Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - VẾT SẸO

18 Tháng Tư 20207:54 CH(Xem: 14284)
Nguyễn Thị Thêm - VẾT SẸO
Vết Sẹo Tựa

                                                                                     

Mấy hôm nay trên diễn đàn loan một tin khá hấp dẫn.

Tin đó dính líu đến dịch Virus Vũ Hán, một nghiên cứu và một câu trả lời.

VN là quốc gia được đánh giá là nước sẽ bị nhiễm dịch đứng thứ nhì sau Trung Quốc vì VN đã mở cửa cho hàng bao nhiêu người Trung Quốc từ Vũ Hán và các tỉnh biên giới ồ ạt chạy sang. Thế mà qua mấy tháng dịch bệnh tung hoành khắp thế giới, (với tổng số người bị nhiễm trên 2 triệu người, số tử vong lên gần 150.000 người)  mà VN ta chỉ bị lây nhiễm lẻ tẻ không đáng kể, chỉ có 268 ca, số người chết là zero mới kỳ tích.


Dịch bệnh

COVID-19

Chủng virus

SARS-CoV-2

Vị trí

Việt Nam

Trường hợp đầu tiên

Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày đến

23 tháng 1, 2020; 2 tháng trước

Nguồn gốc

Vũ HánHồ BắcTrung Quốc

Trường hợp xác nhận

268

Phục hồi

201

Tử vong

0

Tính đến 10 giờ 50 ngày 18 tháng 4 năm 2020

Trang web chính thức

ncov.moh.gov.vn

 


Chiếc USS Theodore Roosevell của Hoa Kỳ ghé thăm Đà Nẵng chỉ có 4 ngày, vậy mà thủy thủy trên tàu bị dương tính lên tới số báo động, có một quân nhân vừa thiệt mạng. Chiếc tàu phải vào bờ khẩn cấp để cách ly mấy ngàn thủy thủ. Hạm trưởng tuyên bố  từ chức. Ghê chưa?

Thế thì có phép màu nào để VN vượt qua. Để trả lời câu hỏi, một số người cho rằng do VN có thói quen dùng khẩu trang nên vấn đề lây nhiễm không cao. Lý do thứ hai là VN có chế độ cách ly phòng dịch hữu hiệu. Tuy nhiên mấy hôm nay người VN lên mạng báo tin vui chấn động, đó là nhờ người VN đã chủng ngừa lao nên chống được virus.  Họ post lên Face book, chụp hình cánh tay và vết sẹo để làm bằng chứng rằng VN ta toàn thắng là nhờ cái sẹo ở cánh tay đã cứu mọi người. Thần kỳ không? Tin hay không tin? Tùy mỗi người nha.

Riêng tôi, tôi vội vén áo, nhìn vào cánh tay. Ố Là La! Trên cánh tay tôi cũng có vết sẹo. Thế thì tôi có quyền chả sợ cô Vi hay anh Vũ Hán nào cả. Tôi đã có vũ khí phòng bị và tui có quyền hy vọng.

Tuy nhiên để có tài liệu tôi vào Google nhờ bác ấy chỉ dùm. Xin trích và gửi vào đây một đoạn:

Vác-xin phòng lao, do hai nhà khoa học Pháp - bác sĩ, nhà vi trùng học Albert Calmette (1863 - 1933) và nhà thú y, nhà sinh học Camille Guérin (1872- 1961) - chế tạo, đã được sử dụng lần đầu tiên từ năm 1921. Vác-xin phòng lao thường gọi là vác-xin BCG, tên viết tắt của  “Bacille Calmette-Guerin” (vi trùng lao mang tên hai nhà khoa học Pháp). 

Trong suốt quá trình sử dụng, loại vác-xin này đã chứng tỏ nhiều lợi ích, không chỉ trong việc phòng lao. Vác-xin làm tăng cường hệ miễn dịch, cho phép bảo vệ người được tiêm khỏi nhiều căn bệnh và nhiều loại virus. Những người cao tuổi được tiêm phòng lao ít bị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp hơn. Đối với các bệnh nhân bị ung thư bàng quang, vác-xin phòng lao giảm kính thước của khối u và giảm tỉ lệ tử vong. Tiêm phòng lao cũng được chứng minh giảm nguy cơ tiểu đường loại 1.

