Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ TUẦN LỄ "CẤM TÚC" THỨ MƯỜI SÁU

11 Tháng Bảy 202012:09 SA(Xem: 9386)
Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ TUẦN LỄ "CẤM TÚC" THỨ MƯỜI SÁU


                        NHẬT KÝ TUẦN LỄ "CẤM TÚC" THỨ MƯỜI SÁU

                                                                        Nguyễn Trần Diệu Hương 




Thứ hai 29 tháng 6


Halfmoon Bay là một thành phố nhỏ, đẹp nằm ven những rặng núi Santa Cruz, nhìn ra Thái Bình Dương, nổi tiếng là thành phố du lịch, với khí hậu quanh năm mát lạnh, lúc nào cũng có mùi vị của gió biển. Cả thành phố chỉ có hơn 12 ngàn dân, nhưng luôn có cả vài ngàn khách du lịch mỗi tuần. Ở nơi "lái xe mười lăm phút đã về chốn cũ", dân địa phương đa số là những người về hưu, giàu có, hoặc những người chỉ phải làm việc online. 


Half Moon Bay được chúng tôi đặt tên tiếng Việt là "Thành phố Nửa Vầng Trăng", và thường đến đó để cảm nhận mùi gió biển "hương đồng gió nội" không bị ô nhiễm để nhớ quê nhà, nhớ Nha Trang ở bên kia bờ Thái Bình Dương. Cái thành phố nhỏ đến độ chỉ có một zip code, và một area code, người ta biết nhau gần hết. Tất cả mọi người đều hiếu khách, luôn chào khách với nụ cười thân thiện "nửa vầng trăng"


Thành lập năm 2008, Greenhearts Family Farm ở Half Moon Bay, miền Bắc California có 20 nhân viên toàn thời gian, trồng rau, trái organic.  Đại dịch đã làm kinh tế suy thoái, tất cả mọi công ty, từ lớn đến nhỏ đều điêu đứng. Nhưng bằng cách quản lý thức thời, và thông minh, thương vụ của Greenhearts Family Farm phát triển còn hơn trước vì họ đổi cách kinh doanh theo tình hình "cấm túc". 

Greenhearts Family Farm không những chỉ nhận order online hàng tuần hay thậm chí hàng năm. Họ còn dành ra một ngày mỗi tuần cho khách hàng muốn đến thăm nông trại, và học hỏi kiến thức căn bản về nông nghiệp. Số khách hàng tăng cao từ tháng 3 đến nay, không chỉ vì người ta không muốn ra ngoài nhiều mà còn vì những thùng trái cây, hay rau quả Greenhearts Family Farm giao còn tươi tốt hơn khi họ đi chợ chọn mua về .

Cả hai bên mua và bán đều giữ đúng lời hứa của mình. Tiền trả trước hàng tháng, hay hàng năm từ người tiêu dùng luôn đúng hẹn. Rau, trái giao tận nhà đóng gói cẩn thận, tươi như mới hái từ cây, và luôn giao đúng giờ. Ngay giữa mùa đại dịch, Greenhearts Family Farm vẫn có thể thuê mướn thêm nhân viên, và mua một vài chiếc xe truck mới để giao hàng.


Tưởng cũng nên biết thương vụ của  Greenhearts Family Farm phát triển tốt đẹp trong lúc kinh tế đang điêu đứng vì đại dịch, một phần là nhờ chương trình "Community Supported Agriculture" (Cộng đồng hỗ trợ Nông nghiệp) 


blankblank


Hình như COVID-19 không chịu được khí hậu mát lạnh quanh năm của "Thành phố Nửa Vầng Trăng"? Hay Coronavirus chịu thua sự hiểu biết và đoàn kết của những người dân hiền hòa ven biển Thái Bình Dương?


