Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - NGÀY 30 THÁNG TƯ

03 Tháng Năm 20207:31 SA(Xem: 13304)
Nguyễn Thị Thêm - NGÀY 30 THÁNG TƯ
Ngày 30 tháng tư hinh

                                                                          

 

Hôm nay thứ năm ngày 30/4/2020. Tôi thức dậy sau một đêm không ngon giấc. Tối qua trên iphone một mình cô độc, tôi nằm xem những bài viết, những video nói về ngày 30/4 mà thao thức.

Giờ này tôi ngồi trước máy, ly cà phê trước mặt từng hớp thơm lừng. Thế mà thật lạ đầu óc tôi trống rỗng không nghĩ được gì. Có nhiều điều tôi muốn nói, muốn viết, muốn chia sẻ nhưng ở giây phút này não tôi nhưng bị đóng băng, trống rỗng, cô động. 

Tôi hiểu ra rồi, đúng là như thế và có thể nhiều người cũng bị như tôi. Khi bao nhiêu tư tưởng hỗn độn hiện về thì não bị chấn động không làm việc được, phải có thời gian sắp xếp lại (như thỉnh thoảng ta phải restart máy computer). 

Ngày 30 tháng tư năm đó, cả nước VN không thể làm gì trước cơn bão lốc ác nghiệt. Mọi thứ tê liệt, tay chân rụng rời khi nghe trên radio lệnh Tổng Thống Dương Văn Minh tuyên bố buông súng đầu hàng Cộng Sản. Đầu tàu dừng lại, cả toa tàu phải đứng. Bộ não không hoạt động, toàn cơ thể kể như vứt đi.

Người lính tay cầm súng chỉ chực chờ bấm cò, người sĩ quan đang ở tuyến đầu hay người phụ nữ ôm con nghe ngóng tin chồng bỗng dưng khựng lại. Não đóng băng, tay chân vô thức và sấm nổ trên đầu: "Có thể nào chăng? ta đã thua, đã chấm hết ." Vô lý, có thật không? Không thể tin được. TT Dương Văn  Minh đã đầu hàng? Nhưng đó là sự thật một sự thật chết người. Tiếng hát của Trịnh Công Sơn đang vang lên trên làn sóng phát thanh Sài gòn bài "Nối vòng tay lớn". Vậy là đã xong, vòng tay nào mở ra ôm trọn quê hương VN. Vòng tay ấm áp của Mẹ VN hay bàn tay đầy lông lá của ngoại bang. Nào ai biết được.

TT Nguyễn văn Thiệu đã bị bắt ép nhường chức, bị áp tải ra phi cơ và máy bay đã cất cánh sang Đài Loan. Mạng sống của ông giờ phút đó chỉ khác hơn TT Ngô Đình Diệm một chút là ông vẫn còn được sống còn. Ông không bị giết chết mà bị bắt buộc phải rời xa quê hương, nhận bao nhiêu oan khiên để sống trong uất nhục, câm nín đến cuối cuộc đời. 

Tuy nhiên TT Nguyễn văn Thiệu đã để lại một câu nói để đời mà dù đã qua 45 năm ta vẫn thấy đúng:

- "Đừng nghe những gì Cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm"

nguyen-van-thieu


Còn tướng Minh tưởng rằng mình được ngồi vào bàn làm việc để trịnh trọng và thương lượng về việc bàn giao đất nước một cách hòa bình. Nhưng không, dưới con mắt bên thắng cuộc thì ông chỉ là một kẻ bại trận đã đầu hàng, không có gì phải thảo luận, bàn giao. Đơn giản là chờ đón số phận của miền nam Việt Nam và chính bản thân Ông.

Vì vậy khi cổng dinh Độc Lập bị xe tăng Bắc Việt ủi sập, thì Mỹ đã thật sự thua cuộc trước làn sóng đỏ tại VN. Nền đệ nhị Cộng Hòa sụp đổ. Lá cờ vàng bị hạ xuống và biến mất khỏi VN.

ui sap dinh doc lap

58.000 quân nhân người Mỹ đã hy sinh vì hai chữ Tự Do cũng tủi hờn bên kia thế giới. Xương máu họ đã đổ ra thật vô ích và đau lòng. 

