Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Hiền Tuyết Huệ - Chuyện Làm Báo

03 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 65837)
Hiền Tuyết Huệ - Chuyện Làm Báo

 

 

Chuyện Làm Báo

 

Lần đầu tiên tờ Đặc San 2003 của Hội Ái Hữu CHS Ngô Quyền Biên Hòa đã đến tay thầy cô và các bạn vào mùa hè năm ngoái (ngày 5 tháng 7 năm 2003). Một lần làm báo của các nhà “lão tướng” chsNQ không chuyên nầy là đã thấy… ớn... rồi đó bạn ạ. Mà không “ớn” sao được khi tất cả ban biên tập đều là dân lần đầu tiên làm báo, không “ớn” sao được vì công việc sau bao nhiêu ngày hối hả ra sức tô đắp đã xem như hoàn tất, chỉ cần in ra là xong. Nhưng mà, đâu “đơn giản” như mình “đang giỡn” đây!

Các bạn biết không, thời gian chỉ còn một tuần lễ, theo đúng hẹn phải mang đến nhà in. Ban biên tập thử in lại toàn bộ để xem có gì cần sửa chữa nữa không, thì máy không in ra được. Mà không biết tại sao! Thôi thì mang đến nhà in xem sao. Máy tại nhà in cũng không in được luôn… Đổ mồ hôi hột… Vò đầu… Bứt tai… sửa chữa… máy vẫn ỳ ra đó!!! Chết thật… Làm sao bây giờ?… Ban biên tập quyết định bỏ bớt một số hình ảnh và đổi tất cả từ hình màu sang hình trắng đen. Hy vọng máy bớt “quá tải” sẽ chịu làm việc chăng?! Vẫn không xong… Thời gian bình thản trôi qua như trêu chọc. Ban biên tập, nhất là anh trưởng ban lại phải “vật vã” với máy mất vài ngày, đêm, (thật sự là ban đêm nhiều hơn vì ban ngày phải đi làm) thì mới khám phá ra rằng: Vì máy giao tiếp với nhiều máy nên có bốn con virus đã chui vào cả hai máy rồi… Giải quyết được vấn đề. Mừng “hết lớn hết già” luôn đó các bạn, vì đã tìm đúng thuốc rồi không còn lo nữa… Mừng quá chạy như bay đến nhà in, chỉ còn một ngày nữa là người ta sẽ nghỉ lễ July 04. Bỏ vào… máy vẫn không in được… Ông Địa ơi! Sao vầy cà!! Cả chủ lẫn khách ngẩn ngơ. Sau một ngày cuối cùng khám phá ra máy nhà in bị hư… Trời đất… máy nhà in mà bị hư! Chuyện khó tin mà có thật đó bạn ạ! Và giải pháp cuối cùng là chuyển sang nhà in bạn... Tội nghiệp, họ là người có trách nhiệm cao, đã huy động hết bảy nhân công cùng làm trong ngày lễ July 4, để hoàn thành báo cho mình kịp phát hành vào ngày mai, July 05.

Chiều tối khoảng bảy giờ, anh em khệ nệ ôm mấy thùng báo vào tới nhà, nhìn chồng báo đẹp, nằm ngay ngắn trong thùng, thấy lòng rộn ràng niềm vui, rồi nhớ bao nhọc nhằn vừa lách mình vượt qua… Thật là ớn thiệt…

Quả ớn thiệt! vậy mà ban biên tập chưa tởn, hè năm này lại muốn làm báo nữa (mà lại còn cao vọng đặc biệt là ra tờ “kỷ yếu” chớ không phải là Đặc San nữa).

Bạn đừng hỏi tại sao? Có hạnh phúc nào hơn khi thấy tờ báo được tất cả thầy cô, các bạn khắp nơi đón nhận, bày tỏ niềm vui, niềm cảm mến. Còn gì vui sướng hơn khi tìm lại những tình cảm thân thương, quý mến tưởng chừng như đã bị cuộc sống nơi đây bào mòn và xóa đi. Quyển Đặc San Ngô Quyền 2003 như ước muốn của ban biên tập, đã là chiếc cầu nối liền tình cảm thân thương của thầy cô và học sinh Ngô Quyền trên khắp thế giới. Từ nơi ấy chúng ta tìm lại bạn bè xưa, cùng nhắc nhớ những kỷ niệm đầy ắp dấu yêu thời mới lớn nơi mái trường chung mà nay chúng ta như cánh chim, bay đi khắp chốn. … Có bạn bảo “tôi đã đọc đi, đọc lại tờ báo nhiều lần mà lần nào cũng thấy xúc động dâng tràn. Tôi đã tìm lại tình thân bạn bè, tờ báo đã khơi dậy trong lòng tôi muôn ngàn kỷ niệm”. Có bạn viết: “mấy chục anh em đã chờ và chuyền tay nhau để được đọc tờ báo này…”

