Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Tô Đăng Khoa - Đọc “Có Một Thời Nhân Chứng” của Lê Lạc Giao

07 Tháng Tám 201811:43 CH(Xem: 15376)
Tô Đăng Khoa - Đọc “Có Một Thời Nhân Chứng” của Lê Lạc Giao

Đọc “Có Một Thời Nhân Chứng” của Lê Lạc Giao

CHIẾN TRANH: NHÂN CHỨNG VÀ NẠN NHÂN

Tô Đăng Khoa.

“Tình yêu cũng giống như chiến tranh ở chỗ: dễ bắt đầu, nhưng rất khó kết thúc”
-H. L. Mencken

bia-sach-mot-thoi-nhan-chung

Truyện dài “Có Một Thời Nhân Chứng” là tác phẩm thứ ba của nhà văn Lê Lạc Giao, do Nhà Xuất Bản Văn Học phát hành năm 2018.  Hai tác phẩm trước của Lê Lạc Giao là: “Một Thời Điêu Linh” (2013), và “Nửa Vầng Trăng Ký Ức” (2016), đều là thể loại truyện ngắn.  Với tôi, tuy hình thức khác nhau, nhưng cả ba tác phẩm của Lê Lạc Giao là một sự tương tục: ba tác phẩm-một chủ đề canh cánh trong lòng.

Qua hai tác phẩm trước, đọc giả có thể nhìn thấy mối quan tâm, trăn trở của nhà văn Lê Lạc Giao chính là các chủ đề rất phổ quát chi phối toàn bộ lịch sử nhân loại từ thuở khai thiên lập địa cho đến ngày nay, tức là chủ đề: tình yêu và chiến tranh, mà bản chất chính là sư phơi bày hai thái cực thương-ghét trong mỗi con người.  Nhìn từ khía cạnh này thì: Lịch sử của nhân loại chính là lịch sử của những cuôc chiến tranh; trong đó tình yêu thời chinh chiến như là một thứ gì đó cực kỳ diễm lệ nhưng lại rất mong manh, tương phản giữa đống hoang tàn, khốc liệt, và phi lý cùng cực của chiến tranh, giúp ngăn ngừa con người rơi vào hố sâu của tuyệt vọng.

Lần này trở lại cùng quý độc giả trong tác phẩm truyện dài “Có Một Thời Nhân Chứng,” nhà văn Lê Lạc Giao lại một lần nữa thẩm sát chủ đề muôn thuở của nhân loại (tình yêu và chiến tranh) dưới dạng truyện dài, từ một góc nhìn của “Nhân Chứng” trong bối cảnh “buổi hoàng hôn của một chế độ” trong vòng bảy năm (1968-1975).  Qua tác phẩm “Có Một Thời Nhân Chứng” chúng ta nhận ra rằng: những hệ lụy của cuộc chiến không hẳn kết thúc vào năm 1975.  Theo H.L. Mencken, tình yêu và chiến tranh có một điểm chung: dể bắt đầu, nhưng rất khó kết thúc.  Sự kết thúc của chúng thường hay kèm theo một vết thương rát buốt tâm can. Cuộc chiến Việt Nam tuy đã kết thúc hơn 40 năm, nhưng vết thương, sự hủy hoại, và những hệ lụy của nó vẫn ngấm ngầm như một lò than tiêu hủy các giá trị căn bản trên mọi phương diện từ vật chất, tinh thần, văn hóa, xã hội cho đến đạo đức.

Bốn mươi năm hơn đã trôi qua, nhưng “nửa vầng trăng ký ức” của “một thời điêu linh” vẫn vằng vặc trong tâm thức của những người may mắn sống sót sau cuộc chiến. Khối ký ức của cuộc chiến tàn khốc này như là một gánh nặng đối với người còn lại, một thế hệ mà nhà văn Lê Lạc Giao gọi là “những con người mang vác trên lưng nấm mồ của một thời nhân chứng.”

