Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Hữu Phúc - NÓI CHUYỆN VUI VỀ TOÁN HỌC & NGÔ QUYỀN /BH (1) - Phương thức tính khóa học NQ

25 Tháng Hai 201810:41 CH(Xem: 15527)
Hữu Phúc - NÓI CHUYỆN VUI VỀ TOÁN HỌC & NGÔ QUYỀN /BH (1) - Phương thức tính khóa học NQ

 

Nói chuyện vui về Toán học & Ngô Quyền/BH (1)
Phương thức tính khóa học NQ

Hữu Phúc

SUY NGHI

 

I/ Một kỷ niệm vui về Hội Ngộ Trùng Phùng 2006.

Đúng một con giáp (2006 - 2018) bị "thất nghiệp" thì bổng nhiên một ngày vào mùa đông nhận được eMail của Bà xếp Tưởng Dung "hỏi thăm":

"Để Dung hỏi anh Phúc tính dùm nha vì anh là người làm ra cái scale này đó.

Anh Phúc ơi, Trang em chị Duyên vào NQ 1 năm trước 75 tính là Khóa mấy vậy? để ghi trong hình cho NQTT?"

Số là 12 năm trước cùng với một số không nhỏ chsNQ ra "vác ngà voi" đứng tổ chức (lần đầu tiên) một đại hội thế giới nhằm kỷ niệm 50 năm thành lập trường trung học Ngô Quyền / Biên Hòa có mỹ danh "ngồ ngộ" là Hội Ngộ Trùng Phùng (HNTP).

Nhân dịp đó, người viết có "mạo hiểm" đưa ra một số đề nghị nhằm cho đại hội được thành công mỹ mãn. Trong đó có đề nghị "hệ thống hóa" lại bằng khóa học (thứ mấy) để tạo thứ tự cho các chsNQ dễ nhận biết nhau hơn. Từ đó mỗi chsNQ có thể biết mình thuộc khóa mấy. Nhưng vẫn còn nhiều "nhiêu khê" vì đa số không rõ tính toán ra sao. Cho nên lúc đó người viết có "công việc làm" rất nhiều bận rộn để tìm "đáp số" khóa mấy cho các thắc mắc (tương tự như Bà xếp Tưởng Dung đã "hỏi thăm" vừa rồi).


Kỳ này gay cấn hơn vì có một thành viên trong ê kíp Truyền Thông Báo Chí chịu "hy sinh" kêu gọi quý Thày Cô & ChsNQ gửi hình (chân dung hoặc chụp chung với người bạn đời) mang đăng lên quyển sách Ngô Quyền Toàn Tập nhằm "để đời" cho mai sau còn biết đến "dung nhan" của mình.


Tìm ra hình để gửi đã khó, nhưng làm sao bức hình trở thành hoàn mỹ thì còn khó gấp "trăm lần". Thực vậy hầu hết các bức hình chụp kiểu "chụp đại" không do dân chuyên nghiệp chụp nên để lại nhiều "dấu vết khó thương". Điển hình như: tàn nhang, mắt lớn nhỏ, cười méo, tóc tai vô trật tự .... Tất cả phải mất rất nhiều thì giờ "trang điểm" cả ngàn (1000) tấm hình lại cho "ăn ảnh". Đã vậy rất nhiều người không hài lòng với hình đã gửi và xin đổi lại. Nhiều chsNQ không biết mình học khóa mấy để được xác định rõ phía dưới tấm hình và sau đó mới bỏ vào chung bạn học cùng khóa .


Bạn hiền Anh Tuấn có cho biết:

"Rất tức cười vì có trường hợp đương sự còn nói sai khóa học của mình đến nỗi 1 người bạn tức quá lôi tên 1 loạt bạn cùng lớp đề chứng minh mình không nhớ lem nhem. Thành ra chính đương sự tính sai khóa học của mình."