Hòa trong niềm hạnh phúc đó, lại được sự ủng hộ, khuyến khích nâng đỡ của thầy cô và các bạn, các anh chị em trong ban biên tập lại lần nữa lên đường làm báo, dù biết rằng gian nan, đủ thứ chuyện đang chờ nhất là cho 1 tờ kỷ yếu… Nào hình ảnh, tư liệu, bài viết, thời gian … và sự góp công, góp của.. của các thầy cô và bạn bè khắp nơi. Việc nầy không phải dễ dàng vì chúng ta ở tứ tán bốn phương. Công việc làm ăn, sinh sống, đâu cho mình có thì giờ.

Sau khi đã cùng nhau quyết định, tờ Kỷ Yếu sẽ ra mắt thầy cô và các bạn hữu nhân ngày họp mặt CHS Ngô Quyền Biên Hòa và Thân Hữu lần thứ sáu , tổ chức tại miền Bắc Cali (San José), vào cuối tháng 5-2004, ban biên tập đã gấp rút gởi bản tin số một vào gần cuối tháng 02-2004 và thời gian nhận bài phải kết thúc vào ngày 25-03-2004 mới kịp. Thời gian quá ngắn để có đủ những tư liệu, hình ảnh bài viết…

Cho đến ngày 05-04-2003 rồi mà chưa có bao nhiêu bài viết, tư liệu, hình ảnh theo ý nghĩa của một tờ kỷ yếu được gửi về… thì lúc đó ban biên tập lại gặp khủng hoảng về nhân sự... Cùng lúc đó các anh chị em lại còn phải lo cho tuyến du lịch kết hợp dự Đại Hội Kỳ 6 tổ chức tại Bắc Cali. Đã có lúc hầu hết đều đồng ý dời ngày phát hành đến tất niên để kịp kiện toàn tổ chức và bài vở. Gần trong hai tuần lễ, ban biên tập loay hoay trong nỗi niềm bức xúc thì tình hình thay đổi, nhất là sự tự nguyện giúp sức của thầy Phan Thanh Hoài, thầy Phan Thông Hảo, đã làm mọi người xúc động quyết định tiếp tục “làm báo” và dĩ nhiên lần này lại là cuộc chạy nước rút. Thời gian sau này trong lúc đã quá hạn nhận bài cũng là lúc ban biên tập nhận được thêm gần 100 bài viết từ khắp nơi cùng lúc gửi về. Phải nói là tràn ngập bài vở, bài nào cũng hay quá là hay, viết với biết bao tâm sức của thầy cô, bạn bè, những tư liệu hình ảnh thật quý đã xuất hiện đúng yêu cầu của Kỷ Yếu. Bao nhiêu công việc dồn tới, ban biên tập buổi đầu thì có le que mấy vị vác ngà voi: Tuấn, Phẩm, Ngãi và cựu chiến tướng Trần Thị Bạch Tuyết từ PA (người đánh máy bằng 2 ngón tay hầu hết các bài Đặc San 2003)

Cũng may mà trong bản tin số 1 ông tổng Thư Ký đã có mục rao“Help Wanted” cho Kỷ Yếu 2004. Động “lòng từ” nên một số các sư huynh tỷ đã hạ san phụ gánh vác. Nhanh như đằng vân giá võ là sư tỷ Phạm Phú Xuân (Bắc Cali) đã có mặt ngay khi bản tin vừa phát hành, âm thầm trợ lực có Nguyễn Hữu Hạnh, Ma Thị Ngọc Huệ, Đinh Hoàng Vân, Nguyễn Hữu Dũng. Lững thững nắm tay nhau cùng xuống núi cứu bồ là các nhà chuyên nghiệp báo chí Võ Thị Ngọc Dung và Nguyễn Thị Minh Thủy (Nam Cali), ở Chicago tuốt miền Đông thì cũng có Nga Fook, xa thiệt là xa ở tận VN cũng có Diệp Cẩm Thu, Lê Thành Tươi hết lòng góp sức và vào những lúc cuối lính quýnh nhất cũng có sự trợ lực của Phan Ngọc Phúc từ Âu Châu. Nhất là sự hiện diện của Đại sư phụ Phan Thanh Hoài đã tiếp thêm nhiều năng lực hăng hái cho cả nhóm “vác ngà voi”.

