Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ "CẤM TÚC" TUẦN 31

25 Tháng Mười 20201:07 SA(Xem: 7711)
Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ "CẤM TÚC" TUẦN 31

NHẬT KÝ "CẤM TÚC" TUẦN 31 



Thứ hai 12 tháng 10


Góp phần vào việc chống đại dịch COVID-19, cựu cầu thủ bóng rổ Michael Jordan vừa  mở medical clinic thứ hai ở phía Bắc Charlotte, North Carolina để để cung cấp dịch vụ y tế cơ bản, khẩn cấp, và COVID-19 test  cho những người không có bảo hiểm sức khỏe, bị nhiễm COVID-19. (Novant Health Michael Jordan Family Medical Clinic là clinic đầu tiên Michael Jordan mở ra ở vào mùa thu năm ngoái ở phía Tây của Charlotte, NC).


Sở dĩ Michael Jordan chọn North Carolina vì đó là nơi sự nghiệp thể thao lẫy lừng của ông bắt đầu sau khi ông được học bổng toàn phần của trường Đại học North Carolina ở Chapel Hill về bóng rổ. Ở đó ông học về chuyên ngành "Cultural Geography".


Trong buổi lễ khánh thành clinic đầu tiên, "huyền thoại bóng rổ" của Mỹ, cao đến gần hai thước (6.6 feet) đã chảy nước mắt phát biểu :


 "Tôi đã bắt đầu sự nghiệp thể thao, và cả cuộc đời ở Illinois, ở nhiều nơi khác, nhưng tôi biết đâu là nơi bắt đầu những thành công tôi có ngày hôm nay".



blankblank

   2nd Medical Clinic (North Charlotte)          Michael Jordan and 1st Clinic (West Charlotte)



Tưởng nên nhắc lại dù sinh ra ở New York, nhưng sống ở North Carolina từ lúc 5 tuổi, Michael Jordan luôn coi North Carolina là quê hương của mình. Nên không có gì ngạc nhiên khi cả hai Medical Clinic - của một trong ba nhà thể thao chuyên nghiệp có tổng số tài sản lên đến hơn một tỷ Mỹ kim- đều ở Charlotte, North Carolina. 


Rất nhiều người giàu có nhờ tài năng của bản thân, không phải bằng tài sản được thừa kế. Cũng có nhiều  nhà thể thao chuyên nghiệp nhờ thể lực bẩm sinh, và nhờ "nhất nghệ tinh nhất thân vinh" trở thành triệu phú, thậm chí một vài người còn thành tỷ phú, đầu tư tiền bạc họ kiếm được từ chơi thể thao để phát triển tài sản. Nhưng đến nay, chỉ có mỗi một Michael Jordan đã mở hai clinic từ thiện để chữa bệnh cho người nghèo khó ở nơi giúp ông có ngày hôm nay.


***


Thứ ba 13 tháng 10


Trước tháng 3 năm 2020, Shelby Hughes sống bình an, hạnh phúc với Callen - cậu con trai bốn tuổi - trong một ngôi nhà thuê ở Berkeley, miền Bắc California. Dù chỉ nuôi con một mình, nhưng Shelby làm hai công việc: bán bảo hiểm, và waitress ở một nhà hàng cao cấp, tiền tip từ những thực khách nhà giàu khá cao. Cuộc sống thoải mái cho một bà mẹ đơn thân. Shelby gởi con trai ở một daycare  dành cho con nít chưa đến tuổi vào mẫu giáo.


Đại dịch cúm Tàu đặt chân đến Mỹ vào đầu năm 2020. Cuộc sống tốt đẹp của hai mẹ con Shelby sụp đổ từ ngày 17 tháng 3 khi California thi hành lệnh lockdown, Shelby bị sa thải từ cả hai nơi làm việc vì COVID-19. Cô nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Chính phủ, nhưng do cả hai công việc của cô đều không phải là công việc toàn thời gian, tiến trình xác định tình hình công việc lâu hơn. Thêm vào đó, vì hậu quả của đại dịch, gần hai triệu người nộp đơn xin bảo hiểm mất việc cùng lúc, quá tải đối với nhân lực và hệ thống computer (không được update kịp thời) của California Employment Development Department (EDD of CA). 