Bốn mươi ba năm chiêm nghiệm, ba tác phẩm, một chủ đề canh cánh, Chiến Tranh và Tình Yêu, Lê Lạc Giao với đức tánh cẩn trọng và thẩm sát của một nhân chứng cho chiến tranh và tình yêu, cùng với những chiêm nghiệm thậm thâm của Ông, chắc chắn sẽ đưa độc giả nhìn lại cuộc chiến tranh Việt Nam từ một góc nhìn rất khác, từ trước tới nay.  Đó là góc nhìn độc lập, không chống đối, không hệ lụy của một Nhân Chứng sống sót sau cuộc chiến tàn khốc.  Khi bị ném vào bối cảnh của chiến tranh, thì sự chọn lựa quyết liệt nhất chính là sự lựa chọn làm nhân chứng hay nạn nhân của lịch sử.  Chính sự lựa chọn một cách dứt khoát này sẽ mang đến cho chúng ta một thái độ sống thích hợp trong chiến tranh. Vì sao? – Vì chỉ có làm nhân chứng của chiến tranh thì mới thấu hiểu được chiến tranh và có cơ hội vượt qua được những hệ lụy lâu dài của chiến tranh mang lại. Về mặt tác dụng và thái độ sống của từng con người, sự lựa chọn đó mang ý nghĩa rất to lớn:  Đó chính là sự lựa chọn giữa Tự Do và Nô Lệ!

Nương theo tư tưởng trong tác phẩm “Có Một Thời Nhân Chứng” của Lê Lạc Giao, tôi cũng suy tư rất lâu về sự lựa chọn giữa “Nạn Nhân” và “Nhân Chứng”.  Theo chỗ tôi hiểu trên bình diện nghĩa đen của ngôn từ, “Nạn Nhân” hay “Nhân Chứng” cả hai đều có chữ “Nhân” trong đó, tức là một sự lựa chọn có liên hệ mật thiết đến con người. 

Tuy nhiên, chữ “Nhân” trong “Nạn Nhân” đứng phía sau chữ “Nạn” mang ý nghĩa thụ động, cam chịu, trong đó “Nạn” như là tính từ hay thuộc tính của “Nhân”.   “Nhân” bị ném vào trong “Nạn”, phải chấp nhận, cam chịu “Nạn”;  “Nạn” theo “Nhân” như bóng với hình cho đến chết. “Nhân” trở thành nô lệ cho “Nạn” vì không còn khả năng tự quyết cho vận mệnh của chính mình.

Trong khi đó, chữ “Nhân” trong “Nhân Chứng” đứng phía trước chữ “Chứng” mang ý nghĩa chủ động, “Chứng” là một động từ, là hoạt động căn bản của “Nhân”.   Chính nhờ hoạt động “Chứng” (Witness) với một tâm thức quân bình, không bị cảm xúc chi phối, không thiên vị (biased) và độc lập, “Nhân” đạt tới sự hiểu biết rốt ráo (complete understanding) về thực tại.  Vì “Nhân” thấu thị thực tại của chính mình cho nên có khả năng lựa chọn khôn ngoan để tự mình “thoát ra” khỏi thực tại, tức là tình trạng “bị ném vào một bối cảnh Lịch Sử.”   Chính “Sự hiểu biết” về thực tại thông qua hoạt động căn bản hiểu biết của “chứng” sẽ làm cho “Nhân” thoát khỏi “Nạn” (trạng thái nô lệ)  và đạt đến Tự Do.

Chính vì thế, bản chất của sự lựa chọn quyết liệt này: “Nạn nhân hay nhân chứng” trong bối cảnh của chiến tranh tức là sự lựa chọn rất quyết liệt giữa: “Nô lệ và Tự Do”; hay nói cách khác một cách quyết liệt hơn, tức là sự lựa chọn giữa: “Tự Do hay là Chết”.

Truyện dài “Có Một Thời Nhân Chứng” lấy bối cảnh cuộc chiến tranh Việt Nam làn nền, những câu chuyện tình yêu tuyệt đẹp và thơ mộng của một nhóm bạn trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn làm mạng lưới liên kết các sự kiện cho câu chuyện thêm phần hấp dẫn và mạch lạc, nhưng giá trị chính của tác phẩm chính là: “Tạo ra một vùng sương bóng cho ngôn ngữ, cho kẻ chiêm niệm chịu chơi” (*) để tư duy về quá khứ, chấp nhận thực tại đang là, từ đó có sự lựa chọn khôn ngoan, dứt khoát, rõ ràng cho tương lai, cho chính mình và cho vận mệnh của dân tộc. 