Thứ ba 30 tháng 6


Mùa hè bắt đầu, đồng nghĩa với sự kết thúc của niên khóa 2019-2020. Trong lúc các em học sinh Tiểu học, và Trung học vẫn chưa chắc chắn ngày nào sẽ được trở lại trường lớp bắt đầu niên khóa mới, vẫn đang trong tình trạng "wait and see" từ chính quyền các Tiểu bang, và thông báo của các học khu thì các trường Đại học, lớn hơn nhiều , độc lập và tự trị, đã có thông báo về niên khóa 2020-2021.


Trường Đại học Berkley thuộc hệ thống Đại học công lập của California (rất nổi tiếng với phân khoa Computer Engineering) đã ra thông báo cho biết hầu hết các lớp khóa học mùa thu sẽ online. Và sinh viên sẽ không bắt buộc phải đến trường ở các lớp cần thực tập ở phòng thí nghiệm nếu họ e ngại tình hình lây lan của COVID- 19. Hầu hết các giáo sư cũng không muốn đến lớp giảng dạy vì không muốn bị nhiễm Coronavirus.


Trường Đại học Yale, ngôi trường tư cổ kính hơn 300 năm, danh tiếng lẫy lừng khắp thế giới, đã góp phần đào tạo nhiều Tổng Thống Hoa kỳ, chỉ cho phép tối đa là  60% sinh viên của trường có mặt cùng lúc. Hầu hết các lớp học sẽ theo dạng online, nhưng trường vẫn mở cửa để các sinh viên có thể học ở thư viện, phòng thí nghiệm.  


Hệ thống trường Đại học công lập ở Texas sẽ có 3 dạng lớp học vào khóa học mùa thu thời đại dịch:


- “Online” : sinh viên chỉ học và nghe giảng bài qua màn hình computer.

- “Hybrid” : là loại lớp học có cả online, cả ở giảng đường. Tỷ lệ giữa hai loại học này tùy theo các phân khoa, và các giáo sư quyết định. Hybrid class có thể chuyển thành online class tùy theo tình hình dịch bệnh

- “In person” : học trong lớp, ở giảng đường. Số lớp học này sẽ rất nhỏ, và có rất nhiều yêu cầu cụ thể để giới hạn sự lây lan đến mức tối đa.

...

Các trường Đại học sẽ phải chi khá nhiều tiền để thiết lập các hệ thống kiểm soát thân nhiệt của tất cả mọi người ra vào các buildings, các lớp học ở tất cả “entrance doors”.

Việc đeo khẩu trang trở nên bắt buộc cho tất cả mọi người đặt chân vào khuôn viên của trường: sinh viên, giáo sư, nhân viên, và cả khách vãng lai ghé thăm trường .

Tất cả hoạt động ngoại khóa, các sinh hoạt thể thao sẽ bị đình hoãn cho đến lúc nào có thông báo mới.


Covid-19 không hủy hoại được các nơi đào tạo những thế hệ tương lai nhưng đã tô thêm màu xám vào ký ức học đường của họ, một ký ức vốn dĩ chỉ có màu hồng hạnh phúc, và màu xanh hy vọng. 


Thứ tư 1 tháng 7


Không như lần sinh con đầu lòng, lần này, vào tháng thứ 6 của thai kỳ, Maggie Sillero không được sống ở nhà, mà thành "thường trú nhân" của bệnh viện The Women's Hospital of Texas. Cô thuộc loại sản phụ có "nguy cơ cao" (high risk) vì trong bụng Cô có đến 3 thai nhi, và vì cô bị nhiễm cúm Vũ Hán.


Từ tháng 3 năm nay, khi đại dịch bùng phát ở Mỹ, Maggie rất cẩn thận, cô không ra khỏi nhà để giữ an toàn cho mình và cho 3 đứa con đang thành hình trong bụng. Không may, Cô bị nhiễm Coronavirus từ ông chồng.


Ở bệnh viện, vì là trường hợp rất đặc biệt, Maggie được test COVID-19 ít nhất là 5 lần mỗi tháng, cứ vài ngày là phải lấy test. Cả 3 thai nhi được theo dõi mỗi ngày. Nỗi lo âu của người mẹ trẻ giảm xuống nhiều vì cứ mỗi lần tái khám, hay lấy test, Cô đều được nghe những lời nói chân tình từ các bác sĩ, y tá : "tất cả mọi thứ sẽ tốt đẹp" (It's going to be OK"). Maggie được điều trị một cách đặc biệt, cân bằng cho cả sức khỏe của một người mẹ đang bị nhiễm cúm Wuhan, và 3 thai nhi đang phát triển từng ngày.