Mãi đến tháng 5 (hai tháng sau ngày nộp đơn xin trợ cấp), Shelby mới nhận được thư báo Cô chỉ được trợ cấp thất nghiệp từ công việc bán bảo hiểm, công việc waitress ở nhà hàng, thu nhập quá ít, không đủ tiêu chuẩn để được trợ cấp. Thế nhưng, không hiểu vì sao, mãi đến cuối tháng 9, Shelby vẫn chưa nhận được đồng trợ cấp thất nghiệp nào cả từ Liên bang lẫn Tiểu bang.


Không có thân nhân để nhờ vả, Shelby bán tất cả những thứ đáng giá để có thể trả tiền thuê nhà và chi phí ăn uống cho hai mẹ con.

Khi tất cả mọi thứ đã cạn kiệt, quy định bảo vệ người thuê nhà bị mất việc vì đại dịch đã quá hạn, không còn giải pháp nào khác hơn, Shelby bắt đầu chất mọi thứ cần thiết lên chiếc xe Volkswagen cũ kỹ của Cô, bắt đầu đời sống homeless (không nhà).


Bé Callen được Mẹ cho biết là hai mẹ con sẽ "đi camping" một thời gian dài. Còn nhỏ, không hiểu nhiều, mỗi lần đi ngang một hồ bơi xanh ngát giữa mùa hè, Callen đòi xuống bơi, chỉ được nghe Mẹ giải thích hai Mẹ con không phải là thành viên của club, nên em không thể bơi ở đó. Chuyện trở lại nhà trẻ thì em biết là đang giữa mùa hè nên cô giáo và các bạn của em chưa ai trở lại trường.


Hai mẹ con ăn uống dè xẻn từ những bữa ăn mua ở McDonald's, “recharge” điện thoại ở đó, và dùng phòng vệ sinh công cộng cho nhu cầu hàng ngày.

Điều đáng sợ nhất là ban đêm, có một lần đậu xe ở cạnh một công viên, một con sư tử núi loại nhỏ mon men đến nhìn vào cửa sổ sau của chiếc Volkswagen. Callen vẫn ngủ say, nhưng Shelby thì sợ xanh mặt.


Đến cuối tháng 9 khi lối làm việc thiếu hiệu quả của EDD bị phê bình trên các phương tiện truyền thông với những điển hình gây hậu quả nghiêm trọng như với Shelby Hughes, nhiều tháng chỉ sống trên xe, Cô được tất cả mọi người ở rải rác khắp nước Mỹ chung tay giúp đỡ.

Một bà cụ ở cùng địa phương trích ba ngàn đồng từ quỹ hưu trí của hai vợ chồng trực tiếp tặng Shelby khi biết mỗi ngày hai mẹ con chỉ chia nhau một phần ăn trưa mua từ McDonald’s.


Janelle Hendrickson, một bà mẹ cũng có hai con nhỏ trạc tuổi Callen, còn mở trang "Help Shelby and Callen Hughes" trên website GoFundMe.com, mục đích có thể xin được 40 ngàn Mỹ kim giúp hai mẹ con Shelby có được một mái nhà cư trú ổn định, không phải sống trên xe.


Chỉ trong vài ngày, số tiền do mọi người chung tay đóng góp giúp hai mẹ con Shelby lên đến USD 58,695 trong đó số tiền hỗ trợ lớn nhất là 4,950 Mỹ kim đến từ một ân nhân ẩn danh, số tiền nhỏ nhất là $10.00 cũng từ một người không cho biết tên.

