Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Gs. Nguyễn văn Lục - Ngô Đình Cẩn. Ông là ai? (p5)

17 Tháng Sáu 201712:32 SA(Xem: 19052)
Gs. Nguyễn văn Lục - Ngô Đình Cẩn. Ông là ai? (p5)

Ngô Đình Cẩn. Ông là ai? (p5)
NĐCan

Người dân Huế được sống an bình, đi lại tự do khắp nơi, tối ngủ không sợ cộng sản đến bắt cóc mang đi.

Chỉ riêng các thôn xã ở phía Nam có hàng 4000 các nhân viên các cấp ở xã ấp đã bị Việt cộng bắt cóc, thủ tiêu. Các cô thày giáo ngày về xã dạy học, tối đến phải quay về quận lỵ ngủ cho an toàn.

Thế nhưng, sự hưởng thụ một thôn quê thanh bình, thành phố Huế mộng mơ hầu như thể là chuyện đương nhiên phải là như thếm như từ trên trời rơi xuống.

Tôi xin nói thẳng, không có ông Ngô Đình Cẩn và đám Mật vụ của ông, Huế và các vùng phụ cận sẽ không có được những ngay thanh bình, yên ổn. Không ai có cơ hội nghĩ tới công lao của ông Cẩn cả.

Bốn năm sau khi loại trừ ông Cẩn (1964), 1968 Huế trở thành nạn nhân của chính mình với một cuộc thảm sát đẫm máu người dân Huế vô tội. 9 hầm hay 10 hầm giam giữ vài chục người cán bộ cộng sản ngoan cố bì thế nào được với con số cả 5000 người dân Huế vô tội bị trói tay, chôn sống, bổ cuốc vào đầu chôn ở các hố chôn tập thể lên đến vài trăm người mỗi nơi?

Ai trách nhiệm thảm cảnh này, nếu không phải là chính người Huế “giết” hay tiếp tay giết người Huế?

Tôi đã viết bài Huế Mậu Thân, miền đất nhiều bất hạnh. Những oan hồn uổng tử của Huế sau nửa thế kỷ đã thành tro bụi, chả biết xác chết có còn nguyên vẹn để nghe kinh tụng niệm cho họ để mong họ chóng được siêu thoát chăng?

Mười Hương, người đứng đầu tình báo cộng sản đã phải viết:

“Thế nhưng, hồi ấy (ám chỉ thời Pháp những năm 1940) cũng không đen tối bằng sau này những năm 1957-1959.”

Mười Hương nói về sự thâm hiểm của Ngô Đình Cẩn như sau:

“Khi tôi bị bắt, ban đầu nó bảo, chúng tôi mời ông về, không dám dùng đến chữ bắt. Nó khai thác đề tài Quốc Gia rất dữ để chống Cộng. Nó vẫn nói những người kháng chiến là những người có công với đất nước.”

(Hoàng Hải Vân- Tấn Tú, “Tướng Tình báo chiến lược. Người Thầy”, Báo Thanh Niên, số 200. Thứ ba, 26-11-2002)

Nhưng dư luận đồn thổi thì lại nhiều, thêu dệt cũng không thiếu. Từ một chuyện nhỏ có thể xé ra một chuyện lớn.

Trường hợp cụ thể như Vương Hồng Sển có dịp thăm Huế trong một phái đoàn của Đại học Văn Khoa Sài Gòn. Ông ta có dịp ăn một bữa cơm tối tại nhà ông Cẩn. Nhân đó ông có dịp trông thấy một con hổ và một số chim chóc trong vườn. Khi về, ông viết phóng lên là Cẩn có cả một sở thú. Thật sự, đó chỉ là một con hổ con lạc mẹ do binhh sĩ đi hành quân bắt được đem về làm quà cho ông Cẩn. Ông nuôi nó như nuôi một con mèo, cho ăn cơm mỗi ngày.

Tư cách của Vương Hồng Sển chỉ đọc mà không vui. Ông ta còn toa rập với Nguyễn Đắc Xuân bịa chuyện ông Ngô Đình Diệm ăn cắp Nghiên mực của vua Tự Đức.

(Nguyễn Văn Lục, “Lịch sử còn đó”. Nguyễn Đắc Xuân, Vương Hồng Sển và chiếc nghiên mực của vua Tự Đức, trang 215)

Tôi lưu ý đặc biệt đến cách tuyển chọn và dùng người của ông Cẩn.

Ông ít học, nhưng bản năng chính trị giúp ông chọn người khá kỹ càng. Những người được ông chọn mà chức vụ cũng không lấy gì làm lớn gì cũng qua giới thiệu kỹ càng, tin cẩn mà tiêu chuẩn thứ nhất là có lý tưởng Quốc Gia chống Cộng, thứ hai là sự trung thành hầu như tuyệt đối và thứ ba hầu hết là theo đạo công giáo.