Với lối hành văn lôi cuốn, những câu thoại bỏ lửng ngang chừng… chuyên chở tư tưởng triết học thật sâu sắc, nhà văn Lê Lạc Giao đã rất thành công trong việc tư duy cùng với độc giả, cùng vạch ra hướng đi thích hợp cho vận mệnh chính chúng ta, và có thể được chăng? --cho cả vận mệnh dân tộc.
 

Đọc xong tác phẩm của Lê Lạc Giao, tôi có cảm nghĩ: “Niềm hy vọng này hoàn toàn khả dĩ, nếu tất cả chúng ta đều bắt đầu từ sự lựa chọn căn bản nhất: Nạn nhân hay nhân chứng.  Hãy đứng lên nắm lấy vận mệnh của chính mình, hãy là nhân chứng lịch sử. Hãy dứt khoát từ bỏ tâm thức nô lệ của nạn nhân.” Vì sao? Vì suy cho cùng, tất cả nhửng gì, dẫu hạnh phúc hay đau khổ, xảy ra cho chúng ta, do dân tôc ta, đều do chính chúng ta quyết định. Tâm thức nạn nhân, không có khả năng nhận ra sự thật rất đơn giản này, vì cái tâm thức đó luôn luôn đổ lổi cho những bất hạnh đang trút xuống đầu của chúng ta cho những tác nhân đến từ bên ngoài. Tiềm ần trong tâm thức nạn nhân là một sự tự lừa dối chính mình, một tâm thức chưa trưởng thành trên lãnh vực tư duy.

Câu hỏi quan trọng là: Thế nào là một “nhân chứng lịch sử”?  Về vấn đề này, nhà văn Lê Lạc Giao đã hết sức khéo léo, đưa ra nhận định ngay trong Chương Một, Biển và Di Chúc của Giấc Mơ, trong đó nhân vật chính là Phác, đã có môt cuộc đối thoại hết sức kỳ thú và huyền bí với hồn ma của Petrus Trương Vĩnh Ký, lúc Phác ngủ quên sau khi quét dọn rác rưởi và ô uế trong nhà mồ của ông:

 

(trích)

Buổi trưa, tôi ngủ quên trong nhà mồ của Petrus Trương Vĩnh Ký. Trong giấc ngủ Petrus Ký bảo tôi rằng, “Hãy làm nhân chứng, và thực sự trung thành vai trò nhân chứng của mình!” Tôi hỏi lại ông, “Thực sự làm nhân chứng có bình an, hạnh phúc hay không?” Ông trả lời, “Ta làm nhân chứng hơn thế kỷ rồi, ngươi hãy nhìn xem ta có hạnh phúc hay không?” “Ta là nhân chứng không phải của thành phố này mà là của lịch sử. Ta bằng lòng việc này. Không có gì quí hơn làm một nhân chứng lịch sử trung thực. Ta nói điều này có làm ngươi khó hiểu hay không?”

“Tôi hiểu mơ hồ, có phải tôi đang là nhân chứng của chính thời đại mình đang sống? Và nếu như thế không phải ai cũng là nhân chứng cho chính thời đại của họ hay sao?”

“Không phải, ngươi có thể là nhân chứng bằng chính trí tuệ và thái độ nhận thức của ngươi, trong khi những người khác chỉ là nạn nhân. Ta biết chắc rằng nhân chứng rất ít, rất hiếm hoi nhưng nạn nhân lại đầy rẫy khắp nơi. Ta nói không ngoa, không chỉ trên đất nước này mà cả thế giới đang là nạn nhân và họ chịu đựng vai trò nạn nhân của mình. Ngươi có thấy như thế hay không?”

