Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - BÀN THỜ CỦA TÔI LÚC NÀY LÀ GIƯỜNG CỦA NGƯỜI BỆNH

12 Tháng Tư 20201:36 SA(Xem: 11212)
GS. Nguyễn Văn Lục - BÀN THỜ CỦA TÔI LÚC NÀY LÀ GIƯỜNG CỦA NGƯỜI BỆNH

Bàn thờ của tôi lúc này là giường của người bệnh

GS. Nguyễn Văn Lục  

 

 bantholagiuongbenh

 

(Viết để riêng tặng các bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ, y tá, y công đang là những chiến sĩ trên tuyến đầu chống đại dịch)

 

 

Trong trận đại dịch này. Riêng tại Ý, số các linh mục chết vì đại dịch là 67 người. (Theo Paris Match số ra ngày 25-03.) Số các bác sĩ cũng khoảng 100 theo đài CNN ở Montreal. Đó là những cái chết mà trong nỗi xúc cảm bình thường, có người gọi các bác sĩ của họ là những người Anh Hùng, người theo tôn giáo gọi các linh mục là Thánh Tử Đạo. Dù gọi là gì đi nữa, họ đáng được vinh danh sau này sau mùa đại dịch.

 

 Nghĩ tới những con người ấy đã chết và những người đang hoạt động trong tuyến đầu mặt trận mà tôi viết bài này.

 

 Có một điều đặc biệt nên nói. Hầu như các nhà thờ trên toàn thế giới không có tiếng chuông. Không có thánh lễ ngày chủ nhật. Khung cảnh buồn hiu. Trên cây thập giá. Chẳng hiểu Chúa ở trên kia nhìn xuống có thấy buồn không?

 

Hình như có một điều gì đó xem ra không hiểu được. Một cụ già nay đã 103 tuổi cho biết suốt cuộc đời- ngay cả thời kỳ chiến tranh khốc liệt nhất- cũng không bao giờ chứng kiến cảnh này.

 

Phải chăng đây sẽ là bi kịch lớn nhất của thế kỷ này mà con người cảm thấy mình bất lực, trơ trọi và cô đơn?

 

Nhưng ở ngay trung tâm của trận dịch xem ra vẫn lóe lên một niềm hy vọng và mời các anh chị đọc mẫu chuyện sau đây như một trấn an và một niềm an ủi.

 

Cách đây hơn một năm, đúng ra là ngày 15/12 năm 2018 thì cộng đoàn giáo phận Reggio Emilia-Guastalla là một ngày vui. Cộng đoàn này chỉ là một tỉnh nhỏ với số dân 15000 người,  trước đây còn thuộc Milan, sau được tách ra. Nó như một phần đất nào trên đất Ý cũng đều có nhiều di tích lịch sử.

 

Câu truyện tôi kể ngày hôm nay có thể có một ngày sẽ trở thành một địa danh. Nào ai biết được.

 

Bởi vì cộng đoàn này họ vừa đón nhận thêm một tin vui. Họ có thêm một tân linh mục. Vào lúc 6 giờ chiều hôm đó, Giám mục Massimo Camisasca đã đặt tay lên đầu một vị phó tế Alberto Debbi.

 

 Và kể từ nay. Ông là linh mục.

 

Câu chuyện của ông cũng chỉ là bình thường. Đã bao nhiêu người đã “đỗ cụ” như thế. Khác là người ta đỗ tú tài, ông đỗ cụ. Nhưng hành trình đi đến chức linh mục của Alberto Debbi tôi phải thú nhận là ngoằng ngoèo, đặc biệt.

 

 Không một ai chờ đợi ông như thế.

 

Có thể ngay cả cha mẹ ông, nhất là người đời theo lẽ thường tình. Nhưng cái không chờ mà đến vẫn là cái đẹp nhất trên đời này!!

 

Bởi vì năm nay ông đã 42 tuổi.  Nhiều lẽ bởi vì lắm.

 

 Người theo đạo thì gọi ông một cách trọng vọng là một Ơn Gọi độc đáo và duy nhất. Chúa ban cho.