Vượt ngoài sự mong đợi, Janelle đóng lại trang quyên tiền này, chuyển giao đủ số tiền cho Shelby với niềm vui là Shelby có thể có lại một mái nhà, Callen có thể đến trường để mẹ em rảnh tay tìm một công việc khác.


blank

       Shelby and Callen (Credit : GoFundMe.com)
 

Vào trung tuần tháng 10, đầu mùa thu, trời trở lạnh hai mẹ con người phụ nữ trẻ đã không còn phải sống trên xe. Với số tiền được giúp đỡ từ những người không quen biết, Shelby đã có lại một mái nhà. 

Shelby viết những lời cảm ơn chân thành đến những người không hề quen biết đã giúp mẹ con cô được trở về đời sống bình thường, và có một số tiền đủ để hai mẹ con sống trong một năm, vượt qua đại dịch. Cô hứa là cả hai mẹ con sẽ sống xứng đáng với sự đùm bọc của tất cả mọi người. Shelby vẫn kiên trì tìm việc trong kinh tế thời đại dịch rất khó khăn. Cô muốn đứng vững trên đôi chân mình và có cơ hội giúp đỡ lại người khác, để trả ơn lại cho những ân nhân đã mở lòng giúp hai mẹ con cô.


Dù có khốn cùng đến đâu, với tấm lòng, và sự quan tâm dành cho nhau, tất cả mọi người sẽ cùng nhau vững vàng vượt qua đại dịch.

  

***


Thứ tư 14 tháng 10


Để đối phó với dịch bệnh COVID-19 đang trở lại Châu Âu lần thứ hai, Chính phủ của Ireland (Ái Nhĩ Lan) vừa nâng cấp lockdown lên mức độ cao nhất (mức độ số 5) trong vòng 6 tuần kể từ tuần lễ thứ 3 của tháng 10. 

Lần lockdown này có ngoại lệ với các trường học, học sinh vẫn đến trường như thường lệ. Các nhà máy sản xuất vẫn mở cửa, nhưng chỉ có một số người mà công việc không thể làm từ nhà mới được đến nơi làm việc. Số người tham dự đám cưới tối đa là 25 người. Với đám ma, chỉ có 10 người được có mặt tiễn đưa người chết lần cuối. Hình phạt tiền và cả tù cho người vi phạm lệnh lockdown đang được Quốc hội  thông qua để ban hành.


Ở Ba Lan, quê hương của nhà Bác học lừng danh Marie Curie (phụ nữ đầu tiên đoạt giải Nobel Vật lý năm 1903; và giải Nobel Hóa học năm 1911), một nửa đất nước bị xếp vào loại "báo động đỏ"("red zone"), sân vận động quốc gia đang tạm thời làm bệnh viện dã chiến vì có gần 10 ngàn người bị nhiễm Coronavirus mỗi ngày ở một đất nước chỉ có dân số hơn 37 triệu người. Và dù có may mắn được lành bệnh, hay về phía bên kia của thế giới, bệnh nhân COVID-19 thường phải nằm bệnh viện vài tuần, nên các bệnh viện ở Ba Lan đang bị quá tải.


Cùng thời điểm, Thủ tướng Boris Johnson đã lên tiếng báo động số bệnh nhân mới nhiễm Coronavirus trong tuần qua ở Anh tăng rất nhanh, và tình hình mỗi ngày một xấu đi.

Đáng lo ngại nhất là vùng Greater Manchester, số bệnh nhân (ở đủ mọi lứa tuổi) nhiễm cúm Tàu tăng gấp đôi trong những ngày đầu tháng 10. Ông còn thêm "Nếu tình hình này tiếp tục thêm vài ngày, số bệnh nhân COVID-19 ở khu điều trị đặc biệt ICU sẽ nhiều hơn so với thời điểm xấu nhất của đợt 1 vài tháng trước"


Ông Johnson thúc giục Thị trưởng Manchester "xem lại cách điều hành của mình" và "nên cộng tác với chính quyền ở Luân Đôn". Ông quả quyết : 


- “Nếu không có một giải quyết đúng hướng, tôi sẽ nhúng tay vào để bảo vệ sức khỏe của người dân Manchester, và bảo vệ các bệnh viện ở Manchester không bị quá tải."


