Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Ngô Đình Cẩn. Ông là ai? (p14)

18 Tháng Tám 201712:38 CH(Xem: 18481)
GS. Nguyễn Văn Lục - Ngô Đình Cẩn. Ông là ai? (p14)
Ngô Đình Cẩn. Ông là ai? (p14)

Ghi chú thêm về Đặng An theo Dư Văn Chất

“Đặng An tên thật là Trương Văn Quí, sanh năm 1926, ngư dân nghèo đất Phú Yên thuộc Nam Trung Bộ, cùng lứa tuổi với tôi (Dư Văn Chất) và Chân. Chúng tôi là những người đã trưởng thành trong 9 năm kháng chiến tới đỉnh cao Điện Biên Phủ. Năm 1958, Đặng An được phong quân hàm Trung úy Hải Quân. Đầu năm 1960, Chân và tôi lần đầu tiên gặp gặp Đặng An ở Mật vụ đường Lê Văn Duyệt, Sài gòn. Chúng tôi được biết Đặng An là thuyền trưởng kiêm Bí thư chi bộ một thuyền cá gồm 5 đảng viên cộng sản thuộc Cục Quân báo vượt biển xâm nhập miền Nam. Trung úy Hà Phượng, tên người thuyền phó bội phản, lên bờ đầu thú, dẫn địch bắt gọn cả thuyền, người và điện đài. Đặng An phải nhận những gì thuyền phó và anh em thuyền nhân đã khai báo với địch. Đặng An vừa mới được đưa đến trại Lê văn Duyệt ít ngày đã bị chúng nhốt ngay vào xà lim muỗi biệt phòng hai. (Xà lim giam những người không chịu khai báo và “chuyển hướng”). Sau chúng giải Đặng An ra Huế và nhốt ở Mang Cá nhỏ cùng chung xa lim với tôi. Mang Cá nhỏ là một trại giam biệt lập của Mật vụ nhốt khoảng 30 chục tù nhân Việt Cộng, là trại Trung chuyển đưa đi thủ tiêu: một lối lên chín hầm bỏ chết từ từ, từng giờ, từng ngày và từng người và lối khác mang đi chụp bao bố đem trôi sông hoặc thả biển. Mùa đông 1963, địch lột trần trụi Đặng An nhốt ở xà lim muối ở lao Ty Công An, Thừa Thiên. Cái lạnh xứ Huế buốt tận tủy Xương mà còn đem ướp muối, thử hỏi sức người chịu sao nổi? Suốt ngày đêm ghé mồm vào lỗ thông hơi, Đặng An vừa run lập cập vừa la: Đả đảo đàn áp tù nhân”. (…) Sau Giám thị Phạm Mại đành lòng mở cửa hầm, trả lại áo quần thả anh về với chúng tôi.. Tháng năm 1964, anh và tôi được ra khỏi tù.. Anh được lệnh trở ra căn cứ công tác tại tại Phòng Quân Báo Miền. Anh đổi bí danh là Năm Ân, công tác liên tục từ đó tới 1975. Ngày 30 tháng tư, cùng với đoàn Giải Phóng Quân tiến vào Sài Gòn. Thiếu tá Đặng Ân tới tìm tôi tại nhà riêng. Cũng vào dịp này, Thiếu tá Lê Chân bước ra trình diện Cách mạng và đi cải tạo.”

(Dư Văn Chất, ibid., Chương III)

Chính vì vì bị đối xử oan ức và bất công nên mới có trường hợp ông Dư Văn Chất, tập hợp đám cựu tù nhân thời ông Cẩn viết lại những trải nghiệm của họ trong nhà tù của Ngô Đình Cẩn. Và họ chủ trương, theo đúng tinh thần Nghị Quyết của Đại Hội 4 là: “Phải nói thẳng, nói thật, nói hết với Đảng”.

Vì thế, theo tôi, những diều họ viết ra tương đối là trung thực và đáng được lưu tâm tìm hiểu.