Cá nhân tôi, trước hết phải cám ơn nước Pháp, chính nhờ nền cai trị thực dân đó mà tôi có cái sẹo để đời này. Cái sẹo là dấu tích của chiến dịch "chủng đậu" mà miền Nam gọi là "trồng trái". Bởi vì thời còn bé tôi đã được chủng đậu chích ngừa nhiều loại bệnh như ngừa lao, đậu mùa, trái rạ... Khi trồng trái bác y tá trưởng dùng một dụng cụ như ngòi bút lá tre tẩm thuốc quẹt quẹt vào cánh tay. Về nhà sau một vài ngày nó ngứa và cương lên. Chúng tôi phải vào lại trạm xá để được kiểm tra và ghi vào hồ sơ bệnh lý mỗi người. Khi vết chủng cương lên và làm thành sẹo thì má tôi mừng lắm và nói là rất tốt. Nhưng tất cả những cách phòng bệnh đó, tôi nhớ nhất là uống thuốc ký ninh vì nó đắng ơi là đắng. Theo quy định cứ một tháng hai lần tất cả con em công nhân phải tới trạm xá để uống ký ninh ngừa bệnh sốt rét vàng da. Đôi khi tổ chức ngay tại trường học hay sân điểm. Tất cả gia đình công nhân đều phải sắp hàng đi qua trạm kiểm soát. Có nhân viên y tế trực tiếp bỏ vào miệng người đi tới một viên ký ninh. Một nhân viên y tế khác đưa ly nước. Uống xong người y tá trưởng đánh dấu ở danh sách cầm trên tay. Gia đình mấy người phải uống đủ số. Thiếu một người, ngày mai phải lên trạm xá uống cho đủ. Nếu không sẽ bị trừ gạo ăn theo tháng đó. Riêng công nhân được uống ngay buổi sáng điểm dân để đi làm. Tiêm ngừa hay trồng trái đều phải bắt buộc như vậy. Thời đó mọi trẻ con đều được tiêm phòng và chăm sóc đặc biệt. Cho nên dù là đồn điền cao su mới khai khẩn, nhưng nhờ uống thuốc ký ninh định kỳ người dân phu và gia đình tránh được bệnh sốt rét.

Bây giờ thuốc trị sốt rét đang được nghiên cứu để kết hợp với trụ sinh đánh bại con Virus Vũ Hán. Thật là ngạc nhiên và thần kỳ. Rất mong là tác dụng để nhân loại vượt qua đại dịch ghê gớm này.

Nếu tôi nhớ không lầm là khi tôi sinh con tôi ở VN sau 1975 không hề được chủng ngừa lao cho trẻ em. Như vậy nếu nói VN không có người tử vong ngoài phòng dịch là nhờ chủng ngừa lao thì cũng không đúng lắm. Theo thống kê ở VN tỷ lệ người chết về bệnh lao phổi rất cao vì có đến 180.000 người mắc bệnh mỗi năm.

Trang lứa chúng tôi thời gian chích ngừa lao đã đi qua xa lơ xa lắc biết bây giờ còn có tác dụng nữa không? Dầu sao cũng hy vọng nghiên cứu này đúng. Khi chúng tôi bước qua 65 tuổi đều được khuyến khích đi chích ngừa lao, ngừa bệnh giời leo... Như vậy hy vọng sống còn cũng được cao hơn một chút. Vẫn còn tia sáng cuối đường hầm cho tuổi già đối với dịch viêm phổi Vũ Hán.

 

Nói về vết sẹo, tôi lại nghĩ sâu xa hơn một chút. Đó là những vết sẹo ngoài da và vết sẹo tâm hồn. Vết sẹo ngoài da ta dễ thấy. Đó là chứng tích, là kỷ niệm và đôi khi là nỗi đau âm ỉ biến thành vết sẹo trong tâm hồn.

