Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ TUẦN "CẤM TÚC" THỨ BA

12 Tháng Tư 202012:22 SA(Xem: 10231)
Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ TUẦN "CẤM TÚC" THỨ BA
  
   NHẬT KÝ TUẦN "CẤM TÚC" THỨ BA

stayhome


Thứ hai 30 tháng 3


Thay vì ghi lại những gì đang xảy ra, hôm nay xin được nói chuyện về một đại hội âm nhạc được trực tiếp phát ra trên 3 hệ thống truyền hình lớn ở Mỹ (ABC, CBS, và NBC) vào tối ngày thứ bảy 18 tháng 4 năm 2020, lúc 5 giờ chiều giờ California, 7:00PM ở Texas, và 8 giờ tối ở New York.


Chương trình này được bảo trợ bởi hai tổ chức Global Citizen và the World Health Organization (WHO) với tên là "One World: Together At Home" để quyên tiền cho hai mục đích:

 

1 - Mua các trang bị y tế cần thiết cho tất cả những nhân viên trên tuyến đầu chống đại dịch COVID-19 ở các nơi đang bị tổn thương nặng nề nhất.


2 - Đóng góp vào ngân quỹ của các tổ chức từ thiện đang cung cấp thực phẩm hay nơi cư trú tạm thời cho những người khốn khó.


Chương trình âm nhạc từ thiện rất đặc sắc này được góp tay bởi các ca sĩ rất nổi tiếng: Keith Urban, Elton John, Chris Martin, John Legend, Andrea Bocelli...


3 MC nổi tiếng của Mỹ: Jimmy Kimmel, Jimmy Fallon, and Stephen Colbert sẽ thay phiên nhau dẫn chương trình.


Xin ghi vào thời khóa biểu của bạn vào chiều tối thứ bảy 18 tháng 4 sự kiện âm nhạc từ thiện chắc chắn sẽ rất hay, đầy xúc động này  để cùng góp phần nhỏ nhoi của mình vào việc chiến đấu với COVID-19, đưa đời sống trở về bình thường.


Và để cùng tưởng niệm những người đã bỏ mình vì đại dịch.


Xin mở "hầu bao", rút Credit Card sẵn sàng để đóng góp qua Internet, texting, hay telephone để cùng góp bàn tay vào chiều tối ngày 18 tháng 4. Hạnh phúc của người cho bao giờ cũng lớn hơn niềm vui của người nhận, hãy tin chắc chắn như thế.


***

Thứ ba 31 tháng 3


Một ngày rất buồn cho đất nước Tây Ban Nha khi chỉ trong một ngày mà có đến hơn 9 ngàn người nhiễm bệnh cúm Vũ Hán. Trong khi đó ở Ý, đến ngày cuối tháng 3 đã có hơn 12 ngàn người qua đời vì COVID-19.


Tiểu bang Maine nhỏ xíu ở phía Đông Bắc Mỹ ban hành lệnh cấm túc "stay healthy at home mandate".


Theo chân các công ty sản xuất rượu nho nổi tiếng thế giới ở Napa, phía Bắc California, một công ty sản xuất rượu whisky nhỏ ở gần downtown San Jose cũng chuyển qua sản xuất hand sanitizer. Chủ nhân công ty này sau khi tìm mua hand sanitizer không được vì nhu cầu tăng cao đột biến, ông quyết định tự làm loại dung dịch rửa tay đang được dùng ở khắp nơi. Với thiết bị của một nơi chuyên chưng cất rượu, với rubbing alcohol nồng độ cao có sẵn, ông tự làm hand sanitizer để dùng, và sản xuất khối lượng lớn để tặng các nhân viên cảnh sát, chữa lửa, và nhân viên vệ sinh. Hand sanitizer được đặt trong những thùng 5 gallons có  pumper để những tất cả những người đang làm việc trên tuyến đầu chống COVID-19 có thể bơm vào các chai nhỏ cá nhân của họ miễn phí.


***


Thứ tư 1 tháng 4


Trong tình hình đại dịch cúm Tàu đang hoành hành khắp địa cầu, từ các hệ thống truyền thông TV, radio... đến các tờ báo lớn không còn ai có lòng dạ nào đùa cợt chuyện "cá tháng tư" như thông lệ vào ngày đầu tháng 4 hàng năm.


