Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thy Ân - Những Màu Kỷ Niệm.

09 Tháng Hai 200912:00 SA(Xem: 57119)
Nguyễn Thy Ân - Những Màu Kỷ Niệm.

 

blank

 NHỮNG MÀU KỶ NIỆM

 

nguyenthyan-large-content

 

Nguyễn Thy Ân

 

 

  

 Nầy những người bạn thân yêu!

 Bạn có còn nhớ những “ngày nào tan trường về chung lối” và có còn nhớ những cặp “mắt huyền xưa” chỉ cần nghiêng nón là đã đủ làm cho bạn “ngất ngây đời”? Có còn nhớ những tà áo trắng tung bay trong những chiều lộng gió? Những cơn gió từ giòng sông Đồng Nai đã thương tình len lén thổi những hương trinh vào gương mặt ngây ngô của bạn thuở nào, mà những kỷ niệm của nó mãi đến bây giờ chắc vẫn còn là một chút gì khó quên.

 Bạn có còn nhớ những chiếc xe đạp đơn sơ mà duyên dáng đã đưa ai về vào những buổi trưa có nắng hanh làm má ai hồng? Và luôn cả những buổi chiều có lắm kẻ âm thầm “đưa em về dưới mưa”? Những chuyến xe Lam đưa những người bạn học ở xa tận Tân Ba, Tân Uyên hay gần hơn là vùng Tân Lại, nơi mà người ta cung cấp hoa màu rau cải cho cả chợ Biên Hòa. Thương lắm những người bạn học từ vùng nông thôn đã cần cù lặn lội ra Tỉnh hoàn tất chương trình Trung Học của mình, dù rất là tốn kém nhưng gia đình họ vẫn đã hy sinh cho con ăn học. Có những tuyến xe rẽ ngược lên vùng Tân Mai, Tam Hiệp hay Hố Nai, đưa những “cô em Bắc kỳ nho nhỏ” về nhà. Những bạn “dân Di Cư” học hành rất giỏi. Sao con đường lên dốc Kỷ Niệm quá nhiều kỷ niệm! Sao con đường Trịnh Hoài Đức có quá nhiều “công nương” yêu kiều cho lắm kẻ phải đi lang thang dù đêm đã “khuya lắc khuya lơ” rồi? Sao con đường Hưng Đạo Vương từ dốc Ngã Ba Thành đổ xuống rạp hát Biên Hùng cho đến Ga xe lửa làm chi để cho ai đón ai đưa người về Dĩ An mà lòng thêm vương vấn? Con đường Đất Mới đưa bạn qua vùng Tiệm Rượu Hãng Dầu rồi qua cầu Gành để về nhà cũng được vậy! Sao có người cũng muốn băng qua Công Lý, khu cư ngụ của thầy Hai Chinh, thân sinh của các bạn Đông, bạn Châu; của bác Ba Hòa, chủ cây xăng Biên Hùng, chủ của những con trai học giỏi, chủ của những người con gái thanh lịch; của bác Sáu Nhơn, Hội Trưởng “muôn năm” của Hội Phụ Huynh Học Sinh Ngô Quyền mà gương đức độ cùng lòng nhiệt huyết cho đến bây giờ vẫn còn làm ấm lòng nhiều người; của bác Bảy Lộ, bác Tám Mộng, những Mạnh Thường Quân rộng rãi và không mỏi mệt trong những sinh hoạt xã hội và học đường của Tỉnh nhà; của cả bác Kinh Lý Vệ, thân sinh của người tôi yêu Võ Trí Nhẫn cho mãi tận ngày nay. Ôi sao mà nhiều kỷ niệm quá chừng vậy?

 

blank

 

 Còn con đường Hàm Nghi dọc theo mé sông Đồng Nai nữa. Phải nói đây là “con đường tình ta đi”, bởi lẽ không một người bạn nào mà không từng trải bước trên nó từ những ngày còn thơ cho đến lúc biết yêu đương. Ngôi trường Tiểu Học Nguyễn Du vẫn còn đó. Cái dấu vết của những lớp người dân Biên Hòa được may mắn cắp sách đến trường vẫn còn đó. Lớp người hiện nay còn tiếp tục chia sẻ tri thức của mình cho những kẻ đi sau, mà bạn Hà Xuân Sơn, bạn Đỗ Hữu Tài là vài cá nhân điển hình. Ôi thương biết mấy cho vừa.

