Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Ngọc Sương - NHỚ MÁ

16 Tháng Năm 20192:58 SA(Xem: 11624)
Nguyễn Thị Ngọc Sương - NHỚ MÁ



Nhớ Má

 

Ai cũng có Má. Nhớ Má thương Má như một phản xạ tự nhiên, như thở như ăn để sống. Tình của Má với con đặc biệt hơn hết. Sâu đậm, gần gủi, tha thiết, vô bờ bến. Là bà mẹ quê VN, Má tôi đơn giản lắm, không son không phấn, quần đen áo bà ba búi tóc. Nhưng tâm hồn Má tôi trong sáng mạnh mẽ như bầu trời xanh mùa hè, tấm lòng thương con của Má tôi bao la như biển cả, hơn cả đức Phật thương chúng sinh, hơn chúa Jesus thương tín đồ. Ôi bút mực nào diễn tá cho hết tình thương của Má...

NHOMA 2                                                                                  Má tôi

Má tôi sinh trưởng ở xóm trong Cầu Lái Bông, xã Tân Hạnh gần Biên Hoà (BH). Má tôi lên 9 tuổi thì bà ngoại tôi mất. Suốt thời thơ ấu Má tôi sống với ông ngoại tôi và các cậu dì. Đến năm 19 tuổi, do sự đặt để của ông nội và ông ngoại tôi là 2 người bạn với nhau, Ba tôi và Má tôi đều là con út, Má tôi về với Ba tôi ở xóm Cầu Ông Tiếp, cầu ranh giới giữa xã Tân Ba và Tân Hạnh. Là gái quê, làm ruộng, Má tôi khoẻ mạnh da trắng không rám nắng. Thời đó phụ nữ it được đi học, Ba tôi phải dạy Má tôi học i tờ rồi biết đoc biết viết chút ít. Dù vậy Má tôi tính nhẫm rất mau và chính xác. Trong nhà Ba tôi như là tổng thống, Má tôi như tổng tham mưu trưởng, Má tính toán sắp xếp việc nhà nuôi dạy con cái hay hơn cả bộ trưởng tài chánh, giáo dục, y tế. Với đồng lương căn bản của một ông giáo tiểu học kèm theo tiền trợ cấp các con đến 18 tuổi, dù Má tôi không được hấp thụ sự giáo dục nào ở trường học, mang nặng đẻ đau 9 lần, 9 đứa con Má nuôi dạy không còn nội ngoại cô bác cậu dì nào phụ giúp. Má sắp xếp điều hành mọi việc. Mỗi bữa ăn, hôm nào bữa cơm đầy đủ có cá có thịt (đầy đủ, không phải thịnh soạn, chỉ thịnh soạn khi nào nhà có đám giỗ ) là chị anh em tôi biết đầu tháng Ba mới lãnh lương. Hôm nào bữa ăn chỉ có rau cải và một it tép biển nhỏ rim mặn là đám con biết cuối tháng Má sắp hết tiền. Đặc biệt dù đầu hay cuối tháng, bữa ăn nào Má cũng dành riêng cho Ba một chút nhỏ món tráng miệng trước khi Ba uống trà. Lúc nhỏ, để phụ Má, chị Hai chị lớn nhứt phụ Má chuyện bếp núc nấu ăn, rồi mỗi đứa thì Má giao việc như housekeeping như là quét dọn nhà cửa trong nhà cho ngăn nắp sạch sẽ, đứa thì quét dọn sân trước sân sau ngoài vườn, đứa thì lo giặt giũ quần áo cho cả nhà, ủi quần áo phẳng phiu cho Ba đi dạy học, v.v... và v.v... đứa nào không hoàn thành nhiệm vụ hoặc quên thì bị Má la rầy một chút.


