Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - CHỮ VIỆT

15 Tháng Chín 20185:38 CH(Xem: 21157)
Nguyễn Thị Thêm - CHỮ VIỆT
chữ Việt

Khi quyết định phải rời bỏ quê hương, không một ai vui. Tình quê hương dân tộc, mảnh đất ông cha, quê hương mồ mả là những gì in sâu vào tận cùng tâm khảm của con người VN.

Chỉ một bát canh rau tập tàng nấu với tôm khô hay vài con cá  bóng kho tiêu cũng làm người Việt xa quê rơm rớm nước mắt. Hình ảnh quê hương làng xóm trở về cay xè nơi mắt.

Có người nhìn bát canh rau nhớ mẹ già tưới cây nhổ cỏ. Nhớ cha vác cuốc ra vườn sau chăm chút từng cây cam cây khế.  Nhớ những lần súc cá ở con rạch nhỏ quê nhà. Nhớ những chiều mưa dầm, những trưa nắng gắt. Từng con đường, từng góc phố, mái trường xưa, thầy cô, bạn bè cũ. Bao nhiêu là kỷ niệm, bao nhiêu là tiếc nhớ.

Rồi thì bằng đủ mọi cách họ đem những hạt giống nhỏ bé làm thành những mảnh vườn riêng. Bây giờ những rau om, rau húng, bạc hà, bầu, mướp bí... và cả những cây ăn trái cũng đã có mặt trên mọi miền trên đất nước tạm dung.

 

Cũng bởi không thể nào quên nên mỗi người Việt tị nạn tha hương đều mang một món nợ ân tình. Món nợ với cha mẹ, anh em bà con thân thuộc. Nhất là món nợ thiêng liêng với quê hương, đất nước.

 

Không một ai muốn quên đi nơi mình sinh ra, lớn khôn và trưởng thành. Không ai có thể quên nơi xuất xứ của mình dù sống nước ngoài bao nhiêu năm đi nữa.

 

Người VN khi đi mang theo quê hương là mang theo cái vốn liếng văn hóa ngàn đời ông cha để lại. Tiếng nói và chữ viết luôn đặt hàng đầu để những thế hệ về sau không bị mất gốc. Không thể quên nguồn cội của mình.

Biết bao trung tâm văn hóa đã được mở ra trên từng tỉnh thành ở khắp mọi nơi trên thế giới có người Việt định cư. Mỗi ngôi chùa, mỗi nhà thờ y như rằng đều có mở lớp day Việt Ngữ. Trẻ em đến học cuối tuần là để biết đọc và viết chữ Việt. Tấm lòng người Việt tha hương hướng về cội nguồn là ở chỗ đó.

 

43 năm trôi qua, rất nhiều cố gắng, rất nhiều tâm tư để bảo vệ văn hóa Việt không mai một. Nỗi lo canh cánh bên lòng khi  thế hệ đầu tiên đa phần đã nằm xuống. Thế hệ thứ hai trên quê hương mới, phải lo vật lộn với đời sống và sinh kế xứ người. Cha mẹ đi làm, con đi học phải sử dụng tiếng nói và văn hóa bản xứ. Về nhà không còn bao nhiêu thời gian để gần gủi dạy con tiếng Việt. Nhà nào có cha mẹ già chăm cháu thì cháu thường nói được tiếng Việt rõ ràng hơn. Rồi thì cháu lớn lên, vào trường, vào lớp. Tiếp xúc với thầy cô, bạn bè, xã hội bằng ngôn ngữ xứ người. Theo dòng xoáy thời gian, thế hệ tiếp nối ... nước cuốn bèo trôi.

Chữ Việt, tiếng Việt có được duy trì hay không là nỗi đau khôn cùng cho những người có tâm huyết với quê hương. Cho nên một cách bảo vệ văn hóa Việt hay nhất là từng bước, từng bước đem chữ Việt vào học đường ở Mỹ hay ở các nước có đông đảo người Việt định cư. 