Thật vui và ấm lòng, biết bao tình nghĩa thầy cô, bạn bè.

Mọi người đều muốn “đứa con tinh thần” kỳ này phải là một kỷ niệm quý báu, được trân quý, thương mến, vì nó thể hiện được tấm lòng của thầy cô, bạn hữu, nó thể hiện sự hợp sức lớn mạnh của Hội… Nên rồi dù có bận, có cực, có gặp hoàn cảnh khó khăn riêng gì đi nữa các bạn vẫn phải gắng sức hoàn tất.

Có vào cuộc mới thấy hết nỗi khó khăn, vất vả của các anh chị trong Ban Biên Tập. Ngoài tám tiếng ở sở làm, có khi còn đem việc về nhà, vậy mà còn phải lo toan, tiến hành để hoàn thành tờ Kỷ Yếu đúng hạn kỳ. Bản thân tôi nhiệt tình thì có đầy ắp… nhưng có giúp được gì nhiều đâu…, viết mấy dòng này rủ các bạn cùng thông cảm những thiếu sót chắc phải có trong Kỷ Yếu, mà lượng thứ bỏ qua…

Các bạn ơi! Tôi nhìn thấy các anh chị em trong Ban Biên Tập đã và đang làm hết sức mình cho tờ Kỷ Yếu của chúng ta ra đúng hạn định, Tôi thầm cầu mong mọi thành viên đều vui, mạnh khỏe, để hoàn tất được công việc, (mà khi ngủ cũng còn có thể “Mớ” thấy đang làm báo nữa bạn ạ!)

Cuối cùng ! Ai biết sẽ ra thế nào? Cuối cùng nếu tờ báo phát hành được, thì cứ dưạ vào số lượng người đã cùng viết bài, đã cùng gửi hình, đã cùng bảo trợ, đã cùng góp sức thực hiện, cứ dựa vào số ngày giờ công mà ngày đêm nhóm vác ngà voi đã bỏ ra cho “đứa con tinh thần” này của chúng ta thì tôi dù chưa thấy Kỷ Yếu 2004 cũng tin chắc rằng nó sẽ đẹp hơn, to lớn hơn, và nhất là sẽ được tất cả chúng ta cưng yêu nhiều hơn, so với thằng anh của nó là Đặc san 2003.

Nhưng dù gì đi nữa, khi các bạn đọc được những dòng nầy, tức là quyển Kỷ Yếu một lần nữa lại đã vượt lách qua bao khó khăn để được nằm êm ái trong tay các bạn rồi đó.

 

NgT Hiền, MT Ngọc Huệ & TT Bạch Tuyết.

 

 

 

 