Ở tháng thứ bảy, Cô có COVID-19 âm tính. Vài ngày sau, test lại, Cô rất vui khi có negative test lần thứ hai, cùng lúc với dấu hiệu một trong ba thai nhi đến lúc chào đời.

Suốt thời gian nằm bệnh viện, Maggie may mắn nhận ra một trong các y tá săn sóc cho Cô là một người bạn học từ thời lớp 8. Nhờ vậy,  hai tháng cách ly với chồng và con trai đầu lòng của Cô trở nên nhẹ nhàng hơn. 


Vào ngày Lễ Độc lập, 3 em bé sơ sinh đầy tháng. Maggie có thể về nhà, nhưng 3 đứa con vừa chào đời của Cô sẽ ở lại trong bệnh viện đến ngày 30 tháng 7, ngày mà lẽ ra các em sẽ chào đời theo đúng lịch trình dành cho một sản phụ mang thai khỏe mạnh, bình thường.



blank


Isabella, Nathaniel and Adriel là ba trong số các em thuộc “thế hệ COVID”, một thế hệ chào đời trong hoàn cảnh khó khăn một cách dị thường của đầu thế kỷ 21. Các em đã nhìn thấy cha mẹ, và những người thân yêu lần đầu với chiếc khẩu trang che kín nửa khuôn mặt họ.


Thứ năm 2 tháng 7


Từ Boston Medical Center, bác sĩ chuyên về bệnh truyền nhiễm Joshua Barocas đã bày tỏ quan ngại về sự lây lan của cúm Vũ Hán:

"Cuối tuần dịp lễ Độc lập có thể là một"trận cuồng phong toàn hảo" cho sự gia tăng con số bệnh nhân Coronavirus từ cả ba nguyên nhân: đi chơi xa vào dịp lễ July Fourth, việc mở cửa lại sau thời gian dài sống với "shelter in place" quá sớm ở một số địa phương, và rất nhiều người không theo đúng những hướng dẫn phòng bệnh"


Bất chấp lời khuyến cáo của ông, của nhiều chuyên gia y tế khác; rất nhiều người đủ mọi lứa tuổi, đa số họ ở trong độ tuổi 20s, 30s, không mang mask, đã ra tụ tập quanh hồ bơi ở nhà, công viên, hay ào ra biển để vui chơi (cho bản thân họ nhiều hơn là mừng sinh nhật 244 của uncle Sam).


Hậu quả tất yếu cho những ngày sau đó là: 


- Vài ngày sau lễ Độc lập, Florida (tiểu bang có bãi biển Miami nổi tiếng) có thêm 10,109 người nhiễm cúm Vũ Hán chỉ trong một ngày.


- Cùng lúc, ở 5 tiểu bang khác: Arizona, California, North Carolina, Tennessee, và Texas biểu đồ theo dõi số lượng bệnh nhân COVID-19 mới tăng cao như đường lên một con dốc đứng. 


- Hầu hết các tiểu bang phải đi ngược lùi lại "tiến trình hồi sinh sau đại dịch" để ngăn chận lây lan dịch bệnh; gây khó khăn, thiệt hại cho các cơ sở thương mại nhỏ vừa mới mở cửa lại phải "tái đóng cửa". 


Những người "trouble maker", có quan niệm "một phút huy hoàng rồi chợt tắt, còn hơn buồn le lói quanh năm" còn ngoan cố lý sự... cùn: “số người nhiễm Coronavirus tăng cao vì gần đây các địa điểm testing mở ra khắp nước Mỹ, test nhiều, thì sẽ thấy người bị nhiễm tăng cao, không phải do tụ họp đông người."  