Má tôi có tánh hay lo. Chuyện nhỏ chuyện lớn gì Má cũng lo, Má lo nhiều hơn với đứa con nào không biết lo. Đứa nào đi đâu về nhà không đúng giờ như đã hứa là Má trông đứng trông ngồi. Thời kỳ những năm từ 1960 cho đến 1975, anh chį em tôi từ Tân Ba đi xe lam xuống học trung học ở trường Ngô Quyền Biên Hoà, hôm nào học buổi chiều, không khi nào Má tôi quên dặn đi dặn lại “tan học nhớ bương bả ra về nha con. Hết xe thì vô xin ở lại nhà chị Hai Hương, không nên về tối quá....” vì con đường từ BH về tới cầu Ông Tiếp tạm ổn nhưng từ cua qua Cầu chạy tới ngã 3 chợ TB truớc nhà, khi hoàng hôn xuống quá 6 giờ, mất an ninh, có cám giác “lạnh xương sống“... Từ “ bương bả” trở thành thành ngữ trong nhà tôi, mỗi lần ai vội vã lo âu cái gì lại ngậm ngùi nhớ từ “bương bả” của Má... Đàn con của Má có người ngoan ngoãn có đứa cứng đầu Má đều thương lo ngang nhau. Như đám gà con quanh quẩn cối xay, lớn dần rồi mà không ai lấy vợ lấy chồng mà cứ muốn ở gần Má, Má lo Má hay nhắc nhở. Sau 1975, đám em trai tôi hay nói : “còn nghèo chưa muốn lấy vợ Má ơi!...” Má tôi nói:” Đợi giàu thì tui bây ở giá hết. Đàn ông phụ nữ có tới hơn 60 tuổi đi nữa vẫn chưa là người lớn, chưa truởng thành nếu chưa có vợ có chồng...”. Tụi tôi trố mắt nhìn hỏi Má: “sao Má nói vậy?“ Má cười nói: “chưa biết lập gia đình, còn độc thân là không cần lo gì ráo chỉ lo thân mình thì làm sao biết cái nầy cái kia để trưởng thành ...” Má vui với đứa nào đang có hanh phúc lứa đôi, Má cùng đau khổ thông cảm với đứa nào đang... thất tình vì tình lỡ ... ghẻ gì đó! Nhớ Má nói : “Tụi bây ngày nay được tự do yêu đương, nhưng yêu thường đi với khổ nha con. Tao gặp ba tụi bây có yêu có đương gì đâu rồi cũng có một bầy tụi bây, từ nghĩa vợ chồng rồi cũng có tình...”, chắc Má nói đúng vì đi đâu về nhà vắng Ba là Má hỏi liền “Ba Cúc" (Ba với Má hay gọi nhau bằng tên người con đầu lòng) đâu rồi?... ”dù mấy em tôi phản đối "không yêu sao lấy nhau được hả Má ?”... Nói vậy chớ nhớ Má phán rằng: “cho các con được tự do yêu thương, tự do chọn lựa người chồng hoặc vợ của mình, nhưng đã chọn rồi thì không được đổi... vợ chồng sống với nhau cả đời phải cùng thông cám, san sẻ, giúp đỡ nhau, thậm chí phái biết chiu đựng nữa cho cơm lành canh ngọt....” Má tôi vậy đó, lo cho tụi tôi từ tấm bé cho tới đủ lông đủ cánh rồi!

Má tôi chữ nghĩa ít lắm nhưng Má tôi có nhiều tư tưởng rất đáng nhớ. Thời kỳ những năm 1940 lúc Má tôi đã sanh chị Hai và anh Ba tôi rồi, đất nước vẫn còn nhiễu nhương bởi còn ảnh hưởng sự cai trị của Pháp và phong trào chống thực dân.Tân Ba cũng là một trong hầu hết làng quê Việt Nam thời đó đời sống dân lành không yên ốn, ban ngày thì phải sống theo khuôn khổ của chính quyền theo Tây, ban đêm thì bị dòm ngó theo dõi của những nhóm nguời chống Tây gọi là Việt Minh (VM) từ trong bưng biền ra. Nghe Má kể lúc chị Hai tôi chưa đầy 2 tuổi, mỗi lần chị đang chơi đùa trước hiên nhà mà nghe chị khóc ré lên vì kinh sợ là vì chị thấy đám Tây đen “mặt gạch“ đi bố đi ngang nhà. Lúc đó có ông Tổng Đời cai quản làng Tân Ba, cứ dăm ba bữa ông sai lính cầm giấy xuống nhà mời Ba tôi lên, thuyết phục Ba tôi làm thư ký riêng cho ông và dời gia đình lên sống trong dinh với ông. Ông hứa bảo đám đời sống cho Ba Má và chi Hai anh Ba tôi. Ba tôi cứ tìm cách hoãn binh không nhận. Sau nhiều lần không được, ông quát tháo “bộ mầy tính theo VM sao mà sao không chịu làm việc với tao? “. Ngược lại, dăm ba bữa, đêm tối xuống, có vài người đàn ông quần vải áo thô gõ cửa nhà gặp Ba tôi kêu gọi Ba tôi bỏ nhà theo đoàn quân đi kháng chiến chống Tây đô hộ. Ba tôi cũng tìm cách hoãn binh rồi cũng bị hăm doạ “bộ anh chơi với Tây sao mà không theo tụi tui? Nhân dân, cách mạng sẽ không tha tội nếu anh theo Tây “.... Theo bên nào cũng không yên, Ba tôi quyết định bỏ làng quê Tân Ba, đất nhà đang ở Ba tôi nhờ chú Ba Hỏi, người giữ trâu cho ông bà nội tôi, coi quản dùm, lên Trảng Bôm, một vùng đất rừng xa lạ xa Biên Hoà. Má tôi lo lắng hỏi Ba tôi “về chợ chớ ai lên rợ hả Ba Cúc?“ nhưng Má tôi phải theo quyết đinh của  Ba tôi mà thôi.