 Bạn có còn nhớ khu chợ sầm uất Biên Hòa mình không? Khu chợ không bao giờ tan. Hết đợt buôn sáng thì đến lớp buôn chiều, hết lớp buôn chiều thì đến lớp buôn tối, rồi buôn khuya rồi lại buôn sáng. Không ngừng, không ngừng như vòng quay luân hồi của một kiếp nhân sinh không có sau và cũng không có trước. Như cuộc đời vẫn quay đều. Bạn còn có nhớ những quán cà phê khuya bên hông chợ mà chuyện đời cũng không dứt mỗi khi ghé quán vào khuya, không kể đến những hàng nhậu bình dân dành cho người ít tiền muốn tìm vui trong vài ly rượu dế với vài con khô. Hạnh phúc nhỏ nhoi và đơn sơ. Cuộc đời cũng nhiều khi đơn giản lắm.

Những thằng bạn học con nhà giàu xóm chợ cũng dễ chịu, kể cả Việt Nam lẫn Tàu, đứa nào cũng rộng rãi trong cư xử với bạn bè. Không có gì đáng phiền cho lắm, chỉ có học hành thì có thể tạm cho là ở thứ bậc của gia đình nàng Kiều thôi. Ngoại trừ hai anh Bác Sĩ Dương Minh Hoàng, con Thầy Dương Hòa Huân, và Bác Sĩ Trần Thanh Sơn, con nhà tiệm vàng Trần văn Kiêu thôi, còn bao nhiêu thì vào quân đội hết. Chiến tranh mà.

Bạn còn nhớ bến đò Hóa An không? Ngày hai chuyến qua lại cho cuộc đời học trò không phải là điều dễ dàng. “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi” mà khó vì “nhà nghèo chỉ có một bộ đồng phục” mà thôi, lỡ hôm nào mưa gió trên sông bất thường thì hết vô lớp luôn, dù em đi về chẳng có “cầu mưa ướt áo”.

 

Thương không chỉ một thời mang áo trắng

Em qua sông mà chắng phải sang sông 

Em đến trường để thêm một vài chữ

Khi sang sông biết hiếu với bên chồng.

 

blank

 

Bạn còn nhớ khu Sân Banh chỗ dốc Cây Chàm đổ xuống xóm Lò Heo không? Khu xóm đình Tân Lân đó! Không có xóm đó thì Tết đến Biên Hòa mất vui. Đội Lân của xóm nầy quả là một niềm vui cho công chúng và không có một nơi nào trong Tỉnh có thể sánh bằng. Đây cũng cũng là một nghề công phu cần luyện tập kỹ lưỡng lắm. Ngoài việc biết võ thuật, bạn còn phải biết nghệ thuật múa đầu Lân nữa. Theo chỗ tôi biết, thì thông thường đội Lân phải luyện tập nhiều tháng trước Tết để phục vụ đồng bào, luôn với việc tập luyện võ chung với bạn đồng diễn, nếu không thì rất nguy hiểm. Cách đây hơn bốn mươi năm, anh Hai Một, một cao thủ trong làng múa Lân của xóm Lò Heo, đã bị cây giáo đâm vào mắt phải đi mổ lấy mắt ra chỉ vì thiếu luyện tập.

Thực ra còn rất nhiều điều phải đề cập tới khi nhắc đến trường Ngô Quyền hay những trường Trung Học khác của tỉnh Biên Hòa của chúng ta. Một khoảng đời thơ ấu cho đến tuổi thanh niên mà tôi đã trải qua với những kỷ niệm vui buồn cùng bạn bè trang lứa làm sao nhớ hết? Họa chăng chỉ có thể giữ nổi những kỷ niệm tình cảm của vài mối tình học trò đã xảy ra trong đời tôi dù “song phương” hay “đơn phương” cũng vẫn là một mối dây liên lạc rất chặt chẽ buộc vào lòng tôi như những vết hằn trên đá mà ngàn năm khó phôi pha. Tôi không phải nghệ sĩ hoặc nhạc sĩ để làm nên những tác phẩm nghệ thuật hầu diễn tả những mối cảm xúc bằng lời văn hay ý nhạc một cách văn hoa. Những gì tôi nghĩ ra thì tôi viết lên không hề thông qua bản thảo nào. Với chân tình đó, xin các bạn đọc bài viết nầy trong tình thần khoan dung để có thể tìm lại được “chút gì để nhớ để quên” của một thời như tôi dẫu có rất nhiều thiếu sót. Hy vọng các anh và các bạn của hai gia đình lớn Đỗ Cao và Đỗ Hữu của tỉnh nhà chúng ta mà nhiều người đã thành danh từ trước năm 1975 sẽ bổ túc thêm cho chúng ta nhiều chi tiết hay khác trong những dịp khác nhất là khu vực Cù Lao Phố, một địa danh lớn nơi người Hoa định cư đầu tiên trước khi di trú đến Sài Côn, sau nầy gọi là Sài Gòn, một thời là Thủ Đô của Việt Nam Cộng Hòa; hoặc khu vực núi Bửu Long và núi Châu Thới nữa.