 

Hành trình từ tấm bé đến lúc 42 tuổi

 

Alberto Debbi sinh năm 1976, con thứ tư trong một gia đình có 6 người con. Đứng thứ tư trong gia đình. Năm 18 tuổi, cha ông qua đời sau một cơn bệnh nặng. Sau biến cố đau thương này như xoay chuyển cuộc đời Alberto. Ông quyết định học Y khoa để ra giúp đời, giúp những người đau đớn vì bệnh tật.

 

Học y là để cứu người. Tôi chắc là Alberto đã nghĩ như thế.

 

 Và chưa bao giờ ý nghĩa trang trọng ấy được tôn vinh như hơn bao giờ hết, như lúc này. Ý nghĩa cao đẹp đôi khi chỉ các người trẻ ấy mới thấm đậm hết ý nghĩa được trong tình huống này. Chứ không chắc hẳn là “người thân” biết được. Nhiều người thân đã vinh danh họ một cách không đúng chỗ chẳng khác gì hạ thấp họ xuống.

 

Người lính chỉ ra trận mới biết được ai là lính thiệt!!!

 

Alberto bắt đầu theo học y khoa tại đại học Modena. Sau khi tốt nghiệp, anh tiếp tục học nội trú. 2005, anh ra trường.

 

Như nhiều bác sĩ khác. Anh làm nhiều nơi. Khi thì ở bệnh viện Scandiano. Khi ở khu cấp cứu của Castelnovo Monti. Rồi cuối cùng anh làm ở khoa phổi ở Sassuolo cũng thuộc Modena.

 

Tổng cộng tất cả những năm tháng này khoảng 7 năm. Và cũng như nhiều bác sĩ trẻ cùng lứa tuổi, anh có bạn gái và đã đi đến quyết định tối quan trọng là kết hôn.

 

Rất tiếc là tôi không tìm ra được tấm hình nào của bạn gái Alberto. Nhưng ngoài tình yêu dành cho người bạn gái. Có một tiếng gọi khác réo gọi từ bên trong.

 

Tôi mường tượng ra cuộc xung đột quả là gay go lắm. Đầy bi kịch cũng có? Có những đêm trắng? Chỉ có điều, từ góc độ con người, chọn lựa này có thể làm cho anh có cảm tưởng không trọn vẹn. Tôi không dám nghĩ xa nữa trong sự tôn trọng những quyết định cuối cùng của anh.

 

Nhưng theo lời tâm sự của anh thì anh đã có một người bạn gái đầy lòng độ lượng, chia xẻ về mong muốn của anh muốn vì người khác thay vì mình. Và cả hai đã đồng ý một thời gian phân định vào năm 2011.

 

Alberto chia xẻ: “Nó có vẻ như là mâu thuẫn, nhưng bước căn bản chính là, qua tình yêu của vị hôn thê của tôi, tôi nhận ra rằng có một Tình yêu lớn hơn mà tôi được mời gọi đến với tình yêu đó.”.

 

Hành trình làm linh mục

 

Quyết định đã xong. Chia tay. 2012, Alberto tham dự năm dự bị của chủng viện như một thử thách đầu tiên và vẫn tiếp tục làm việc ở bệnh viện. Đến tháng 09/2013, anh đã quyết định nghỉ việc tại bệnh viện và tiếp tục theo học Triết và Thần học tại Đại chủng viện.

 

Đây không phải là những năm “dạo chơi” “cưỡi ngựa xem hoa” mà đầy thử thách như thể một thời gian “huấn nhục” về độ quyết tâm, kiên cường và rèn luyện sức mạnh tinh thần.

 

Trong hai năm cuối cùng, thầy Alberto đã ra ngoài giúp các sinh hoạt bác ái cùng với các người trẻ.

 

Ngày 27-5-2017, thầy Alberto được lãnh chức phó tế.