Giải vô địch Tennis thế giới 2020 hủy bỏ do đại dịch COVID-19. Đây là lần đầu tiên trong vòng 75 năm, Wimbledon Tennis Tournament bị cancelled. Cuộc tranh tài tennis thế giới  lần tới là vào giữa năm 2021. 


Trong khi West Virginia kéo dài lệnh cấm túc tại nhà đến ngày 9 tháng 6 thì Florida, Mississippi, và Georgia lần đầu tiên ra chỉ thị "Shelter in place" trên toàn tiểu bang.


Trong màu đen của những tin không vui, xin tô điểm một chút màu hồng lạc quan xảy ra đúng vào ngày "cá tháng tư" April first, nhưng là chuyện thật 100% của một người có đầy đủ tiền bạc lẫn tấm lòng.


Tài tử kiêm đạo diễn nổi tiếng Tyler Perry đã tặng 42 người làm việc tại nhà hàng Houston's West Paces in Atlanta, Georgia 21 ngàn dollars tiền tip. Chưa dừng ở đó, ông tài tử giàu có này đã gọi đến hệ thống chợ Kroger yêu cầu trả tiền cho tất cả  những người đi mua sắm trong thời gian dành cho khách hàng trên 65 tuổi, ở 44 cửa hàng Kroger in Atlanta, Georgia, thành phố miền Nam nơi ông bắt đầu sự nghiệp diễn xuất. 


Ông cũng không quên thành phố New Orleans, Louisiana, nơi ông sinh ra và lớn lên. Vào một ngày đầu tháng 4, ông lại gọi điện thoại đến hệ thống chợ Winn-Dixie yêu cầu trả hóa đơn cho tất cả những người lớn tuổi ở 29 tiệm Winn-Dixie khắp tiểu bang Louisiana.


Những người trên 65 tuổi đi mua sắm như thường lệ, chuẩn bị trả tiền thì được nhân viên của chợ cho biết Tyler Perry đã trả tiền cho họ. Họ đã òa vỡ trong một ngạc nhiên ngọt ngào hạnh phúc, có người đã gọi Tyler Perry là "Atlanta Angel" (thiên thần Atlanta).


***

Thứ năm 2 tháng 4


Liên minh Châu Âu thông báo chính thức do tổn thất nhân mạng vì cúm Vũ Hán nhiều nhất Châu Âu, Ý sẽ là nước đầu tiên nhận được sự hỗ trợ kinh tế từ tổ chức này.


Hôm nay, Tennessee (quê hương của country music/ dân ca của Mỹ) ban hành lệnh "Shelter in place" 


Do đại dịch từ Coronavirus, hơn 2/3 nước Mỹ đã có lệnh "cấm túc tại nhà", các nhà máy, công ty, cơ sở dịch vụ đều tạm đóng cửa, dẫn đến hệ quả chỉ trong một tuần có đến 6.6 triệu người Mỹ xin tiền trợ cấp thất nghiệp, một con số cao vượt qua tất cả những lần suy thoái kinh tế trong lịch sử Hoa kỳ.


Từ Union Square của San Francisco ở ven biển miền Tây, qua Manhattan của New York ở miền Đông, những địa điểm du lịch mua sắm nổi tiếng trên thế giới, bây giờ vắng vẻ, buồn tênh.


Từ màn ảnh TV, nhìn đường Beach biển Santa Cruz của California hôm nay không một bóng người, chúng tôi chợt liên tưởng đến đường Duy Tân chạy dọc đường biển Nha Trang vào ngày 2 tháng 4 năm 1975 (ngày VNCH mất Nha Trang) cũng buồn hiu hắt, không một bóng người. Nỗi buồn chợt dâng cao, chất ngất.


***


Thứ sáu 3 tháng 4


Centers for Disease Control and Prevention (CDC) chính thức khuyên dân chúng nên mang khẩu trang khi ra đường để tránh dịch lây lan. Chính phủ cũng yêu cầu mọi người đừng đặt mua N95 mask vì loại mask hình cái nón này rộng hơn, (lại có chỗ để không khí lọt vào vertically, mang lâu không bị ngộp) và che kín hơn medical mask bình thường  hình chữ nhật. Mask N95 trong tình trạng này rất khan hiếm, Chính phủ yêu cầu mọi người ngừng mua, để dành cho các nhân viên y tế đang ở tuyến đầu chống dịch.


