôi nhà hữu thể là trách nhiệm chung của từng cá nhân, nó mang lại ý nghĩa cao đẹp cho sự hiện hữu có giới hạn của chúng
01 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1794)
Từ lâu đã là một đối tượng được tôn sùng và xung đột, thành phố Jerusalem đã được cai trị, vừa là một thị trấn cấp tỉnh vừa là thủ đô quốc gia, bởi một loạt các triều đại và chính quyền.
01 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1882)
học sinh ở Mỹ ngay từ nhỏ đã được dạy có niềm tin vào bản thân, không cần phải đem mình so sánh với người khác, mà phải tự so với chính mình.
22 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1838)
Tôi cũng tin chắc rằng, tất cả chúng ta phải cám ơn thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, trái đất này bỗng nhiên nhỏ bé, người ta gần nhau hơn, dù ở bất cứ nơi nào vẫn có thể “gặp” nhau, nói chuyện với nhau