Những tiêu chuẩn này không nhất thiết là quy luật chung hay có giá trị khách quan cho bây giờ. Nhưng ở thời điểm khai sinh ra nền Cộng Hoà, ở phạm vi hỗ trợ chính phủ, người ta cần những người đồng chí hơn là người có bằng cấp hay học vị chuyên môn.

Và qua thử thách 9 năm làm việc tận tụy cho chế độ, những người này đều cho thấy họ thật xứng đáng. Tôi xin nêu một vài người tiêu biểu nhất như Phan Quang Đông, Nguyễn văn Minh, Dương Văn Hiếu, Nguyễn Văn Châu, Phạm Thư Đường, Lê Quang Tung, v.v...

Phan Quang Đông đã chết hiên ngang như thế nào với lá thư nhắn gửi vợ con vài giờ trước khi bị xử bắn. Sau này đến lượt Ngô Đình Cẩn cũng một thái độ như vậy. Không có gì khó hiểu cả, bởi vì họ có một lý tưởng và phải chăng vì họ sống có xác tín?

Thứ hai về nguyên tắc làm việc của ông Ngô Đình Cẩn dựa trên một thứ bản năng chính trị. Cái bản năng ấy được phát triển một cách cùng cực trước tiên là để tự vệ sống còn và sau là bằng mọi phương tiện tiêu diệt kẻ thù trong cái tương quan sống-còn giữa đôi bên.

Nó có thể không chấp nê đến lý thuyết, đến ngay cả pháp luật. Nó hành xử không theo một thủ tục hành chánh, hay thủ tục pháp lý trong việc bắt người, giam người, tra khảo. Đây là mặt yếu của các Đoàn Công tác mật vụ đứng về mặt chính quyền. Một chính quyền dù coi việc chống Cộng là hàng đầu không thể cho phép các tổ chức mật vụ bắt người, giam giữ không xét xử, ngay cả tra tấn, v.v...

Chính vì thế đi đến chỗ lạm dụng như trong vụ án xử gián điệp miền Trung mà nhiều phần có kẻ bị bắt oan, bị xử hoặc tù tội một cách oan uổng.

Nhưng về mặt hiệu quả của các cơ quan này thì thật không thể chối cãi được. Nó chẳng thua bất cứ cơ quan nào của ngoại quốc như F.B.I., S.D.E. của Pháp, K.G.B của Nga hay ngành đặc biệt N.D.B ( Ngành đặc biệt- The Spécial branch), trong đó có chiến dịch Phượng Hoàng (Phoenix program 1968-1975). Chiến dịch Phượng Hoàng là tình báo và ám sát bí mật! Đã bao nhiêu người dân vô tội bị chết oan? Tại sao người Mỹ không lên tiếng? Tại sao kết tội mình ông Cẩn và đám mật vụ?

Theo số liệu, trong 8 năm, số viên chức Việt Nam Cộng hoà bị Việt cộng ám hại lên tới con số 33.052 người. Số liệu trong Chiến dịch Phượng Hoàng đưa tới kết quả có 22.013 hồi chánh, 24.843 bị bắt. 26.369 bị giết. Tổng cộng tất cả là 73.225. (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, “Chiến dịch Phượng Hoàng”)

Nào ai thực sụ biết được trong số 26.369 Việt Cộng bị giết, có bao nhiêu thường dân bị chết oan?

Chứng từ tự thuật của một người bị bắt cóc, bị giam ở trại Lê Văn Duyệt từ 1961 đến sau cuộc cách mạng 1963

Bài Tự thuật sau đây, không đề tên tác giả, được trích từ tờ Tiếng Nói Dân Tộc nhan đề, “Dưới chế độ Mật vụ Ngô Triều”. Bị bắt cóc, bị giam một thời gian, được đưa về thăm gia đình. Mà không được nói hiện mình ở đâu? Làm gì?

trai LVDuyetSAIGON 1969 – Photo by larsdh – Trại Lê Văn Duyệt

“Chiều hôm đó, cũng như bao nhiêu chiều khác, mãn giờ làm biệc tôi thoát lên xe đạp ra khỏi sở. Bỗng một người cỡi xe gắn máy chạy đến bên tôi và nói, “Xin lỗi ông cho tôi hỏi thăm một chuyện.” Tưởng có chuyện gì cần mình, tôi dừng xe lại. Anh đi xe gắn máy trình thẻ Công an cho tôi xem và mời tôi về bót có chuyện cần.

Thế là tôi bắt buộc phải đạp xe đi theo người ấy, và một người nữa chạy Lambretta sau lưng tôi.