Giám đốc tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực Châu Âu cũng rất lo ngại về đợt sóng COVID-19 đang tràn về lục địa này. Và giải pháp "bế quan tỏa cảng" hoàn toàn (national lockdowns) là chọn lựa cuối cùng, nhưng cũng phải làm, nếu cần, để chận lại làn sóng này. 


Cầu mong làn sóng COVID-19 thứ hai với Châu Âu, với nhân loại chỉ là một cơn sóng nhỏ, không phải là thủy triều đang lên.


***


Thứ năm 15 tháng 10


Công ty Hàng không Cathay Pacific của Hong Kong đã sa thải 5,900 nhân viên gồm 5,300 người ở Hong Kong, và 600 nhân viên của Cathay Pacific ở các nước khác để cắt giảm chi phí 500 triệu đồng (tương đương 65 triệu Mỹ kim) mỗi tháng.

Phải thực hiện điều không ai muốn như thế vì Cathay Pacific tiên liệu trong 6 tháng đầu năm của năm 2021 họ chỉ có thể có được 25% thu nhập cùng kỳ năm 2019, và doanh thu cả năm 2021 cũng không thể vượt qua 50% số thu năm 2019.


Vì  sự lây lan của đại dịch COVID-19, biên giới các nước đóng cửa, lúc được mở lại, không ai dám đi du lịch. Những người đi đường bay quốc tế trong năm nay là hành khách phải đi ngoài ý muốn.


Biên giới giữa các nước Bắc Mỹ Canada, Hoa Kỳ, và Mễ Tây Cơ sẽ tiếp tục đóng cửa thêm một tháng nữa, đến ngày 21 tháng 11 để tránh đại dịch lây lan. Vào mùa thu, và mùa đông, khi trời lạnh dần, người ta hoàn toàn đóng cửa ở trong nhà, đó là thời điểm đủ loại vi khuẩn cúm, và đáng sợ nhất là Coronavirus tung hoành.


Nhân loại đã chịu đựng, đã "lâu dần đời cũng quen" với đại dịch hơn bảy tháng. Chịu khó thêm vài tháng nữa cho qua mùa lạnh ở Bắc bán cầu. Nếu cảm thấy đôi lúc, không còn kiên nhẫn, xin cùng nhìn những hàng ghế bỏ trống, tưởng niệm những người đã nằm xuống vì đại dịch ở Mỹ để thấy "lòng chợt... bình yên bất ngờ" với đời sống "tự cấm cung".


blank

                                                                Memory in DC 10/2020  - Courtesy of  Scottie Andrew & CNN


***


Thứ sáu 16 tháng 10


Là mẹ của hai đứa con dưới bảy tuổi, lại đang mang thai khi Coronavirus đến Mỹ, Aurora Esparza, vẫn mang khẩu trang, và thường xuyên rửa tay khi phải ra khỏi nhà. Nhưng trong nhà có vài người bị nhiễm cúm Tàu, truyền Coronavirus qua Aurora. Sau khi tự cách ly một tuần, tình hình không tốt hơn, Aurora được đưa vào bệnh viện North Memorial Health ở Brooklyn Center, Minnesota, ngày 14 tháng 6 vì cô thở rất khó khăn. 


Không lâu sau đó, các bác sĩ quyết định mổ C-section, đưa em bé ra đời mặc dù bào thai chỉ mới 30 tháng. Vì chào đời sớm hơn kỳ hạn gần hai tháng, em bé sơ sinh chỉ nặng 4 lbs (khoảng 1.8kg) nhưng may mắn em có COVID-19 test âm tính, nghĩa là Coronavirus đã tàn phá phổi và đường hô hấp của Aurora, nhưng chưa đụng đến bào thai trong bụng cô.


Chỉ vài tuần sau ngày sinh đứa con thứ ba, Aurora qua đời ở tuổi 36, không còn có dịp được bồng đứa con mới chào đời mà Cô chỉ được thấy qua màn ảnh vì bệnh viện muốn giữ an toàn cho em bé sinh thiếu tháng. 