 

Trước ngày chịu chức linh mục, cha Abelto chia sẻ: “Tôi đặc biệt muốn là một người hy vọng. Một hy vọng không kết thúc với bệnh tật và cái chết. Tôi tin rằng linh mục ỡ giữa dân và vì dân, dấn thân để đưa con người tới gần Thiên Chúa… Đó là tất cả ân sủng và chúng ta càng trở nên nhỏ bé, thì Chúa càng có thể hành động khi sử dụng chúng ta.”:

 

Bài viết của tôi đã lấy tựa đề: Bàn thờ của tôi lúc này là giường của bệnh nhân mang đầy đủ ý nghĩa trọn vẹn. Làm linh mục là để cứu đời, làm bác sĩ là để cứu người. Còn có gì đẹp hơn trong hai tước vị đó ở đời này.

 

Lm Alberto đã rời nhà xứ để quay trở lại hành nghề bác sĩ ngay từ trung tuần tháng hai. Cho đến lúc này, không biết số phận của cha như thế nào? Hy vọng là cha đã qua khỏi cơn đại dịch. Mong thay!

 

Chú thích:

 

  • Ở phạm vi cá nhân của tôi, tôi vẫn trước sau nhìn vấn đề đại dịch trong chiều kích tương quan đối đãi giữa con người và thiên nhiên. Như trong các bài Lẽ Trời, Lẽ Người. Cuộc chiến toàn cầu giữa con người và thiên nhiên. Sự tranh giành giữa thiên nhiên và con người. Thiên nhiên có quy luật của nó. Như trong trận đại dịch này, hầu như quy luật của sự tiến hóa với cái mà Darwin gọi là Selection naturelle đang được áp dụng triệt để. Già là bị thải loại. Cao sang thì ta tự gọi là Mệnh Trời. Hèn hạ thì ta đổ cho Số. Tôn giáo thì ta đổ cho Nghiệp hay Ý Chúa.  Nhưng chính các thành tố miễn nhiễm trong cơ thể con người cũng bị già cội theo. Lính già gác cửa sao chống lại được Virus bên ngoài xâm nhập? Trận dịch này nằm trong quy trình của luật tiến hóa. Chỉ đơn giản có vậy. Trời kêu ai người nấy dạ. Amen.
  • Bài viết này cảm hứng từ Bản tin của Hồng Thủy. Đài Vatican. Ngày 05-tháng một- 2019).
  • Thông báo quan trọng. Xin mời các anh chị vào đọc Viet Héritage renaissance do các bác sĩ ở Montréal  Dương Đình Huy, Phan Xuân Trường và Cấn Thị Bích Ngọc tổ chức để đọc các bản hướng dẫn thường thức về đại dịch.
  •  https://www. Youtube.com/chanel/UC2yA1e 03ilCKzc6WBN1ew 

 

 Phụ đính: 
https://www.vaticannews.va/vi/church/news/2020-03/alberto-debbi-linh-muc-bac-si-tro-lai-benh-vien-chua-tri.html

