Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Huỳnh Công Ân - ÂU CHÂU DU KÝ (Kết)

04 Tháng Mười Một 20198:48 CH(Xem: 10731)
GS. Huỳnh Công Ân - ÂU CHÂU DU KÝ (Kết)

M
t Chuyế
n Âu Du (Kết)

GS. Huỳnh công Ân


 

Ngày 5/9: Paris, kinh đô ánh sáng

Ngày đầu tiên, Hưng chở Quyên (vợ Hưng) và chúng tôi đi quận 13 ăn đồ Tàu. Xong chúng tôi đi xuống đại lộ Champs Élysées.

Đây là đại lộ nổi tiếng nhứt thế giới, nơi mà hàng triệu du khách từ khắp nơi đến đây mua sắm. Hai bên đường, người ta kéo nhau đi như trãy hội. Họ đi vào các cửa hàng mua sắm nổi tiếng như Louis Vuiton, Hugo Boss, La Coste...

Tôi và Hưng vào một quán cà phê để vợ tôi và Quyên đi mua sắm.

Buổi chiều chúng tôi đi ăn phở tại nhà hàng L’Indochine. Sau đó Hưng chở chúng tôi đi một vòng thành phố rồi về nhà.


image023

 

Ngày 6/9: Gặp người bạn cũ thời niên thiếu

Chiều nay Hưng chở mọi người đến Avenue De Choisy, quận 13, để ăn tối ở một tiệm Tàu. Tôi liên lạc với Thiểm, bạn cùng xóm thời trung học và mời anh ấy đến ăn với chúng tôi. Anh là thiếu tá không quân trước năm 1975.

Thiểm sang Pháp từ năm 1986, vợ anh đã thôi anh trước đó và anh cùng mẹ , 5 con được người em gái bảo lãnh.

Hiện anh ở một mình trong một studio tại Paris.

 image025


Ngày 7/9: Tháp Eiffeil, sông Seine, bi
ểu tượng của thành phố Paris

Sau bữa cơm trưa, Hưng chở chúng tôi đến phố Tàu, bỏ xe đó và bốn người dùng métro để tới tháp Eiffel. Cũng như lần trước vì lượng du khách quá đông, muốn lên tháp phải mất hàng giờ sắp hàng mua vé và giá vé rất mắc: 50 euro, chúng tôi quyết định chỉ chụp ảnh kỷ niệm dưới chân tháp.

Đoạn chúng tôi đến bờ sông Seine gần đó mua vé đi tàu trên sông Seine. Giá vé là 15 euro một người. Tàu chạy độ 1 giờ , qua nhiều cầu và nhiều kiến trúc lịch sử của Paris như bảo tàng viện Louvre, nhà hát opéra, nhà thờ Notre Dame, điện Versailles, quốc hội, quân y viện, toà thị chính Paris, cầu Marie còn được gọi là cầu Tình Yêu ( mà người thuyết minh nói rằng khi tàu chun dưới cầu thì những người yêu nhau phải hôn nhau để tình yêu sẽ bền vững)...

Chúng tôi trở lại phố Tàu và dùng một bữa buffet no bụng.

image027

Ngày 8/9: Nhà thờ Sacré Coeur

Chúng tôi bỏ xe hơi tại Place d’Italie và dùng métro số 7 đi đến bảo tàng viện Louvre. Bảo tàng nằm trong Place du Carrousel, một trung tâm thương mại trong lòng đất.

Chúng tôi cảm thấy đói bụng nên ghé tiệm Mc Donald dằn bụng rồi định mua vé vào bảo tàng viện. Nhân viên soát vé cho tôi biết bảo tàng viện sẽ đóng cửa trong 1 giờ nửa như vậy đi xem không kịp hết nên khuyên tôi nên vào xem dịp khác.

Chúng tôi lấy métro số 1 đi tới ga Concorde rồi đổi métro số 12 đi tới ga Abbesse đi viếng nhà thờ Sacré Coeur. Nhà thờ này nằm trong khu Montmartre, quận 18, nơi ở của các văn nghệ sĩ giống như khu Plateau Mont Royal ở Montréal. Đường phố ở đây nhỏ và lát đá như khu Vieux Montréal. Dọc bên đường là các quán ăn và tiệm bán đồ lưu niệm. Người qua lại đa số là du khách đến từ khắp nơi trên thế giới.