Nhưng cũng nhờ đó mà chúng ta biết được làm thế nào ông Ngô Đình Cẩn đã thành công trong Chính sách Chiêu mời những người kháng chiến cũ về hợp tác với chính phủ Quốc Gia. Và cũng nhờ những người cựu kháng chiến này mà tất cả cơ sở, đường giây liên lạc cũng như các tổ chức đường giây của họ bị lộ và dần dần bị bắt tất cả.

Điều đó cho thấy sự khôn ngoan của ông Cẩn. Nhưng nếu trong số họ, ai ngoan cố không chịu về hợp tác thì ông có những biện pháp trừng trị mạnh tay, trong đó có cả cái chết cầm chắc trong tay.

Dư Văn Chất viết về cái hoàn cảnh dở sống, dở chết nếu không chuyển hướng như sau:

“Ông sẽ cho chúng mày chết hết. Không chết cũng thân tàn ma dại. Không chết bây giờ thì về với Đảng chúng mày cũng chết — chết khổ chết dở, chết day chết dứt… xem ai thắng ai! Lời nguyền của Mật vụ còn nguyên đó. Tôi muốn nói nhỏ với oan hồn: Chết là được giải thoát, Đặng An!”

(Dư Văn Chất, ibid.)

Có nghĩa theo thì có con đường sống mà không theo thì chết. Phải chăng đó là cái ác của ông Cẩn.

Cón phần đông dân chúng không hiểu hoạt động cũng như đường lối hoạt động bí mật của nhóm Mật vụ ông Cẩn nên đã nghi ngờ và những sự xử sự độc ác với cộng sản không chuyển hướng có thể bị cho là tiêu diệt những người Quốc Gia?

Chính cái tổ chức của đám Mật vụ Ngô Đình Cẩn mang tính cách một hoạt động bí mật trong việc truy tìm thủ phạm, thủ tục bắt giam, ngoài khung pháp lý bình thường đã trở thành nỗi oan cho chính các nhân viên mật vụ.

Và trớ trêu thay, chỉ những người trong cuộc, những cựu cán bộ cộng sản đã chuyển hướng hay không chuyển hướng lại là những người hiểu rõ nhất về tổ chức Mật vụ Ngô Đình Cẩn.

Cho nên, giải nỗi oan cho đám nhân viên mật vụ Dương Văn Hiếu và cho cá nhân Ngô Đinh Cẩn không ai rõ hơn các người từng bị bắt và bị giam dưới thời Ngô Đình Cẩn.

Cũng vì thế, khi viết về tình trạng những người cán bộ cộng sản bị bắt dưới thời Ngô Đình Cẩn, ông Dư Văn Chất đã mong muốn đưa tập tài liệu Bội Phản hay Chân Chính ra ngoại quốc và mong chuyển tập tài liệu của ông đến tay Dương Văn Hiếu để ông Hiếu cho ý kiến.

Thật là không biết nói sao đây, giải nỗi oan cho Ngô Đình Cẩn, đề cao trí thông minh và kế sách chiêu mời hiểm độc cũng như sự thành công hữu hiệu của chính sách ấy lại do chính những kẻ thù của ông Cẩn viết ra.

Trong một đoạn khác, Dư Văn Chất giải thích sau “cách mạng 1 tháng 11-1963, bằng cách nào các cán bộ cộng sản được thả ra hàng loạt tù nhân của Mật vụ.”

Một lần nữa cho thấy tinh thần làm việc hoàn toàn vô trách nhiệm của đám lãnh đạo quân phiệt như đám Dương Văn Minh- Nguyễn Khánh đã thả hổ về rừng.

Miền Nam thua cuộc vì những đám lãnh đạo nây.

Sự tiết lộ của Dư Văn Chất thật sự là quan quan trọng. Sau đây là lời giải thích của Dư Văn Chất cắt nghĩa tại sao họ đã được thả ra một cách dễ dàng như vậy.

Trong đó cũng có sự trao đổi giữa Dư Văn Chất, cựu tù mật vụ được thả ra và Chân, một cán bộ đã chuyển hướng và làm Thiếu tá, phụ tá cho Dương Văn Hiếu. Đây là cuộc trao đổi khá trung thức giữa người đã chuyển hướng và người chưa chuyển hướng mà cuối cùng số phận kẻ không chuyển hướng không hơn gì số phận kẻ đã chuyển hướng sau 1975.

