Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thanh Dương - BỆNH VIỆN KHÔNG NGƯỜI

25 Tháng Mười 20201:46 SA(Xem: 9003)
Nguyễn Thị Thanh Dương - BỆNH VIỆN KHÔNG NGƯỜI
 
  BỆNH VIỆN KHÔNG NGƯỜI.


benhvienkhong nguoi

Tôi chở bà chị họ đến bệnh viện ở downtown thành phố. Cuộc hẹn therapy dài hạn kéo dài cả tháng cho 12 lần. Hôm nay là lần thứ hai.

Đây là bệnh viện công của thành phố dành cho những người nghèo low income. Lần đầu đến tôi đã đi lạc vì có hai bệnh viện cùng tên ở cách nhau không xa, hỏi ra mới biết  bệnh viện mới xây sẽ thay thế cho bệnh viện cũ.

Cái hẹn therapy của chị tôi vẫn ở bệnh viện cũ.

Hiện nay bệnh viện mới xây các khoa đã hoạt động hầu hết, chỉ còn vài bộ phận còn ở lại chờ ngày dọn sang bên kia khi mọi thứ của khoa này hoàn tất.

Tôi đã ngắm mặt tiền to lớn  khu bệnh viện cũ rợp cây cao bóng mát phía trước và xung quanh. Vào trong thấy phòng ốc đồ dùng và mọi phương tiện vẫn tốt đẹp sạch sẽ. Cơ ngơi thế này mà nay mai sẽ bỏ không hoang phí. Chẳng biết người ta sẽ làm gì với một bệnh viện cao 5 tầng và nhiều phòng này?

Nước Mỹ không bao giờ thiếu những người hảo tâm donate tiền cho mục đích xã hội, nhưng dù tiền của cá nhân hay của chính phủ cũng là tiền, bệnh viện cũ còn dùng được mà bỏ đi xây mới tôi vừa thương vừa tiếc.

Đậu xe xong tôi lấy chiếc xe walker 4 bánh cho bà chị và  đỡ đần chị đi vào trong bệnh viện. Qua ông security ngay cửa, qua phía bên trái là quầy bán thuốc tây, hai chị em chầm chậm đi thẳng vào trong theo những mũi tên chỉ dẫn trước mắt để đến phòng therapy.

Chúng tôi ngồi bên ngoài chờ gọi tên. Khi chị vào phòng therapy thì tôi đi lang thang ra hành lang ngoài và không biết phải làm gì cho hết 45 phút therapy của bà chị.

Tôi đã ra tới khu pharmacy, chỉ có vài người ngồi đợi trong những dãy ghế ngay ngắn lịch sự. Đối diện khu pharmacy có một thang máy, lần trước đến đây tôi đã thấy có người lên xuống thang máy này. Tôi bỗng tò mò, muốn biết những tầng trên thế nào.

Tôi bấm nút vào thang máy và lát sau cửa mở, tôi thở phào nhẹ nhỏm thế nghĩa là những tầng trên còn hoạt động. Tôi ngần ngừ và quyết định bấm vào tầng 5 là tầng cao nhất, sau khi đi dạo qua tầng 5 tôi sẽ lần lượt đi xuống những tầng dưới cũng chưa chắc hết 45 phút để quay lại đón bà chị. Thật là một cuộc dạo chơi thú vị.

Tới tầng 5 thang máy dừng lại, cửa mở tôi bước ra, xung quanh vắng vẻ không bóng người, tôi không ngạc nhiên, chỉ một nơi nào đó có bệnh nhân thì mới có người phục vụ. Tôi chọn đại lối rẽ vào hành lang khu bao tử ruột.

Hành lang dài hun hút vắng vẻ, hai bên những dãy phòng đều có ánh sáng đèn mờ sau cánh cửa đóng kín. Dĩ nhiên, đó là riêng tư của mỗi phòng bệnh nhân. Tôi mừng rỡ khi thấy từ xa cuối hành lang có một người, hình như là phụ nữ đang ngồi trong chiếc xe lăn. Người bệnh chắc cũng thấy tôi.

benhvienma

Vậy là khu bao tử ruột vẫn còn ở lại dù tôi không thấy bóng dáng áo trắng của nhân viên bệnh viện cô y tá hay một y công nào. Chắc họ làm việc ở một phòng nào đó mà tôi chưa biết.