Chúng tôi phải leo nhiều bậc thang để lên nhà thờ. Nơi đây rất đông du khách bên ngoài đang chụp ảnh. Bên trong nhà thờ, người ta đang làm lễ. Chúng tôi ngồi trên băng ghế nghe giảng một lúc rồi đi vòng bên trong ngắm các tượng Đức Mẹ, Chúa và các vị thánh cũng như những điêu khắc trên tường và trên trần của nhà thờ.

Chúng tôi ra sân trước nhà thờ chụp toàn cảnh thành phố Paris phía dưới. Bận xuống, chúng tôi dùng funiculaire, cabine di chuyển bằng đường ray, để xuống đồi.

Chúng tôi lại dùng métro đi ngược về Place d’Italie, quận 13 dùng bữa ăn tối ở nhà hàng Việt Thái trên đường Choisy.

image029

Ngày 9/9: Viện bảo tàng Louvre

Sau khi ăn điểm sấm chúng tôi cũng bỏ xe hơi tại Place d’Italie để lấy xe métro đi viện bảo tàng Louvre.

Chúng tôi phải qua bao nhiêu chặng kiểm soát mới mua vé để vào bên trong. Người ta nối đuôi nhau rồng rắn để vào xem, mục tiêu là bức hoạ La Joconde ở tầng trên cùng.

Khác với đám đông, chúng tôi không vội tiếp tục lên tầng trên cùng mà xuống tầng ngang để chụp hình các bức tượng.

Sau cùng, chúng tôi theo đám đông lên tầng trên cùng để xem bức hoạ La Joconde. Ai cũng cố gắng chụp cho được bức hoạ này.

Trở lại phố Tàu, chúng tôi ăn tối trước khi về nhà.

 image031



Ngày 10/9: Ngày cu
ối ở Paris, đi thăm Vườn Lục Xâm Bảo (Jardin du Luxembourg)

“Mùa thu âm thầm

bên vườn Lục Xâm

Ngồi quen ghế đá

Ngồi quen ghế đá

Không em! Ôi buốt giá từ tâm.”

(Mùa thu Paris-Cung Trầm Tưởng)

Sáng nay, sau khi ăn điểm tâm ở nhà, Hưng chở chúng tôi đi chơi ở vườn Lục Xâm Bảo, quận 6, Paris.

Khu vườn này là nơi gợi cảm hứng cho bao văn nhân, thi sĩ và nhạc sĩ của chúng ta từng đặt bước đến đây từ Cung Trầm Tưởng, Nguyên Sa... đến Phạm Trọng Cầu. 

Chúng tôi đi giữa hai hàng cây cao che bóng mát vào vườn về hướng cung điện Luxembourg, qua vườn hoa, hồ nước. Người ta đặt những ghế sắt cho khách du lịch ngồi nghỉ. Nhóm khách trẻ hơn ngồi trên bãi cỏ hay nằm phơi nắng. Không gian tĩnh lặng giữa một kinh thành náo nhiệt.

Cung điện Luxembourg là của hoàng hậu Marie de Mecidis, gốc Ý vợ của vua Henry IV, mẹ của vua Louis XIII. Cung điện này bây giờ là trụ sở Thượng Nghị Viện của Pháp.

Trên đường về chúng tôi chạy ngang khu Montparnasse, khu phố nghệ sĩ ngày xưa nay có ngôi tháp cao 59 tầng.

image033

 

Ngày 11/9: Tạm biệt hai em Hưng-Quyên, tạm biệt Paris, tạm biệt nước Pháp chúng tôi đi thăm Bruxelles, nước Bỉ

Một tuần lễ ở Paris nhanh chóng trôi qua. Sáng sớm, sau bữa điểm tâm, 7:20 AM, tức là hơn 2 giờ trước khi xe khởi hành là 9:25 AM, Hưng bắt đầu đưa chúng tôi đi ra Gare du Nord để đi Bruxelles, Bỉ. Rủi thay, đây là giờ cao điểm, kẹt xe khắp nơi, cách giờ xe chạy 15 phút mà xe Hưng còn phải đi 800m nữa. Vợ chồng tôi kéo va li chạy bộ, nhưng gare Hưng chỉ trước mặt là Gare de l’Est, chúng tôi chạy sang Gare du Nord thì xe lửa đã chạy rồi. Tôi đành mua 2 vé chuyến sau 10: 35 AM mất 198 € cộng 2 vé bỏ là 256 €.

Đây là một kinh nghiệm để du khách đến Paris, nếu đi máy bay hay xe lửa nên đi 3 giờ trước giờ tàu khởi hành vì đường phố Paris chật hẹp và kẹt xe khắp nơi. Cách tốt nhứt là dùng xe điện hay métro để đến phi trường hay ga xe lửa không sợ trễ giờ.