Xin mời bạn đọc theo dõi cuộc trò chuyện giữa những người đã từng là đồng chí.

“Thế phe đảo chánh thuộc cánh nào mà lại thả các anh?

Không dễ gì đâu.

— Chuyện hơi dài, tóm tắt là thế này: lập tức sau ngày Diệm đổ, bọn mình đấu tranh gắt “củ kiệu” với chính quyền mới. Anh thấy đó, thoát khỏi nanh vuốt của Mật vụ là khỏe re. Chỉ một chút xíu dân chủ với nhân quyền thôi là bọn chúng kẹt ngay, kiếm hoài không đâu có hồ sơ hay bút tích nói về việc này. Viên Trung úy phe đảo chánh tiếp quản Ty Công An Huế phủi tay: Cho giải luôn tất cả đám “tù lậu” về trả Tổng Nha Công An Sài Gòn. Tới đâu bọn mình cũng la làng: Đây là anh em trí thức dân chủ bị chính quyền độc tài khủng bố, vu cáo, bắt bất hợp pháp, không làm hồ sơ, không có án tòa vv..mà đúng căn bọn độc tài là thế thật- thằng chó nào cũng như thằng nấy thôi.

Về tới khám Cộng Hòa thuộc Tổng Nha Công An, đúng vào lúc Hà Thúc Ký làm Bộ Trưởng Nội vụ thị sát trại giam, thăm hỏi và nhận diện tù nhân. Thấy đúng người cùng đảng phái với y là y lấy ra lập tức, không có oong-đơ gì hết, vì y cũng biết anh làm quân sư cho Dương Văn Hiếu, muốn làm gì trong trại tù, bọn Hiếu, Thái, Khanh đều tham khảo ý kiến cố vấn là anh. (Anh đây là cán bộ Chân, đã chuyển hướng và được phong chức Thiếu tá, làm việc cho Dương Văn Hiếu.)

— Anh nói tham khảo thì tôi chịu — Chân đáp lại ngay. Chớ quân sư với cố vấn thì không đúng. Có cái họ hỏi, cái thì họ không. Dù có hỏi thì cũng đẫ tham khảo, chứ họ đã quyết là quyết định độc lập, không ảnh hưởng họ đâu. Mỗi khi đưa ý kiến ra là tôi đều suy tính sao cho có lợi cho anh em.”

(Dư Văn Chất, ibid.)

Và sau đây là tâm tư của Dư Văn Chất, khi biết rằng chẳng bao lâu nữa, Chân người đồng chí của anh ta từ thời kháng chiến 9 năm, đã chuyển hướng, và sau 1975 đã phải đi học tập cải tạo và đã được Mỹ nhận trong chương trình H.O. sang Mỹ cùng vợ con.

“Qua những giọt lệ ứ động quanh khóe mắt, tôi nhìn thấy nét mạt phởn phơ của Chân mà lòng dạ chán chường, thoáng hiện ra trong trí tưởng tượng chiếc phản lực cơ khổng lồ với hình ảnh gia đình Chân tay xách nách mang tíu tít trèo vội lên thang máy bay. Con đại bàng gầm rú vang trời, thoắt một cái đã nâng bổng mọi người vút lên mấy tầng xanh. Còn trơ lại bọn tôi với cỗ quan tài mộc mạc ép chặt cái hình hài bé nhỏ Đặng An, mặt mày trắng bệch, hai mắt trợn trừng, miệng thều thào hỏi: Sao, đã chuyển hồ sơ khiếu nại với Đảng chưa?”

(Dư Văn Chất, ibid.)

Chỉ đọc mấy dồng chót của Dư Văn Chất đủ cho thấy Chân chọn con đường chuyển hướng là đúng, để lại sự bẽ bàng, tủi nhục cho những người quyết tâm kiên trì, không chuyển hướng như Dư Văn Chất và số phận của Đặng An.

