Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Hát Bình Phương - SEATTLE, QUÊ HƯƠNG THỨ HAI

12 Tháng Hai 201911:12 CH(Xem: 15237)
Hát Bình Phương - SEATTLE, QUÊ HƯƠNG THỨ HAI

SEATTLE, QUÊ HƯƠNG THỨ HAI


image001



Cao nguyên tình xanh hay thành phố ngọc bích là mỹ danh của Seattle, thành phố thương mại lớn của tiểu bang Washington, miền tây bắc nước Mỹ. Nơi đây đã đón nhận người Việt tị nạn di tản từ năm 1975, vượt biển trong thập niên 80 và chương trình HO từ thập niên 90.

Cộng đồng người Việt tị nạn ở đây không nhiều như ở tiểu bang California hay Texas là nơi có khí hậu gần giống như ở quê nhà. Tiểu bang Washington ở sát biên giới Canada nên là xứ lạnh và mùa đông thường hay có tuyết. Tuy nhiên mùa xuân nơi đây rất đẹp với nhiều loại hoa như đỗ quyên, anh đào, thủy tiên, tulip… Mùa thu lá đổi màu vàng, cam, đỏ tạo nên sắc thu vô cùng thơ mộng.

 

Chương trình HO được định cư ở Mỹ bắt đầu từ năm 1990 cho những người đã ở trong trại tù cải tạo của CSVN từ 3 năm trở lên. Các gia đình HO định cư rải rác khắp các tiểu bang của nước Mỹ và Seattle là một trong những nơi đất lành chim đậu của người Việt tị nạn, trong đó có một số gia đình HO xuất thân từ trường Ngô Quyền của tỉnh Biên Hòa ngày trước.

Gia đình HO đầu tiên đến thành phố Seatte là gia đình anh Nguyễn Văn Cửu thuộc HO 1. Anh Cửu đến đây năm 1990. Có thể nói anh là cánh chim đầu đàn của nhóm HO Seattle.

Sau khi tạm ổn định cuộc sống, anh đã giúp những gia đình HO của Ngô Quyền sau nầy làm quen với cuộc sống mới ở xứ người. Anh hiện đang sinh sống ở Federal Way. Anh còn là cựu học sinh NQ khóa 1 nên được xem như người anh cả của các cựu học sinh NQ.

Không biết có phải là do cơ duyên mà một số cựu học sinh NQ ở Cù Lao Phố hội tụ về đây và được anh Cửu dẫn dắt khi chân ướt chân ráo đến thành phố nầy định cư. Đầu tiên là gia đình anh Đinh Cẩn Cấp khóa 4 NQ và chị Nguyễn Thị Tư khóa 5 NQ định cư năm 1993 và hiện đang sinh sống ở Burien.

Kế đến là gia đình Ngô Tấn Phước khóa 9 NQ, đến Mỹ năm 1994. Rồi đến gia đình anh Lê Quí Hồng khóa 8 NQ, định cư ở Mỹ năm 1995, hiện đang cư ngụ ở Renton. Sau cùng là gia đình Phạm Thị Hữu Hạnh khóa 9 NQ đến Mỹ năm 1995. Phu quân là Nguyễn Văn Hội, cựu sinh viên sĩ quan trường Võ bị Đà Lạt khóa 25.

Ngoài ra còn có hai chị cùng tên Nguyễn Thị Bảy, quê ở Cù Lao Phố cũng đến Seattle theo diện HO. Thuở còn đi học ở trường Nguyễn Du, vì trường Ngô Quyền chưa được thành lập nên hai chị thi đậu vào trường Gia Long và đi học ở Saigon. Sau nầy gia đình hai chị được định cư ở Mỹ khoảng năm 1991. Anh Ngô Văn Lễ, phu quân của chị Bảy là sĩ quan Không quân ở phi trường Biên Hòa.

Từ tỉnh lỵ Biên Hòa có gia đình anh Nghiêm Tấn Việt đến Seattle năm 1991. Anh là cựu học sinh NQ khóa 3. Kế đến là gia đình Bùi Thị Liên, cựu học sinh NQ khóa 9 đến Mỹ năm 1992. Phu quân của Liên là anh Phạm Ngọc Tiến, xuất thân từ trường Bộ Binh Thủ Đức.