Xe lửa chạy khoảng 1 giờ 20 phút thì tới ga Bruxelles-Midi. Vì bà xã đau chân nên dù khách sạn Hotel des Deux Gares rất gần đây, tôi lấy taxi đến đó, Nhưng 3:00 PM khách sạn mới checkin nên chúng tôi gởi hành lý ở khách sạn và đi bộ trở lại nhà ga để kiếm một thứ gì lót dạ và giết thì giờ .

Chúng tôi ghé vào một tiêm bánh trong ga gọi nước ngọt và bánh ngọt. Ngồi chơi một lát, chúng tôi trở lại khách sạn checkin rồi lên phòng nghỉ ngơi.

Buổi chiều chúng tôi lấy taxi xuống centre-ville. Tại đây có một tiệm ăn bán hải sản mà thực khách phải đứng ăn.

Chúng tôi vào một nhà hàng Á Châu để dùng bữa tối rồi đến khu La Grande Place. Nơi đây có nhiều đền đài, di tích lịch sử như Toà Thị Chính, Cung điện nhà vua, trong đó có viện bảo tàng Bruxelles.

image035

 

Ngày 12/9: tạm biệt Bruxelles, tạm biệt nước Bỉ, đi thăm thành phố Rotterdam, Hoà Lan

9 giờ sáng chúng tôi trả phòng, lấy taxi đi Gare Bruxelles-Nord. Tài xế taxi biết chúng tôi là du khách vì mang lỉnh kỉnh nhiều va li nên chạy lòng vòng để câu giờ, âu là một dịp ngắm thành phố Bruxelles chỉ tốn thêm vài đồng Euro.

Tới bến xe bus vì còn sớm nên chúng tôi vâo nhà ga ăn sáng ở tiệm gà rán KFC. Chúng tôi lên xe Flixbus lúc 11:05 AM. Xe chạy tới phi trường Zaventem để đón thêm khách.

Giữa cuộc hành trình xe đi ngang thành phố Antwerp, thuộc Bỉ gần biên giới Hoà Lan. Xe vào địa phận Hoà Lan, nhìn hai bên đường là cảnh đồng quê thanh bình với những cánh quạt điện gió xa xa nhắc tôi nhớ đến đường đi qua Phan Thiết, Việt Nam.

Xe qua cầu bắc ngang vịnh của biển Bắc Hải. Nước dưới cầu xanh ngát.

Tới Rotterdam, tôi xuống lầm chỗ, thay vì xuống ga Central, tôi lại xuống ga Zuidplein. Đành vậy, chúng tôi tới một tiệm Việt Nam ăn trưa và nhờ cô chủ tiệm gọi một xe taxi chở về khách sạn Rotterdam City.

Khách sạn ở đây mắc hơn khách sạn ở Bỉ nhưng rất sạch sẻ và sang trọng. Nghỉ ngơi một lát chúng tôi lấy xe điện ra downtown. Ở đây không có nhiều kiến trúc cỗ điển như ở các thành phố tôi đã đi qua.

Chung quanh đây có nhiều tiệm ăn Á Châu như Tàu, Nhựt, Việt... có cả tiệm ăn của Indonesia. Nhân viên giao hàng mặc đồng phục và đi giao hàng bằng xe đạp. Ở đây xe đạp là một phương tiện đi lại rất thịnh hành. Những bãi đậu xe đạp đầy xe làm tôi liên tưởng đến bãi đậu xe gắn máy ở Việt Nam.

Vì bà xã đau chân nên tôi bỏ ý định xuống bến tàu của Rotterdam đi du thuyền quanh thành phố. Chúng tôi về khách sạn sớm hơn mọi bữa.

image037

 

Ngày 13/9: Tạm biệt Rotterdam. chúng tôi đến Amsterdam trạm cuối của chuyến Âu du

Buổi sáng chúng tôi ăn điểm tâm trong khách sạn Rotterdam rồi ra ga trung ương lên xe Flixbus đi Amsterdam lúc 11:30 AM.

Xe đổ chúng tôi xuống phi trường Schiphol. Tôi không biết chỗ navette đưa về khách sạn Steigenberger ở đâu nên loay quay tìm cách về khách sạn. Mãi hơn một giờ sau mới tìm ra bến đậu của xe.