Thí dụ như tháng tư mỗi năm, đối với người Mỹ chỉ là một tháng tư bình thường như bao nhiêu tháng trong năm. Nhưng đối với người VN lưu vong (những người tị nạn chính trị) thì tháng tư như một vết thương mưng mủ. Những hồi ức lần lượt kéo về kèm theo bao nhiêu hệ lụy. Đó là vết sẹo tâm hồn khiến người có tâm khắc khoải bi thương. Người nào càng có nhiệt huyết với đất nước nỗi đau càng lớn. Người nào gia đình nhận nhiều mất mát, tang tóc thì càng không thể quên.

Đừng trách họ, đừng nói họ mẫn cảm bởi vì chúng ta không nhận những bi thương như họ, chúng ta không sống những giờ phút cận kề cái chết kinh hoàng như họ. Đơn giản là chúng ta không bị những vết chém để mang những vết sẹo như họ.

Riêng đối với nước Mỹ là quê hương thứ hai của tôi và của những người Mỹ gốc Việt. Càng định cư lâu dài ở đất nước này ta càng gắn bó, yêu quý, hãnh diện lẫn có chút ngậm ngùi. Bởi vì nước Mỹ cũng làm cho ta có những vết sẹo trong tâm hồn.

Người Mỹ muốn đem quân đội đồng minh vào VN để bảo vệ Thế Giới Tự Do nhưng TT Ngô Đình Diệm không đồng ý. Ngài chỉ xin Mỹ viện trợ tài chánh và vũ khí. Còn bảo vệ nền dân chủ Cộng Hòa hãy để người VN tự lo. Thế là hai chiến lược chống CS Bắc Việt đối nghịch nhau. Dưới bàn tay của Mỹ, miền Nam VN đã xảy ra binh biến. TT Ngô Đình Diệm và bào đệ của ông bị giết, nền Đệ Nhất Cộng Hòa cáo chung. Chính trường VN trở nên bất ổn. Nga, Tàu nhảy vào viện trợ cho CS Bắc Việt. Miền Nam VN đành phải tổng động viên, đưa hàng ngũ thanh niên ưu tú vào cuộc chiến. Cuối cùng năm 1975 người Mỹ bỏ rơi VN rút về nước. Miền Nam VN thất thủ, nền Đệ Nhị Cộng Hòa bị xóa sổ. 58.000 chiến binh Mỹ bỏ mạng trên chiến trường VN.

Những sĩ quan VNCH bị vào những trại tù cải tạo. Bao nhiêu xác người chết trên biển vì chạy trốn chế độ CS. Bao nhiêu xác tù nhân bị chết trên rừng, trên núi vì đói khát, bệnh tật và kiệt sức. Bao nhiêu xác người dân, người lính đã chết trong những ngày loạn lạc 30/4/1975.

Bức tường đá đen Chiến Tranh Việt Nam (The Vietnam War Wall) tại trung tâm thủ đô Washington DC, Mỹ. Được ghép lại từ 72 tấm đá hoa cương quý khắc tên của 58.000 người lính Mỹ chết hoặc mất tích trên chính trường VN. Bia đá đen như nhắc nhở về một cuộc chiến kết thúc tồi tệ.

wdc_chieu_cao_tuong_algn

Nước Mỹ cũng đang nhận những hậu quả do chính họ tạo ra. Họ bị vết sẹo đó trong lịch sử và hậu chấn sai lầm diễn tiến tới bây giờ. Ngày xưa, chính phủ Mỹ đã bỏ rơi VNCH để bắt tay với Trung Cộng. Chính Mỹ đã tặng cho Trung Cộng bàn đạp kinh tế để bành trướng thế lực. Mỹ đã đánh giá lầm con người CS. Khi cái vòi con bạch tuộc vươn dài sẽ cuốn tất cả những gì nó vươn tới. Một Trung Quốc ngày nay và một Trung quốc 45 năm về trước khác xa nghìn dặm.