Báo chí tại Mỹ hồi đó đã đưa tin không đúng sự thật về chiến tranh VN, người chiến sĩ VNCH bị bôi nhọ và bóp méo sự thật. Đây là lời xin lỗi thật lòng của một vị tướng Mỹ.



IMG_3591

Một miền Nam ấm no trù phú, một Sài gòn hoa lệ vỡ tung như bão lửa, như hồng thủy tràn về. Cái chết của người dân chạy loạn, cái chết của người lính hy sinh, cái hỗn độn của Sài gòn trong cơn hấp hối không thể nào phai mờ trong lòng người dân VN. Một ngày 30 tháng tư tang thương chỉ mất đi khi con người ngừng thở. Nói khác đi là "đến chết cũng không thể nào quên".

IMG_3589
IMG_3588

30 tháng tư năm 1975 chúng ta gọi là tháng tư đen vì chúng ta bước vào những tháng ngày đen tối nhất trong cuộc đời mỗi người. Đó là câu chuyện thê lương và đau lòng nhất để mỗi khi nhớ lại là nghẹn ngào, tức tưởi. 

Nhìn lại những tấm hình lịch sử để khóc cho một chế độ bị xóa sổ. Đây là chiếc phi cơ trực thăng trên nóc tòa đại sứ Mỹ đón nhân viên và gia đình họ di tản. 

090428031516_war_206

Năm 1954, người miền Bắc chạy trốn khỏi chế độ Công Sản, họ được miền Nam tiếp đón. Họ ra đi trên con tàu há mồm vào Nam lập nghiệp. Họ được sống bình an và tự do trên miền đất mới. Sau 21 năm, sự nghiệp ổn định, một lần nữa họ lại phải chạy trốn CS. Bây giờ bằng mọi cách họ phải ra đi bất kể chết sống. Hãy nhìn xem ngày 30/4/75, người VN bám víu theo tàu để chạy trốn Cộng Sản. Lần này họ chạy mà không biết sẽ đi đâu, đến đâu và cuộc sống sẽ ra sao? Họ chỉ mong là thoát khỏi ngục tù Cộng Sản.

kỷ niệm thang tư đen

 

Những người Sĩ Quan và lính VNCH phải uất ức chấp hành theo lệnh tan hàng. Họ cởi bỏ vũ khí, quân trang để tìm đường về với gia đình. Họ chấm dứt đời binh nghiệp một cách tuyệt vọng.

Người tướng cầm quân chiến đấu phải chấp hành theo lệnh Tổng thống, vị tư lệnh tối cao của quân đội. Nhưng tiết tháo của một người cầm quân không cho phép sống nhục. Họ tự sát chứ không chịu đầu hàng sống chung với Cộng Sản . Chúng ta tự hào vì có những tướng lãnh kiêu hùng như vậy. Những anh hùng vị quốc vong thân. Những gương sáng ngàn đời sau cho con cháu VN.

Ngày 30 tháng tư mỗi năm mỗi người chúng ta thắp nén tâm hương tưởng nhớ những gương tiết tháo hào hùng dân tộc. Con cháu họ cũng hãnh diện tự hào về ông cha mình. Cái chết lưu danh sử sách.

blogtouch_picture_5b782a02_7c8f_df6c_7796_49fc2241996e

 

Trong chiến tranh VN ta không thể quên câu nói để đời của TT Ronald Reagan. Một câu nói thật ý nghĩa và trả lời cho hiện trạng VN bây giờ.

-"Chấm dứt chiến tranh không phải là việc Mỹ rút quân về là xong, mà cái giá phải trả cho loại hòa bình đó là NGÀN NĂM TĂM TỐI CHO CÁC THẾ HỆ SINH RA TẠI VIỆT NAM VỀ SAU" 


Ronald Reagan 2

 


Trong cuộc nội chiến Nam Bắc của nước Mỹ, Tổng thống Hoa kỳ Abraham Lincoln đã nói một câu để đời. Câu nói nó phản ảnh tấm lòng yêu đất nước và đồng bào của mình. Điều đó đã xóa tan hiềm khích, san bằng giữa người thắng và kẻ thua. Người lính bại trận không bị tù đày, không bị sỉ nhục, họ được yên bình trở về đời sống dân giã. Nước Mỹ thống nhất, Nam Bắc một nhà, đoàn kết dân tộc và vững vàng đi lên dẫn đầu thế giới.