Rồi đến gia đình Võ Thị Công khóa 9 NQ, phu quân là anh Võ Kim Thạch, sang Mỹ năm 1993. Gia đình chị Nghiêm Thị Bích Hồng khóa 5 NQ, cùng chồng là anh Phạm Văn Nhành, cựu học sinh NQ khóa 4 sang Mỹ năm 1993, hiện đang sinh sống ở West Seattle. Gia đình anh Nguyễn Văn Thơm, cựu học sinh NQ khóa 7, hiện đang ở khu Phước Lộc Thọ.

Gia đình anh Nguyễn Văn Trữ khóa 4 NQ sang Mỹ năm 1994. Gia đình chị Lê Thị Thanh Xuân khóa 5 NQ đến Seattle năm 1994, hiện đang định cư ở Kent. Gia đình anh Nguyễn văn Thinh, cựu học sinh NQ khóa 8, đến Mỹ năm 1994. Anh Trần Nguyên Tân khóa 1 và gia đình anh Đinh Văn Trừ cũng định cư ở Mỹ năm 1994.

Ngoài ra còn có Cô Phan Thị Tốt là giáo sư dạy Anh văn ở trường Ngô Quyền cùng gia đình định cư ở Mỹ năm 1994 và hiện đang sinh sống ở Kirkland.

Tất cả các gia đình HO trên khi bắt đầu định cư ở thành phố Seattle thì các con còn nhỏ, ở vào tuổi học sinh. Nay chúng đã trưởng thành và hầu hết đã tốt nghiệp đại học, dễ dàng hội nhập vào xã hội Mỹ. Đa số các cháu đã lập gia đình, có công ăn việc làm và nhà cửa ổn định. Trải dài gần 30 năm, từ hai bàn tay trắng, những cựu học sinh NQ đã cố gắng làm bất cứ công việc gì để nuôi nấng các con ăn học thành tài. Nay đến tuổi nghỉ hưu và sống yên bình, hạnh phúc bên đàn con cháu nội ngoại.

Seattle là thành phố xinh đẹp, cây cối xanh tươi, rừng thông bạt ngàn, hoa nở bốn mùa. Thời tiết không quá khắc nghiệt vào mùa đông mà cũng không quá nóng vào mùa hè. Mùa xuân trăm hoa đua nở khoe sắc thắm, có lễ hội hoa tulip hàng năm ở Skagit Valley. Du khách được ngắm những cánh đồng hoa tulip đỏ, vàng, cam, hồng, trắng, tím như một dải lụa màu và phía xa là chân trời màu xanh lơ rất đẹp.

Mỗi năm, cứ đến đầu mùa xuân khoảng tháng 3, cư dân Seattle được dịp ngắm hoa anh đào ở khuôn viên trường Đại học Washington. Tuy cây hoa đào không nhiều như ở bên thủ đô Hoa Thịnh Đốn nhưng cũng đủ để khách thưởng ngoạn có những phút giây thư giãn khi dạo bước trong vườn đào.

Seattle cũng có những công ty lớn như Boeing, Microsoft, Amazon, Starbucks… nên tương đối dễ tìm việc làm cho giới trẻ học xong đại học cũng như người trung niên. Nhờ vậy trước đây, nhóm người HO dễ tìm được công việc thích hợp và sớm ổn định cuộc sống mới.

Thời gian đầu định cư ở Mỹ, các gia đình HO phải làm lại cuộc đời từ đầu. Trước tiên là lo cho các con có nơi học hành. Các cháu học trường gần thì có thể đi bộ đến trường. Còn các cháu học trường xa thì có xe bus của nhà trường đưa đón miễn phí. Sau đó, cha mẹ phải lo học lái xe để có bằng lái chuẩn bị tìm việc làm. Ngoài ra còn phải học tiếng Anh qua các lớp ESL để có chút vốn liếng tiếng Anh đi làm và thi vào quốc tịch Mỹ.

Phải nói rằng thời gian đầu ở chung cư và đi học ESL thật là vui. Cứ mỗi buổi chiều đi làm về, sau khi lo cơm nước cho các con xong là vợ chồng HO ra trạm xe bus để đi học Anh văn buổi chiều tối. Trường Seattle Central Community College là nơi tập trung học viên là dân HO nhiều nhất vào thập niên 90. Trong các lớp học cũng như trên xe bus, đa số là người Việt thuộc diện HO.