14 Tháng Chín 2013(Xem: 57358)
Phải chăng nhà văn không có tuổi. Nhà văn chỉ có già đi và chết. Nhà văn không đếm cái khoảng thời gian sống. Thời gian của một nhà văn là ý nghĩa những dòng chữ họ viết ra.
14 Tháng Chín 2013(Xem: 54731)
(Viết hôm các bạn của nhật Báo Người-Viêt và Diễn Đàn Thế Kỷ đi thăm Nguyễn Xuân Hoàng) Nhiều khi chúng ta sống mà quên bẵng đi là mình có thể chết bất cứ lúc nào.
13 Tháng Chín 2013(Xem: 46818)
Mùa Thu sắp về đây. Thu về với lá vàng, với gió heo may và cây trái bắt đầu chín. Mùa Thu cũng là mùa thu hoạch. Mùa Thu đẹp lắm, rừng Thu bát ngát lá vàng rơi
06 Tháng Chín 2013(Xem: 77962)
Cái sung sướng lúc tốt nghiệp không phải là được đi dạy, làm giáo sư cho bằng thoát khỏi sách vở mà chúng như những kinh kệ vô nghĩa nhàm chán..
05 Tháng Chín 2013(Xem: 60044)
Việc bán thơ của Suskin xem ra phù hợp với văn hóa sống nhanh, sống vội, muốn gì được nấy, nhanh như người ta bấm máy truyền hình hoặc vào mạng internet.
05 Tháng Chín 2013(Xem: 44914)
Có cơ hội thì bạn bè gặp nhau vì quỹ thời gian chúng ta chẳng còn nhiều. Xin cám ơn những người bạn trên net của tôi, đã cho tôi niềm vui trong cuộc sống.
04 Tháng Chín 2013(Xem: 68515)
Đã thành thông lệ, sau lần họp mặt với bạn bè phương xa, bạn bè quê nhà sẽ cùng nhau đóng góp tổ chức tiệc chiêu đãi chia tay để người đi nhớ mãi ân tình nơi cố hương.
31 Tháng Tám 2013(Xem: 73281)
Ông trở thành một “ông già quét chợ” một cách tự nhiên như vậy đó, tự nhiên như khi ông từ đâu không biết đã đến cái chợ làng này…
30 Tháng Tám 2013(Xem: 52507)
Lúc bà mất, cậu Út ôm bà khóc như mưa, nghe cậu nhắn nhủ: "bà ngoại, ông ngoại, ba con ơi! nhớ về thăm cây mít nha!" cả nhà không ai cầm được nước mắt.
30 Tháng Tám 2013(Xem: 83269)
Xin bấm vào tựa các bài muốn đọc
23 Tháng Tám 2013(Xem: 77314)
Phần tôi, kể từ khi bắt đầu va chạm cuộc sống, tôi khám phá ra rằng con người ta không thể nào sống mà thiếu người khác được.
21 Tháng Tám 2013(Xem: 89523)
Công của những người đưa đò thầm lặng khoan dung, đã đào tạo bao lớp chúng tôi thành danh, thành nhân. Thời gian với bao biến đổi, nhìn lại cuộc đời chúng tôi luôn dặn lòng ”Nhớ Ơn Thầy, Nhớ Ơn Cô” để có một cuộc đời đáng sống.
20 Tháng Tám 2013(Xem: 50876)
Vì mẹ là ai con nào có thể biết, mẹ là ai hay có thể là bất cứ bà mẹ nào? Mẹ sẽ như nào nhỉ? Mẹ có giống người mẹ đã sinh ra con không? Giống, con cam đoan là giống.
17 Tháng Tám 2013(Xem: 60563)
Thầy ốm, ốm theo cả hai nghĩa. Thầy đang bị bệnh, cơn bệnh kéo dài hơn hai tháng. Thầy nhạt miệng không ăn uống được nhưng nên trọng lượng xuống như vật rơi tự do bị lực hút của trái đất hút xuống.
15 Tháng Tám 2013(Xem: 51485)
Chỉ một ngày vắng mẹ căn nhà đã quạnh quẽ buồn. Bàn tay mẹ là đôi đũa diệu kỳ biến ra cơm ngon canh ngọt, là ngọn gió mát lành ru giấc ngủ cho con… Vậy mà… Vũ Hạ mới ngần ấy tuổi đầu đã mất mẹ.
15 Tháng Tám 2013(Xem: 35584)
Trong gian nhà chúng chùa núi quá trưa, có mâm cơm chay dành cho bọn trẻ. Tôi nhẩm đếm, có hơn một chục thiếu niên. Đứa nào cũng đèo đẹt đen đúa, làn da khô héo quắt queo,…
14 Tháng Tám 2013(Xem: 79371)
Khi bố về thì mẹ vẫn nhìn bố, ánh mắt yên tâm hơn. Mẹ thầm lặng hơn bao giờ hết. Dưới mắt bố con chúng tôi, sự thầm lặng ấy càng ngày càng tỏa sáng.
13 Tháng Tám 2013(Xem: 60502)
Với những phương tiện tân tiến nhất của thế kỷ thứ 21, một người con như ông Scott đã nói lời từ biệt người mẹ trong những giây phút cuối cùng trước khi hơi thở của bà tắt hẳn
13 Tháng Tám 2013(Xem: 86405)
Đôi khi bất chợt gặp lại, mùi hương nồng ấm của thứ dầu gió này có thể giúp ta dăm ba giây phút sống lại những kỷ niệm xa xưa, để tâm hồn dịu đi đôi chút giữa cuộc sống xô bồ.
09 Tháng Tám 2013(Xem: 55848)
Kể từ hôm ấy, hạnh phúc do sự lắng nghe đem lại, đối với tôi, đã là một kinh nghiệm có thật trong đời rồi đó bạn ơi.