Ngày 5 tháng 8, sau khi lo tang lễ cho vợ, chồng của Aurora, một người sống bằng nghề lái xe taxi Lyft tự do, được bệnh viện cho  mang em bé sơ sinh về nhà. Anh phải bắt đầu cuộc đời "gà trống nuôi con" với ba đứa con Aurora để lại cho anh. Cũng may cho anh, những người thân sống cùng nhà sẽ giúp anh lo cho những đứa trẻ còn quá nhỏ để hiểu đại dịch đã phá tan gia đình  của mình như thế nào?


 Qua hậu quả thương tâm mà Coronavirus gây ra cho gia đình  cô Aurora, nếu ai đó đang ở trong một ngôi nhà rộng đủ để mỗi người có một phòng riêng, và vẫn giữ được khoảng cách 6 feet trong sinh hoạt hàng ngày giữa các thành viên trong gia đình thì nên cảm ơn Thượng đế đã ưu đãi mình rất nhiều. Và nên sống xứng đáng với sự ưu đãi đó. 


***


Thứ bảy 17 tháng 10


Vào thời điểm COVID-19 tấn công Châu Âu lần đầu vào đầu tháng 3 năm 2020, chính quyền mỗi nước, đặc biệt là Anh cố thu xếp cho những người homeless không nhà được ở trong những khách sạn để bảo vệ sức khỏe của họ. Hơn bảy ngàn người Anh không may -phải lấy công viên, nhà ga, hàng hiên các cửa tiệm làm nơi ngả lưng qua đêm- được chính phủ thu xếp cho ở tạm trong các khách sạn nhỏ, rẻ tiền trong suốt thời gian lockdown đợt một của Anh. Nhờ vậy, đến cuối tháng 5, chỉ có 24 người trong số họ bị COVID-19 lấy mất cuộc đời. 


Theo các nghiên cứu, nếu không thu xếp cho những người không may này sống biệt lập trong những khách sạn, con số người homeless thiệt mạng vì đại dịch đợt một sẽ  có thể lên đến 290 người. Nhưng dù đã cố gắng hết sức, Chính quyền chỉ có thể cung cấp chỗ ở cho họ đến tháng 6. 


Mùa lạnh đang về ở Bắc bán cầu, mỗi ngày nhiệt độ mỗi thấp hơn, đó là một thuận lợi lớn cho  kẻ thù vô hình Coronavirus. Chính quyền Anh đang tìm đủ mọi cách để bảo vệ những người không có một mái nhà để quay về. Vấn nạn homeless là một chuyện dài đau lòng, không thể giải quyết dứt điểm, không chỉ ở Anh, mà ở khắp nơi trên thế giới.

Ngoài chính quyền, các tổ chức từ thiện, ngay cả những người dân thường cũng làm hết sức mình để giúp những người không may vào mỗi mùa đông, nhất là một mùa đông trong đại dịch.


Trong một lần giúp cậu con trai sáu tuổi vẽ một cái card cho gia đình để thay lời cảm ơn đến người đã đem lại niềm vui, hay giúp đỡ mình, Phil Heckels chọn chú chó Narla màu đen giống Labrador (của gia đình anh) làm... chó mẫu.


Dù kiếm sống bằng nghề địa ốc, không hề học vẽ, nhưng có khiếu bẩm sinh, hình con chó Narla khá sắc nét và có cả nét khôi hài.

Phil đưa cả hình chụp và hình vẽ của Narla lên Facebook, với lời chú thích mang tính cách đùa giỡn "Chân dung Narla for sale với giá £299” (khoảng 390 Mỹ kim).

Ngoài dự tưởng của Phil, chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ, anh nhận được cả chục "offer" hỏi mua chân dung Narla, "họa phẩm tài tử” đầu tiên của anh.


 blank

                                                    Narla                                                Phil’s sketch
 


Cuối ngày hôm đó, qua Facebook, Phil còn nhận được bảy đơn đặt hàng của một số người quen: nhờ Phil vẽ hình chó hay mèo của họ. Người ta gởi hình chụp thú vật của họ đến Phil qua email, Phil vẽ lại, chụp hình, upload, gởi lại cho họ cũng qua email. 