Sau khi nghỉ ngơi, chúng tôi xuống phố cách khách sạn hơn 17km vừa bằng xe bus vừa bằng xe lửa. Chúng tôi mua vé xuống du thuyền đi vòng quanh thành phố. Nói chung, Amsterdam cũng như Rotterdam và Bruxelles có khu kiến trúc cỗ nhưng cũng có khu kiến trúc mới kiểu Mỹ, ở vùng quê thì hình ảnh những ngôi nhà mái đỏ là thường thấy nhứt.

Chúng tôi về khách sạn lúc 8:30 tối để sáng mai sớm đáp máy bay về Montreal.

image039

Ngày 14/9 Tạm biệt Amsterdam. Tạm biệt xứ sở ca hoa Tulipe

Đáng lẽ máy bay Webjet cất cánh lúc 7:05 sáng nhưng giờ chót tôi nhận được tin nhắn là máy bay bị delay tới 10:00 sáng. 7 giờ sáng chúng tôi lên navette của khách sạn đến phi trường.

Chúng tôi đến sớm nên sau khi check-in xong, chúng tôi ra ngoài uống nước chờ giờ lên máy bay,

Chuyến bay từ Amsterdam đến London không có vấn đề gì, nhưng khi check-in Air Transat ở phi trường London cô nhân viên gốc Ấn Độ đòi thêm 50 bảng Anh vì hành lý quá số ký.

Mấy bữa trước đã bị tốn gần 200 euro vì trể xe lửa từ Pháp qua Bỉ, hôm nay lại bị phạt 50 sterling vì hành lý quá số ký quy định, chúng tôi gặp điều không may ở cuối cuộc hành trình.

Rút kinh nghiệm chuyến đi này, tôi có vài điều nhắn nhủ với quý vị nào định đi du lịch Âu Châu như sau:

-Giá sinh hoạt ở các nước Âu Châu cao hơn ở Bắc Mỹ.

-Đường xá ở đây nhỏ hẹp và thường kẹt xe, nhứt là ở Pháp, nên dự trù cho rộng thời gian đi đến ga xe lửa hay phi trường để tránh trễ tàu như đã nói trên.

-Để dành tiền lẻ để trả mỗi lần đi vệ sinh.

-Giá một chai nước suối là 2.5 € tương đương 3 USD hay gần 4 CAD.

-Tránh checkin tại London vì nhân viên tại đây quá reglo sẵn sàng bắt đóng thêm tiền hành lý dù chỉ dư 1kg

-Cẩn thận tiền bạc và passport khi ở Ý hay Pháp.

Tuy nhiên, một chuyến du lịch Âu Châu sẽ cho chúng ta khám phá những công trình kiến trúc cỗ cũng như được biết lối sinh hoạt của người dân ở cựu lục địa này

Về đến phi trường Montreal, ông bạn hàng xóm Gerald đã chờ sẵn để chở chúng tôi về nhà.

Những dòng cuối của du ký này dành cho lời cám ơn của tôi đến vợ chồng Kiệt-Xuân và Hưng-Quyên đã tiếp đón và đưa chúng tôi đi thăm nhiều thắng cảnh nổi tiếng ở Đức và Pháp.

Hunh Công Ân

 

 

 