Ngoài việc gặp nhau ở các lớp ESL, nhóm HO còn hội tụ ở các địa điểm food banks hoặc clothing banks là những nơi phát thức ăn và quần áo miễn phí cho người nghèo từ những hội từ thiện và nhân viên thiện nguyện. Thức ăn tuy không tươi ngon như ở chợ nhưng cũng giúp tiết kiệm được tiền chợ. Còn quần áo, giày dép thì “cũ người, mới ta” cũng giảm bớt phần nào tiền mua sắm.

Thời gian dần trôi, sau khi cuộc sống đã ổn định thì các gia đình HO rời khỏi các chung cư và tìm mua một ngôi nhà theo khả năng để an cư lạc nghiệp. Từ đó không còn gặp nhau thường xuyên nữa. Cho đến khi các cháu trưởng thành và lập gia đình thì tiệc cưới là nơi gặp gỡ những người bạn HO ngày nào.

Cho đến khi thế hệ thứ ba lần lượt ra đời, nhóm HO trở thành ông bà nội ngoại và cũng là lúc đến tuổi về hưu, giã từ những công việc đã giúp mình hoàn thành trách nhiệm, bổn phận đối với con cái và với cả những người thân còn ở chốn quê nhà.

Gần 30 năm trôi qua kể từ lúc đặt chân lên miền đất tự do, sau khi rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn vì không thể chịu đựng sự kỳ thị lý lịch ngay chính trên quê hương mình. Giờ tóc đã điểm sương, sức khỏe cũng mỏi mòn theo năm tháng. Không còn bận rộn với cơm áo gạo tiền vì bổn phận. Cuộc sống cũng thong dong và có thời gian chăm sóc cho chính bản thân mình. Và cũng hơn lúc nào hết, những kỷ niệm của thuở xưa trở về như một cuốn phim quay chậm để nỗi nhớ càng thêm da diết!

Người Biên Hòa không thể nào quên nơi mình đã sống hơn nửa đời người mà mùi hương bưởi mãi vấn vương trong tâm tưởng. Vì vận nước nổi trôi phải rời xa chốn quê nhà, mang theo niềm nhớ khôn nguôi từ nơi nguồn cội. Nước Mỹ và nhân dân Hoa Kỳ đã mở rộng vòng tay đón làn sóng người Việt di tản đến nơi nầy làm lại cuộc đời. Nhờ vậy thế hệ con cháu của người Việt tị nạn mới có được một tương lai tươi sáng nơi xứ sở tự do nầy.

Nơi đây là chốn dung thân của nửa quãng đời còn lại. Đất nước nầy chính là nơi các thế hệ cháu chắt được sinh ra. Từ tận đáy lòng, chúng tôi tri ân nước Mỹ và xin nhận nơi nầy làm quê hương thứ hai. Mong rằng thế hệ con cháu tiếp nối sẽ thành người hữu dụng, hòa nhập và góp phần xây dưng đất nước đã cưu mang mình.

Seattle, Mùa Thu 2018

Hát Bình Phương

 

 