Tiếng lành đồn xa, những bức hình vẽ chó, mèo, ngựa, chim.... của Phil ngày càng được biết tiếng. Càng lúc Phil càng nhận được nhiều đơn đặt hàng.

Phil dùng tên "Hercule Van Wolfwinkle", từ nickname Hercule của mình, để ký dưới những bức vẽ tài tử của anh. 


blankblank


Phil không nhận tiền công. Phil nhận vẽ vì đó là một niềm vui của anh trong thời kỳ đen tối của đại dịch. Anh cho biết vì không học từ trường lớp nào, anh không coi mình là họa sĩ, nên không bán tranh vẽ. Thay vào đó, anh đã lập một trang GoFundMe để gây quỹ cho "Turning Tides" một tổ chức từ thiện giúp người homeless ở Worthing, phía Nam của England. Phil yêu cầu những người "đặt hàng" thay vì trả tiền công cho anh, sẽ hiến tặng tiền giúp người homeless trên trang này. Họ cũng kêu gọi bạn bè của họ "góp gió thành bão" thổi đi phần nào bất hạnh của những người không may


https://www.justgiving.com/fundraising/portraitsbyhercule


Anh nhận vẽ, người "đặt hàng" hiến tặng tiền tùy lòng hảo tâm cho "Turning Tides" để giúp người homeless có một nơi chốn quay về.


Đến trung tuần tháng 10, trang gây quỹ GoFundMe của Phil đã nhận được £16,559 (khoảng hơn 21 ngàn Mỹ kim). Nhiều người không nhờ Phil vẽ, nhưng khi nhìn những bức tranh khá khôi hài, phảng phất nét Picasso của Phil, cũng muốn cùng người họa sĩ nghiệp dư, góp tay vào việc giúp người không may, donate tiền giúp người homeless có một nơi trú ẩn an toàn trong đại dịch


Vui hơn nữa, là hiện nay, Phil đang có hơn một ngàn "đơn đặt hàng", nghĩa là số tiền £16,559 sẽ tăng lên nhiều, nhiều hơn nữa.


Niềm vui được chia đều cho "họa sĩ tài tử", người “đặt hàng", và những người homeless. 

Đó không chỉ là niềm vui hiếm hoi, mà còn là một ngọn đèn soi sáng đường hầm vẫn còn dài hun hút của đại dịch cúm Tàu. 


***

 

Chủ Nhật 18 tháng 10


Trong mắt của một em bé 5 tuổi, Wade Williams -ở tiểu bang Georgia- thấy đời sống của mình bị thay đổi đột ngột khi vào một ngày giữa tháng 3, em được nghỉ học, không phải đến trường mẫu giáo (preschool). Lúc đầu, em vui lắm, nhưng được nghỉ học mà không được đi chơi, chỉ quanh quẩn trong nhà, không được gặp bạn cũng buồn. Wade bắt đầu nhớ bạn bè ở trường, em thắc mắc tại sao lần này mình nghỉ học quá lâu? Câu trả lời của ba mẹ em rất giống nhau "Vì đại dịch COVID-19".


Chơi với cha mẹ hoài cũng chán, không vui như đùa nghịch với gần hai mươi đứa bạn cùng tuổi ở trường. Đồ chơi ở nhà cũng không nhiều như đồ chơi ở trường. Wade nhớ bạn và cô giáo. 

Tưởng chỉ có thế, cuộc sống của Wade bị xáo trộn khi bà nội của em bị nhiễm Coronavirus phải vào bệnh viện nhưng em không được đi thăm.

Rồi Mẹ em vào bệnh viện sinh em bé, Wade cũng không được thấy em bé đến khi Mẹ bồng em bé về nhà. Nhưng Wade cũng không được hôn em bé, chỉ được đứng ngoài cửa phòng nhìn em cả tháng trước khi được đến gần em.