 

Chính vì vậy, sau khi tính khoá mấy cho chsNQ Bùi Thư Trang, người viết có tiết lộ trình bày "sơ sơ" phương pháp tính cho ê kíp đang lo vụ hình ảnh. Ai ngờ được họ "khuyến khích" đòi mang phổ biến ngay để bất cứ ai học Ngô Quyền đều có thể tính ra khóa học. Chẳng hạn:

Bạn hiền Anh Tuấn "bốc":

"Đúng là ban B, mà lại giỏi tính , có thể nào trình bày lại như 1 bài viết nói về cách tính khóa học, post lên để khỏi tính trật khóa mình"

Bà xếp Tưởng Dung "nổ":

"Anh Phúc phải viết để cho thiên hạ biết NQ mình có đầy đủ nhân tài thuộc hàng ''thập bát môn võ nghệ'' chứ"

Cô giáo Ngọc Huệ "khen":

"Trời oi!...khong ngo phuong trinh HNTP hay qua Troi luon...!...., boi vay moi duoc Truong chon hoc sinh gioi nhat Truong de di hoc o nuoc ngoai ... la dung roi"

Nhà văn Diệu Hương "muốn":

"Để em viết cho. Nhưng phải đợi qua Tết . Mấy hôm nay em bận quá"

Nhưng mà phải đợi lâu thì e rằng Bà xếp Tưởng Dung cần gấp sẽ  "cằn nhằn"

 

II/ Phương thức tính khóa học NQ: "Phương trình HNTP"

Thực ra rất dễ dàng nếu nắm vững 1 điểm căn bản là trường Ngô Quyền được thành lập vào năm 1956 và khóa 1 bắt đầu từ thời điểm đó để "tính lần mò" ngược lại ra khoá của mình.


Tuy nhiên trường Ngô Quyền từng nổi tiếng về môn toán với các Thày Cô dạy giỏi. Chẳng hạn hồi còn đi học ở NQ, dạy môn toán ban B ở bậc đệ nhị cấp có quý Thầy Cô Vũ Thị Bột, Tôn Thất Để, Nguyễn Thất Hiệp, Bùi Đức Lương, Lê Văn Túy ... Nhờ đó khiến cho học trò đạt đươc nhiều thành công thi cử, nhứt là trúng tuyển vào các đại học liên hệ với toán học. Chẳng lẽ một trường trung học được từng nổi tiếng là "cái nôi đào tạo trí thức ... toán miền Đông Nam Phần" lại phải "tính lần mò" sao! 

Cho nên trong dịp HNTP người viết đã dùng "vốn liếng" thời NQ đưa ra công thức hay nói đúng hơn theo toán học là "phương trình HNTP" tóm gọn rất đơn giản để giải quyết những thắc mắc về khóa học như sau :

y = x - 1956 + 1

 

y là khoá học NQ

x là năm học lớp đệ thất (lớp 6)

1956 là năm thành lập trường NQ

+ 1 để cho đúng số khoá học

 

Áp dụng cho các chsNQ từng quen biết về các trường hợp thường xảy ra:

a) Trường hợp 1: Đậu vào học đệ thất (lớp 6). Thí dụ:

- Bà xếp Tưởng Dung đậu & học lớp 6 vào năm 1966. Tính ra là khóa 11 NQ

   1966 - 1956 + 1 = 11

- Nhà văn Diệu Hương đậu & học lớp 6 vào năm 1970. Tính ra là khóa 15 NQ

    1970 - 1956 + 1 = 15

- Bạn hiền Anh Tuấn đậu & học lớp 6 vào năm 1962 . Tính ra là khóa 7 NQ

    1962 - 1956 + 1 = 7

b) Trường hợp 2: Được chuyển vào học đệ tam (lớp 10). Thí dụ:

- ChsNQ Lữ Công Tâm chuyển từ Long Thành về học lớp 10 NQ năm 1965. Tính ngược lại thì anh Tâm học lớp 6 vào năm 1961. Như vậy tính ra là khóa 6 NQ

    1961 - 1956 + 1 = 6

c) Trường hợp 3: Đậu tú tài 1 hạng cao được vào học đệ nhứt (lớp 12). Thí dụ:

- ChsNQ Nguyễn Thị Hiền từ trường Trần Thượng Xuyên vào học lớp 12 NQ năm 1970. Tính ngược lại thì chị Hiền học lớp 6 vào năm 1964. Như vậy tính ra là khóa 9 NQ

    1964 - 1956 + 1 = 9

d) Trường hợp 4: Từ trường quận được chuyển về học đệ lục (lớp 7). Thí dụ:

- Bạn hiền Phạm Thanh Thừa từ Dĩ An về học lớp 7 NQ năm 1964. Tính ngược lại thì học lớp 6 vào năm 1963. Như vậy tính ra là khóa 8 NQ

    1963 - 1956 + 1 = 8

 

III/ Mong ước "nhỏ nhoi" của Cô Vũ Thị Bột


Một điểm rất đáng chú ý là môn toán rất hiếm có nữ giáo sư dạy bậc đệ nhị cấp. Còn bậc đại học như cả Trung Tâm Kỹ Sư Phú Thọ không thấy một bóng dáng nữ giáo sư nào dạy toán cả và ngay bên đại học Âu Châu cũng thế.


Vậy mà năm học đệ tam (ban B), học trò chúng tôi bất ngờ được học toán bởi Cô Vũ Thị Bột. Ngay giờ dạy đầu tiên Cô đã biết "tâm lý chiến" nói cho học trò lứa tuổi 15 yên lòng là môn toán chả có gì là khó cả, vì ngay cả Cô là phái nữ còn học và dạy toán được thì huống chi là giới nam nhi. Thế là cả lớp được lời "động viên" đó coi chuyện học toán "dễ như ăn cơm sườn". Mà quả thực cuối năm đó chả có học sinh nào có điểm toán dưới trung bình và bị ở lại lớp cả.

Cô Bột có mong ước cũng "khá lạ" là các học trò biết xử dụng đặc tính của toán học vào giúp trong nghề nghiệp tương lai. Nhứt là sau này ra trường NQ đi nữa vẫn còn nhớ căn bản toán, giống như học sinh ngữ Pháp Văn còn nhớ căn bản chia động từ avoir từ thời quá khứ đến thời tương lai.  Bây giờ chắc chắn khó có học trò nào của Cô chia được động từ avoir như thời còn đi học NQ (nếu không ở vùng nói tiếng Pháp). Nhưng căn bản toán học thì chắc hầu hết còn nhớ để còn dùng "kiếm cơm" và kèm dạy con cái cho học giỏi nữa chứ . Chẳng hạn phương trình HNPT nêu trên thì chắc chắn 99 % các học trò của Cô đều còn nhớ là phương trình bậc nhứt với đường thẳng biểu diễn góc 45 độ và biến số x phải bằng hoặc lớn hơn 1956 để có đáp số y (khóa học) bằng hoặc lớn hơn 1.

 

IV/ Thày Lưu Ngọc Bích với môn toán học & nhà bác học Newton


Nhưng mãi đến năm đệ nhứt (lớp 12) học trò chúng tôi mới rõ tầm quan trọng của toán học nhờ Thày Lưu Ngọc Bích dạy môn Triết chỉ dẫn cho biết thêm. Trước hết, Thày Bích "cả quyết" cho rằng ai giỏi môn Toán thì đều dễ dàng học được môn Triết. Cả lớp "khoái" quá bởi vì đa số tự hào giỏi toán nên mới vừa đậu được tú tài 1 ban Toán. Thành ra những gì e ngại về môn học quá mới mẽ đượm màu cao siêu này đều "tan như mây khói". Thày Bích rất đam mê dạy môn Triết và đã chứng minh có sự liên hệ chặt chẽ giửa Triết học và Toán học . Thực vậy hầu hết các "sư tổ" Toán học xưa kia cũng là những triết gia nổi tiếng. Điển hình như: Pythagoras, Archimedes, Euklid …