Những người Quốc Gia cũng như một số không nhỏ người Huế tiếp tục chê trách ông Ngô Đình Cẩn là hung thần ở miền Trung, tôi nghĩ không có cách nào thay đổi cái nhìn của họ về chế độ. Nhưng tôi nghĩ trong một cuộc chiến như Việt Nam giữa Quốc Gia và Cộng sản cơ quan Mật vụ của Ngô Đình Cẩn là những công việc không thể không làm một cách chẳng đặng đừng.

Cộng sản Việt Nam cũng như cộng sản trên thế giới dùng bạo lực Cách mạng đã sát hại hàng ngàn, hàng vạn người dân vô tội. Tội ác của họ là không bút mực nào tả hết.

Ông Ngô Đình Cẩn, một người nông dân ít học, một người, mà theo tôi, hiểu cộng sản hơn ai hết, bằng xương thịt trong huyết quản, hơn cả giới trí thức như những người anh em của ông.

Ông thường sống trên một căn nhà sàn trên mặt nước ngoài bãi biển Thuận An. Ông gần gũi người dân hơn bất cứ ai và dựa vào tình báo nhân đân hơn là mấy móc, điện đài kỹ thuật tinh vi, tối tân.

Vậy mà ông đã diệt, xóa trắng được những cơ sở của Việt Cộng khiến họ phải nể sợ ông.

Tôi không có điều kiện để có thống kê đầy đủ là Ngô Đình Cẩn đã giết hại bao nhiêu cán bộ cộng sản. Và nhất là càng không biết ông đã giết oan những người dân Huế vô tội là bao nhiêu? Nhưng con số cán bộ cộng sản bị bắt thì có thể biết được. Cũng theo Dư Văn Chất, cán bộ nằm vùng bị bắt là khoảng 5000. Dư Văn Chất viết:

“Một cách cụ thể, khoảng 5000 cán bộ, đảng viên từ cơ sở đến trung cao cấp bị bắt từ 1958-1960, kể cả linh hồn của tổ chức tình báo chiến lược, ông Trần Quốc Hương. Phải công nhận bọn Mật vụ Ngô Đình Cẩn giỏi thật. Tại sao mình không dám nói là địch giỏi nếu thực sự nó giỏi, mà cứ phải vòng quanh chơi chữ để hạ thấp nó xuống và tìm cách che đậy, tự tôn mình lên.

Địch giỏi ở chỗ nào? Trước hết ở chỗ tác động vào quần chúng làm cho quần chúng buộc phải tố cáo việt cộng thực hay chỉ nghi việt cộng.

Sau là chủ trương gọi là chuyển hướng những người kháng chiến cũ dựa vào tình thế khách quan: những sai lầm trong cải cách ruộng đất, phản bội kháng chiến, tính cách lỗi thời của chủ nghĩa cộng sản để thuyết phục cán bộ, đảng viên.”

(Dư Văn Chất, ibid., Chương Mở đầu. So sánh.)

Nhưng so với chiến dịch Phượng Hoàng sau này của Mỹ thì số nạn nhân của Ngô Đình Cẩn hẳn là không nghĩa lý gì.

Còn nếu so với số nạn nhân do cộng sản giết hại thì hẳn đó là một con số vô nghĩa như trong Cải Cách ruộng đất, v.v..

Cuộc chiến nào mà không đẫm máu mà không tàn bạo, mà không đầy những âm mưu, những thủ đọan, những vụ tàn sát? Tôi từng xem những kháng chiến quân Pháp mang ra xử bắn hàng loạt những người bị tình nghi hoạt động cho Đức mà không qua một tòa án nào. Thời Việt Minh mới nổi lên, những gia đình có chút của cải bị Việt Minh mang ra xử bắn, cho vào rọ trôi sông chỉ vì không cung cấp một nải chuối, một con gà cho du kích đang đóng chốt ở trong nhà. Đó là những câu chuyện có thật 100%.

Tôi cũng đọc một tài liệu của Anthony Cave Brown viết về chiến tranh bí mật trong thế chiến thứ hai: La guerre secrète. Trong đó mọi chuyện đều có thể cho thấy Mật vụ Ngô Đình Cẩn chỉ là một cái xấu đi nữa, vẫn là một cái xấu cần thiết trong một cuộc chiến mà mọi phương tiện để tiêu diệt kẻ thù đều có thể. Như lời của Wins ton Churchill được trích dẫn trong sách để kết thúc bài viết này. Dịch sơ lược.