Tôi đi nhanh về phía cuối hành lang chỉ để được trò chuyện hỏi thăm bà bệnh nhân đôi câu cho thỏa chí tò mò bao giờ thì bà sẽ được chuyển sang bệnh viện mới.

Đi được nửa hành lang tôi đã nhận ra đó là một bà già lù khù ngồi trong chiếc xe lăn. Bỗng bà quay ngoắt xe lăn vào trong phòng làm tôi cụt hứng, nhưng tôi vẫn nhanh chân đi tới. Đây là hành lang cụt.

Tôi đứng trước cửa căn phòng bà bệnh nhân vừa lăn xe vào và lưỡng lự có nên gõ cửa không? Có đường đột lắm không khi tôi với bà không hề quen biết? bà sẽ phản ứng thế nào? Bà vui vẻ tiếp tôi, nói chuyện với tôi hay tức giận vì bị kẻ lạ làm phiền và bà sẽ bấm chuông inh ỏi gọi y tá đến cầu cứu?

Nhưng công tôi đã lên đây, bất quá tôi nói mình đi tìm người thân lộn phòng.

Tôi e dè gõ cửa. Không có tiếng trả lời. Tôi gõ cửa lần nữa, mạnh hơn, nhiều hơn và chờ đợi nhưng bên trong vẫn im ắng không một tiếng động nào y như chốn không người.

Tôi càng bị kích thích tính tò mò và không muốn bỏ cuộc. Có thể bà biết là tôi đang đi tới và không muốn tiếp tôi nên đã quay xe vào trong phòng, nhưng biết đâu bà đã gặp sự gì không may trong đó và không thể kêu ai?

Tôi xoay quai cửa và nhè nhẹ bước vào xem bà phản ứng thế nào. Trong phòng chỉ có một ngọn đèn nhỏ tỏa ánh sáng yếu ớt mờ mờ. Bà ấy đâu rồi?

Tôi định thần nhìn về phía giường, tấm màn lửng lơ khép nửa kín nửa hở che một phần chiếc giường bệnh nhân. Không lẽ một bệnh nhân già yếu phải ngồi xe lăn mà leo lên giường nhanh đến thế? Nhưng tôi vẫn cất tiếng chào :

-         Chào bà... bà có khỏe không?

Vẫn là im lặng như khi tôi bước vào. Không thể chờ đợi thêm nữa tôi mạnh dạn đến gần, kéo tấm màn và thấy… chiếc giường trống không!

Tôi ngạc nhiên hoang mang đứng lùi xa khỏi chiếc giường và ngơ ngác nhìn quanh gian phòng. Ban đầu thoáng qua tôi nghĩ mình đi lộn phòng, nhưng dù đang thất thần hồn vía tôi vẫn biết mình không lầm lẫn. Bà già đó đã lăn xe vào căn phòng cuối cùng này.

Tôi không thấy chiếc xe lăn đâu cả. Vậy là bà ở trong restroom. Tôi mừng thầm và bớt sợ đến trước cửa restroom gọi to lên:

-  Bà ơi... bà có ở trong ấy không?

Không có tiếng trả lời, thậm chí không có cả một tiếng khua động nào chứng tỏ restroom đang có người. Một lần nữa tôi lại căng thẳng và hồi hộp khi quyết định gõ cửa restroom.

Chẳng lẽ bà ta bị điếc nên không nghe tiếng  gõ cửa và tiếng tôi gào to trong không gian im vắng này. Tôi lại tò mò quyết định mở cửa vào restroom.

Gian phòng restroom nhỏ bé hoàn toàn trống không.  Bà và chiếc xe lăn đã không vào đây thì đi đâu? Bà già và chiếc xe lăn đã không cánh mà bay!