 

Thế nhưng, khi những người Việt tha hương dốc lòng duy trì và bảo vệ tiếng nói, chữ viết và văn hóa nước nhà thì tại Việt Nam những người mang danh tiến sĩ, những người học vấn uyên thâm có chức, có quyền lại đang tay hủy hoại.

 

Một ông Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Bùi Hiền, một giảng viên tiếng Nga đã lên tiếng và phát động cải tiến tiếng Việt. Đem chữ Việt cắt đầu, cắt đuôi biến thành một thứ chữ quái đản không giống ai.

Trên "Wikipedia.org/wiki/Bui_hiền" đã nói rõ sự cải tiến ấy  như sau:

Bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành gồm 29 chữ cái: A Ă Â B C D Đ E Ê G H I K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V X Y. Các vần (âm vị) gồm có: Ch, Tr, Th, Gh, Ph, Ng, Ngh, Nh, Kh.

Nhưng ông Bùi Hiền đã cải tiến như sau:

Theo cải cách của ông: xóa bỏ chữ cái Đ, thêm một số chữ cái Latinh: F, J, W, Z.

Thay đổi âm vị của một số vần và chữ cái:

THAY ĐỔI ÂM VỊ (Chữ màu đỏ là chữ mới được thay đổi )

Chữ cái

Tương đương chữ cái/âm vị

C c

Ch, Tr

D d

Đ

G g

G, Gh

F f

Ph

K k

C, Q, K

Q q

Ng, Ngh

X x

Kh

W w

Th

Z z

D, Gi, R

N' n'

Nh

 

Đây là thí dụ những chữ được ông Hiền thay đổi

ngôn ngữ = qôn qữ, tiếng nói = tiếq nói, chữ viết = cữ viết, giáo dục = záo zụk,...

"quốc" và "cuốc" sẽ đều là "kuốk"

"quả" và "của" sẽ là "kủa".


Để nhìn rõ hơn Wikipedia đã cho dịch bài luật Giáo Dục của ông bùi Hiền ra tiếng Việt mới cải tiến như sau (trích một câu)

LUẬT GIÁO DỤC

Điều 7. Ngôn ngữ dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác; dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số; dạy ngoại ngữ.

LUẬT ZÁO ZỤK

Diều 7. Qôn qữ zùq coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák; zạy và họk tiếq nói, cữ viết kủa zân tộk wiểu số; zạy qoại qữ.

 

Như vậy chữ Việt đã được cải tiến thật kinh hoàng. Phá hoại toàn bộ chữ viết mà tổ tiên, cha ông chúng ta ra công gìn giữ. Khi được nhà nước công bố, mọi người dân trong và ngoài nước phản đối kịch liệt. Những video, youtube, bài viết, hình ảnh đả phá lối thay đổi này tạo thành một làn sóng phẩn nộ rất lớn khiến Bộ Giáo Dục VN phải dè chừng.

Tình hình tạm lắng dịu một thời gian.

 

Năm nay vào niên học mới, lại có sự thay đổi vô cùng bất ngờ.

Phụ huynh học sinh của các cháu vào lớp một phải mua một bộ sách học tiếng tiếng Việt mới. Bộ sách này do nhà sách giáo dục và đào tạo VN phát hành . Đây là một bộ sách cải tiến tiếng Việt do ông Hồ Ngọc Đại, con rễ của tổng bí thư Lê Duẫn, một nhà khoa học giáo dục đề ra.

( tài liệu lấy từ Wikipedia.org/wiki/Hồ_Ngọc_Đại)
tiengvietcngd

Sách lớp một Công Nghệ Giáo Dục này lấy thí điểm 49 tỉnh thành trong cả nước và sẽ có 800.000 học sinh sẽ được học.

Cuốn sách này phân biệt âm và chữ. chế ra một số âm đọc khác.

Các chữ:

c, k, q  thống nhất chỉ đọc là cờ.