NHO MA 5                                                                           Ba tôi lúc mới mở trường Trảng Bôm


Lên Trảng Bôm, Ba tôi mở trường dạy học, quốc ngữ vẫn còn là tiếng Pháp, tiếng Việt vẫn còn là ngôn ngữ phụ. Dù vậy Ba tôi cảm thấy đầu óc thư thới hơn, làm vua một cõi... giáo dục, nhứt là có cơ hội mở mang văn hoá cho dân lành ở đây. Sau đó tình hình đất nước dễ thở hơn, thời tổng thống Ngô Đình Diệm có mở Quốc Gia Lâm Viên tại Trảng Bôm, ban quản trị mời Ba tôi cộng tác để lo việc chuyển ngữ giấy tờ từ tiếng Pháp sang tiếng Việt, và họ trả lương cho Ba tôi hậu hĩnh. Má tôi mừng lắm vì tài chánh gia đình đuợc mở rộng thêm. Tội nghiệp Má niềm vui không thành do Ba tôi từ chối việc làm đó vì Ba  tôi cho rằng đi dạy học thì chuyên lo việc dạy sao cho hay cho giỏi để có hoc trò giỏi có nhân tài, làm thêm công việc nữa phụ huynh và hoc trò sẽ coi thường. Sau nầy khi tui tôi đã lớn khôn, Má tôi nhắc lại “ Ba tụi bây đúng là ông giáo gương mẫu ngày xưa, nên mình nghèo là phải !”...

 

NHOMA 4Ba tôi và anh Ba tôi ở Suối Đá, Trảng Bôm

 


Rồi đến lúc vì sự học mở rộng cùa đám con, Ba Má tôi phải dẫn chị anh em tôi từ giã Trảng Bôm trong sự thương mến luyến tiếc của dân làng để về lại quê nhà Tân Ba. Nhớ Má nói: “Ở đâu quen đó, về quê Má cũng muốn, nhưng thay đổi nầy làm Má buồn”. Sau thời gian trở lại Tân Ba, Má tôi muốn con gái lớn của Má có đủ “công dung ngôn hạnh “ nên Má cho chị Hai tôi hoc Trường Nữ Công Gia Chánh ở Biên Hoà, đối diện Nhà Thương Biên Hoà, hiệu trưởng là cô Rời, vợ thầy giáo Tiến (cũng gốc người TB ). Học được hơn một năm, thấy học nghề cực quá Ba tôi kêu chị tôi đi hoc chữ trở lại. Lúc đó BH có trường trung hoc tư thục đầu tiên là Trường Tiến Đức và chị tôi vào học từ lớp đệ thất. Đồng thời anh Ba tôi là hoc sinh đệ thất của khoá 2 Truờng Ngô Quyền lúc thầy Nga và Thầy Tiến có trong Ban giám đốc của trường. Niềm vui sinh thành dưỡng dục của Ba Má tôi, từ chi Hai anh Ba tôi cho tới đứa em út thứ 10 , là chúng tôi biết lo học và lo tương lai đời mình. Nhớ lại từ lúc tụi tôi còn nhỏ còn đi học tới lúc ra đời đi làm, Má hay nói: ”Học rồi phải biết vui chơi, chơi quá mà quên học thì dốt. Làm việc nhiều phải biết nghỉ ngơi, nghỉ ngơi hưởng thụ hoài mà không làm việc thì đói. Ãn uống thiếu thốn thì hại sức khoẻ mà ăn nhiều đồ bổ quá thì sinh bịnh. Cái gì cũng vừa phải, thái quá cái gì cũng khổ...” Má tôi vậy đó, Má tôi theo thuyết trung dung hay hơn Lão Tử nữa à ! ...


