Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Ngô Đình Cẩn. Ông là ai? (kết)

15 Tháng Chín 201712:55 CH(Xem: 12472)
GS. Nguyễn Văn Lục - Ngô Đình Cẩn. Ông là ai? (kết)
Ngô Đình Cẩn. Ông là ai? (kết)

Đại tá Nguyễn Bé, Chỉ huy trưởng Trung Tâm Huấn luyện Cán bộ xây dựng nông thôn

Khi còn ở Quảng Ngãi, thiếu tá Nguyễn Bé là người chủ trương đổi các chương trình huấn luyện Biệt Kích Nhân Dân ở Quảng Ngãi năm 1964 để huấn luyện hoạt động bình định. Thời gian 1964 cho thấy, ông đã hoạt động ở Quảng Ngãi trước khi ông Nguyễn Liệu được đề cử làm Tỉnh Đoàn Trưởng tỉnh đoàn xây dựng nông thôn, tỉnh Quãng ngãi vào năm 1966-1967.

Về sau các hoạt động tự khởi xướng này trở thành các đội xây dựng nông thôn.

Không hiểu do cùng xuất thân từ trong lòng chế độ cộng sản mà Trung tá Trần Ngọc Châu cũng như Thiếu tá Nguyễn Bé cùng có chung một đường lối hoạt động: có nghĩa lấy nông thông làm gốc và có các chương trình phát triển nông thôn. Đường lối ấy cũng phù hợp với quan điểm người Mỹ lúc ban đầu. Họ đã hân hoan và yểm trợ hết mình công việc làm của ông Nguyễn Bé.

Nhưng sự can thiệp thuần túy quân sự bằng các đại đơn vị dần dần lấn át. Nhưng người Mỹ đã thất bại vì không thể nào ngăn cản được các căn cứ hậu cần xuất phát từ bên Cam Bốt cũng như các hệ thống đường mòn thông qua Lào.

Và cứ như thế quân đội Bắc Việt và Mặt trận Giải phóng miền Nam đánh quỵ ý chí cam kết của người Mỹ tham chiến ở Việt Nam.

Các cơ quan Dân Sự Vụ và Phát triển nông thôn MACVORDS là một nỗ lực khhông đồng bộ- giữa truy kích và bình định- của người Mỹ không đưa đến một kết quả hữu hiệu như mong muốn.

Việc can thiệp quân sự bằng số lượng vũ khí áp đảo bề ngoài xem ra thành công. Nhưng nhiều vùng đông dân cư đã được ổn định về quân sự vẫn có những khoảng trống và vùng ranh giới bỏ ngỏ vì thiếu một sự can thiệp chính trị để thu phục nhân dân.

Các cơ quan đân sự là chỗ bổ khuyết cho những tham vọng quân sự vẫn chưa được quan tâm cho đủ cả về phía Mỹ lẫn Việt Nam.

Thật vậy, chúng ta đã có nhiều trường huấn luyện quân sự cho câp bậc sĩ quan và quân binh chũng chuyên môn. Nhưng vẫn thiếu một Trung tâm để đào tạo cán bộ cho nông thôn.

Khi Thiếu tá Bé được điều động về Vũng Tàu làm Chỉ huy trưởng trung tâm huấn luyện Xây Dựng Nông Thôn là đã trễ. Trước đó, tại Vũng Tầu đã có sẵn một trung tâm huấn luyện cán bộ có tên là Biệt Chính.

Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, trong một Hồi ký có tên “Cát Lở, Năm mươi năm nhìn lại”, ông đã có thời kỳ làm huấn luyện viên tại trung tâm này dưới quyền chỉ huy của ông Lê Xuân Mai, rồi đến Lê Văn Thinh, Trần Ngọc Châu, sau cùng mới đến Thiếu tá Nguyễn Bé. (Nguyễn Mạnh Cường, Cát Lở, Năm mươi năm nhìn lại, Newvietart)

Chắc hẳn từ khi Nguyễn Bé làm chỉ huy trưởng đã có nhiều thay đổi và đà phát triển mạnh. Từ mùa thu 1966, khi trung tâm này được mở, đã có gần 40.000 cán bộ nông thôn được huấn luyện trong Phong trào Phát triển nông thôn.