Tất cả những điều "lạ lùng" đó chỉ được giải thích bằng một lý do duy nhất "vì đại dịch COVID-19".


Khi Wade thắc mắc hơn về đại dịch, thì chỉ được biết thêm đó là một bệnh dễ lây lan, chưa có thuốc chữa. Em phải phòng ngừa bằng cách không đến gần người khác, và luôn luôn đeo face mask khi ra khỏi nhà. Mà em đâu có được ra khỏi nhà như lúc trước. Lâu lắm rồi, em chỉ quanh quẩn trong nhà, chỉ thấy bầu trời qua cửa sổ. Em buồn lắm, nhớ bạn bè, nhớ cô giáo, nhớ tất cả mọi thứ bên ngoài. 


Thấy em buồn bã, ít nói hơn trước, ba của Wade ngồi xuống nói chuyện với con, và giải thích cho em ở chừng mực một em bé 5 tuổi có thể hiểu. 


Ông nảy ra ý định viết một quyển sách dành cho trẻ con, ghi lại những ý nghĩ, trăn trở, và nỗi buồn của Wade trong suốt hơn nửa năm sống cùng đại dịch. Sách ghi lại đủ tâm trạng của một em bé năm tuổi trong thời đại dịch với ngôn ngữ và cách nhìn của Wade, được ba của em (Joshua) viết lại, có cái tựa đơn giản "Wade through the Pandemic" (Wade trong thời đại dịch). Hay có thể hiểu “wade” là  một động từ để có thể chuyển ngữ thi vị hơn "Bơi qua cơn sóng đại dịch"


blankblank

                    Front and Back Cover of  the book “Wade through the Pandemic” (Amazon.com)


Đây là loại sách cho con nít với khổ chữ lớn, nhiều hình vẽ, đã được phát hành qua Amazon ngày 2 tháng 10, giá $13.99 cho hard copy và $7.99 cho kindle (soft copy), được ghi lại với ngôn ngữ, cái nhìn, và trình độ của một em bé năm tuổi.


Nếu bạn có con dưới 10 tuổi, và không có thì giờ lắng nghe, giải thích cho "nỗi niềm" của các em trong thời COVID-19, có lẽ "Wade through the Pandemic" là giải pháp tốt nhất giúp các em hiểu hơn, an tâm khi biết mình không phải là người duy nhất chịu những khó khăn từ đại dịch.

Ở đâu đó, khắp địa cầu, cả tỷ người cũng phải chịu đựng như mình. Rồi mọi thứ sẽ phải qua đi, như sau cơn mưa trời lại sáng...  


Nguyễn Trần Diệu Hương

Nhật ký ngày thứ bảy xin dành tặng cho các họa sĩ nghiệp dư của Ngô Quyền:

 BT Duyên (Mỹ), PT Hạnh (Úc), PK Luân (Hòa Lan), và NM Dũng (Việt Nam)