“Nghe ông nói, tôi khám phá ra bấy lâu nay tôi chỉ là nạn nhân chứ nào phải là nhân chứng? Tôi chỉ thấy buồn bã, phiền muộn từng ngày. Một nhân chứng không thể có những hệ lụy như thế!”

 “..nạn nhân là sự chịu đựng thực tại mà không vượt thoát được thực tại. Trong khi nhân chứng là khả năng tố cáo thực tại để vượt qua nó.”   

(ngưng trích)

Theo Lê Lạc Giao thì hệ quả của tâm thức nạn nhân chính là “sự chịu đựng” và sự “không vượt thoát được thực tại”, không vượt thoát hiểu theo ý nghĩa bị mất tự do, đó là một tâm thức nô lệ có nguồn gốc từ “thói quen truyền thống” mà hậu quả của nó, có thể là cái chết của chính nạn nhân.  Chúng ta thử theo dõi lối suy nghĩ sau đây của Loan, một nạn nhân điển hình trong truyện:

Nhưng cô biết đè nén nỗi lòng mình, không biết có phải thói quen hay không, thỉnh thoảng đọc báo cô thấy phụ nữ chịu đựng quá nhiều bi thương mà sự thiệt thòi ấy cô cho là thói quen. Cô không suy nghĩ sâu xa nhưng bản tính phụ nữ gặp chuyện tiêu cực vẫn hay im lặng, chịu đựng như ông bà, cha mẹ cô đã từng chịu đựng. Từ đấy Loan suy luận nỗi đau của phụ nữ đã thành nếp gấp trong tiềm thức. Càng đau đớn thì những nếp gấp ấy càng hằn sâu như vết thương và vết thương này ngày càng sâu thêm cho đến lúc không chịu đựng được nữa thì nạn nhân chịu chết.”


Từ những thói quen chịu đựng, lâu ngày trở thành những “nếp gấp trong tiềm thức” trong từng cá nhân, rồi dần dà phát triển thành một thứ “truyền thống dân tộc”, một tâm thức “nô lệ” của dân tộc Việt, và cuối cùng chấp nhận nó như là một định mệnh dân tộc:

“Phác nghĩ, chỉ có anh, bạn bè anh và những người dân Việt đang là nạn nhân kia biết được mình đang đứng chỗ nào, thấy cái gì, chịu nỗi khổ đau ra sao… để có thể rút mình ra khỏi vũng lầy cam chịu lúc này đã trở thành truyền thống dân tộc. Thứ truyền thống dân tộc xuất phát từ bóng tối của quá khứ hai nghìn năm điêu linh vì chiến tranh!...

Trong mỗi cuộc chiến tranh, lý do hoặc nguyên nhân có thể khác nhau nhưng hậu quả luôn giống nhau. Nỗi đau khổ do chiến tranh gây ra cho Việt Nam chúng ta đã thành truyền thống dân tộc.

… và hình như một khi được gọi là truyền thống thì cứ thế hệ này nối tiếp thế hệ khác vinh danh nó, biến nỗi nhục nhằn, khổ ải thành niềm kiêu hãnh muôn đời!

Đấy chính là định mệnh dân tộc mà với tất cả những người bạn của Phác hôm nay muốn thoát khỏi lò lửa chiến tranh chỉ là trốn chạy chứ không hề có ý nghĩa vượt thoát. Nếu cần sự vượt thoát thì chính đất nước, lịch sử phải vượt thoát.”

Với tôi, giá trị tư tưởng lớn nhất của Tác Phẩm “Có Một Thời Nhân Chứng” của nhà văn Lê Lạc Giao chính là cách Ông đặt lại vấn đề: “Nạn Nhân hay Nhân Chứng” như là một tiền đề căn bản đầu tiên làm nền tảng một cuộc chuyển hóa toàn diện cho một vấn đề rất nan giải: “Làm sao thoát ra được định mệnh truyền thống của dân tộc?”  Một thứ tự hào về truyền thống hết sức vô nghĩa: “cứ thế hệ này nối tiếp thế hệ khác vinh danh nó, biến nỗi nhục nhằn, khổ ải thành niềm kiêu hãnh muôn đời!”