Bác sĩ Brett Giroir, phụ tá Bộ trưởng Bộ Y tế Hoa kỳ, đặc trách "sức khỏe cộng đồng" đã thay mặt cả trăm triệu người Mỹ trả lời họ:

“Tình trạng gia tăng của số người mới nhiễm COVID-19 hiện nay bởi lây lan qua truyền nhiễm, không phải là do số người được testing gia tăng" .


"Nói năng chi cũng thừa”*, chỉ xin gởi đến những người thích tụ họp party trong tình hình đại dịch một video ngắn 30 giây "Behind The Mask" của Bộ Y tế California với thông điệp rất rõ ràng:


"Một miếng vải nhỏ  đưa ra một thông điệp lớn: Tôi quan tâm. 

Đeo khẩu trang để bảo vệ những người bạn yêu thương và làm chậm tình hình lây lan" 


"A simple piece of fabric makes a big statement: I care.

 Wear a mask to protect the people you love and slow the spread."

( Learn more at covid19.ca.gov)


https://www.youtube.com/channel/UCFvH-hGEKg2elZ7k-_5eQEg?&utm_source=google_search&utm_medium=hpp&utm_campaign=behindthemask


Thứ sáu 3 tháng 7


Nếu bạn theo dõi chương trình "America's Got Talent" (AGT) năm nay, được phát hình trên NBC TV hàng tuần, bạn sẽ thấy từ đầu tháng 6, các buổi trình diễn của những tài năng mới vẫn ở trên sân khấu rực rỡ của Hollywood nhưng những hàng ghế khán giả sau lưng bốn vị giám khảo trống trơn vào thời COVID-19.


Nhiều cuộc sơ tuyển vào tháng 3 và tháng 4 của AGT ở các thành phố lớn trên toàn nước Mỹ được tổ chức trên sân khấu lộ thiên dựng lên từ bãi đậu xe của các sân vận động địa phương. Chỉ có người dẫn chương trình, thí sinh đang thi thố tài năng, và ban nhạc có mặt trên sân khấu rất rộng đủ để có khoảng cách an toàn hai mét. Tất cả mọi người còn lại, kể cả bốn giám khảo đều ngồi trong xe riêng của mình, đậu theo một mô hình được định trước với khoảng cách cần thiết để Coronavirus không thể chạm đến nạn nhân mới.


Đến tháng 7, khi nhiều quận hạt của California đã bước vào giai đoạn 2 hoặc 3 trong bốn giai đoạn của tiến trình hồi sinh, chương trình phát hiện tài năng mới AGT không chỉ ở Mỹ, mà còn có một số người có tài đến từ các quốc gia khác để theo đuổi giấc mơ Hoa kỳ (American Dream), trở lại sân khấu.  Hơn ba ngàn ghế của Pasadena Convention Center, ở miền Nam California được lấp đầy bởi thân nhân, bạn bè, và những người hâm mộ chương trình này.

"America's Got Talent" bỗng nhiên khởi sắc hơn. Người biểu diễn có nhiều cảm hứng phô diễn tài năng của mình. Các giám khảo có lời phê bình sâu sắc hơn vì sau lưng họ là những khán giả đầy phấn khích với những tiếng hò reo, và những tràng pháo tay thật. Khán giả từ xa qua màn ảnh truyền hình cũng thấy thì giờ mình bỏ ra cho chương trình này rất xứng đáng. 


Kém may mắn hơn AGT, chương trình tìm ra ca sĩ "thần tượng của người Mỹ" (American Idol), tổ chức sớm hơn hai tháng, trên ABC TV hàng năm được rất nhiều khán giả chờ đợi, năm nay bỗng dưng "mất giá" vì đại dịch COVID-19. Thời điểm chung kết rơi vào tháng 3 đến tháng 5, lúc lệnh "Shelter in place" mới thập thò ở giai đoạn 1. Tất cả các thí sinh vào chung kết đều biểu diễn từ nhà, các giám khảo cũng góp ý, phê bình, và chấm điểm từ nhà. Dù có cố gắng đến đâu, kỹ thuật quay video từ nhà cũng thua xa từ phim trường với máy móc tốt, ánh sáng đầy đủ. Hình ảnh  nhợt tự thu nhạt nhòa, âm thanh tự thu không sắc nét. Hậu quả tất yếu, American Idol năm nay bị coi là thất bại vì Coronavirus, một tên phá hoại vô hình, đã tàn phá một trong những show truyền hình rất "ăn khách" không chỉ ở Mỹ, mà còn ở các nước nói tiếng Anh.