Abraham lincoln

Khi cuộc chiến VN chấm dứt, đất nước thống nhất, Nam Bắc không còn phân chia ranh giới, hòa bình vãn hồi. Lý do chính đáng để những người lính buông súng, lột bỏ bộ quân phục tìm cách về với gia đình là được đoàn tụ, xây dựng lại cuộc đời mới và làm một người dân bình thường. Người mừng nhất là những bà Mẹ VN, bà mẹ của những đứa con đang trên tuyến đầu giao tranh, đối diện với cái chết cả hai miền Nam Bắc.

Thế nhưng những nhát dao đã đâm thật sâu vào trái tim người mẹ miền Nam là các con bị mất nhà, mất tự do, bị giết chết hoặc bị đày đi tù ở thâm sơn cùng cốc không có ngày về.

Thật tàn nhẫn và vô cùng thảm thương.

Một chế độ tự do bị giải phóng thành chế độ kìm kẹp, người bóc lột trấn áp con người. Hai đợt đổi tiền biến người có của thành vô sản. Đánh tư sản, chiếm đoạt nhà khiến người có nhà thành người lang thang. Cưỡng chế đi kinh tế mới để những người đang sống yên bình tại thành phố phải mất nhà, mất tài sản, trắng tay đi tới chỗ "khỉ ho cò gáy", xứ "chim kêu vượn hú", "chó ăn đá, gà ăn sỏi" để sinh sống. 

Rồi tiếp theo là quản lý hộ khẩu. Hộ khẩu như lá bùa hộ mạng. Không có hộ khẩu là mất hết quyền công dân, là người ở lậu. Người dân không thể sống nơi vùng kinh tế mới quay về nhà mình tại thành phố thì nhà đã là của cán bộ. Mình phải sống lậu, lây lất ngay tại nơi mình sinh ra lớn lên và tạo sự nghiệp. Cái đau đớn là kèm theo chế độ tem phiếu ràng buộc con người. Không hộ khẩu, không có sổ tem phiếu, không ghi danh cho con cái đi học, đi làm được. Người dân thành phố bị thanh trừng ngay tại mảnh đất mấy đời của ông cha để lại. 

Hết chế độ đánh tư sản mại bản, tiêu diệt văn hóa đồi trụy đến chế độ điều tra lý lịch, bắt bỏ tù ngụy quân, ngụy quyền, thanh lọc hàng ngũ dân chúng, quy tài sản tư nhân vào hợp tác xã, phong tỏa kinh tế để người dân miền Nam đói khát ngay trên vùng đất màu mỡ của mình.

Cuối năm 2004, khi nhắc đến cuộc chiến tranh đã lùi xa gần ba mươi năm, cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt phát biểu: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”.

Thế nhưng dù bao nhiêu năm, dù cả mấy triệu người VN buồn, kẻ thắng trận vẫn tổ chức rầm rộ mừng ngày chiến thắng.


94885297_3300092213336453_5805608303044067328_n

 

Tất cả những điều đó đều đi vào quá khứ. Sau 45 năm rất nhiều người trong cuộc đã nằm xuống. Những chứng nhân lịch sử cao cấp nhất cũng lần lượt ra đi. Bí mật được phơi bày, những sự thật đáng sợ được lôi ra ánh sáng.

Bình tâm mà nói. Chính người miền Nam đã giải phóng miền Bắc thoát khỏi đói nghèo và lạc hậu. Nếu cuộc chiến cứ nhì nhằng thì bao nhiêu sinh mạng người VN tiếp tục chết, miền Bắc cạn kiệt nhân lực, tài lực, hết cả máu xương.

Miền Nam văn minh trù phú và tốt bụng đã đem lại cho miền Bắc những thay đổi diệu kỳ. Những cơ sở vật chất được xây dựng. Tiền bạc, tài nguyên từ miền Nam đem về. Nếp sống mới văn minh, lịch sự từ miền Nam đã thay đổi diện mạo miền Bắc. Những gia đình họ hàng cán bộ miền Bắc kéo nhau vào Nam. Họ đổi đời nhanh chóng, nhà cửa nguy nga, cuộc sống xa hoa phung phí. Chỉ một thời gian ngắn họ đã biến thành những tư bản đỏ giàu có. Họ nắm hầu hết những chức vụ trọng yếu ở miền Nam. Họ vứt chủ nghĩa vô sản vào sọt rác để đi theo kinh tế thị trường. Họ chỉ giữ lại lá cờ búa liềm để bảo vệ bản thân và củng cố quyền lực. 