Một kỷ niệm đau buồn khó quên trong nhà tôi là lúc anh Ba tôi qua đời vì bịnh. Anh Ba tôi, con trai trưởng mà Ba Má tôi thương yêu tin cậy nhứt trong đám con. Tre khóc măng. Sau khi lo hậu sự cho anh Ba tôi rồi, Má tôi nằm nhẹp 3 ngày không ăn uống không nói năng gì hết. Đến ngày thứ 4, như một phép nhiệm mầu, Má tôi ngồi dậy, hỏi chị Hai tôi chút cháo để Má húp. Rồi Má từ từ đứng dậy, tỉnh táo trở lại như người từ cõi nào trở về. Một phen làm Ba tôi hú vía đầy lo âu,chị anh em tôi khóc sướt mướt. Má thầm thì: ”phái ráng chịu đau như bị cắt da xẻ thịt, phải chiến đấu với đau khổ để sống cho Ba Cúc với đám con còn lại cùa Má !...” thương Má quá vì tinh thần Má mạnh mẽ trong đau khổ tột cùng.

 

NHOMA 3

Anh Ba tôi lúc học đệ thất Ngô Quyền và lúc 21 tuổi đã đi dạy học


Tiếng Việt hay lắm. Nước đi đôi với nhà, nước nhà. Nước có biến thì nhà cũng đổi. Cơ Trời đưa đến ngảy 30 tháng 4 năm 1975. Biến cố lich sử xảy ra làm thay đổi tất cả. Con cái đã lớn, Ba Má tôi đã già đi nhưng lo âu phiền muộn gấp bội phần so lúc còn tré Ba Má tôi mới lấy nhau. Suy tư chịu đựng buồn khổ khiến Ba tôi mất đi sau 6 năm từ năm 1975. Má tôi còn lại sống chắt chiu với đám con không có ngày mai. Mái nhà Tân Ba không còn ấm êm mà trở thành tan tác. Đám con của Má người một nơi. Có đứa sống với Má, có người đi làm xa mỗi cuối tuần cố vượt vài chục cây số về thăm Má, có người đi xa hàng năm hoặc hàng chục năm biền biệt nghe Má đau bịnh vội vã bay về. Rồi theo luật tạo hóa Má cũng già yếu dần. Má tôi truyền đạt kinh nghiệm cuộc đời chua cay nhiều hơn ngọt bùi với những đứa con đã lớn khôn của Má:”có nhiều người hiền lành mà cuộc đời cứ lao đao, có kẻ hung tợn mà giàu có nghinh ngang. Má không hiểu tại sao. Có lẽ do mệnh trời, phúc đức cho ai người đó hưởng.Cuộc đời con người không ai trọn vẹn, được cái này thì mất cái kia.Thôi thì các con lúc nào cũng ráng giữ tâm hiền, luôn làm điều phải...”  Má tôi vậy đó, hiền lành mộc mạc. Sống còn, mất đi, tất cả rồi chỉ là ảo ảnh. 

 


NHOMA1                                                                        Má tôi lúc đã già yếu


Như một nén hương lòng, tôi viết một vài kỷ niệm lên đây trong bao nhiêu kỷ niệm với Má tôi để vơi đi nỗi niềm nhớ Má luôn có trong tâm tưởng.

 

Nguyễn Thị Ngọc Sương

5/12/2019, MN.

Khóa 10 Ngô Quyền

 