15 Tháng Hai 2013(Xem: 81771)
Tình anh em, tình đồng môn luôn được gìn giữ và bồi đắp “Thật Lòng Với Trường Xưa”. Cũng cần có những tấm lòng để giữ mãi nụ cười đầu xuân.
14 Tháng Hai 2013(Xem: 87540)
Nhạc: Đào Lê Văn - Ca sĩ: Tâm Thư - Văn Dương thực hiện Youtube
08 Tháng Hai 2013(Xem: 92608)
Mời thưởng thức hai bức tranh Mùa Xuân của Hạnh Phạm
07 Tháng Hai 2013(Xem: 76551)
Tôi biết nói gì đây để cảm ơn H cho thiên đường hạnh phúc bất chợt và tràn đầy này. Tôi mong rằng nó sẽ bền vững mãi cho đến suốt cuộc đời.
04 Tháng Hai 2013(Xem: 103615)
Một năm nữa sắp qua, thêm một mùa Xuân tha hương. Lại thêm một tuổi…“Xuân bất tái lai”–
04 Tháng Hai 2013(Xem: 92594)
Nhạc và lời: Đào Lê Văn – Ca sĩ: Tâm Thư - Thực hiện youtube: Bảo Phạm
01 Tháng Hai 2013(Xem: 78118)
Nhà tôi lúc đó ở gần chợ, nên tôi nhớ như in, tôi ngửi rất rõ mùi Tết vào những ngày cuối năm.
30 Tháng Giêng 2013(Xem: 138830)
Nhưng câu hỏi cuối cùng được đặt ra: từ đâu Nguyễn Tất Nhiên lại có tánh lãng mạn đa tình quá vậy để dễ dàng "phóng bút" sáng tác thơ tình cho nhiều nhân vật nữ?.
25 Tháng Giêng 2013(Xem: 153516)
Mới đây, tôi có dịp đọc cuốn ''Bên thắng cuộc'' của Huy Đức do một người bạn trẻ- giáo sư đại học ở Canada- với lời giới thiệu khá nhiệt tình- :Đọc cuốn này chưa? Rất hay, còn nóng hổi.
25 Tháng Giêng 2013(Xem: 96168)
Xin gửi mấy chậu thủy tiên của mùa xuân Quý Tỵ. Mời đại gia đình NQ cùng đón nàng tiên áo trắng. Thân chúc tất cả một mùa xuân vui tươi, đầm ấm, và đoàn tụ.
25 Tháng Giêng 2013(Xem: 91041)
Nhạc và lời: Phạm Chinh Đông – Hòa âm: Cao Ngọc Dung – Ca sĩ Quốc An
23 Tháng Giêng 2013(Xem: 65267)
Nỗi nhớ lại càng thêm da diết trong những buổi chiều cuối năm như thế này! Tôi nhớ đến se sắt đến ngỡ ngàng, khi chợt nhận ra rằng, nỗi nhớ của người xa quê nó đằm sâu dai dẳng...
23 Tháng Giêng 2013(Xem: 77966)
Ông ngã người xuống giường, nhắm mắt lại, nhớ mùa xuân quân trường . Em đến thăm anh vào một ngày đẹp nắng...
23 Tháng Giêng 2013(Xem: 95428)
Hôm nay, cùng nhau đón mùa Xuân thứ 38 trong không khí lành lạnh của mùa Đông xứ người. Nhớ về kỷ niệm đẹp của những ngày xuân khi xưa mà tiếc nuối.
17 Tháng Giêng 2013(Xem: 91144)
Lần đầu tiên e-mail gửi tôi, anh Thanh Huyền thú nhận: “Anh có thói quen xấu là hay khóc!...” Xấu hay tốt gì, tùy quan niệm sống của từng người.
17 Tháng Giêng 2013(Xem: 87992)
Với tư cách ngừơi cha Tôi xin cám ơn tất cả những người đến dự hai ngày tang lễ Christine và luôn cả mọi thăm hỏi chia buồn qua internet của nhiều người khác.
16 Tháng Giêng 2013(Xem: 102777)
Thôi, em đi, bình yên về bên kia cõi phúc. Hình ảnh hiền hòa dễ thương với nụ cười phúc hậu sống mãi trong lòng của những người thân trong gia đình.
16 Tháng Giêng 2013(Xem: 74504)
Đâu đó trong những góc phố, trong những con đường này, linh hồn của Biên Hòa không hề thay đổi, vì tấm lòng của những ...
14 Tháng Giêng 2013(Xem: 83409)
Còn có một tuần nữa là Tết mình rồi đó. Ở bên đó hẳn là nhộn nhịp, rộn ràng có không khí Tết hơn bên em nhiều. Nhưng cũng dễ thôi, chỉ cần mở mấy bản nhạc Xuân
13 Tháng Giêng 2013(Xem: 82378)
cái đẹp của chị ở đây không chỉ là nhan sắc, nhưng còn là những lời răn dạy ngọt ngào với khuôn mặt phúc hậu trước đám trẻ thơ