Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Hiền Tuyết Huệ - Chuyện Làm Báo

03 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 65786)
Hiền Tuyết Huệ - Chuyện Làm Báo

 

 

Chuyện Làm Báo

 

Lần đầu tiên tờ Đặc San 2003 của Hội Ái Hữu CHS Ngô Quyền Biên Hòa đã đến tay thầy cô và các bạn vào mùa hè năm ngoái (ngày 5 tháng 7 năm 2003). Một lần làm báo của các nhà “lão tướng” chsNQ không chuyên nầy là đã thấy… ớn... rồi đó bạn ạ. Mà không “ớn” sao được khi tất cả ban biên tập đều là dân lần đầu tiên làm báo, không “ớn” sao được vì công việc sau bao nhiêu ngày hối hả ra sức tô đắp đã xem như hoàn tất, chỉ cần in ra là xong. Nhưng mà, đâu “đơn giản” như mình “đang giỡn” đây!

Các bạn biết không, thời gian chỉ còn một tuần lễ, theo đúng hẹn phải mang đến nhà in. Ban biên tập thử in lại toàn bộ để xem có gì cần sửa chữa nữa không, thì máy không in ra được. Mà không biết tại sao! Thôi thì mang đến nhà in xem sao. Máy tại nhà in cũng không in được luôn… Đổ mồ hôi hột… Vò đầu… Bứt tai… sửa chữa… máy vẫn ỳ ra đó!!! Chết thật… Làm sao bây giờ?… Ban biên tập quyết định bỏ bớt một số hình ảnh và đổi tất cả từ hình màu sang hình trắng đen. Hy vọng máy bớt “quá tải” sẽ chịu làm việc chăng?! Vẫn không xong… Thời gian bình thản trôi qua như trêu chọc. Ban biên tập, nhất là anh trưởng ban lại phải “vật vã” với máy mất vài ngày, đêm, (thật sự là ban đêm nhiều hơn vì ban ngày phải đi làm) thì mới khám phá ra rằng: Vì máy giao tiếp với nhiều máy nên có bốn con virus đã chui vào cả hai máy rồi… Giải quyết được vấn đề. Mừng “hết lớn hết già” luôn đó các bạn, vì đã tìm đúng thuốc rồi không còn lo nữa… Mừng quá chạy như bay đến nhà in, chỉ còn một ngày nữa là người ta sẽ nghỉ lễ July 04. Bỏ vào… máy vẫn không in được… Ông Địa ơi! Sao vầy cà!! Cả chủ lẫn khách ngẩn ngơ. Sau một ngày cuối cùng khám phá ra máy nhà in bị hư… Trời đất… máy nhà in mà bị hư! Chuyện khó tin mà có thật đó bạn ạ! Và giải pháp cuối cùng là chuyển sang nhà in bạn... Tội nghiệp, họ là người có trách nhiệm cao, đã huy động hết bảy nhân công cùng làm trong ngày lễ July 4, để hoàn thành báo cho mình kịp phát hành vào ngày mai, July 05.

Chiều tối khoảng bảy giờ, anh em khệ nệ ôm mấy thùng báo vào tới nhà, nhìn chồng báo đẹp, nằm ngay ngắn trong thùng, thấy lòng rộn ràng niềm vui, rồi nhớ bao nhọc nhằn vừa lách mình vượt qua… Thật là ớn thiệt…

Quả ớn thiệt! vậy mà ban biên tập chưa tởn, hè năm này lại muốn làm báo nữa (mà lại còn cao vọng đặc biệt là ra tờ “kỷ yếu” chớ không phải là Đặc San nữa).

Bạn đừng hỏi tại sao? Có hạnh phúc nào hơn khi thấy tờ báo được tất cả thầy cô, các bạn khắp nơi đón nhận, bày tỏ niềm vui, niềm cảm mến. Còn gì vui sướng hơn khi tìm lại những tình cảm thân thương, quý mến tưởng chừng như đã bị cuộc sống nơi đây bào mòn và xóa đi. Quyển Đặc San Ngô Quyền 2003 như ước muốn của ban biên tập, đã là chiếc cầu nối liền tình cảm thân thương của thầy cô và học sinh Ngô Quyền trên khắp thế giới. Từ nơi ấy chúng ta tìm lại bạn bè xưa, cùng nhắc nhớ những kỷ niệm đầy ắp dấu yêu thời mới lớn nơi mái trường chung mà nay chúng ta như cánh chim, bay đi khắp chốn. … Có bạn bảo “tôi đã đọc đi, đọc lại tờ báo nhiều lần mà lần nào cũng thấy xúc động dâng tràn. Tôi đã tìm lại tình thân bạn bè, tờ báo đã khơi dậy trong lòng tôi muôn ngàn kỷ niệm”. Có bạn viết: “mấy chục anh em đã chờ và chuyền tay nhau để được đọc tờ báo này…”