Tôi chợt cảm thấy lạnh toát từ sống lưng và lan tỏa khắp người, tôi vội đâm đầu chạy bay ra khỏi phòng, mất phương hướng tôi chạy về phía ngõ cụt phải quay lại. Hơi lạnh kỳ quái cũng chạy đuổi theo tôi giữa dãy phòng đèn mờ hai bên im lặng đến ghê rợn.

Cái hành lang quái đản hình như càng lúc càng dài thêm ra tôi chạy hoài mà chưa hết. Tôi tưởng mình sắp hụt hơi ngã quỵ.

Ra khỏi hành lang tôi đứng thở hổn hển vài giây và không dám quay đầu nhìn lại, biết đâu bà già ngồi xe lăn ấy lại xuất hiện ở cuối hành lang đang nhìn theo tôi bằng ánh mắt tinh quái. 

Thì ra tôi lại đi sai hướng chứ thang máy có chân đâu mà chạy đi nơi khác. Tôi đi ngược lại và tìm thấy nó, tôi bấm nút run rẫy chờ đợi thang máy mở cửa vài giây mà dài như vài thế kỷ...

Khi bước vào trong thang máy tôi bấm ngay tầng trệt và chỉ mong thang máy chạy ào ào đến mặt đất ngay cho tôi bước ra ngoài.

Cuối cùng thang máy cũng dừng ở tầng trệt, tôi vọt ra khỏi thang máy đến bên những dãy ghế chờ mua thuốc của pharmacy và ngồi phịch xuống để thở. Tôi như vừa thoát khỏi cõi âm ty trở về cõi trần gian.

Nhìn người ta vẫn lác đác bình thản qua lại, nhìn ông security đứng gác nơi cửa ra vào tôi dần dần hoàn hồn. Hình như không ai để ý, không ai biết tôi vừa từ thang máy bước ra.

Còn 15 phút nữa là bà chị xong buổi tập therapy, tôi có thể vào trong phụ giúp chị để sửa soạn ra về.

Căn phòng therapy rộng lớn với nhiều người đang chữa trị cùng lúc, kẻ đứng máy tập đi, người nằm giường đang co chân duỗi cẳng… Bà chị tôi đang nằm trên giường tập cho chứng đau xương hông bên trái với  therapist là cô Mary  phụ giúp. Một therapist cùng lúc chăm cho mấy bệnh nhân, tập cho người này một lúc xong cô lại chạy sang người khác và cứ thế luân phiên.

Tôi đến bên giường bà chị và tìm cách hỏi chuyện cô Mary về cái bệnh viện này cho bằng được:

-  Bao giờ thì phòng therapy của cô sẽ dọn sang bệnh viện mới ?

Cô Mary vui vẻ:

- Cũng sắp thôi, chỉ còn phòng therapy này và phòng phụ khoa bên cạnh.

- Thế không còn khoa nào khác trên các tầng lầu sao?

Cô Mary khẳng định:

- Không, tất cả đã dọn đi, tầng lầu 5 dọn đi sau cùng cũng đã hơn một tháng nay rồi. Chỉ còn một nhóm người ít ỏi chúng tôi ở lại dưới tầng trệt này .

Tôi làm như tình cờ:

- Tầng lầu 5  có khoa bao tử ruột phải không…lúc trước tôi có thăm thân nhân trên ấy.

Cô Mary thoáng buồn:

- Chính nơi khoa bao tử ruột mà chị vừa nhắc có xảy ra một tai nạn khi di chuyển các bệnh nhân sang bệnh viện kia. Một nhân viên y tá sơ xuất khi đỡ bà bệnh nhân già yếu từ giường xuống xe lăn làm bà bị ngã và tử vong.

Tôi thảng thốt kêu lên:

- Thì ra thế…

Mary kể tiếp:

- Bà bệnh nhân chết ở căn phòng cuối dãy. Căn bệnh của bà ra vào bệnh viện thường xuyên nên các y bác sĩ đều quen tên quen mặt.  Mấy cô y tá tầng 5 kể rằng mỗi khi  có dịp cần lên tầng 5 đi qua đấy đều thấy nhớ bà, bà thường ngồi xe lăn ngoài cửa phòng vì bà chán ngán nằm dài trên giường bệnh cả tháng trời.