10 Tháng Năm 2014(Xem: 15631)
Lúc trước nó thường hay chọc ghẹo là má nó hà tiện cứ ưa cất giữ đủ thứ mốc meo cũ xì nhưng giờ thì nó đã hiểu. Má không giữ đồ cũ, má cố giữ niềm vui ngày cũ. Ngày có Má có Con.
09 Tháng Năm 2014(Xem: 21640)
Những kinh nghiệm sống, những gian lao cực khổ của Mẹ đã chấp cánh cho anh em tôi bước vào đời. Mẹ truyền đạt cho tôi bằng những kinh nghiệm mà Mẹ từng trải.
05 Tháng Năm 2014(Xem: 17132)
Vâng. Tôi đã kể câu chuyện của tôi trong ngày 30 tháng 4 năm 1975. Còn anh, còn chị, còn các bạn. Ngày 30 tháng 4 năm đó đã làm gì? Ở đâu?
05 Tháng Năm 2014(Xem: 24408)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức HÌNH NHƯ LÀ TÌNH YÊU - Nhạc & Lời: Phạm Chinh Đông - Hòa Âm: Tuấn Ngọc - Ca Sĩ: Quỳnh Dao.
05 Tháng Năm 2014(Xem: 31709)
Cám ơn anh, TY ơi, vì dù đến với nhau muộn màng, em đã vô cùng hạnh phúc với tình yêu anh bóng ngời như hạt ngọc, mà anh đã mài dũa mấy mươi năm trong chén ngọc Trương Chi đó…
27 Tháng Tư 2014(Xem: 23221)
Lão từng làm phó lý, tậu được một ít ruộng vườn và trong đợt cải cách ruộng đất, lão bị qui là phú nông cường hào. Lão là người trọng nho học và những lời dạy của thánh hiền...”
25 Tháng Tư 2014(Xem: 35077)
Đến bây giờ mà vẫn chưa có một bài hát nào sáng tác cho cái thành phố Hội An nhỏ bé và êm đềm của tôi. Em Hội An buổi chiều đông về cũng má đỏ môi hồng, mắt ướt long lanh.
19 Tháng Tư 2014(Xem: 21741)
Hắn làm tôi nhớ một truyện ngắn của nhà văn Tchekov có tựa đề là Con Kỳ Nhông, con vật có khả năng đổi màu da tùy thuộc vào nơi nó ẩn nấp. Tuấn giống con kỳ nhông cách gì.
11 Tháng Tư 2014(Xem: 33521)
nhưng nhìn qua mái tóc của thầy Hà Tường Cát, tôi liên tưởng đến mái tóc bạc trắng của thầy Nguyễn Xuân Hoàng và của thầy Phan Thanh Hoài, và chợt nhận ra hoàng hôn đã ngã bóng…
05 Tháng Tư 2014(Xem: 28933)
Có những điều dù chưa bao giờ được nói ra thành lời, nhưng không có nghĩa là đã chìm vào quên lãng, đó là một trong những nỗi niềm mang theo mà chỉ có những người cùng cảnh ngộ mới đọc được từ "cửa sổ của tâm hồn".
03 Tháng Tư 2014(Xem: 28918)
''Đây là tác phẩm viết về Những Ngày Sài Gòn sau 30 tháng Tư 1975. Sách viết xong năm 1986 sau ngày tác giả đến Mỹ. Nhà xuất bản Thanh Văn, California, in năm 1992...
03 Tháng Tư 2014(Xem: 33136)
Chỉ hai năm thôi, hai năm trôi qua cho tôi thấy một lực hút cuốn mọi người xoay chóng mặt. Đứa cháu ngày nào mới biết lật giờ đã là một cậu bé dễ thương tinh nghịch, ngây thơ...Còn ông thì mòn hết mọi thứ để đi vào con số không của cuộc đời.
29 Tháng Ba 2014(Xem: 32411)
Đang tính đi đến quán cà phê Cội Nguồn để gặp hai cô em Mỹ Chơn và Sương Trầm thì có tin nhắn trong điện thoại báo là đã hết tiền tui bèn bảo ông xe ôm quen chở tui đi nạp thêm tiền.
28 Tháng Ba 2014(Xem: 24648)
Nhân kỷ niệm bốn mươi năm ngày cưới của anh chị Nguyễn Xuân Hoàng Trương Gia Vy, xin tặng anh chị những tấm hình như là “phóng sự ảnh“, ghi lại một ngày trong đời thường...
28 Tháng Ba 2014(Xem: 30452)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Ôi Giàn Thiên Lý Đã Xa"-Nhạc: Phạm Duy; Ái Vân Trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
28 Tháng Ba 2014(Xem: 27095)
Thời gian, như nước trường giang miệt mài trôi chảy. Nhưng thời gian cũng không làm phai mờ hình ảnh bạn bè của chúng tôi.
28 Tháng Ba 2014(Xem: 28304)
Tao xin mượn lời lẽ của bài thơ này như một lời nhắn nhủ của mày cho những bạn bè còn lại trên cõi đời này Hạnh nhé. ''Còn gặp nhau thì hãy cứ vui Chuyện đời như nước chảy hoa trôi Lợi danh như bóng mây chìm nổi Chỉ có tình thương để lại đời''
27 Tháng Ba 2014(Xem: 29962)
Chúng tôi đã khóc cùng Thịnh khi nói về những kỷ niệm đã có với Hạnh nhưng cũng đồng ý là Hạnh đã thanh thản ra đi nên hãy để Hạnh vui nơi chin suối và hãy dành thời gian để săn sóc cho những người còn lại.
21 Tháng Ba 2014(Xem: 31717)
Ngoài những tình cảm quý mến dành cho nhau, chúng tôi cùng bảo ban nhau sống sao cho đáng sống, vì cuộc đời ngắn ngủi…
20 Tháng Ba 2014(Xem: 26791)
... nhắc tôi hãy sống với tình thương, lòng khoan dung, tha thứ, vì nào ai biết được mình có còn hơi thở trong giây phút sắp tới để sống như vậy với vạn vật ở chung quanh.