Trên bình diện cá nhân, sự quyết đoán trở thành nhân chứng chớ không phải nạn nhân của chính cuộc đời mình là dấu hiệu báo trước sự trưởng thành trên lãnh vực tư duy.  Con người không thể nào đạt tới sự thấu hiểu về thế giới nếu còn giữ mãi tâm thức nạn nhân. Thông qua hoạt động của nhân chứng, mối liên hệ nhân-quả giữa truyền thống và định mệnh được tiết lộ. Lê Lạc Giao mô tả mối quan hệ này một cách rất tài tình trong truyện ngắn "Nửa Vầng Trăng Ký Ức" như sau:

Nhiều khi Ngãi tự hỏi, liệu có sự liên hệ nhân quả nào giữa truyền thống và định mệnh? Sau đó, anh lại nhận ra định mệnh chỉ là hóa thân của truyền thống. Cũng như nạn nhân chỉ là thứ âm bản truyền thống. Trên sân khấu đời, người ta có thể vừa tung hô truyền thống nhưng lại nguyền rủa số mệnh. Người ta mơ hồ hoặc không hề biết chính truyền thống đã tạo ra số mệnh. Số mệnh là chiếc khung giam hãm cuộc đời từng người sau khi người ta cho rằng đã làm hết bổn phận và bổn phận chỉ là sự lập đi lập lại mãi một khuôn thước mà ai cũng bảo là chân lý. Nhập vào quá trình vận động ấy, con người trở thành nô lệ và đánh mất chính mình."


Đoạn văn ngắn gọn như trên là sự cô động của cả kinh nghiệm đời người của một thời nhân chứng! Ở cấp độ cá nhân chúng ta đã “trở thành nô lệ và đánh mất chính mìnhtrong quá trình vận động rập khuôn đó của truyền thống đã đành, thì mặt khác, ở cấp độ xã hội, truyền thống chiến tranh đã trở thành di sản lịch sữ của dân tộc khiến cho oan khiên cứ trút xuống đầu người dân quan suốt bề dày 4000 năm lịch sữ:

có lẽ phần lớn do truyền thống: thứ khuôn đúc có hai mặt,mặt tốt đẹp luôn bị đè bẹp bởi mặt xấu xa, tiêu cực. Điều đáng phê phán là dân tộc chúng ta chỉ biết bằng lòng hiện tại, luôn cổ xúy quá khứ và cho rằng đấy là những khuôn vàng thước ngọc không thể thay đổi được. Trong khi thời đại thay đổi, tiến bước mà suy nghĩ con người không thay đổi, chỉ quanh quẩn với bao khuôn mẫu không còn hợp thời. Cứ như thế đám con cháu cắm cúi đi theo thứ định mệnh lịch sử ấy. Chiến tranh là một trong những di sản lịch sử dân tộc khô cứng, nhục nhằn, bi đát nhất vì nó gặt hái bằng máu xương đồng bào nhưng được hành xử khiến một dân tộc vốn hiếu hòa lại dường như hiếu chiến, khôn ngoan lại tỏ ra ngu xuẩn vì chính cái truyền thống kể trên…”

 

Truyện dài “Có Một Thời Nhân Chứng” là tác phẩm kinh điển không có lệ thuộc thời gian. Nó giúp độc giả hậu bối như tôi có thể “ôn cố tri tân” nó giúp tôi hiểu và thương hơn nữa một thế hệ cha ông sinh ra trong lò lửa của chiến tranh. Tuy oan nghiệt không ngớt trút xuống đầu vẫn cam đảm không chấp nhận tâm thức nạn nhân để vươn tới Tự Do và Chân Thiện Mỹ.