Chính quyềnTrung Cộng mang mộng làm bá chủ toàn cầu nên đã giở mọi thủ đoạn để bành trướng thế lực. Họ dùng đòn bẩy kinh tế, tung tiền bạc, sức mạnh quân đội, sức mạnh chính trị đàn áp các nước nhỏ. Len lỏi vào cơ cấu các nước Tây Phương để tạo thế lực ngầm. Dùng mọi chiêu trò gian lận, ăn cắp và thương mại giá rẻ để nắm chủ động các mặt hàng tiêu dùng. Đưa khẩu hiệu "Một vành đai, một con đường" để liên kết, trao đổi và làm chủ nhiều cơ sở thương mại trọng yếu các nước. Đòn đánh quyết liệt là dùng Virus Vũ Hán để thống lĩnh thế giới.

Bây giờ ngày 17/4/2020 nước Mỹ đang ở đỉnh điểm của bệnh dịch do virus Trung Cộng hoành hành. 678.210 người nhiễm bệnh và 34.641 người tử vong. Cả nước Mỹ đang cùng nhau đương đầu chống dịch. Tổng Thống Trump và nội các của ông đang vạch mặt kẻ thù và cùng các nước tự do dùng luật pháp quốc tế chặt đứt những cái vòi của con bạch tuộc Trung Cộng.

 

Lệnh cách ly đã được ban hành trên khắp thế giới. Mọi người được khuyên phải ở nhà để đề phòng lây lan. Kinh tế toàn cầu sụt giảm thê thảm báo hiệu sự suy thoái trầm trọng. Con số tử vong mỗi ngày đưa về thật kinh hoàng. Đây là trận chiến quyết liệt sinh tử của cả thế giới. Những bộ óc trí tuệ nhất đang tìm cho ra thuốc trị cũng như vaccine ngừa bệnh sau này.

Con Virus Vũ Hán đến với con người và ra đi không để lại vết sẹo nào trên thân thể. Nhưng sự mất mát người thân, những cái chết tức tưởi vì dịch bệnh, sự nằm xuống cao cả vì nhiệm vụ của Bác Sĩ, Y tá trên tuyến đầu chống dịch sẽ là một vết sẹo tâm hồn khó thể phai mờ trong lòng người dân.

Không ai muốn mình có một vết sẹo trên người cũng không ai muốn mình sống với những nỗi đau. Những ai gây ác nghiệp chắc chắn sẽ nhận hậu quả, mọi sự việc trên đời vẫn còn đang tiếp diễn. Chúng ta hãy chờ xem mọi việc sẽ phơi bày dưới ánh sáng mặt trời.

Xin cầu nguyện cho thế giới qua cơn đại dịch.

Nguyện cầu hương linh những nạn nhân dịch Virus Vũ Hán được siêu thoát. 

Nguyễn Thị Thêm.