Văn minh Tây Phương đánh giá Triết học cao nhứt cho nên gọi Ph.D (Doctor of Philosophy) là văn bằng Tiến sĩ (các ngành nói chung). Nhưng người viết thiển nghĩ là nhân loại bắt đầu muốn sinh tồn vươn lên thì phải "tính toán" và sau khi sống "mạnh giỏi" đưọc mới nghĩ đến Triết lý. Ông bà mình cũng đưa ra quan niệm rõ rệt với câu: "Phú quý sinh lễ nghĩa" . Như vậy trong đầu óc loài người đã bắt đầu hướng về Toán học đầu tiên, chớ không phải hướng về Triết học. Có thể khẳng định Toán học phát sinh ra Triết học vì vậy Toán học đóng vai trò then chốt cho tiến trình văn minh của nhân loại, như ngày nay thế giới chung quanh rất cần Toán học trên mọi lãnh vực.


Để cho các học trò của mình thấy rõ sự giới hạn về trí tuệ, Thày Bích có dẫn chứng đến câu nói bất hủ của nhà bác học Newton (1642 - 1726) - một thiên tài đa năng về khoa học & toán học & triết học đã tìm ra trọng lực sức hút địa cầu - từng phát biểu: "Cái gì ta biết chỉ là hạt cát trên sa mạc, cái ta chưa biết to lớn bằng cả đại dương bao la"

 Newton

I. Newton 1689

 

Dĩ nhiên Thày Bích cũng không quên kể câu chuyện mùa hè đẹp trời trái táo rụng vào đầu của nhà bác học này đang ngồi dưới gốc cây đã khiến chỉ trong một "sắc na" nghĩ ra ngay bí ẩn về sức hút của địa cầu. Thực ra nếu phân tích kỹ thì thấy có lẽ đây chỉ là một huyền thoại vì có mâu thuẩn về thời điểm & thời tiết cũng như lấy trái táo tượng trưng cho sự hiểu biết như trong Kinh Thánh đề cập tới và chính vì vậy sau này công ty Apple cũng lấy trái táo làm bảng hiệu.

Nhưng chắc Thày Bích không để ý đến một câu than thở của nhà bác học Newton: "Tôi có thể tính ra đường bay của các tinh tú trong vũ trụ chính xác tới từng giây từng tấc, nhưng mà không thể tính ra nổi khi nào thị trường chứng khoán bị "sụp đỗ" hoặc "đẩy vọt" lên cao"


Nguyên nhân có câu than thở này là vì nhà bác học suýt sạp nghiệp vì "tai nạn" thị trường chứng khoán

Đây có lẽ là một "bí ẩn" lịch sử, vì so sánh lại sẽ thấy các tay tổ tài phiệt của Wall Street không hề bị thua nặng như đa số dân chúng, trái lại họ càng ngày càng giầu mà chẳng cần phải xuất sắc toán học như nhà bác học Newton !.

 