Thứ bảy 4 tháng 7 


Từ một nơi nào đó ngoài quả đất, nếu nhìn xuống nước Mỹ từ không gian vào tối ngày 4 tháng 7 năm 2020, các phi hành gia vũ trụ sẽ thấy nước Mỹ kém rực rỡ hơn so với những ngày lễ Độc lập trong quá khứ.


Hầu hết các địa điểm bắn pháo bông mừng sinh nhật của Mỹ đã hủy bỏ để ngăn ngừa việc tụ họp đông người dẫn đến lây lan dịch bệnh . Riêng New York City (tâm dịch vào tháng 4 năm nay) vẫn có một bầu trời rực rỡ pháo bông, không chỉ vì đó là truyền thống ở nơi có biểu tượng "nữ thần tự do" của nước Mỹ, mà còn vì muốn chứng tỏ cho cả thế giới biết New Yorkers vẫn còn sức sống mãnh liệt để hồi sinh sau đại dịch.


Pháo bông rực rỡ trên bầu trời, phản chiếu đẹp lung linh trên dòng sông Hudson River chạy dọc theo “thành phố trái táo”, xứng đáng là trung tâm thương mại, văn hóa của thế giới.


Thị trưởng Bill de Blasio và ban tham mưu của ông khéo léo ngăn chận tụ tập đông người ở nơi "phồn hoa đô hội", có mật độ dân số rất cao bằng cách chỉ cho đốt pháo mỗi 5 phút ở một địa điểm khác nhau trải dài theo thành phố lớn nhất nước Mỹ. Địa điểm đốt pháo cũng không được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông như thường lệ.

Quyết định rất thông minh này đã giữ cho New Yorkers an toàn, không có số bệnh nhân tăng vọt như các thành phố khác ở Mỹ sau lễ Độc lập.


blank


Pháo bông rực rỡ soi sáng “thành phố trái táo” đêm 4 tháng 7, rạng ngời trên màn ảnh TV toàn nước Mỹ nói lên sức sống của New Yorkers, của hơn 300 triệu người dân Hiệp Quốc Hoa Kỳ, sẽ vượt qua được đại dịch, và đứng lên sau bất cứ đổ vỡ, mất mát nào.


Chủ Nhật 5 tháng 7


Hôm nay, sau 95 ngày chống chọi kiên cường với Coronavirus, diễn viên nổi tiếng người Mỹ gốc Canada, Nick Cordero, của sân khấu Broadway, New York từ trần ở tuổi 41.

Điều làm mọi người vô cùng ngạc nhiên lẫn thương tiếc vì Nick là một diễn viên khỏe mạnh, anh thường xuyên tập thể dục, và không có tiền sử bệnh mãn tính.


Cuối tháng 3 năm nay, Nick đến phòng cấp cứu vì khó thở, vợ chồng anh nghĩ đó chỉ là một cơn viêm phổi nặng. Nhưng tình trạng xấu hơn họ tưởng, anh trở thành một trong những bệnh nhân COVID-19 của bệnh viện Cedars-Sinai Medical Center ở Los Angeles, California, ở trong tình trạng nghiêm trọng, phải thở bằng máy. Không những chỉ phổi mà thận của Nick cũng bị Coronavirus phá hủy, anh được lọc máu mỗi ngày.


Sau 3 tuần nằm bệnh viện , sức khỏe của anh đi xuống mỗi ngày. Vào ngày 18 tháng 4, thậm chí chân phải của anh cũng bị cưa vì một di chứng phức tạp (mạch máu của anh bị nghẽn, máu  không xuống được chân) trong lúc anh vẫn đang ở trên máy trợ thở


Nhưng cả Nick và vợ của anh vẫn tiếp tục chiến đấu không mệt mỏi với hy vọng anh sẽ được về với gia đình, với cậu con trai mới một tuổi, dù bằng thân thể không lành lặn.