Hòa trong niềm hạnh phúc đó, lại được sự ủng hộ, khuyến khích nâng đỡ của thầy cô và các bạn, các anh chị em trong ban biên tập lại lần nữa lên đường làm báo, dù biết rằng gian nan, đủ thứ chuyện đang chờ nhất là cho 1 tờ kỷ yếu… Nào hình ảnh, tư liệu, bài viết, thời gian … và sự góp công, góp của.. của các thầy cô và bạn bè khắp nơi. Việc nầy không phải dễ dàng vì chúng ta ở tứ tán bốn phương. Công việc làm ăn, sinh sống, đâu cho mình có thì giờ.

Sau khi đã cùng nhau quyết định, tờ Kỷ Yếu sẽ ra mắt thầy cô và các bạn hữu nhân ngày họp mặt CHS Ngô Quyền Biên Hòa và Thân Hữu lần thứ sáu , tổ chức tại miền Bắc Cali (San José), vào cuối tháng 5-2004, ban biên tập đã gấp rút gởi bản tin số một vào gần cuối tháng 02-2004 và thời gian nhận bài phải kết thúc vào ngày 25-03-2004 mới kịp. Thời gian quá ngắn để có đủ những tư liệu, hình ảnh bài viết…

Cho đến ngày 05-04-2003 rồi mà chưa có bao nhiêu bài viết, tư liệu, hình ảnh theo ý nghĩa của một tờ kỷ yếu được gửi về… thì lúc đó ban biên tập lại gặp khủng hoảng về nhân sự... Cùng lúc đó các anh chị em lại còn phải lo cho tuyến du lịch kết hợp dự Đại Hội Kỳ 6 tổ chức tại Bắc Cali. Đã có lúc hầu hết đều đồng ý dời ngày phát hành đến tất niên để kịp kiện toàn tổ chức và bài vở. Gần trong hai tuần lễ, ban biên tập loay hoay trong nỗi niềm bức xúc thì tình hình thay đổi, nhất là sự tự nguyện giúp sức của thầy Phan Thanh Hoài, thầy Phan Thông Hảo, đã làm mọi người xúc động quyết định tiếp tục “làm báo” và dĩ nhiên lần này lại là cuộc chạy nước rút. Thời gian sau này trong lúc đã quá hạn nhận bài cũng là lúc ban biên tập nhận được thêm gần 100 bài viết từ khắp nơi cùng lúc gửi về. Phải nói là tràn ngập bài vở, bài nào cũng hay quá là hay, viết với biết bao tâm sức của thầy cô, bạn bè, những tư liệu hình ảnh thật quý đã xuất hiện đúng yêu cầu của Kỷ Yếu. Bao nhiêu công việc dồn tới, ban biên tập buổi đầu thì có le que mấy vị vác ngà voi: Tuấn, Phẩm, Ngãi và cựu chiến tướng Trần Thị Bạch Tuyết từ PA (người đánh máy bằng 2 ngón tay hầu hết các bài Đặc San 2003)

Cũng may mà trong bản tin số 1 ông tổng Thư Ký đã có mục rao“Help Wanted” cho Kỷ Yếu 2004. Động “lòng từ” nên một số các sư huynh tỷ đã hạ san phụ gánh vác. Nhanh như đằng vân giá võ là sư tỷ Phạm Phú Xuân (Bắc Cali) đã có mặt ngay khi bản tin vừa phát hành, âm thầm trợ lực có Nguyễn Hữu Hạnh, Ma Thị Ngọc Huệ, Đinh Hoàng Vân, Nguyễn Hữu Dũng. Lững thững nắm tay nhau cùng xuống núi cứu bồ là các nhà chuyên nghiệp báo chí Võ Thị Ngọc Dung và Nguyễn Thị Minh Thủy (Nam Cali), ở Chicago tuốt miền Đông thì cũng có Nga Fook, xa thiệt là xa ở tận VN cũng có Diệp Cẩm Thu, Lê Thành Tươi hết lòng góp sức và vào những lúc cuối lính quýnh nhất cũng có sự trợ lực của Phan Ngọc Phúc từ Âu Châu. Nhất là sự hiện diện của Đại sư phụ Phan Thanh Hoài đã tiếp thêm nhiều năng lực hăng hái cho cả nhóm “vác ngà voi”.