10 Tháng Năm 2014(Xem: 15634)
Lúc trước nó thường hay chọc ghẹo là má nó hà tiện cứ ưa cất giữ đủ thứ mốc meo cũ xì nhưng giờ thì nó đã hiểu. Má không giữ đồ cũ, má cố giữ niềm vui ngày cũ. Ngày có Má có Con.
09 Tháng Năm 2014(Xem: 21644)
Những kinh nghiệm sống, những gian lao cực khổ của Mẹ đã chấp cánh cho anh em tôi bước vào đời. Mẹ truyền đạt cho tôi bằng những kinh nghiệm mà Mẹ từng trải.
05 Tháng Năm 2014(Xem: 17136)
Vâng. Tôi đã kể câu chuyện của tôi trong ngày 30 tháng 4 năm 1975. Còn anh, còn chị, còn các bạn. Ngày 30 tháng 4 năm đó đã làm gì? Ở đâu?
05 Tháng Năm 2014(Xem: 24412)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức HÌNH NHƯ LÀ TÌNH YÊU - Nhạc & Lời: Phạm Chinh Đông - Hòa Âm: Tuấn Ngọc - Ca Sĩ: Quỳnh Dao.
05 Tháng Năm 2014(Xem: 31720)
Cám ơn anh, TY ơi, vì dù đến với nhau muộn màng, em đã vô cùng hạnh phúc với tình yêu anh bóng ngời như hạt ngọc, mà anh đã mài dũa mấy mươi năm trong chén ngọc Trương Chi đó…
27 Tháng Tư 2014(Xem: 23224)
Lão từng làm phó lý, tậu được một ít ruộng vườn và trong đợt cải cách ruộng đất, lão bị qui là phú nông cường hào. Lão là người trọng nho học và những lời dạy của thánh hiền...”
25 Tháng Tư 2014(Xem: 35084)
Đến bây giờ mà vẫn chưa có một bài hát nào sáng tác cho cái thành phố Hội An nhỏ bé và êm đềm của tôi. Em Hội An buổi chiều đông về cũng má đỏ môi hồng, mắt ướt long lanh.
19 Tháng Tư 2014(Xem: 21745)
Hắn làm tôi nhớ một truyện ngắn của nhà văn Tchekov có tựa đề là Con Kỳ Nhông, con vật có khả năng đổi màu da tùy thuộc vào nơi nó ẩn nấp. Tuấn giống con kỳ nhông cách gì.
11 Tháng Tư 2014(Xem: 33525)
nhưng nhìn qua mái tóc của thầy Hà Tường Cát, tôi liên tưởng đến mái tóc bạc trắng của thầy Nguyễn Xuân Hoàng và của thầy Phan Thanh Hoài, và chợt nhận ra hoàng hôn đã ngã bóng…
05 Tháng Tư 2014(Xem: 28937)
Có những điều dù chưa bao giờ được nói ra thành lời, nhưng không có nghĩa là đã chìm vào quên lãng, đó là một trong những nỗi niềm mang theo mà chỉ có những người cùng cảnh ngộ mới đọc được từ "cửa sổ của tâm hồn".
03 Tháng Tư 2014(Xem: 28925)
''Đây là tác phẩm viết về Những Ngày Sài Gòn sau 30 tháng Tư 1975. Sách viết xong năm 1986 sau ngày tác giả đến Mỹ. Nhà xuất bản Thanh Văn, California, in năm 1992...
03 Tháng Tư 2014(Xem: 33140)
Chỉ hai năm thôi, hai năm trôi qua cho tôi thấy một lực hút cuốn mọi người xoay chóng mặt. Đứa cháu ngày nào mới biết lật giờ đã là một cậu bé dễ thương tinh nghịch, ngây thơ...Còn ông thì mòn hết mọi thứ để đi vào con số không của cuộc đời.
29 Tháng Ba 2014(Xem: 32451)
Đang tính đi đến quán cà phê Cội Nguồn để gặp hai cô em Mỹ Chơn và Sương Trầm thì có tin nhắn trong điện thoại báo là đã hết tiền tui bèn bảo ông xe ôm quen chở tui đi nạp thêm tiền.
28 Tháng Ba 2014(Xem: 24652)
Nhân kỷ niệm bốn mươi năm ngày cưới của anh chị Nguyễn Xuân Hoàng Trương Gia Vy, xin tặng anh chị những tấm hình như là “phóng sự ảnh“, ghi lại một ngày trong đời thường...
28 Tháng Ba 2014(Xem: 30458)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Ôi Giàn Thiên Lý Đã Xa"-Nhạc: Phạm Duy; Ái Vân Trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
28 Tháng Ba 2014(Xem: 27156)
Thời gian, như nước trường giang miệt mài trôi chảy. Nhưng thời gian cũng không làm phai mờ hình ảnh bạn bè của chúng tôi.
28 Tháng Ba 2014(Xem: 28351)
Tao xin mượn lời lẽ của bài thơ này như một lời nhắn nhủ của mày cho những bạn bè còn lại trên cõi đời này Hạnh nhé. ''Còn gặp nhau thì hãy cứ vui Chuyện đời như nước chảy hoa trôi Lợi danh như bóng mây chìm nổi Chỉ có tình thương để lại đời''
27 Tháng Ba 2014(Xem: 30002)
Chúng tôi đã khóc cùng Thịnh khi nói về những kỷ niệm đã có với Hạnh nhưng cũng đồng ý là Hạnh đã thanh thản ra đi nên hãy để Hạnh vui nơi chin suối và hãy dành thời gian để săn sóc cho những người còn lại.
21 Tháng Ba 2014(Xem: 31753)
Ngoài những tình cảm quý mến dành cho nhau, chúng tôi cùng bảo ban nhau sống sao cho đáng sống, vì cuộc đời ngắn ngủi…
20 Tháng Ba 2014(Xem: 26888)
... nhắc tôi hãy sống với tình thương, lòng khoan dung, tha thứ, vì nào ai biết được mình có còn hơi thở trong giây phút sắp tới để sống như vậy với vạn vật ở chung quanh.