Tôi rùng mình và nửa đùa nửa thật:

- Có khi bà thành ma ngồi xe lăn ngoài cửa đấy. Mary cẩn thận nha.

Mary co vai lại:

- Tôi nhát gan lắm, nếu là chị, có dám lên tầng 5 lúc này không?

Tôi nào dám nói mình vừa lang bang vào thang máy lên tầng 5 kẻo bị mang tiếng là kẻ tò mò tự ý đi vào cơ sở của người ta khi không có phận sự.

Những lần đưa bà chị đến bệnh viện therapy tiếp theo, tôi đều phải đi qua cái thang máy đối diện pharmacy, cái thang máy đã đưa tôi lên tầng lầu 5 vắng vẻ kinh hãi ấy. Thang máy có lẽ vẫn hoạt động để nhân viên bệnh viện xử dụng khi cần trước khi bệnh viện thật sự đóng cửa. Nhưng với tôi, cái thang máy khép kín đầy bí ẩn sẽ đưa người ta đến gặp một oan hồn.

Vài tháng sau thì tôi nghe tin bệnh viện cũ đã hoàn toàn đóng cửa. Bây giờ mới thực sự là bệnh viện không người.

Tôi lại có dịp đi xuống downtown thành phố, tôi cố tình đi ngang qua khu bệnh viện cũ. Khu bệnh viện cao tầng vẫn chìm trong hàng cây cao bóng mát bên cạnh con đường đông đúc nhộn nhịp xe cộ chạy qua.

Nhưng trong đám giòng người hối hả, trong giòng đời bận rộn ấy có ai biết rằng bên trong bệnh viện vắng vẻ bỏ không này  vẫn… còn sót lại hồn ma bóng quế bà bệnh nhân già lù khù ngồi xe lăn trước cửa phòng của bà ở cuối dãy của tầng 5 khu bao tử ruột không.?!

Nguyễn Thị Thanh Dương.