Trung bình có khoảng 8000 cán bộ nông thôn trong mỗi khóa học được huấn luyện trong vòng 12 tuần lễ, trước khi trả họ về nông thôn. Các cán bộ này được huấn luyện làm thế nào để tổ chức các làng xã, dạy cho người nông dân các phương pháp canh tác, chăn nuôi có hiệu quả, từ đó tạo mối liên hệ tốt giữa chính quyền và dân chúng. Họ còn được học hỏi làm thế nào thay dổi được cái đầu của người dân, thay đổi lối suy nghĩ của người dân trước đây, thuyết phục được mọi người cộng tác để xây dựng hạnh phúc, an toàn, ấm no cho mọi người. Đồng thời phải tìm cách ngăn chặn mọi sư phá rối của cộng sản

Riêng ông Nguyễn Bé, ăn mặc như người nông dân, tham gia và sinh hoạt trực tiếp, cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt với các cán bộ và khóa sinh. Họ phải tự xây dựng nhà ở cho chính mình trong khu rừng Chí Linh, tự quản trị việc nấu nướng, sinh hoạt trong trại .

Theo một số Hồi ức của một số cựu khóa sinh, trong đó có nhiều khóa dành cho nữ giới, những ngày huấn luyện tuy cực nhọc kham khổ, nhưng là những ngày tràn đầy vui tươi, hy vọng của tuổi trẻ.

“Là nữ cán bộ HCLĐ/THC tỉnh, được cải tuyển qua chương trình XDNT để hướng dẫn công tác Hành chánh Xã, Ấp tại địa phương, tôi phải đi thụ huấn khóa 3//66 vào tháng 10/năm 1966. Vì khóa này tập trung khoảng 400 nữ. Đến ghi danh tại Trại Lam Sơn TTHL CB/XDNT/TƯ Vũng Tàu, tôi được “ Cán Bộ dẫn đạo” đón tiếp, đi nhận vật dụng cá nhân để dùng trong thời gian thụ huấn 12 tuần lễ rồi đưa đến phòng nghỉ ngơi và ở luôn tại đó. Cũng xin nhắc thêm, trại Lam Sơn nằm trên Quốc Lộ 15, từ Bà Rịa đi Vũng Tàu, trước kia là nơi đào tạo Cán bộ Biệt Chính. CHT là Thiếu tá Lê Xuân Mai, K.8 Võ bị Đà Lạt. Về sau này trại Lam Sơn thuộc Trung Tâm Huấn Luyện Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn Trung Ương. Bs Hoàng Đình Bảng là trại trưởng kiêm Trưởng bệnh xá Lam Sơn Trung Tâm Huấn Luyện CB/XDNT/TƯ.” (…)

“Buổi lễ mãn khóa 3/66 Cán bộ XDNT NỮ tại rừng Chí Linh Vũng Tàu, chấm dứt trong niềm vui bất tận. Tôi chia tay với CHT, T/Tá Nguyễn Bé, bác sĩ Hoàng Đình Bảng. HLV cơ bản thao diễn TQCL Đào Khắc Ty, HLV y tá Nguyễn Văn Nhựt, HLV quân sự, giảng viên chính trị.. Cán bộ dẫn đạo và khóa sinh nữ TĐ. 8 Trưng Vương.. sau ba tháng thụ huấn gian khổ bên nhau để cùng tiếp thu một chương trình rất hữu ích.. Thời gian như bóng qua cửa sổ, thấm thoắt đã 49 năm, gần nửa thế kỷ, tuổi đời đã thấp thập cổ lai hy, khi nhớ về dĩ vãng.. kỷ niệm xưa nơi mình đã sinh ra, lớn lên và cống hiến cho đời.. nhớ rừng Chí Linh-Lam Sơn-Hồng Lĩnh,Vũng Tàu đã đào tạo CBXDNT VNCH mà tiêu biểu là xây dựng một “Ấp Đời Mới” cho nông thôn Việt Nam thanh bình, thạnh trị như hình thức “ đem dân về với chính quyền Quốc Gia mà giảm bớt dùng đến súng đạn”. Một chương trình rất hữu ích mà chính người đã học hỏi, va chạm thực tế vẫn còn mơ về “ Ấp Đời Mới năm xưa” đã xây dựng trên một nền tảng đạo đức, một cuộc sống an bình, ấm no thực sự cho nông thôn Việt Nam dù gì chăng nữa vẫn còn được tiếp diễn.”