Bước vào tháng 5, phổi anh hư hại nặng nề, người đàn ông cao 6 feet 5, mới bước vào tuổi trung niên, bị chìm vào coma. Ngày 13 tháng 5, Nick tỉnh lại trong ICU giữa máy trợ thở và nhiều thiết bị y khoa khác, như một ngọn đèn cầy lóe sáng vào lúc sắp tắt. Gia đình và khán giả của anh chưa kịp mừng thì anh chìm lại vào hôn mê, và vĩnh viễn ra đi hôm nay, ngày 5 tháng 7, sau 95 ngày chiến đấu với Coronavirus.


Cái chết của Nick làm cho các chuyên gia y tế nhận ra rõ ràng hơn: y học đương thời vẫn chưa biết nhiều về Coronavirus. Họ vẫn không hiểu tại sao một người đàn ông 41 tuổi, khỏe mạnh, không có tiền sử bệnh tật lại có thể bị lấy mất hơn nửa cuộc đời trước mặt trong vòng 3 tháng ?!


Xin ghi lại lời vợ của  anh (Amanda Kloots) như một nhắc nhở cho mọi người ở bất cứ tuổi nào :

- Anh không bị sốt, không bị ho, không có bệnh mãn tính. Khứu giác và vị giác của anh vẫn hoạt động bình thường. Chúng tôi không hề nghĩ là anh bị nhiễm COVID-19. Chỉ sau hai ngày nhập viện, anh phải dùng máy trợ thở cho đến lúc vĩnh biệt cuộc đời.


Quá bất ngờ và thương tiếc anh, đồng nghiệp và khán giả của anh đang vận động để xin đổi tên "Longacre Theatre" ở Manhattan, New York thành "Cordero Theatre"


blank


Xin tiễn Nick Cordero bằng một bông hồng vàng tươi thắm nhất, chúc anh yên nghỉ ở thế giới mới không có khổ đau, bệnh tật. Và thành tâm cầu mong vợ anh vững vàng nuôi cậu con trai mới một tuổi nên người.