Truyện dài “Có Một Thời Nhân Chứng”  với tôi là một di sản tư tưởng rất quan trọng, có khả năng giúp tôi trưởng thành trong đường lối tư duy.  Trong bối cảnh lịch sử đương đại, sự lựa chọn giữa nạn nhân và nhân chứng càng trở nên bức thiết và quyết liệt hơn nữa khi mà quá trình “trở thành nô lệ và đánh mất chính mình” càng ngày càng gia tốc thật kinh hoàng. Trên sân khấu đời người ta vẫn còn đang “vừa tung hô truyền thống nhưng lại nguyền rủa số mệnh”.   Chính vì lý do này mà tác phẩm “Có Một Thời Nhân Chứng” của nhà văn Lê Lạc Giao do nhà xuất bản Văn Học phát hành năm nay, không chỉ là một hồi ký lịch sử, mà còn mang tính thời sự vô cùng nóng bỏng. Và trong tương lai, ngày nào còn có người “đánh mất chính mình” để tình nguyện cam chịu trở thành “nạn nhân của bối cảnh lịch sử”, thì ngày đó tác phẩm “Có Một Thời Nhân Chứng” của nhà văn Lê Lạc Giao cũng cần phải được đọc lại và suy ngẫm một cách cẩn trọng.

Xin cám ơn nhà văn Lê Lạc Giao và trân trọng giới thiệu tác phẩm văn học, tư tưởng, chính trị, thời sự -“Có Một Thời Nhân Chứng” đến quý bạn độc giả gần xa.

Trân trọng,

Tô Đăng Khoa

08.08.2018.

(*) Ghi Chú:  Mượn ý của Bùi Giáng trong bài  “Một Đường Lối Dịch Thơ”:  Cái bí quyết của thiên tài sáng tạo, cũng như thi tài dịch thuật, là: tạo nên một vùng sương bóng cho ngôn ngữ. Sương bóng đó có thể bắt gặp bóng sương Hy Lạp, hay Đường Thi, hay Tây Trúc – không hề gì. Không hề gì. Miễn là nó mở ra một chân trời cho chiêm niệm chịu chơi.