(Quế Hương. KBC 6258. GĐCB/XDNT8 Bắc Cali)

Kết luận

Những nỗ lực và chính sách bình định và xây dựng nông thôn của thời Đệ Nhất Cộng Hòa là đứng đắn. Việc xử dụng những người kháng chiến cũ cũng như những chương trình Ấp Chiến Lược hoăc những danh xưng khác như Khu Dinh Điền, Khu Trù mật, trở thành chính sách quốc gia. Thời giờ đi kinh lý của ông Diệm có thể nói dành toàn thời gian cho việc đi quan sát các vùng nông thôn, các khu dinh điền hay Ấp Chiến Lược.

Chính sách không sai. Nhưng có thể phần đông giới quân sự Mỹ đặt nạng ưu tiên cho giải pháp quân sự thay vì dân sự như nhận xét của Frank Scotton:

“Sau đó, trong cuộc bàn luậ với ông Heymann và Dick Moorstein, ttoi nói rõ ràng với hai ông rằng, mặc dù có cơ quan điều phối Dân Sự Vụ và Xây Dựng Nông Thôn ( CORDS), giải pháp của chúng ta đối với cuộc chiến vẫn là phân đôi giữa hai nỗ lực “Truy kích cộng sản” và “Bình Định””.

(Frank Scotton, ibid.,, trang 362)

Vấn đề không phải là ưu tiên hoạc tách biệt vấn đề quân sự và dân sự. Vấn đề là thiếu một sự phối trí nhịp nhàng, ăn khớp và bổ túc một cách linh hoạt.

Những cố gắng trở thành thiếu hiệu quả của ông Diệm, Nhu, Cẩn chỉ vì người Mỹ cố vấn thuộc loại cao cấp không hiểu rõ sâu xa tình hinh Việt Nam. Những quyết định trên giấy tờ của họ do những bá cáo từ lầu năm góc chứ không phải từ một thôn xóm nhỏ bé nào đó của Việt Nam.

Sự mâu thuẫn sâu xa giữa chế độ miền Nam bắt đầu từ sự nhận định khác nhau về những đấnh giá tình hình cũng như chính sách đề ra của đôi bên không phù hợp với nhau.

Những người Mỹ đi sát và gần gũi với ông Diệm đều là những người từng trải, có kinh nghiệm về nông thôn như Frank Scotton, Bob Kelly, Bob Wall, Warner, Billy, Harrisson Reed, v.v.. và rất nhiều người khác.

Trong một bữa ăn chung giữa ông Bé, Kelly và Frank Scotton, họ đã thảo luận và đi đến cùng một quan điểm chung như sau:

“Nếu miền Nam muốn là một cá thể chính trị độc lập, không cộng sản, cá thể đó sẽ phải đặt nền tảng trên sự trự trị của các ấp. Ông Kelly và tôi đã tìm được một anh em đồng chí”

(Frank Scotton, ibid.,, trang 229)

Một dòng chót dành cho ông Bé. Câu chuyện là có lần ông Frank Scotton khoe với ông Bé là ông được mời tham gia vào Cercle Sportif Club. Ông Bé trả lời:

“Nếu vào đó chắc, chắc chắn ông sẽ có nhiều bạn, nhưng tôi không phải là một người trong số đó”.

(Frank Scotton, ibid., trang 229)

Thật ra cái nhóm đó chỉ là một hình thức phế thải còn sót lại của chế độ thực dân Pháp dành cho những dân bản xứ có máu mặt, thuộc loại chính trị salon sau này như Dương Văn Minh, Nguyễn Cao Kỳ. Người làm việc cách mạng thực sự thì chỗ đó không phải là chỗ của họ.

Trong một thiệp Giáng Sinh 1967, ông Frank Scotton đã viết như bày tỏ tâm tư của ông:

“Mục đích chính của cuộc đời tôi là giúp thiếu tá Bé. Ngoài cách giúp ông Bé, tôi nghĩ không còn cách nào tốt hơn để giúp hai Quốc gia chúng ta- Tôi tin ông Bé là một người vĩ đại.”