Thí dụ: Quả đọc là của, quốc đọc là cuốc. (Một lối phát âm của người Bắc)

d, gi, r  thống nhất chỉ đọc là dờ. (Rang, giang, dang đều đọc là dang )

Nguyên âm bị biến thể khi đi chung;

ia, iê,yê đồng phát âm là ia

uô, ua  đều được đọc là ua

Ngoài ra khi đánh vần chỉ qua hai bước:

Thí dụ đánh vần chữ hòa sẽ là  hoa huyền hòa.

đánh vần chữ kính sẽ là  kinh sắc kính ...
Phat_Am

 

Đó là sự thay đổi chữ viết. Sự thay đổi cách dạy mới thật lo hơn.

Ngày xưa khi một giáo viên được chọn vào dạy các cháu lớp một, thường là người dễ nhìn, rõ ràng trong lối phát âm, phải yêu trẻ em và  phải tốt nghiệp Sư Phạm. Khi đi dạy phải chuẩn bị giáo án rõ ràng, đem đủ học liệu và hình ảnh. Các cháu được dạy cách phát âm, nhìn hình ảnh, ghi nhớ và thực tập ráp vần ngay tại lớp, trên bảng nỉ hay viết trên bảng đen.

Ngày nay tại VN, trong sách lớp một của các cháu, không phải bắt đầu từ từng chữ đơn giản đến khó hơn, để các cháu quen mặt chữ và ráp vần để đọc. Lối dạy theo "Công nghệ giáo dục" là có hình, cho một hai câu thơ rồi dạy các cháu thuộc lòng hai câu thơ đó. Ở dưới là những ô vuông, hình tròn hoặc tam giác.

Các cháu không hề biết mặt chữ ở trên viết gì. Các cháu được dạy học thuộc lòng rồi chỉ vào mấy ô vuông, tròn, tam giác đó mà đọc như vẹt. Cha mẹ về nhà chỉ cần lấy giấy vẽ ở trên 6 ô vuông, ở dưới 8 ô vuông hay số ô vuông theo lời thơ là các cháu có thể chỉ và đọc vanh vách bài học ở trường.


doc lop mot
hoc

 

 Như vậy ghi vào đầu óc của trẻ chỉ là mấy ô vuông, tròn, tam giác. Một ô hình vuông có thể đại diện cho chữ không mà cũng là chữ có hay bất cứ chữ nào trong bài thơ cháu học thuộc lòng.

Như vậy cháu học được gì? Tiếng Việt là như vậy hay sao? Chừng nào cháu có thể cầm quyển sách để đọc. Rồi làm sao cháu viết chính tả. Làm sao cháu có thể viết ra để tập làm văn.

Khi phụ huynh lên tiếng phản đối ông Hồ Ngọc Đại nói " Phụ huynh không được phép can thiệp vào việc học của con." một câu nói không thể nào chấp nhận được ở một người làm giáo dục. Gia đình đóng vai trò quan trọng bậc nhất đối với việc học của con cái. Để trẻ em được tự do phát triển năng khiếu của mình, tự do trình bày chính kiến của mình không có nghĩa là để trẻ đối đầu với mấy cái hình vuông, tròn, tam giác đó.

 

Học vỡ lòng đòi hỏi thầy cô giáo và phụ huynh cùng giúp cháu nhớ mặt chữ. Cầm tay cháu tập đồ, tập viết từng chữ nhiều lần để cháu quen, nhớ và viết một mình. Đây là thời kỳ đầu tiên cực kỳ quan trọng trong suốt quá trình đi học và vào đời của cháu. Cô giáo đầu đời, cha mẹ cầm tay con đến trường đầu tiên và từng chữ học mỗi ngày là những bước mở đầu cho một thế hệ tương lai đất nước.

Bài hát "học Sinh hành khúc của Lê Thương đã nói lên điều đó.

"Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau" hay

"Học sinh là mầm sống của ngày mai.

Đem sức thanh tân chống mọi suy tàn.