09 Tháng Ba 2024(Xem: 575)
Năm nay xuân Giáp Thìn cây anh đào tật nguyền lại nở rộ từ những ngày chớm tết cho đến giờ này. Ông dự định sẽ mời vài người bạn thân ghé nhà để uống trà thưởng hoa như dạo nào…
01 Tháng Ba 2024(Xem: 577)
Anh hùng chỉ là người của một thời, một giai đoạn. Nhưng người tử tế đòi hỏi sự hy sinh thiệt thòi cả một đời! Miền Nam Việt Nam có thể không có nhiều anh hùng, nhưng những người có một tấm lòng và người tử tế thì không thiếu.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 670)
Cũng đã khá lâu tôi có nghe vài người bạn kể rằng họ có xem một bộ phim Đại Hàn có tựa đề là “Bản Tình Ca Mùa Đông”. Tôi nghe rồi cũng bỏ qua chứ không quan tâm gì
01 Tháng Ba 2024(Xem: 459)
Tôi cám ơn bác sĩ rồi theo con ra khỏi phòng mạch. Mọi sự vật trong toà nhà như sáng hẳn lên và rõ ràng, khi ra ngoài, tôi nắm lấy tay con gái, reo lên -Mẹ đã thấy được chiếc lá cây rung rinh trong gió… từng chiếc lá, không phải một khối xanh lay động như trước nữa.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 611)
Trong tiếng Việt giàu đi với sang. Nhưng thời nay, giàu tiền thì nhiều nhưng mà sang thì không có mấy, đốt đuốc cũng khó tìm ra.Bởi sang nằm trong cốt cách, trong cách ứng xử, trong ngôn ngữ thể hiện,
01 Tháng Ba 2024(Xem: 584)
Cây ngọc lan nhân chứng cuối cùng của nhà xứ Tâng đã chứng kiến bao nhiêu cảnh vật đổi sao rời không còn nữa. Cảnh vật và con người trăm năm cũ nay chỉ còn là chuyện kể khúc còn, khúc mất mà thôi.
24 Tháng Hai 2024(Xem: 775)
Người già tức là người lớn tuổi, còn gọi là người nhiều tuổi hay người cao niên… Thế thì bao nhiêu tuổi mới được gọi là người già, người lớn tuổi hoặc người cao niên?
23 Tháng Hai 2024(Xem: 771)
Tình yêu thật sự đã hiếm; tình bạn thật sự còn hiếm hơn”. Tình bạn giữa tôi và Cát Đằng quả là hiếm có. Cát Đằng, tên một loài hoa leo có màu xanh pha tím, mỏng mảnh. Bạn tôi cũng dịu dàng, mềm mại, quý phái như hoa.
23 Tháng Hai 2024(Xem: 999)
Khi hay tin một người bạn đồng nghiệp mới qua đời làm tôi hồi tưởng lại những kỷ niệm khi tôi mới bước chân vào nghề. Những kỷ niệm có vui có buồn đã theo tôi suốt cả cuộc đời dù muốn quên cũng không quên được.
17 Tháng Hai 2024(Xem: 1087)
Lại một năm nữa sắp trôi qua, dù trí thông minh nhân tạo ngày nay đã có thể viết văn, sáng tác thơ, làm phim ảnh một cách dễ dàng, nhưng tôi vẫn thích theo lối cũ, ngồi mò mẫm để viết chút tản mạn chuẩn bị chào đón năm Giáp Thìn 2024.
17 Tháng Hai 2024(Xem: 1005)
Làm sao quên được cái thời hoang sơ của thành phố Đà Lạt. Phong cảnh hữu tình và người thì dễ thương…
16 Tháng Hai 2024(Xem: 864)
Ý Như Vạn Sự là sự bùng vỡ của Trí Tuệ và Từ Bi cùng lúc. Trí Tuệ vì nhận chân bản tánh Như của vạn sự. Từ Bi vì sự bùng vỡ của tình thương yêu bình đẳng đối với vạn sự, cho phép vạn sự là chính nó, tự vận hành theo chu kỳ tuần hoàn sinh-trụ-hoại-diệt của chính nó.
16 Tháng Hai 2024(Xem: 997)
Hà ô Lôi là ai nhỉ? Chỉ được biết Hà Ô Lôi là một tiếng hát tuyệt vời, ảo diệu có thể làm mê hoặc lòng người. Nhưng vì cách đây đã năm thế kỷ nên không có cách gì ghi lại được tiếng hát đó. Người đời sau muốn nghe lại được nó, chỉ còn mỗi một con đường : nghe câu truyện kể về Hà ô Lôi
16 Tháng Hai 2024(Xem: 821)
Bởi vậy, nếu có chàng nào ngơ ngác lạc vào xóm tui, hỏi nhà cô Loan, thì phần nhiều sẽ nhận được câu trả lời rất... chảnh, rất lạnh lùng rằng: - Xóm này hổng có ai tên Loan hết á! Ủa, đang yên đang lành, Tết đến mần chi, để tôi bỗng nhớ da diết xóm cũ thương yêu của tôi thế này! Thôi, tui đi khóc đây.
07 Tháng Hai 2024(Xem: 1709)
Trong cuộc sống của chúng ta đôi khi có những cuộc gặp gỡ thật tinh cờ … dù ngắn ngủi nhưng cũng để trong lòng nhau những tình cảm quý mến chân tinh và trân trọng
06 Tháng Hai 2024(Xem: 781)
Phải chăng Tiếu ngạo giang hồ thể hiện được tính lãng mạn cao độ, khát vọng tự do của con người? Phải chăng đó cũng là tâm thức và nỗi khát vọng của chính tác giả Kim Dung?
05 Tháng Hai 2024(Xem: 720)
Các cựu học sinh nổi tiếng của trường này là hoàng đế Bảo Đại, quốc vương Sihanouk, tổng trưởng dân vận chiêu hồi Hoàng Đức Nhã, chuẩn tướng Dương Mộng Bảo…
03 Tháng Hai 2024(Xem: 1721)
Có thể nói đọc báo Xuân trong những ngày Tết là thú tiêu khiển tao nhã, là món ăn tinh thần lành mạnh, là nét đẹp văn hóa của cha ông đã có từ xa xưa,
29 Tháng Giêng 2024(Xem: 979)
Tết con rồng thứ ba của thế kỷ 21 sẽ bắt đầu từ ngày 10 tháng 2 – 2024. Mong rằng suốt năm con rồng đừng có thêm biến cố chết người để khỏi nghe các lời bàn của các nhà mê tiên tri