“Ở mức độ cao nhất của các hoạt động tình báo, các sự kiện có thực trong nhiều trường hợp đã xảy ra dưới nhiều bộ dạng khác nhau, do nhiều những sáng kiến cực kỳ kỳ diệu mà người ta có thể chỉ tìm thấy trong các tiểu thuyết phiêu lưu hay trong các kịch bản. Các thủ đoạn lồng trong các thủ đoạn, các âm mưu và phản âm mưu, sự xảo trá, phản trắc, nhân viên tình báo thật và phản tình báo, tình báo nhị trùng, với việc xử dụng vàng bạc, sắt thép, bom đạn, dao găm, các cuộc xử bắn đan xen vào nhau như một hệ thống rất phức tạp đến độ không tin là có thật, trong khi nó là thực sự như vậy. Các vị đầu não cũng như các sĩ quan cao cấp của ngành mật vụ thích thú với những công việc bí mật phức tạp như trong các việc ở dưới lòng đất và theo đuổi các công tác của họ với sự đam mê một cách lạnh tanh và hoàn toàn bí mật.”

(Anthony Cave Brown. La guerre secrète. Le rempart des mensonges. 1975, trang 35)

Hoạt động Mật vụ Ngô Đình Cẩn chắc hẳn chưa đạt đến tình trạng tinh vi và nhà nghề như thế của các nước đồng minh trong Thế chiến thứ hai.

Phải chăng chúng ta quá ngây thơ, khờ khạo, hoặc quá thiên về đạo đức, hoặc bị cộng sản tuyên truyền nên đã coi cơ quan Mật vụ của Ngô Đình Cẩn như những hung thần của chế độ?

Còn nếu không như thế thì nên trả lại công đạo cho Ngô Đình Cẩn và đám Mật vụ. Họ đã chu toàn một nhiệm vụ đày khó khăn trong một cuộc chiến tranh toàn diện mà ngành điệp báo- dù còn non nớt, sơ khởi- là tối cần thiết và không thể thiếu được.

Cộng sản đã thắng miền Nam thời Đệ Nhị Cộng Hòa vì ngành điệp báo tỏ ra yếu kém, để cộng sản xâm nhập vào khắp nơi trong bộ máy chính quyền miền Nam.

Và nên chăng có một bông hồng  bên mộ bia Ngô Đình Cẩn thay vì những lời nguyền rủa?

(Còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục
Nguồn: DCVOnline

13 Tháng Tám 2014(Xem: 24999)
"Mẹ mày có khỏe không?' Ông ơi! câu hỏi ngọt ngào này của ông làm tôi vui biết mấy. Tôi khỏe lắm ông à! Tôi sẽ nắm tay ông, cùng ông đi cho hết đoạn đường trần gian.
09 Tháng Tám 2014(Xem: 28993)
Xin mượn những dòng này để làm món quà dâng lên Mẹ của chúng con. Cầu mong Mẹ luôn được thân tâm an lạc để tụi con có dịp đền bù phần nảo những hy sinh Mẹ đã dành cho tụi con.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 23037)
Những ước muốn thật xanh, thật đẹp đã dường như liên kết “mây khói” với hiện thực cuộc đời. Ai bảo”Người đi trên mây” dửng dưng? Kính thăm Thầy – xin cầu chúc mọi sự an lành thanh thản.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 15169)
Và những phát biểu của đại diện gia đình thành viên Tự Lực Văn Đoàn: Nhà văn Nguyễn Tường Thiết đại diện gia đình Nhất Linh, Giáo sư Minh Thu đại diện gia đình Hoàng Đạo, Bác sĩ Nguyễn Tường Giang đại diện gia đình Thạch Lam…
05 Tháng Tám 2014(Xem: 15244)
Tôi ngồi nghe, lặng người. Tôi biết tình trạng sức khỏe của anh tôi kéo dài từ Bảy Hai đến nay đã là những ngày nằm chờ chết. Có lẽ anh đã chết từ những ngày Sài Gòn vừa mất, khi các con anh bị bắt đi học tập cải tạo, và cả chính anh cũng bị chính quyền mới cho người đến tận nhà điều tra xem bệnh thật hay giả, có đủ sức đi học tập cải tạo không.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 20911)
Tiễn chân Quỳnh Giao về bên kia thế giới. Tôi lại nghĩ đến đời người, duyên và nghiệp. Quỳnh Giao là con chim quý đã có một phước báo từ kiếp trước nên tiếng hát đi vào lòng người.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 27961)
Khi tôi viết những dòng này thì đại diện gia đình đang chuẩn bị để lên những chuyến bay về tham dự buổi lễ gắn lon Chuẩn Tướng cho Việt
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 17958)
Hoàng ngồi trên xe lăn, tóc bạc trắng, áo pull đen, gầy yếu, thăm thẳm, tôi nghe thấy hơi ấm mỏng len qua những ngón tay của hai đứa tôi xiết nhẹ.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 17260)
Ngồi trong tòa soạn báo Việt Tribune, chúng tôi vẫn hồn nhiên “mày tao”. Như những ngày Văn Học năm xưa. Có chi thay đổi đâu! Tôi muốn mượn câu thơ của Phạm Nhuận để tặng Nguyễn Xuân Hoàng.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 15191)
Hai người phụ nữ ôm chầm lấy nhau. “Cô có khỏe không? Em bé tên gì vậy cô? Em dễ thương quá!” Tám ẵm bé lên, áp má mình vào má bé.
23 Tháng Bảy 2014(Xem: 18249)
Với nữ lực của Vy, chắc chắn tác giả Người Đi Trên Mây sẽ luôn bước trên những đám mây mịn màng, bồng bềnh, thư thái nhất giữa nụ cười e lệ ...
23 Tháng Bảy 2014(Xem: 22376)
Quỳnh nhắc lại chuyện tối qua, khi cả xóm bị khích động bởi tiếng kêu la giữa khuya của căn nhà đâu lưng bên kia hẻm.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 23007)
Nguyễn Xuân Hoàng là người nghệ sĩ đích thực, nhưng tư chất nhà giáo đặt ra những giới hạn không thể vượt qua cả trong cuộc đời lẫn trong nghệ thuật. Hình như A. Camus bảo nghề giáo là chỗ sa lầy ...
19 Tháng Bảy 2014(Xem: 20216)
Ông lại nghĩ đến người nghèo ở VN và những ngôi nhà bạc tỉ, dát vàng lộng lẫy. Ông nghĩ đến dàn khoan đang chễm chệ ngoài khơi và lời nói trịnh thượng của đại diện Trung Cộng.
18 Tháng Bảy 2014(Xem: 22999)
Xin được một lời cám ơn Thầy, cám ơn Cô. Cám ơn quý anh chị và các bạn đã thực lòng với trường xưa, cùng góp bàn tay mang bao nụ cười, niềm vui nhiều kỷ niệm trên hai chuyến đi về.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 30004)
Mừng anh thêm một tuổi, anh thương yêu, bây giờ tháng bảy, Hồn em, quà mừng sinh nhật, tay anh giữ đã từ lâu.
12 Tháng Bảy 2014(Xem: 25861)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: THỨC GIẤC - Nhạc&Lời: Phạm Chinh Đông - Tác giả trình tấu
07 Tháng Bảy 2014(Xem: 15556)
Chép lại bài thơ để bày tỏ lòng qúi mến đối với tác giả, một người anh, người bạn đã nhiều dịp chia sẻ với tôi buồn vui dạy học, làm báo và văn học trước khi chuyến xe luân hồi ghé bến để anh lên đường.
05 Tháng Bảy 2014(Xem: 36611)
Đọc sách báo ngày nay viết về cái chết của Hai Bà Trưng tôi hay bị "tẩu hỏa nhập ma" và phân vân tự hỏi: Hai Bà Trưng chết kiểu nào?
28 Tháng Sáu 2014(Xem: 30727)
• Việt Nam trong thế kỷ 20 vừa qua có ba điều bất hạnh xảy ra trùng hợp:... Trong ba cái bất hạnh ấy, cái thứ ba là nguy hiểm và tồi tệ nhất.