22 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1903)
chị đã thấy đã nghe có những người Mỹ làm ra tiền mà vẫn quanh năm túng thiếu, mua cái gì cũng phải trả góp, từ cái ti vi, tủ lạnh, tấm nệm giường,
19 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1692)
Trước năm 1975, ở miền Nam bộ môn cải lương rất được mọi người ưa thích. Những nghệ sĩ cải lương nổi tiếng rất được quần chúng hâm mộ và các bầu gánh săn đón.
17 Tháng Mười Một 2023(Xem: 5392)
Chuyến đi xa nhất đời người, phải chăng là chuyến cuối cùng?… Riêng đối với anh chị em cựu hđs.BH chúng tôi, dẫu có đi thật xa rồi cũng sẽ trở về.
13 Tháng Mười Một 2023(Xem: 5660)
Trong suy nghĩ riêng tôi, chết không đồng nghĩa với sự mất mát, mà chỉ tạm thời vắng xa hình bóng người thân. Buồn là tất nhiên rồi, nhưng tôi nghĩ cần chuẩn bị trước
12 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1920)
Tình cảm của các anh chị cựu học sinh hướng về Thầy Cô hiện tiền cũng như đã quá vãng trên tinh thần “Giáo dục là thâm ân” thật đáng trân trọng và ngưỡng mộ.
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 4950)
Đặc biệt lần này thầy được đón tiếp trọng thể do 2 nhóm cựu học sinh NQ Bắc và Nam Cali kết hợp tổ chức tại nhà hàng Chez Christina - Milpitas vào đêm Thứ Bẩy 21 tháng 10 năm 2023.
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 3692)
Hơi sớm một chút cho mùa lễ Tạ ơn ở Mỹ, nhưng chưa bao giờ thừa, có được niềm tự hào đi theo suốt cả cuộc đời là nhờ công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy.
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 2289)
Cuối tháng 8 và vào đầu tháng 9 năm nay tôi có đi cruise kéo dài hai tuần của hảng MSC (Mediterranean Shipping Company) để thăm các đảo thuộc vùng Caribbean.
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 2235)
Lật bật mà thời gian tôi đã sống ở Canada “ xứ lạnh tình nồng” gần bằng thời gian tôi sỉnh ra, trưởng thành, học hành, dạy học, đi lính và đi tù “cải tạo” ở Việt Nam.
23 Tháng Mười 2023(Xem: 2614)
Mọi người đều không tránh khỏi Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Không có ngoại lệ, đời là thế. Đừng sợ hãi hay ưu tư khi bạn trở bệnh. Hãy sắp xếp trước mọi việc và sẵnsàng ra đi
21 Tháng Mười 2023(Xem: 2657)
tôi đã không có cơ hội nào thực hiện cái lời hứa ấy. Sau này, gặp lại được hai dì cùng lứa tuổi dì Xinh tỵ nạn sang đây. Họ đã không biết gì về số phận dì Xinh nữa.
21 Tháng Mười 2023(Xem: 2549)
“…Em yêu phút giây này Thầy em, tóc như bạc thêm Bạc thêm vì bụi phấn đã cho em bài học hay Mai sau lớn nên người .Làm sao, có thể nào quên?
06 Tháng Mười 2023(Xem: 2579)
Những tiến bộ điện tử giúp ích con người nhiều mặt nhưng cũng có mặt chúng làm thui chột trí óc và thể chất của chúng ta tỉ như làm chúng ta lười suy nghĩ
23 Tháng Chín 2023(Xem: 2812)
Có những nhà văn mà phong cách trí thức cũng như tình người để lại trong tôi những dấu ấn sâu sắc đến khó quên.
23 Tháng Chín 2023(Xem: 3054)
Kể từ đó tôi đã có hướng nhìn rõ hơn về tương lai của mình là khi lớn lên tôi phải trở thành một nhà giáo, đó là một mơ ước mà tôi phải cố gắng biến nó thành hiện thực.
23 Tháng Chín 2023(Xem: 2931)
sau gần nửa thế kỷ tồn tại qua những thăng trầm biến động của thời cuộc, rạp KH vẫn còn hiện hữu mãi trong ký ức của người dân BH xưa về một thời huy hoàng tráng lệ ...
23 Tháng Chín 2023(Xem: 2744)
giáo chức sĩ quan biệt phái tức là những thầy giáo do lệnh tổng động viên đã phải nhập ngũ một thời gian trưỡc khi được “biệt phái” về dạy học lại cũng phải đi “học tập cải tạo”.
12 Tháng Chín 2023(Xem: 2854)
Chúng ta “ăn để mà sống” hay “sống để mà ăn”? Tôi vẫn nghĩ rằng, mọi người đều phải trải qua cả hai giai đoạn kể trên, khi còn trẻ sung sức thì “sống để ăn”, và khi tuổi về xế chiều thì “ăn để sống”.
12 Tháng Chín 2023(Xem: 2757)
Xin ghi nhận như một lời chia sẻ về một nhà văn lớn đã khuất. Tôi nghĩ viết một nhà văn lớn không bao giờ là thừa, dù thời đã qua.
10 Tháng Chín 2023(Xem: 2856)
Mất một chiếc vớ kể như mất cả đôi, chẳng thể mang một chiếc nhảy lò cò mọi nơi. Còn một thúng vớ lẻ bạn đang nằm thương nhớ kẻ bạc tình thì sao?