Tôi đã được đi thăm miền Bắc, Hà Nội và vài nơi. Tôi phải công nhận quê hương miền Bắc quá đẹp, phong cảnh núi non tuyệt vời. Những di tích lịch sử cổ kính đáng được yêu quý và bảo tồn. Nếu chiến tranh tàn khốc diễn ra hủy hoại thì thật là mất mát to lớn cho lịch sử văn hóa dân tộc. Hãy gìn giữ và bảo vệ di sản tiền nhân. Quan chỉ nhất thời dân mới là vạn đại. Nhất định người VN phải bảo vệ cơ đồ VN, nền tự do cho dân tộc.

 

30/4 năm nay, những người bạn văn chương trao đổi với nhau cuộc đời mình trong ngày tang thương đó bằng những bài viết, những vần thơ. Đọc xong ngậm ngùi và đau xót.

Mặc dù đã đọc nhiều câu chuyện "Hành trình tìm tự do" của nhiều tác giả. Nhưng khi đọc những bài viết rất thật của bạn mình tôi thật sự thương tâm. Tôi đã hiểu tại sao có những người trầm cảm, có những người giấu kín câu chuyện của mình đến cuối cuộc đời.

45 năm qua, trang lứa chúng tôi đã nằm ở khung ô U80. Thời gian còn lại không dài, mỗi ngày được vui là một ngày đáng sống. Hãy quên những gì không nên nhớ để an hưởng tuổi già.

Có những người bạn đang sống tại VN vẫn còn nhìn quê hương trong nỗi buồn khi thấy sự bành trướng và uy hiếp của Trung Cộng. Viễn ảnh mất nước làm họ không yên trong tuổi già xế bóng. 

Một vài người bạn hãnh diện quê hương bây giờ giàu đẹp, thành phố nguy nga, điểm ăn chơi du lịch hấp dẫn. Dưới mắt họ VN đang đi lên vượt bậc, ngang hàng các nước phát triển giàu có. Nhất là trong trận dịch Vũ Hán, theo sự công bố của nhà nước là số người VN bị nhiễm bệnh thấp nhất thế giới. số người chết là con số không. 

Có người còn tự hào “VN ta thật anh hùng đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào bây giờ đánh tan con virus Vũ Hán, nước VN không chết một người, ta dẫn đầu thế giới”.

Tôi là người VN, con cháu tôi đều ở VN, tôi chỉ cầu nguyện được như vậy. Con virus Vũ Hán bị đánh bại để đại gia đình tôi bình an. 

Nhưng luận hai chữ anh hùng thì tôi cần suy nghĩ lại.

Nguyễn Thị Thêm.

 

 