Nguyễn Trần Diệu Hương

Đầu tháng 7/2020


* "Em hiền như ma soeur"/thơ Nguyễn Tất Nhiên/ nhạc Phạm Duy







09 Tháng Mười Một 2013(Xem: 41707)
Cái ranh giới giữa hiện tại và quá khứ nhỏ quá, mỏng quá, nhanh quá, nhanh còn hơn một cái chớp mắt. “Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.”
08 Tháng Mười Một 2013(Xem: 43651)
Dù biết rằng vui mừng có giới hạn nhưng đau khổ vô bờ bến. Ước chi… ước chi…sương đã tan và nắng đã lên ở cuối đường.
01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 52371)
Biết cùng ai chia sẻ sự suy nghĩ riêng mình, chỉ biết nhìn lên bầu trời âm u bên kia đồi, để rồi ước mong, mong một ngày nắng lên...
25 Tháng Mười 2013(Xem: 66447)
Cảm ơn tình bạn anh cho tôi, như cánh diều bay êm ả trên những tầng mây khi tụ khi tan, khi gần khi xa, như có như không, một tình bạn chân thật, giản dị,...
17 Tháng Mười 2013(Xem: 49038)
Mỗi lần tan học, ở các lớp cuối Trung học, chắc là cũng có các em học sinh mới lớn ngâm nga "em tan trường về anh theo Ngọ về" như chúng tôi...
17 Tháng Mười 2013(Xem: 36214)
Dường như đã thành người nhà dù màu da có khác, tiếng nói có khác, phong tục có khác mà sao thật quyến luyến vô cùng.
14 Tháng Mười 2013(Xem: 55977)
Nhớ điều này nha anh Hoàng, như anh đã viết năm nào. “Sau cái chết là gì? Là không gì hết. Có chăng là những ngọn gió. Ngọn gió thổi những lời bay đi. Ngọn gió thổi trả những lời trở lại.”
14 Tháng Mười 2013(Xem: 55161)
Xem lịch mới biết hôm nay là ngày đầu thu. Từng mùa thu đến, từng mùa thu đi. Đến rồi đi, đi rồi lại đến như bao kiếp người luân lạc trên dòng đời chảy miên man.
12 Tháng Mười 2013(Xem: 43264)
Tôi lại nghĩ. Chỉ có mấy quyễn sách long bìa, rách gáy, tôi còn không nở vứt đi, thì làm sao tôi có thể yên tâm mĩm cười bỏ cái thân nhục dục này xuôi tay nhắm mắt. Thì ra, nói một chuyện mà thực hành không phải dễ dàng.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 51886)
VÌ EM LÀ NỖI NHỚ - Nhạc và Lời: Ngô Càn Chiếu - Hòa âm: Ngô Càn Chiếu - Ca sĩ trình bày: Ngô Càn Chiếu Vì em là nỗi nhớ Là Sài gòn nắng ấm bình minh Bên phố phường rôn rã thanh âm Là ngựa xe trong ngày đang đến
10 Tháng Mười 2013(Xem: 63824)
Xin cầu chúc mọi điều tốt đẹp cho nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, cho một người bạn văn chương của tôi. Anh là một homo literatus với ý nghĩa đáng trân trọng của nó.
08 Tháng Mười 2013(Xem: 42507)
Tôi được biết nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng khi anh là giáo sư dạy môn triết tại trường Pétrus Ký. Lúc ấy, anh Hoàng tuổi ngoài hai mươi, còn trẻ lắm.
03 Tháng Mười 2013(Xem: 60065)
Nhớ anh, tôi thèm đọc một cuốn sách. Tôi tìm chữ, tìm tôi cũ trong những ngày tháng miệt mài viết bài gửi cho anh. Những ngày thân thiết vô cùng. Những ngày của chữ, của Văn …
03 Tháng Mười 2013(Xem: 46011)
Có làm cha làm mẹ, tôi càng biết quý trọng, mang ơn và thông cảm những nỗi khó khăn của những người đã ra công dạy dỗ mình và giờ đây là con cái mình từ truyền trao kiến thức cho tới uốn nắn tính tình.
02 Tháng Mười 2013(Xem: 62409)
Biết được tin tức thầy, em mừng rỡ lắm. Gặp được thầy lại càng vinh hạnh hơn. Bàn chân "trần" của thầy chắc có lẽ cũng dừng chân nơi bến đỗ "trung học Ngô Quyền" để cùng đồng liêu theo dõi nhịp thở của học trò.
28 Tháng Chín 2013(Xem: 49569)
Thì ra tôi đã già rồi. Già thật rồi nên cứ loay hoay nhìn về quá khứ. Hãy cho tôi một nụ cười. Nụ cười hồn nhiên của trẻ thơ
21 Tháng Chín 2013(Xem: 59281)
Tựa Đề: HÌNH NHƯ NẮNG VỪA PHAI Nhạc&Lời: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Tuấn Ngọc Ca Sĩ: Hương Giang
21 Tháng Chín 2013(Xem: 62748)
ChsNQ khóa 1 đến thăm thầy Nguyễn Xuân Hoàng và Thầy Phan Thông Hảo
20 Tháng Chín 2013(Xem: 53524)
Phùng Quán vịn vào câu thơ mà đứng vững. Mình dựa vào tình thương của mọi người, nghiến răng, đứng lên mĩm cười với số phận. Cám ơn tình bạn, cám ơn thương yêu và thông cảm.
14 Tháng Chín 2013(Xem: 57358)
Phải chăng nhà văn không có tuổi. Nhà văn chỉ có già đi và chết. Nhà văn không đếm cái khoảng thời gian sống. Thời gian của một nhà văn là ý nghĩa những dòng chữ họ viết ra.