31 Tháng Tám 2012(Xem: 185498)
Xin giới thiệu một cách trang trọng những áng thơ văn viết về Cha Mẹ qua tình cảm biết ơn, nhớ thương và cả những cảm nghĩ ân hận khi không làm đúng bổn phận mình cho Đấng sinh thành.
29 Tháng Tám 2012(Xem: 246507)
Một đêm vui cùng với các đàn anh cựu học sinh Ngô Quyền khóa 1, trong niềm hạnh phúc “Gặp lại Thầy xưa”
28 Tháng Tám 2012(Xem: 138114)
... gồm những sáng tác của Tuyết Mai và các bài tưởng niệm của Thầy Cô, ACE trong Đại Gia Đình NQ để làm món quà cuối cùng thay nén hương lòng gửi đến người bạn, người em, người học trò NQ....
24 Tháng Tám 2012(Xem: 184211)
Thơ : Hà Thu Thủy Nhạc : Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Đỗ Hải. Ca Sĩ : Thanh Duyên
24 Tháng Tám 2012(Xem: 270206)
Mời thưởng thức hai tác phẩm tuyệt vời mới nhất của Hạnh Phạm
23 Tháng Tám 2012(Xem: 145725)
Mùa Vu Lan năm nay, tôi không nói về Mẹ. Tôi nghĩ về cô giáo Tiểu Học của tôi. Một bà mẹ đẹp nhất tôi từng chứng kiến.
18 Tháng Tám 2012(Xem: 146012)
Tôi phải bước ra rồi… nhưng cửa ngõ thiên đường tôi không đóng… tôi chỉ khẽ tay khép cửa thiên đường … Thương tặng tất cả những người hiện diện trong tuổi thơ tôi.
11 Tháng Tám 2012(Xem: 169230)
SOẠN GIẢ QUANG TUYỀN - TRÌNH BÀY PHẠM TẤN PHƯỚC
10 Tháng Tám 2012(Xem: 220225)
... cô em “mười ba” tình nguyện nối lại nhịp cầu, để các anh chị ở khắp nơi thỉnh thoảng “gặp” lại nhau trên sân “ngo-quyen.org” của CHS.NQ Biên Hòa cho … đỡ nhớ nhau.
09 Tháng Tám 2012(Xem: 172904)
Lễ Vu lan năm nay, em đã không còn Má trên đời, em cũng không thể được dịp giống như thơ sách, cài bông hồng trắng lên ngực, để tỏ lòng hiếu nghĩa, để thương nhớ Má mình...
08 Tháng Tám 2012(Xem: 174159)
Lạy Phật đi em! Vầng trăng trên đỉnh sáng. Ta còn đóa hồng xin gửi tặng em. Hạnh phúc nhất trần gian - ai còn Mẹ!
08 Tháng Tám 2012(Xem: 177126)
Thảng thốt, nhìn khá lâu vào mắt anh, tôi chợt thấy lại những ngày thật xa, cũ… những ngày cùng anh và đám học trò tập múa, hát cho các tiết mục văn nghệ của trường trong các dịp lễ …
07 Tháng Tám 2012(Xem: 152534)
Hôm nay đúng là một tháng kể từ ngày Mai vĩnh viễn ra đi. Cứ tưởng rằng niềm thương tiếc sẽ dần dần phôi pha theo ngày tháng nhưng không hiểu sao...
02 Tháng Tám 2012(Xem: 154618)
Có một lúc nào đó trong thời thơ dại, bạn tôi mơ trở thành vận động viên thể dục (gymnastics Olympian ) đi dự thi đại hội thể thao của thế giới được tổ chức mỗi bốn năm.
01 Tháng Tám 2012(Xem: 158915)
cho đến tháng 4/75, khi tôi rời xa quê hương cho một cuộc sống mới, cuộc tình đó đã chìm lắng với thời gian… Cứ tưởng rằng… đã quên!
30 Tháng Bảy 2012(Xem: 145398)
Không còn ranh giới lớp chín- hai- ba- bốn- năm-sáu-bảy gì nữa, tất cả bạn bè cùng nâng ly chúc mừng ngày hội ngộ với Luân.
27 Tháng Bảy 2012(Xem: 160635)
... truyền thống NGÔ QUYỀN vẫn được sống lại hàng năm qua những cuộc Hội Ngộ của Cựu Học Sinh Ngô Quyền còn vương lại trên Đất Biên Hòa hoặc trên nửa vòng trái đất xa xôi và sẽ sống... sống mãi với thời gian…
27 Tháng Bảy 2012(Xem: 164285)
Nhưng nói chung, ngồi chuyện ăn uống cẩn thẩn, tập thể dục hàng ngày, chúng ta cần giữ được cho tinh thần thoải mái, ít lo phiền, biết nghỉ ngơi, biết đủ, là thấy mình đi trên con đường tới hạnh phúc.
20 Tháng Bảy 2012(Xem: 163161)
Thơ : Hà Thu Thủy Nhạc : Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Đỗ Hải Ca Sĩ : Thúy An
20 Tháng Bảy 2012(Xem: 162713)
Tôi bỗng dưng nghe mắt mình ngận nước, tôi muốn khóc khi vừa chợt nghĩ đến chị tôi, một người chị của nhà bên cạnh, của tuổi thơ tôi.. Chị tôi vừa mới qua đời!