09 Tháng Mười Một 2013(Xem: 41793)
Cái ranh giới giữa hiện tại và quá khứ nhỏ quá, mỏng quá, nhanh quá, nhanh còn hơn một cái chớp mắt. “Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.”
08 Tháng Mười Một 2013(Xem: 43711)
Dù biết rằng vui mừng có giới hạn nhưng đau khổ vô bờ bến. Ước chi… ước chi…sương đã tan và nắng đã lên ở cuối đường.
01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 52424)
Biết cùng ai chia sẻ sự suy nghĩ riêng mình, chỉ biết nhìn lên bầu trời âm u bên kia đồi, để rồi ước mong, mong một ngày nắng lên...
25 Tháng Mười 2013(Xem: 66520)
Cảm ơn tình bạn anh cho tôi, như cánh diều bay êm ả trên những tầng mây khi tụ khi tan, khi gần khi xa, như có như không, một tình bạn chân thật, giản dị,...
17 Tháng Mười 2013(Xem: 49164)
Mỗi lần tan học, ở các lớp cuối Trung học, chắc là cũng có các em học sinh mới lớn ngâm nga "em tan trường về anh theo Ngọ về" như chúng tôi...
17 Tháng Mười 2013(Xem: 36328)
Dường như đã thành người nhà dù màu da có khác, tiếng nói có khác, phong tục có khác mà sao thật quyến luyến vô cùng.
14 Tháng Mười 2013(Xem: 56069)
Nhớ điều này nha anh Hoàng, như anh đã viết năm nào. “Sau cái chết là gì? Là không gì hết. Có chăng là những ngọn gió. Ngọn gió thổi những lời bay đi. Ngọn gió thổi trả những lời trở lại.”
14 Tháng Mười 2013(Xem: 55237)
Xem lịch mới biết hôm nay là ngày đầu thu. Từng mùa thu đến, từng mùa thu đi. Đến rồi đi, đi rồi lại đến như bao kiếp người luân lạc trên dòng đời chảy miên man.
12 Tháng Mười 2013(Xem: 43349)
Tôi lại nghĩ. Chỉ có mấy quyễn sách long bìa, rách gáy, tôi còn không nở vứt đi, thì làm sao tôi có thể yên tâm mĩm cười bỏ cái thân nhục dục này xuôi tay nhắm mắt. Thì ra, nói một chuyện mà thực hành không phải dễ dàng.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 51962)
VÌ EM LÀ NỖI NHỚ - Nhạc và Lời: Ngô Càn Chiếu - Hòa âm: Ngô Càn Chiếu - Ca sĩ trình bày: Ngô Càn Chiếu Vì em là nỗi nhớ Là Sài gòn nắng ấm bình minh Bên phố phường rôn rã thanh âm Là ngựa xe trong ngày đang đến
10 Tháng Mười 2013(Xem: 63895)
Xin cầu chúc mọi điều tốt đẹp cho nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, cho một người bạn văn chương của tôi. Anh là một homo literatus với ý nghĩa đáng trân trọng của nó.
08 Tháng Mười 2013(Xem: 42557)
Tôi được biết nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng khi anh là giáo sư dạy môn triết tại trường Pétrus Ký. Lúc ấy, anh Hoàng tuổi ngoài hai mươi, còn trẻ lắm.
03 Tháng Mười 2013(Xem: 60131)
Nhớ anh, tôi thèm đọc một cuốn sách. Tôi tìm chữ, tìm tôi cũ trong những ngày tháng miệt mài viết bài gửi cho anh. Những ngày thân thiết vô cùng. Những ngày của chữ, của Văn …
03 Tháng Mười 2013(Xem: 46093)
Có làm cha làm mẹ, tôi càng biết quý trọng, mang ơn và thông cảm những nỗi khó khăn của những người đã ra công dạy dỗ mình và giờ đây là con cái mình từ truyền trao kiến thức cho tới uốn nắn tính tình.
02 Tháng Mười 2013(Xem: 62493)
Biết được tin tức thầy, em mừng rỡ lắm. Gặp được thầy lại càng vinh hạnh hơn. Bàn chân "trần" của thầy chắc có lẽ cũng dừng chân nơi bến đỗ "trung học Ngô Quyền" để cùng đồng liêu theo dõi nhịp thở của học trò.
28 Tháng Chín 2013(Xem: 49616)
Thì ra tôi đã già rồi. Già thật rồi nên cứ loay hoay nhìn về quá khứ. Hãy cho tôi một nụ cười. Nụ cười hồn nhiên của trẻ thơ
21 Tháng Chín 2013(Xem: 59425)
Tựa Đề: HÌNH NHƯ NẮNG VỪA PHAI Nhạc&Lời: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Tuấn Ngọc Ca Sĩ: Hương Giang
21 Tháng Chín 2013(Xem: 62883)
ChsNQ khóa 1 đến thăm thầy Nguyễn Xuân Hoàng và Thầy Phan Thông Hảo
20 Tháng Chín 2013(Xem: 53612)
Phùng Quán vịn vào câu thơ mà đứng vững. Mình dựa vào tình thương của mọi người, nghiến răng, đứng lên mĩm cười với số phận. Cám ơn tình bạn, cám ơn thương yêu và thông cảm.
14 Tháng Chín 2013(Xem: 57443)
Phải chăng nhà văn không có tuổi. Nhà văn chỉ có già đi và chết. Nhà văn không đếm cái khoảng thời gian sống. Thời gian của một nhà văn là ý nghĩa những dòng chữ họ viết ra.