Thật vui và ấm lòng, biết bao tình nghĩa thầy cô, bạn bè.

Mọi người đều muốn “đứa con tinh thần” kỳ này phải là một kỷ niệm quý báu, được trân quý, thương mến, vì nó thể hiện được tấm lòng của thầy cô, bạn hữu, nó thể hiện sự hợp sức lớn mạnh của Hội… Nên rồi dù có bận, có cực, có gặp hoàn cảnh khó khăn riêng gì đi nữa các bạn vẫn phải gắng sức hoàn tất.

Có vào cuộc mới thấy hết nỗi khó khăn, vất vả của các anh chị trong Ban Biên Tập. Ngoài tám tiếng ở sở làm, có khi còn đem việc về nhà, vậy mà còn phải lo toan, tiến hành để hoàn thành tờ Kỷ Yếu đúng hạn kỳ. Bản thân tôi nhiệt tình thì có đầy ắp… nhưng có giúp được gì nhiều đâu…, viết mấy dòng này rủ các bạn cùng thông cảm những thiếu sót chắc phải có trong Kỷ Yếu, mà lượng thứ bỏ qua…

Các bạn ơi! Tôi nhìn thấy các anh chị em trong Ban Biên Tập đã và đang làm hết sức mình cho tờ Kỷ Yếu của chúng ta ra đúng hạn định, Tôi thầm cầu mong mọi thành viên đều vui, mạnh khỏe, để hoàn tất được công việc, (mà khi ngủ cũng còn có thể “Mớ” thấy đang làm báo nữa bạn ạ!)

Cuối cùng ! Ai biết sẽ ra thế nào? Cuối cùng nếu tờ báo phát hành được, thì cứ dưạ vào số lượng người đã cùng viết bài, đã cùng gửi hình, đã cùng bảo trợ, đã cùng góp sức thực hiện, cứ dựa vào số ngày giờ công mà ngày đêm nhóm vác ngà voi đã bỏ ra cho “đứa con tinh thần” này của chúng ta thì tôi dù chưa thấy Kỷ Yếu 2004 cũng tin chắc rằng nó sẽ đẹp hơn, to lớn hơn, và nhất là sẽ được tất cả chúng ta cưng yêu nhiều hơn, so với thằng anh của nó là Đặc san 2003.

Nhưng dù gì đi nữa, khi các bạn đọc được những dòng nầy, tức là quyển Kỷ Yếu một lần nữa lại đã vượt lách qua bao khó khăn để được nằm êm ái trong tay các bạn rồi đó.

 

NgT Hiền, MT Ngọc Huệ & TT Bạch Tuyết.

 

 

 

 