Đây, trại Lê Văn Duyệt

Trại “Lê Văn Duyệt” là căn cứ của mật vụ thuộc Đoàn Công tác Đặc biệt miền Trung đóng tại Biệt Khu Thủ Đô mà mãi đến sau ngày Cách mạng người ta mới biết. Vì bọn Mật vụ tổ chức vô cùng bí mật, ngoài thì cũng cửa sắt kín mít, lính gác không khác nào một trại lính. Cũng chào cờ, cũng đá banh vui chơi, cũng ca hát, ai ai đi qua cũng tưởng là một trại lính ở, chớ đâu dè đó là nơi bọn Mật vụ của Ngô triều để giam hãm những kẻ nào dám cả gan chống lại bọn chúng..

Ngủ có divan hoặc giường sắt hay ghế bố, mỗi người một cái, có mùng, có tấm đắp đàng hoàng: có giờ có giấc. Ăn uống cũng khá hơn chế độ thầu. Có câu lạc bộ, có phòng đọc sách, có sân banh giải trí, có bàn ping pong.

Về tinh thần, có Ban Văn nghệ của trại: tập tành nhạc, kịch, tuồng cải lương, lâu lâu vài tuần trình diễn cho anh em giải trí. Thường xuyên mỗi buổi chiều có một máy hát, máy quay cải lương cũ mèm, nhưng nghe cũng đỡ buồn. Tối thứ bảy nghe truyền thanh tuồng cải lương Sài gòn hay xem chớp bóng. (…)

“Ăn Cơm tiều”, một danh từ được khai sinh trong trại Lê Văn Duyệt.

Không biết bên chánh quyền dự chi về ăn uống một người bao nhiêu mà ở trại Lê Văn Duyệt thì chúng tôi được 5$50 tiền chợ, mỗi trại viên, mỗi ngày.

Có một Ban cấp dưỡng (cũng anh em trại viên) lo lắng miếng ăn miếng uống cho anh em. Đáng lý chúng tôi mỗi người ăn 5$50, nhưng chúng tôi khai “cơm tiều”, nghĩa là một mâm bốn phần ăn, chúng tôi ăn năm người. Phần dư ra 5$50 thay nhau lãnh. Ăn sáng 1$. Nếu nhịn thì mỗi tháng cũng được thêm 30$.

Ở tù mà cũng lãnh lương. Ở tù mà cũng đi nghỉ phép.

Ở tù sau đó được về thăm nhà. Có nhiều anh em ở tù lâu, cuối tuần được nghỉ phép, chiều thứ bảy về, sáng thư hai vô. Hoặc có anh về hằng đêm 5 giờ 30 sau giờ làm việc ra cổng, sáng 7 giờ 30 trở về ở…tù. (…)

Ở tù vợ đẻ, thật là họa vô đơn chí.

Những người của một thời đã qua.”

Theo tôi, nhà tù như trại Lê Văn Duyệt của ông Ngô Đình Cẩn là có một không hai trên thế giới này. Đó là “nhà tù không song sắt”. Sau này cũng có những trại cải huấn, nhưng không thể nào so sánh với trại tù Lê Văn Duyệt được.

Tuy nhiên, theo Dư Văn Chất,

“đối với tù nhân ngoan cố nhất định không chuyển hướng — như trường hợp Đặng An — thì bị giam trong sà lim. Hoặc sau này Đặng An bị chuyển ra nhốt ở Mang Cá nhỏ, một trại giam biệt lập trung chuyển. Từ trại này có thể được đưa lên Chín Hầm và bị bỏ đói. Hoặc tệ hơn nữa thả trôi sông hoặc thả biển. Người giám thị trại giam Mang cá lúc bấy giờ là Phạm Mại.”

(Đây là phần viết thêm của Dư Văn Chất, dạng photcopy. Sau ba năm ông đã viết: Nhà văn bất đắc dĩ. Trong đó còn viết: Người cộng sản sợ người cộng sản)

(Còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục

Nguồn: DCVOnline

 

 