Oops, chúng tôi đã đặt mua một package nhỏ nhất 5 N95 masks vào ngày 25 tháng 3 trên Amazon giá $18.52. Thật tình, lúc đầu không có ý định order nhưng lúc đang làm việc online thì quảng cáo đập vào mắt, nên đặt mua vì biết sẽ có dịp dùng đến.


Sau khi trả tiền, trong receipt gởi lại qua email, Amazon cho biết shipment sẽ đến nhà vào khoảng thời gian từ 4 đến 26 tháng 5. (Thông thường tối đa là 2 tuần sau khi order, hàng sẽ gởi đến nhà). Thật bất ngờ chỉ một tuần sau, hôm nay, gói hàng 5 N95 masks đã nằm trong thùng thư nhà chúng tôi.


Nhận ra tình hình thiếu thốn masks của các bệnh viện, chúng tôi giữ lại 2 cái đủ dùng, và đến bệnh viện Kaiser ở gần nhà, tặng lại 3 masks N95 vẫn còn trong túi nylon. Người nhân viên làm ở reception hỏi tôi có muốn donate cho ai đó cụ thể không?


Câu trả lời tự dưng bật ra khi tôi nhớ đến những em bé chưa tới 5 tuổi (con của các nhân viên y tế) đôi khi cả tuần không gặp Mẹ vì những ca trực ở bệnh viện kéo dài bất thường trong mùa đại dịch :


- Xin dành cho những ai thật sự cần. Hoặc xin dành cho những y tá có con nhỏ 


- Xin cho chúng tôi biết tên và địa chỉ để gởi thư cảm ơn.


- Tên tôi là concerned citizen, và nhà ở gần đây. 


***


Thứ bảy 4 tháng 4


Chỉ mới có 1,000 bệnh nhân COVID-19, và 66 người thiệt mạng vì cúm Tàu tính đến hôm nay, nhưng Ai Cập ra lệnh lockdown trong vòng một tuần, nhưng rất nghiêm khắc kiểu quân đội: "không được ra khỏi nhà vì bất cứ lý do gì kể cả đi mua bánh mì"!


Lễ Phục sinh của Thiên Chúa giáo, và lễ Phật Đản của Phật giáo đang đến rất gần, nhưng buồn thay gần như trên  toàn thế giới, sẽ không có một ngày lễ Easter có những cuộc săn trứng đủ màu của các em nhỏ ở các công viên đầy cỏ xanh, ấm áp nắng vàng mùa Xuân; sẽ không có tuần Thánh bình thường mà các tín đồ chỉ có thể dự "virtual mass", nghĩa là thánh lễ qua TV hay qua Internet. Cũng sẽ không có lễ tắm Phật ở Chùa với những bài hát mừng Phật đản sanh hiền hòa, sâu lắng.


Chưa khi nào có một thời kỳ lạ lùng đến vậy! Nhiều nhà lãnh đạo bạc tóc vì nghĩ cách đối phó hữu hiệu nhất. Không ai có kinh nghiệm đối phó với kẻ thù nhỏ xíu, không hình thù rõ rệt này. Virus Vũ Hán không những chỉ lấy đi hơn 50 ngàn mạng người ở khắp nơi trên thế giới, tính đến hôm nay, mà còn gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, và xâm hại cả tự do đi lại, tự do tín ngưỡng của con người.


Buồn nhất là bệnh nhân COVID-19 phải chết trong cô đơn giữa bốn bức tường trắng của bệnh viện, không có thân nhân, không có những lời cầu kinh của các vị linh mục, các nhà sư giúp họ thanh thản rời khỏi trần gian.


***


Chủ nhật 5 tháng 4


Sau khi ổn định chỗ ở cho những người không thể thực hành lịnh "shelter in place" vì không có  một nơi gọi là nhà, bằng cách thuê những khách sạn nhỏ vốn vắng tanh vì đại dịch cúm Vũ Hán từ ngày có lệnh "cấm túc" (sẽ kéo dài đến ngày 3 tháng 5 ở California), người ta bắt đầu nghĩ đến chỗ nghỉ ngơi cho các nhân viên y tế giữa những phiên trực dài hơn, vất vả bội phần.