Học sinh làm sáng đời dân VN"

Những ai từng là nhà giáo đều phải đau lòng khi những hiện tượng cải cách chữ Việt liên tục được đưa ra. Cái hay đâu không thấy, chỉ thấy đưa ngôn ngữ và chữ  Việt đi vào ngõ tối. Đầu óc trẻ con không thể để nhà giáo dục VN làm thí nghiệm. Lối học từ chương đã lỗi thời trong thời đại hiện nay. Một năm lớp một cháu không nhớ, không đọc được mặt chữ thì làm sao cháu lên lớp hai để bắt đầu viết chính tả.

 

Ở đây không nói về chính trị, không nói về chính thể Cộng Sản hay Quốc Gia. Không bài xích hay châm biếm như biết bao bài viết, thơ, nhạc, video đã đưa lên trang web xã hội. Đây chỉ là nỗi lo cho ngôn ngữ của một dân tộc. "Chữ Việt còn, nước Việt còn" Chữ Việt cải cách của ông Bùi Hiền, chữ Việt cải tiến của ông Hồ Ngọc Đại đã vô hình chung giết chết chữ Việt, xóa bỏ kho tàng văn hóa bao đời của cả một dân tộc.

 

Những chữ Việt cải cách này bao nhiêu người đã đọc được? Bao nhiêu phụ huynh đã được học qua. Các cháu về nhà ai kèm cặp thêm cho.
Nếu Bộ Giáo Dục VN chấp nhận sự thay đổi này thì đã mặc nhiên xóa bỏ chữ quốc ngữ từ bấy lâu nay.

Như vậy tất cả những quyển sách tiếng Việt, kho tàng văn học VN từ bao nhiêu đời nay được lưu hành trên khắp thế giới đều phải bỏ đi? tất cả những văn bản, văn thư tài liệu lịch sử sẽ bị vất vào sọt rác.

Văn hóa VN mới sẽ bắt đầu lại từ những đứa bé học những hình vuông, hình tròn, hình tam giác hôm nay sao?

 

Thật là đau lòng cho chữ Việt.

Nguyễn thị Thêm

 

 

 

 