( October, 2020)
06 Tháng Tư 2013(Xem: 70513)
Đọc xong tập sách mỏng, gấp sách lại, tôi cảm thấy một cái gì nhẹ nhõm len vào tâm hồn. qua những dòng tâm bút của một cô gái trẻ..
06 Tháng Tư 2013(Xem: 71931)
Quãng đường đó có lẽ là con đường đạo nhiệm mầu mà chúng tôi đang lần đi giữa đêm hoang vu không bờ bến của kiếp nhân sinh.
06 Tháng Tư 2013(Xem: 73576)
Như Hát bình Phương đã nói với tôi, diễm phúc thay cho những ai đã tuổi hoàng hôn mà còn mẹ để chăm sóc và phụng dưỡng.
05 Tháng Tư 2013(Xem: 70804)
Cô Minh Nguyệt và chị Sĩ Cư ân cần tiển chân chúng tôi tận nơi đậu xe. Tình thương mến thương luôn tràn đầy, làm sao chúng tôi hững hờ được, để không đến với nhau.
30 Tháng Ba 2013(Xem: 84664)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MÂY XƯA- Nhạc và Lời: Phạm Chinh Đông – Hòa âm: Đỗ Hải – Ca sĩ Quỳnh Dao
29 Tháng Ba 2013(Xem: 96256)
Chắc chắn và không thể chối cãi được sự có mặt trong Hoàng Cung của Bà đã thay đổi bộ mặt Hoàng Cung. Nhưng điều quan trọng hơn cả, Bà trở thành biểu tượng, mẫu hình lý tưởng ...
28 Tháng Ba 2013(Xem: 71924)
Tôi giơ tay hứng lấy chiếc lá vàng nhỏ bé, chao đảo lượn lờ rớt vào lòng bàn tay tôi, ôi mong manh, ôi tội nghiệp, ôi tàn tạ như cuộc đời mẹ yêu dấu của tôi.
28 Tháng Ba 2013(Xem: 65946)
Một vinh dự nhớ đời cho ba đứa chúng tôi và cho cả lớp năm đó. Đó cũng là kỷ niệm vinh dự riêng tư nhất trong suốt 6 năm theo học ngôi trường thân thương Ngô Quyền.
23 Tháng Ba 2013(Xem: 82467)
Nhạc và Lời: Phạm Chinh Đông – Hòa âm: Đỗ Hải – Ca sĩ Minh Trí ( Việt Khang) - Ngày đó em đi vào đời ngất ngây cho tháng ngày là những tha thiết êm đềm cơn say
22 Tháng Ba 2013(Xem: 103448)
Phạm Duy là một con người, như mọi người. Ông đã sống tận cùng đời sống của ông, ông đã hiến tận cùng những gì ông có trong trái tim ông và thân xác ông.
22 Tháng Ba 2013(Xem: 109757)
Hẹn gặp ngày họp mặt truyền thống Ngô Quyền ngày 4/7/2013, nhất là các bạn trẻ các khóa đàn em cùng về tham dự, cùng góp bàn tay để nhận ra mình không hờ hững với trường xưa.
21 Tháng Ba 2013(Xem: 101045)
Cầm chắc lá thư trong tay tui đứng đợi mà sao hai cái chưn có cảm giác run lên từng chập. Chỉ còn độ mươi gốc cây nữa là em sẽ ngang qua. Tui dựa vô gốc cây đứng thở dốc mà chờ.
18 Tháng Ba 2013(Xem: 148086)
Tác phẩm Ngô Quyền Một Thời Để Thương Để Nhớ, không chỉ là một bộ sưu tập của những kỷ niệm đã theo chân những lữ khách Ngô Quyền khắp chân trời góc bể...
17 Tháng Ba 2013(Xem: 99481)
Dù rằng bây giờ con dốc Kỷ niệm trên đường đến trường Ngô Quyền hoặc dốc Cây Chàm đã bị bào mòn, không còn cao như xưa, nhưng trong từng ngăn ký ức đời mình thì “những kỷ niệm một thời học sinh Ngô Quyền” đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc nhất
17 Tháng Ba 2013(Xem: 81340)
Bạn bè tôi, người còn, người mất, kẻ ở lại, kẻ tha phương. Tôi vẫn ở đây, vẫn đi qua ngôi trường Ngô Quyền xưa cũ, giờ đã đổi mới hoàn toàn,
17 Tháng Ba 2013(Xem: 65732)
Xin các anh chị Khóa 13 miễn thứ cho tôi cái tội "phạm thượng" như kể trên của những ngày xưa thân ái... (không bao giờ có lại được nữa)!
17 Tháng Ba 2013(Xem: 101499)
Và như vậy tôi mãi mãi là người vợ lính, vui buồn chung với những suy tư và cảm giác của chồng. Những người chỉ huy, đồng đội của chồng dù không ở trước mặt, nhưng là những người bạn vô hình đem lại niềm vui cuối đời cho chồng tôi
16 Tháng Ba 2013(Xem: 99371)
Với chín mươi năm cuộc đời cô còn hai mươi bảy lần sinh nhật, chúng tôi lại còn dịp tham dự mừng năm mươi lăm năm và sáu mươi năm ngày cưới của cô; để còn được nghe bản nhạc “THƯƠNG HOÀI NGÀN NĂM''
15 Tháng Ba 2013(Xem: 81391)
Sáng nay bừng mắt dậy, con nhớ ra mình đã mất ba hơn mười lăm năm nay rồi, chỉ như mới hôm qua thôi, vết thương vẫn còn tươi rói, chảy những giọt máu lớn dồn dập. Nỗi đau này biết bao giờ nguôi ngoai?
09 Tháng Ba 2013(Xem: 117730)
Bài viết của Bảo Trần đã khắc họa khá rõ nét chân dung nhân hậu của bác Lê Văn Nhơn, một “thần tượng” luôn luôn cận kề bên cạnh cuộc đời con cháu.