Vì có  những mẫu chuyện thật nghe rất chùng lòng. Chẳng hạn một ông Bác sĩ có 3 con nhỏ dưới 10 tuổi. Những ngày đại dịch COVID 19 hoành hành nước Mỹ, ông không dám ôm con vì muốn bảo đảm an toàn tuyệt đối. Mỗi lần từ bệnh viện về, ông phải bỏ tất cả những thứ trên người vào máy giặt, giặt bằng nước nóng với nhiều laundry detergent hơn bình thường để diệt trùng, tắm rửa bằng nước ấm với rất nhiều soap, và tắm lâu hơn.


Khi số bệnh nhân COVID-19 nhiễm bệnh, lẫn tử vong, ngày càng tăng cao mà vẫn chưa đến peak time, ông bà còn cẩn thận hơn bằng cách: ông đi làm về nghỉ đêm ở khách sạn, và chỉ về nhà mỗi tuần một lần để giữ an toàn cho vợ con.


Buổi sáng từ khách sạn, trước khi đến bệnh viện, ông bác sĩ ghé qua nhà pickup thức ăn bà vợ đã để sẵn trước cửa nhà, trong khi 3 đứa con nhỏ dàn hàng ngang sau khung cửa sổ gởi cho bố những cái hôn gió.


Chiến tranh với vi khuẩn cũng khốc liệt như chiến tranh ý thức hệ ở Việt Nam hơn 40 năm trước. Cũng có "giới nghiêm", cũng có ở yên tại chỗ, cũng có những ông bố trẻ cả tháng không được ôm con, cũng có những người "mãi mãi không về"... 

Nhưng chiến tranh sinh học (nếu điều đó đúng  như một nghi vấn khá thuyết phục) hôm nay nhẹ nhàng hơn chiến tranh súng đạn năm xưa ở chỗ sau chiến tranh sinh học sẽ không có trại cải tạo tập trung, không có những ông cán bộ phường khóm chỉ mặt con nít 15, 17 tuổi phán "cha mày có nợ máu với nhân dân" !!!


Đối với hầu hết người Việt lưu vong, tháng 4 sẽ mang đến nhiều buồn đau ngoài những tác hại mà virus Wuhan đã gieo rắc cho nhân loại. 


Cầu mong các thế hệ kế tiếp sẽ không bao giờ phải chịu những tổn thương tinh thần lẫn vật chất như chúng ta hôm nay.