12 Tháng Tư 2024(Xem: 553)
lúc ấy tôi còn trẻ lắm so với phần lớn các đồng nghiệp của tôi ở trường Ngô Quyền. Do đó tôi kết bạn với hai người bạn đồng lứa với tôi là anh Trần Văn Phúc dạy sử địa và Nguyễn Phi Long dạy toán.
11 Tháng Tư 2024(Xem: 396)
Tôi thích hai chữ “Xóm Đạo” từ thuở biết yêu “thơ” vào những năm đầu bậc trung học. Bài thơ có hai chữ “Xóm Đạo” tôi đọc dầu tiên là bài “Tha La Xóm Đạo” của tác giả Vũ Anh Khanh
10 Tháng Tư 2024(Xem: 447)
Tháng Tư lại về, nỗi buồn len lén con tim. Thương lắm người vì ngày này mà chịu nhiều khổ nạn tai ương, tủi nhục ngút ngàn, biết bao gia đình ly tán chia lìa, ngậm ngùi chua xót.
10 Tháng Tư 2024(Xem: 641)
Từ tháng 4/1975 đến nay, đã gần nửa thế kỷ rồi, nhưng mỗi lần đến tháng tư, tôi cứ hay trăn trở và hồi tưởng lại những sự kiện xảy ra sau thời khắc lịch sử ấy.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 1157)
Mỗi khi nghĩ về quê hương xứ sở, tôi lại luôn có nhiều cảm xúc và hoài niệm đẹp về những bữa cơm gia đình thơm ngon và đậm vị yêu thương như vậy.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 834)
Hoàn cảnh của Ukraine hiện nay gần giống như VNCH ngày xưa khi mối bận tâm của Mỹ đặt vào cuộc chiến ở Trung Đông. Nhưng may mắn thay tên đao phủ thủ
31 Tháng Ba 2024(Xem: 772)
Bây giờ, tuổi đã nhiều, cuộc sống đã ổn định, tôi có thể tìm cho mình những bộ áo quần vừa ý, hợp thời, may cắt khéo léo. Tôi có điều kiện tìm hiểu trang phục thích hợp.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 752)
Năm nào cũng vậy, người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, dù đang ở trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều nhớ đến ngày tết âm lịch thường được gọi là tết Ta để phân biệt với tết Tây.
20 Tháng Ba 2024(Xem: 1479)
Cuộc vui kéo dài mãi cho đến bốn giờ chiều mọi người mới lưu luyến chia tay ra về mang theo hình ảnh của buổi họp mặt ấm cúng trong tình đồng hương Biên Hòa, đồng môn Ngô Quyền
19 Tháng Ba 2024(Xem: 1109)
Cuộc vui nào cũng tàn, điều thú vị là đã ghi lại kỷ niệm để tạo mong ước cho người tham dự sẽ có cuộc hội ngộ vui vẻ như vừa qua.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1201)
Với nền giáo dục nhân bản và khai phóng, trong gần 20 năm tồn tại cùng Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, Trường NQ sản sinh biết bao nhân tài cho đất nước.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1163)
Như vậy, ngay tại khuôn viên của trường, Đạo làm Thầy, Đạo làm trò và Tinh thần Tôn Sự Trong Đạo đã được đề cao và xem trọng, như là một tiêu chí căn bản mang đậm ý nghĩa giáo dục của trường THCT.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 967)
Từng đám mây xanh lợn lờ trôi dưới cánh của chiếc westjet, cuộc sống vốn dĩ phải ganh đua; rồi… tiền bạc, danh tiếng, hạnh phúc có mãi mãi theo ta xuống mồ chăng?
16 Tháng Ba 2024(Xem: 1068)
Trong những đêm cuối tháng 4 năm 1975, tôi thường trực đêm trong trung tâm giáo dục Hồng Bàng với các ban đồng nghiệp. Chúng tôi uống bia và đánh xập xám chướng để quên đi những lo âu
09 Tháng Ba 2024(Xem: 1365)
Năm nay xuân Giáp Thìn cây anh đào tật nguyền lại nở rộ từ những ngày chớm tết cho đến giờ này. Ông dự định sẽ mời vài người bạn thân ghé nhà để uống trà thưởng hoa như dạo nào…
01 Tháng Ba 2024(Xem: 1121)
Anh hùng chỉ là người của một thời, một giai đoạn. Nhưng người tử tế đòi hỏi sự hy sinh thiệt thòi cả một đời! Miền Nam Việt Nam có thể không có nhiều anh hùng, nhưng những người có một tấm lòng và người tử tế thì không thiếu.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 1225)
Cũng đã khá lâu tôi có nghe vài người bạn kể rằng họ có xem một bộ phim Đại Hàn có tựa đề là “Bản Tình Ca Mùa Đông”. Tôi nghe rồi cũng bỏ qua chứ không quan tâm gì
01 Tháng Ba 2024(Xem: 829)
Tôi cám ơn bác sĩ rồi theo con ra khỏi phòng mạch. Mọi sự vật trong toà nhà như sáng hẳn lên và rõ ràng, khi ra ngoài, tôi nắm lấy tay con gái, reo lên -Mẹ đã thấy được chiếc lá cây rung rinh trong gió… từng chiếc lá, không phải một khối xanh lay động như trước nữa.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 1045)
Trong tiếng Việt giàu đi với sang. Nhưng thời nay, giàu tiền thì nhiều nhưng mà sang thì không có mấy, đốt đuốc cũng khó tìm ra.Bởi sang nằm trong cốt cách, trong cách ứng xử, trong ngôn ngữ thể hiện,
01 Tháng Ba 2024(Xem: 1126)
Cây ngọc lan nhân chứng cuối cùng của nhà xứ Tâng đã chứng kiến bao nhiêu cảnh vật đổi sao rời không còn nữa. Cảnh vật và con người trăm năm cũ nay chỉ còn là chuyện kể khúc còn, khúc mất mà thôi.