Hữu Phúc

22/2/2018

24 Tháng Giêng 2015(Xem: 24563)
Tôi đọc nhẩm lại đoạn thơ của Vượng. Anh tiên tri đó chăng ? Chiều nay nắng nhạt, đường phố hiu hắt buồn tênh. Thềm đất đỏ con dốc kia đã khiến tôi nhớ về anh khôn cùng. Mông mênh. Vượng ơi !
23 Tháng Giêng 2015(Xem: 33212)
Giã từ tuổi thơ để thành người lớn. Bây giờ làm người lớn lại nhớ về tuổi thơ để thêm chút niềm vui. Trò chơi "Má, con" ngày xưa tôi đã hoàn tất một cách trọn vẹn. Còn lại đây là những ngày mà các trò chơi con nít không hề thử nghiệm.
23 Tháng Giêng 2015(Xem: 20951)
Đồ đạc? Tôi có đồ đạc gì đâu. Một chiếc chiếu sẽ trả lại cho nhà giam. Chiếc màn do người tù được thả đợt trước tặng, nay tôi sẽ tặng lại cho người khác. Cái chén, đôi đũa để cho nhà bếp. Tôi không còn giày dép.
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 18447)
Chị Thi ơi! bây giờ tôi mới biết chị cũng cùng khóa 6. Bây giờ tôi không còn có dịp đến thăm chị. Tôi chỉ có thể nguyện cầu hương linh chị thảnh thơi nơi cõi bao la không đau đớn dằn vặt.
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 20656)
Ông Ba Trương Phi, cha Minh kể, theo kháng chiến đánh Tây rồi sau đó đi tập kết ra Bắc. Năm Sáu Hai, vượt Trường Sơn vào Nam, chiếm đấu ở miền Đông cho đến ngày Sài Gòn thất thủ.
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 25904)
Cả một quảng đời qua tui đã bao lần vô tình hay cố ý mà đã đưa bản thân mình lâm vào hoàn cảnh silly dở khóc dở cười để rồi mếu máo gậm nhấm nỗi buồn.
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 25388)
nhưng điều đáng trân trọng và quý mến là chị đã để lại cho tha nhân cho bạn bè cả tấm lòng của chị. Sự ra đi của chị là chấm dứt cơn đau, nguyện cầu chị an bình nơi miền miên viễn.
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 27087)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Một Chiều Đông - sáng tác Tuấn Khanh - Sĩ Phú trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
10 Tháng Giêng 2015(Xem: 31671)
Ước mong sao trong những Hội Hoa Xuân, bên cạnh những chậu hoa đủ màu khoe sắc tôi bắt gặp những phong bao lì xì mới đúng bản sắc VN.
09 Tháng Giêng 2015(Xem: 23470)
Trân cảm được sự trìu mến tự thâm tâm chứ không phải còn bởi bất cứ lý do nào khác. Tình yêu là phép mầu phải không Vượng. Phép mầu xoá lấp những khổ đau.
09 Tháng Giêng 2015(Xem: 24671)
Giọng anh khàn và đục, anh không phải là ca sĩ nhà nghề, nhưng tiếng hát của anh diễn tả ngôn ngữ âm nhạc của chính anh viết ra có một sức thuyết phục kỳ diệu.
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 27587)
những ngày vui hồn nhiên của một cô gái nhà quê lên tỉnh học. Ước gì được sống lại thời thanh xuân của tuổi học trò…Gần năm mươi năm rồi sao
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 27488)
Mong các bạn cũng như tôi vui trong mỗi ngày niềm vui tự tại. Chúc các bạn luôn đạt được mọi điều mơ ước trong năm mới.
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 27949)
chúng ta đã đến với nhau bằng những chân tình, nói tiếng "chia tay" nghe hơi buồn buồn nhưng sao chúng mình lại cười vui thoải mái
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 30761)
Họp mặt truyền thống lần thứ chín, gần một trăm cựu học sinh Ngô Quyền khóa mười lăm chuyển về địa điểm mới, khách sạn Hòa Bình trên đường Công Lý năm xưa.
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 23964)
Mình đã đi bên nhau không biết bao nhiêu lần trên con đường bóng mát ấy. Anh đã bỏ một ngày công tác nơi trại tạm cư. Trân đã nói dối ba má đến nhà một người bạn.
31 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 23415)
Cái tiểu sử của Mười Tân được thêu dệt bằng nhiều câu chuyện kể hơn là bằng chữ viết. Mười Tân trong thời kỳ cao điểm của cuộc chiến Việt Nam ...
26 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 15927)
Anh ơi ! Có phải đời em là bất hạnh triền miên ? Có phải những niềm vui chỉ lan nhẹ vào đời em rồi vội vã nhường chỗ cho những biến cố đau buồn. Dành cho bác ba của con một vành khăn tang.
19 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 26230)
Xin cám ơn đất nước Mỹ đã cho chúng tôi một cuộc sống an bình hạnh phúc như hôm nay. Cho chúng tôi hưởng được ngày lễ Giáng Sinh đầy ý nghĩa.
19 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 28840)
Đời ông nội tôi nhờ có vật thiêng cứu mạng, đến đời tôi cũng có phần có phước lớn như vậy. Năm đó tôi mua được một khối... đá, trên đó có một con cá hóa thạch lộ rất rõ, chỉ phần đầu bị che khuất chút xíu.