15 Tháng Mười Một 2013(Xem: 41538)
Nếu tôi phải làm một tuyển tập những truyện ngắn hay nhất ở hải ngoại sau năm 1975, trong số các tác phẩm được chọn, nhất định phải có truyện ngắn “Tự truyện một người vô tích sự” của Nguyễn Xuân Hoàng.
15 Tháng Mười Một 2013(Xem: 53958)
Nghe Hoàng đau, nhóm anh em báo Người Việt nóng lòng muốn đi thăm. Chuyến đi đã được thực hiện ngày thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013, chúng tôi sáu người từ quận Cam đi San Jose lúc 6 giờ sáng, phải đi sớm vì còn phải lái xe về trong ngày.
14 Tháng Mười Một 2013(Xem: 55713)
Hàng chữ nhảy nhảy, bay bay, múa múa, nhợt nhạt rồi nhòe nhòe dần dần. Tôi lẩm bà lẩm bẩm "Trí sún ơi! Tao ngàn lần xin lỗi, xin lỗi và cám ơn mày".
14 Tháng Mười Một 2013(Xem: 39852)
Riêng Nguyễn Thế Hùng, đây là lần gặp lại sau 43 năm, khi bè bạn rời ghế học của trường trung học Ngô Quyền, để bước chân vào giảng đường đại học.
09 Tháng Mười Một 2013(Xem: 41935)
Cái ranh giới giữa hiện tại và quá khứ nhỏ quá, mỏng quá, nhanh quá, nhanh còn hơn một cái chớp mắt. “Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.”
08 Tháng Mười Một 2013(Xem: 43843)
Dù biết rằng vui mừng có giới hạn nhưng đau khổ vô bờ bến. Ước chi… ước chi…sương đã tan và nắng đã lên ở cuối đường.
01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 52545)
Biết cùng ai chia sẻ sự suy nghĩ riêng mình, chỉ biết nhìn lên bầu trời âm u bên kia đồi, để rồi ước mong, mong một ngày nắng lên...
25 Tháng Mười 2013(Xem: 66629)
Cảm ơn tình bạn anh cho tôi, như cánh diều bay êm ả trên những tầng mây khi tụ khi tan, khi gần khi xa, như có như không, một tình bạn chân thật, giản dị,...
17 Tháng Mười 2013(Xem: 49250)
Mỗi lần tan học, ở các lớp cuối Trung học, chắc là cũng có các em học sinh mới lớn ngâm nga "em tan trường về anh theo Ngọ về" như chúng tôi...
17 Tháng Mười 2013(Xem: 36409)
Dường như đã thành người nhà dù màu da có khác, tiếng nói có khác, phong tục có khác mà sao thật quyến luyến vô cùng.
14 Tháng Mười 2013(Xem: 56103)
Nhớ điều này nha anh Hoàng, như anh đã viết năm nào. “Sau cái chết là gì? Là không gì hết. Có chăng là những ngọn gió. Ngọn gió thổi những lời bay đi. Ngọn gió thổi trả những lời trở lại.”
14 Tháng Mười 2013(Xem: 55273)
Xem lịch mới biết hôm nay là ngày đầu thu. Từng mùa thu đến, từng mùa thu đi. Đến rồi đi, đi rồi lại đến như bao kiếp người luân lạc trên dòng đời chảy miên man.
12 Tháng Mười 2013(Xem: 43393)
Tôi lại nghĩ. Chỉ có mấy quyễn sách long bìa, rách gáy, tôi còn không nở vứt đi, thì làm sao tôi có thể yên tâm mĩm cười bỏ cái thân nhục dục này xuôi tay nhắm mắt. Thì ra, nói một chuyện mà thực hành không phải dễ dàng.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 52001)
VÌ EM LÀ NỖI NHỚ - Nhạc và Lời: Ngô Càn Chiếu - Hòa âm: Ngô Càn Chiếu - Ca sĩ trình bày: Ngô Càn Chiếu Vì em là nỗi nhớ Là Sài gòn nắng ấm bình minh Bên phố phường rôn rã thanh âm Là ngựa xe trong ngày đang đến
10 Tháng Mười 2013(Xem: 63931)
Xin cầu chúc mọi điều tốt đẹp cho nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, cho một người bạn văn chương của tôi. Anh là một homo literatus với ý nghĩa đáng trân trọng của nó.
08 Tháng Mười 2013(Xem: 42613)
Tôi được biết nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng khi anh là giáo sư dạy môn triết tại trường Pétrus Ký. Lúc ấy, anh Hoàng tuổi ngoài hai mươi, còn trẻ lắm.
03 Tháng Mười 2013(Xem: 60199)
Nhớ anh, tôi thèm đọc một cuốn sách. Tôi tìm chữ, tìm tôi cũ trong những ngày tháng miệt mài viết bài gửi cho anh. Những ngày thân thiết vô cùng. Những ngày của chữ, của Văn …
03 Tháng Mười 2013(Xem: 46158)
Có làm cha làm mẹ, tôi càng biết quý trọng, mang ơn và thông cảm những nỗi khó khăn của những người đã ra công dạy dỗ mình và giờ đây là con cái mình từ truyền trao kiến thức cho tới uốn nắn tính tình.
02 Tháng Mười 2013(Xem: 62553)
Biết được tin tức thầy, em mừng rỡ lắm. Gặp được thầy lại càng vinh hạnh hơn. Bàn chân "trần" của thầy chắc có lẽ cũng dừng chân nơi bến đỗ "trung học Ngô Quyền" để cùng đồng liêu theo dõi nhịp thở của học trò.
28 Tháng Chín 2013(Xem: 49670)
Thì ra tôi đã già rồi. Già thật rồi nên cứ loay hoay nhìn về quá khứ. Hãy cho tôi một nụ cười. Nụ cười hồn nhiên của trẻ thơ