(Frank Scotton , ibid.,, trang 366-367).

Hết.

Nguyễn Văn Lục
Nguồn: DCVOnline

26 Tháng Giêng 2012(Xem: 157191)
... khi mở tung cánh cửa sổ cho làn gió sớm ùa vào phòng, Diễm mới cảm nhận được dường như thời tiết đang bắt đầu chuyển mình nhẹ nhàng để bước sang Xuân.
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 131484)
* Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Thơ : Từ Nguyễn
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 135498)
Tết năm nay, khi đi dự hội Xuân, Em sẽ đội lên bộ tóc của anh, trang điểm thật đẹp… để thấy mình được trở lại thời thanh xuân, tràn đầy sức sống…
20 Tháng Giêng 2012(Xem: 128636)
“Hoa là hiện thân của bà ngoại, một loài hoa thanh tao cao quí nhất đời…”. Má đã dạy tôi một triết lý lớn ẩn trong hồn mai nhỏ, hoa cứ lặng lẽ cho đời trọn vẹn hương sắc lẫn niềm tin…
19 Tháng Giêng 2012(Xem: 135501)
Nhạc&Lời: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Đỗ Hải Ca Sĩ: Thanh Duyên
18 Tháng Giêng 2012(Xem: 127915)
Hôm nay, qua khung cửa sổ sau nhà, những cánh đồng khô vàng úa bỗng trở thành một cánh đồng đầy hoa mai vàng rực rỡ. Thì ra những ngày xuân năm nào của tôi đang bắt đầu trở lại.
18 Tháng Giêng 2012(Xem: 117401)
Thá́ng 12/2011 vừa qua Ngọc Dung có gửi tặng tôi cuốn Ngộ Nhận của giáo sư Kiều Vĩnh Phúc. Sau khi đọc, tôi có mấy hàng này, hy vọng nó không quá chủ quan.
16 Tháng Giêng 2012(Xem: 126115)
Cũng cùng là một con vật hình thành từ tưởng tượng, nhưng ở hai phương trời Đông, Tây, con rồng được nhìn dưới hai lăng kính trái ngược nhau.
16 Tháng Giêng 2012(Xem: 143898)
Tự nghĩ, Hương Xuân không còn đầy! Cảm nhận không còn ngất ngây! Do tuổi tác hay do tâm hồn mình "chai" đi mất!?
11 Tháng Giêng 2012(Xem: 124274)
ôi nhớ và tâm đắc câu hát trong bản nhạc Diễm Xưa của Trịnh Công Sơn: “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau…”.
10 Tháng Giêng 2012(Xem: 102911)
Xin cám ơn tất cả! bắt tay chúc nhau một năm mới bình an và hạnh phúc cho mọi người.
07 Tháng Giêng 2012(Xem: 144692)
Thơ Tưởng Dung – Nguyên Phan phổ nhạc – Hòa âm: Cao Ngọc Dung - Ca sĩ : Thùy An
07 Tháng Giêng 2012(Xem: 131849)
* Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Ngô Càn Chiếu
06 Tháng Giêng 2012(Xem: 146730)
(Tưởng nhớ và nguyện cầu hương hồn anh Trần Văn Vinh, siêu thoát nơi cõi Vĩnh Hằng)
02 Tháng Giêng 2012(Xem: 133739)
cái tiếng quê hương thật thiết tha, bình dị, nhưng nghĩa... rộng lắm, và nơi góc riêng của tâm hồn mỗi người lại còn ẩn chứa biết bao nhiêu điều nữa !... .
24 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 134840)
Riêng tôi , tôi đã thuộc lòng từ 38 năm qua. Mỗi ngày qua là một kỷ niệm. Kỷ niệm ơi! Mi mãi theo ta đến hết cuộc đời. Em bây giờ có còn ngồi tựa cửa ru con ?
23 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 136679)
* Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Ngô Càn Chiếu
23 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 139233)
Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Đỗ Hải Ca Sĩ: Châu Thùy Dương
16 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 194104)
Họp mặt chs NQ Khóa 15 (1970-1977) tại Biên Hòa ngày 11/12/2011