21 Tháng Tám 2013(Xem: 88835)
Công của những người đưa đò thầm lặng khoan dung, đã đào tạo bao lớp chúng tôi thành danh, thành nhân. Thời gian với bao biến đổi, nhìn lại cuộc đời chúng tôi luôn dặn lòng ”Nhớ Ơn Thầy, Nhớ Ơn Cô” để có một cuộc đời đáng sống.
20 Tháng Tám 2013(Xem: 50288)
Vì mẹ là ai con nào có thể biết, mẹ là ai hay có thể là bất cứ bà mẹ nào? Mẹ sẽ như nào nhỉ? Mẹ có giống người mẹ đã sinh ra con không? Giống, con cam đoan là giống.
17 Tháng Tám 2013(Xem: 60042)
Thầy ốm, ốm theo cả hai nghĩa. Thầy đang bị bệnh, cơn bệnh kéo dài hơn hai tháng. Thầy nhạt miệng không ăn uống được nhưng nên trọng lượng xuống như vật rơi tự do bị lực hút của trái đất hút xuống.
15 Tháng Tám 2013(Xem: 50774)
Chỉ một ngày vắng mẹ căn nhà đã quạnh quẽ buồn. Bàn tay mẹ là đôi đũa diệu kỳ biến ra cơm ngon canh ngọt, là ngọn gió mát lành ru giấc ngủ cho con… Vậy mà… Vũ Hạ mới ngần ấy tuổi đầu đã mất mẹ.
15 Tháng Tám 2013(Xem: 35008)
Trong gian nhà chúng chùa núi quá trưa, có mâm cơm chay dành cho bọn trẻ. Tôi nhẩm đếm, có hơn một chục thiếu niên. Đứa nào cũng đèo đẹt đen đúa, làn da khô héo quắt queo,…
14 Tháng Tám 2013(Xem: 78694)
Khi bố về thì mẹ vẫn nhìn bố, ánh mắt yên tâm hơn. Mẹ thầm lặng hơn bao giờ hết. Dưới mắt bố con chúng tôi, sự thầm lặng ấy càng ngày càng tỏa sáng.
13 Tháng Tám 2013(Xem: 59877)
Với những phương tiện tân tiến nhất của thế kỷ thứ 21, một người con như ông Scott đã nói lời từ biệt người mẹ trong những giây phút cuối cùng trước khi hơi thở của bà tắt hẳn
13 Tháng Tám 2013(Xem: 85686)
Đôi khi bất chợt gặp lại, mùi hương nồng ấm của thứ dầu gió này có thể giúp ta dăm ba giây phút sống lại những kỷ niệm xa xưa, để tâm hồn dịu đi đôi chút giữa cuộc sống xô bồ.
09 Tháng Tám 2013(Xem: 55294)
Kể từ hôm ấy, hạnh phúc do sự lắng nghe đem lại, đối với tôi, đã là một kinh nghiệm có thật trong đời rồi đó bạn ơi.
07 Tháng Tám 2013(Xem: 78359)
Quý Thầy Cô, quý anh chị cũng chính là người trực tiếp góp bàn tay thiết thực nhất cho hội Ngô Quyền thêm vững mạnh. Xin hãy thực lòng với trường xưa...
03 Tháng Tám 2013(Xem: 67061)
Tựa Đề : HÌNH NHƯ LÀ TÌNH YÊU Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Đỗ Hải. Ca Sĩ: Duy Thiên
02 Tháng Tám 2013(Xem: 84728)
Từ tình cảm nầy tôi tự nguyện vững lòng tiến bước tiếp tục mang niềm vui cho mọi người suốt hơn 12 năm qua. Xin được cám ơn lòng bao dung tha thứ của Thầy Cô và đồng môn.
02 Tháng Tám 2013(Xem: 44701)
Có một lúc nào đó bạn nghĩ về các loại hoa và tự hỏi mình giống như loại hoa nào chưa? Mỗi người phụ nữ theo tôi có thể ví mình như hoa dù mình chỉ là một người bình thường.
02 Tháng Tám 2013(Xem: 63473)
hi vọng sẽ có ngày bạn bè mình có dịp uống chung dòng nước mát quê hương, uống tràn đầy ly rượu tương phùng. Thời gian ơi! bạn bè lớp thất 3 của tôi ơi!
31 Tháng Bảy 2013(Xem: 57497)
Theo triết lý của bài thơ thì sinh và tử chỉ là một trò chơi đuổi bắt. Chia tay hôm nay nhưng sẽ gặp lại ngày mai. Gặp lại trong những dạng khác nhau của cuộc sống
22 Tháng Bảy 2013(Xem: 86401)
Đó là cái đẹp của tình thương yêu. Luật tự nhiên của cái đẹp là sự truyền bá. Truyền bá tình thương yêu là ảnh đích của tinh thần Hướng Đạo.
20 Tháng Bảy 2013(Xem: 63091)
BẦU TRỜI TRÊN KIA - Nhạc&Lời: Phạm Chinh Đông - Hòa Âm: Cao Ngọc Dung - Ca Sĩ: Tâm Thư.
20 Tháng Bảy 2013(Xem: 61369)
Đêm bây giờ dài vô tận, anh bảo thế. Đêm mùa đông ở đây còn dài nhiều hơn nữa. Khi nào trống trải hãy cố nhớ đến lời em nói
18 Tháng Bảy 2013(Xem: 85869)
Qua bao gian nan Ngô Quyền bền vững mãi Mãi mãi một thời để nhớ để thương...