21 Tháng Mười 2023(Xem: 2958)
tôi đã không có cơ hội nào thực hiện cái lời hứa ấy. Sau này, gặp lại được hai dì cùng lứa tuổi dì Xinh tỵ nạn sang đây. Họ đã không biết gì về số phận dì Xinh nữa.
21 Tháng Mười 2023(Xem: 3037)
“…Em yêu phút giây này Thầy em, tóc như bạc thêm Bạc thêm vì bụi phấn đã cho em bài học hay Mai sau lớn nên người .Làm sao, có thể nào quên?
06 Tháng Mười 2023(Xem: 2795)
Những tiến bộ điện tử giúp ích con người nhiều mặt nhưng cũng có mặt chúng làm thui chột trí óc và thể chất của chúng ta tỉ như làm chúng ta lười suy nghĩ
23 Tháng Chín 2023(Xem: 3019)
Có những nhà văn mà phong cách trí thức cũng như tình người để lại trong tôi những dấu ấn sâu sắc đến khó quên.
23 Tháng Chín 2023(Xem: 3276)
Kể từ đó tôi đã có hướng nhìn rõ hơn về tương lai của mình là khi lớn lên tôi phải trở thành một nhà giáo, đó là một mơ ước mà tôi phải cố gắng biến nó thành hiện thực.
23 Tháng Chín 2023(Xem: 3196)
sau gần nửa thế kỷ tồn tại qua những thăng trầm biến động của thời cuộc, rạp KH vẫn còn hiện hữu mãi trong ký ức của người dân BH xưa về một thời huy hoàng tráng lệ ...
23 Tháng Chín 2023(Xem: 2972)
giáo chức sĩ quan biệt phái tức là những thầy giáo do lệnh tổng động viên đã phải nhập ngũ một thời gian trưỡc khi được “biệt phái” về dạy học lại cũng phải đi “học tập cải tạo”.
12 Tháng Chín 2023(Xem: 3038)
Chúng ta “ăn để mà sống” hay “sống để mà ăn”? Tôi vẫn nghĩ rằng, mọi người đều phải trải qua cả hai giai đoạn kể trên, khi còn trẻ sung sức thì “sống để ăn”, và khi tuổi về xế chiều thì “ăn để sống”.
12 Tháng Chín 2023(Xem: 2967)
Xin ghi nhận như một lời chia sẻ về một nhà văn lớn đã khuất. Tôi nghĩ viết một nhà văn lớn không bao giờ là thừa, dù thời đã qua.
10 Tháng Chín 2023(Xem: 3218)
Mất một chiếc vớ kể như mất cả đôi, chẳng thể mang một chiếc nhảy lò cò mọi nơi. Còn một thúng vớ lẻ bạn đang nằm thương nhớ kẻ bạc tình thì sao?
10 Tháng Chín 2023(Xem: 3315)
Bây giờ chúng ta đã ở ngưỡng cửa của mùa thu. Ngày xưa, rất nhiều nhạc sĩ của ta đã cảm xúc cái mùa lành lạnh với lá vàng rơi rụng nhưng rất lãng mạn này và đã cho ra những tuyệt tác để đời.
02 Tháng Chín 2023(Xem: 3631)
đã xưng tội trong mùa chay nhưng vẫn luôn phạm tội vì đường trần còn tơ vương khanh tướng, giữa chốn vô thường chỉ là tạo vật. Chúa và Phật phải chọn ai đây chỉ cầu mong còn có những cơn mưa…
28 Tháng Tám 2023(Xem: 3513)
Tọa lạc ở chợ BH ngay giữa ngã ba đường Lê văn Lễ và Cô Giang, vào những thập niên 1960-1970s, Tứ Lợi là tiệm tạp hóa lớn do người Hoa làm chủ, chuyên bán sỉ và lẻ đủ loại nhu yếu phẩm
26 Tháng Tám 2023(Xem: 3246)
Có bao giờ chúng ta chân thành xin lỗi cha mẹ chưa? Một câu xin lỗi xuất phát từ trái tim sám hối. Một câu hỏi mà bây giờ đứng cận con đường sinh tử ta hỏi lại mình .
22 Tháng Tám 2023(Xem: 3116)
Trong mùa tựu trường năm nay, người giáo già như tôi không khỏi trăn trở khi nghĩ đến những cháu nhỏ ở Việt Nam ngày nay bao giờ sẽ hưởng được một nền giáo dục dân tộc
17 Tháng Tám 2023(Xem: 3071)
Bài học của tôi là thế đó. Tôi đã tự nhủ với mình đừng làm gì khác hơn vui chơi mà vẫn bị sụp hầm. Từ nay tôi sẽ mắt sáng như sao, thật cảnh giác để không bao giờ lọt bẫy mấy tên hacker kia nữa.
12 Tháng Tám 2023(Xem: 3139)
Tôi viết bài này như một lời chia tay, chưa biết ai là kẻ thắng cuộc, ai là kẻ thua cuộc. Hẹn kỳ World Cup bốn năm tới với nhiều hứa hẹn mới.
11 Tháng Tám 2023(Xem: 3874)
Xin vĩnh biệt người thầy đáng kính của nhiều thế hệ và chúc thầy an bình thanh thản nơi cõi vĩnh hằng sau khi đã hoàn thành sứ mạng cao cả của một lương sư.
11 Tháng Tám 2023(Xem: 3306)
Vậy đó, tự bao giờ mà chúng ta, những bạn bè quen biết từ lâu, bỗng dưng nghi ngờ cảnh giác lẫn nhau? “Hiện đại là hại điện” đấy thôi, mọi sự phát triển luôn kèm theo những bất cập, những sơ hở hiểm nguy,
11 Tháng Tám 2023(Xem: 3551)
Một nén hương lòng để tưởng nhớ đến Dì Sáu - một bà tiên giữa đời thường trong lòng tôi. Nguyện cầu cho Dì được an nghỉ đời đời trong tình yêu của Chúa, nơi Dì suốt đời nương tựa và dâng lên niềm tin tuyệt đối.