Nguyễn Trần Diệu Hương
Tháng tư đen 2020

19 Tháng Tư 2013(Xem: 80911)
Ngày 4 tháng 7 năm 2013 đang mời gọi. Về cùng nhau khơi lại bầu kỷ niệm , tay xiết chặt niềm vui, để nhớ rằng chúng ta bốn bể anh em một nhà và luôn giữ mãi tình nầy trong câu ca
19 Tháng Tư 2013(Xem: 90292)
Trong tầm mắt của tôi thì Tây Nguyên là một Amazon của Việt Nam thu nhỏ lại về mọi mặt. Về mặt lịch sử, nó là di sản của con người Tây Nguyên từ bao đời nay...
19 Tháng Tư 2013(Xem: 76666)
Rồi hôm nay sau bao ngày xa cách Đám con xa tưởng nhớ quay về đây Tình thương yêu tràn đầy trong ánh mắt Hướng tương lai ta quyết không hề quên
19 Tháng Tư 2013(Xem: 73711)
Trái tim má như hoa sen ấm áp, hương sen tỏa ra thơm ngát, dịu dàng. Người mẹ nhà quê xấu xí nghèo nàn của con là một bến bờ yên bình cho những con tim thiếu thốn tình thương trú ngụ.
12 Tháng Tư 2013(Xem: 76274)
Đến với các “cụ” học trò Bê Bốn lần này có cô Đinh Thị Hòa, cô Khương Thị Bàn và các Thầy: Lâm Tấn Văn, Đinh Hữu Quyến, Nguyễn Văn Có.
12 Tháng Tư 2013(Xem: 85438)
Tựa Đề: DƯỚI BÓNG ĐIÊU LINH Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông. Hòa Âm : Tuấn Ngọc. Ca Sĩ : Hương Giang
06 Tháng Tư 2013(Xem: 69713)
Đọc xong tập sách mỏng, gấp sách lại, tôi cảm thấy một cái gì nhẹ nhõm len vào tâm hồn. qua những dòng tâm bút của một cô gái trẻ..
06 Tháng Tư 2013(Xem: 70963)
Quãng đường đó có lẽ là con đường đạo nhiệm mầu mà chúng tôi đang lần đi giữa đêm hoang vu không bờ bến của kiếp nhân sinh.
06 Tháng Tư 2013(Xem: 72695)
Như Hát bình Phương đã nói với tôi, diễm phúc thay cho những ai đã tuổi hoàng hôn mà còn mẹ để chăm sóc và phụng dưỡng.
05 Tháng Tư 2013(Xem: 69962)
Cô Minh Nguyệt và chị Sĩ Cư ân cần tiển chân chúng tôi tận nơi đậu xe. Tình thương mến thương luôn tràn đầy, làm sao chúng tôi hững hờ được, để không đến với nhau.
30 Tháng Ba 2013(Xem: 83751)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MÂY XƯA- Nhạc và Lời: Phạm Chinh Đông – Hòa âm: Đỗ Hải – Ca sĩ Quỳnh Dao
29 Tháng Ba 2013(Xem: 95305)
Chắc chắn và không thể chối cãi được sự có mặt trong Hoàng Cung của Bà đã thay đổi bộ mặt Hoàng Cung. Nhưng điều quan trọng hơn cả, Bà trở thành biểu tượng, mẫu hình lý tưởng ...
28 Tháng Ba 2013(Xem: 71076)
Tôi giơ tay hứng lấy chiếc lá vàng nhỏ bé, chao đảo lượn lờ rớt vào lòng bàn tay tôi, ôi mong manh, ôi tội nghiệp, ôi tàn tạ như cuộc đời mẹ yêu dấu của tôi.
28 Tháng Ba 2013(Xem: 65206)
Một vinh dự nhớ đời cho ba đứa chúng tôi và cho cả lớp năm đó. Đó cũng là kỷ niệm vinh dự riêng tư nhất trong suốt 6 năm theo học ngôi trường thân thương Ngô Quyền.
23 Tháng Ba 2013(Xem: 81817)
Nhạc và Lời: Phạm Chinh Đông – Hòa âm: Đỗ Hải – Ca sĩ Minh Trí ( Việt Khang) - Ngày đó em đi vào đời ngất ngây cho tháng ngày là những tha thiết êm đềm cơn say
22 Tháng Ba 2013(Xem: 102547)
Phạm Duy là một con người, như mọi người. Ông đã sống tận cùng đời sống của ông, ông đã hiến tận cùng những gì ông có trong trái tim ông và thân xác ông.
22 Tháng Ba 2013(Xem: 108815)
Hẹn gặp ngày họp mặt truyền thống Ngô Quyền ngày 4/7/2013, nhất là các bạn trẻ các khóa đàn em cùng về tham dự, cùng góp bàn tay để nhận ra mình không hờ hững với trường xưa.
21 Tháng Ba 2013(Xem: 100173)
Cầm chắc lá thư trong tay tui đứng đợi mà sao hai cái chưn có cảm giác run lên từng chập. Chỉ còn độ mươi gốc cây nữa là em sẽ ngang qua. Tui dựa vô gốc cây đứng thở dốc mà chờ.
18 Tháng Ba 2013(Xem: 147243)
Tác phẩm Ngô Quyền Một Thời Để Thương Để Nhớ, không chỉ là một bộ sưu tập của những kỷ niệm đã theo chân những lữ khách Ngô Quyền khắp chân trời góc bể...
17 Tháng Ba 2013(Xem: 99108)
Dù rằng bây giờ con dốc Kỷ niệm trên đường đến trường Ngô Quyền hoặc dốc Cây Chàm đã bị bào mòn, không còn cao như xưa, nhưng trong từng ngăn ký ức đời mình thì “những kỷ niệm một thời học sinh Ngô Quyền” đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc nhất