 

blank

 

Tôi xin chấm dứt nửa chừng nầy như một lời hẹn cho một bài viết khác nếu có dịp tiện viết thêm. Xin thân ái gởi đến các bạn những yêu thương nồng nàn nhất.

17 Tháng Hai 2024(Xem: 1522)
Lại một năm nữa sắp trôi qua, dù trí thông minh nhân tạo ngày nay đã có thể viết văn, sáng tác thơ, làm phim ảnh một cách dễ dàng, nhưng tôi vẫn thích theo lối cũ, ngồi mò mẫm để viết chút tản mạn chuẩn bị chào đón năm Giáp Thìn 2024.
17 Tháng Hai 2024(Xem: 1513)
Làm sao quên được cái thời hoang sơ của thành phố Đà Lạt. Phong cảnh hữu tình và người thì dễ thương…
16 Tháng Hai 2024(Xem: 1245)
Ý Như Vạn Sự là sự bùng vỡ của Trí Tuệ và Từ Bi cùng lúc. Trí Tuệ vì nhận chân bản tánh Như của vạn sự. Từ Bi vì sự bùng vỡ của tình thương yêu bình đẳng đối với vạn sự, cho phép vạn sự là chính nó, tự vận hành theo chu kỳ tuần hoàn sinh-trụ-hoại-diệt của chính nó.
16 Tháng Hai 2024(Xem: 1453)
Hà ô Lôi là ai nhỉ? Chỉ được biết Hà Ô Lôi là một tiếng hát tuyệt vời, ảo diệu có thể làm mê hoặc lòng người. Nhưng vì cách đây đã năm thế kỷ nên không có cách gì ghi lại được tiếng hát đó. Người đời sau muốn nghe lại được nó, chỉ còn mỗi một con đường : nghe câu truyện kể về Hà ô Lôi
16 Tháng Hai 2024(Xem: 1172)
Bởi vậy, nếu có chàng nào ngơ ngác lạc vào xóm tui, hỏi nhà cô Loan, thì phần nhiều sẽ nhận được câu trả lời rất... chảnh, rất lạnh lùng rằng: - Xóm này hổng có ai tên Loan hết á! Ủa, đang yên đang lành, Tết đến mần chi, để tôi bỗng nhớ da diết xóm cũ thương yêu của tôi thế này! Thôi, tui đi khóc đây.
07 Tháng Hai 2024(Xem: 2233)
Trong cuộc sống của chúng ta đôi khi có những cuộc gặp gỡ thật tinh cờ … dù ngắn ngủi nhưng cũng để trong lòng nhau những tình cảm quý mến chân tinh và trân trọng
06 Tháng Hai 2024(Xem: 1127)
Phải chăng Tiếu ngạo giang hồ thể hiện được tính lãng mạn cao độ, khát vọng tự do của con người? Phải chăng đó cũng là tâm thức và nỗi khát vọng của chính tác giả Kim Dung?
05 Tháng Hai 2024(Xem: 1058)
Các cựu học sinh nổi tiếng của trường này là hoàng đế Bảo Đại, quốc vương Sihanouk, tổng trưởng dân vận chiêu hồi Hoàng Đức Nhã, chuẩn tướng Dương Mộng Bảo…
03 Tháng Hai 2024(Xem: 2619)
Có thể nói đọc báo Xuân trong những ngày Tết là thú tiêu khiển tao nhã, là món ăn tinh thần lành mạnh, là nét đẹp văn hóa của cha ông đã có từ xa xưa,
29 Tháng Giêng 2024(Xem: 1250)
Tết con rồng thứ ba của thế kỷ 21 sẽ bắt đầu từ ngày 10 tháng 2 – 2024. Mong rằng suốt năm con rồng đừng có thêm biến cố chết người để khỏi nghe các lời bàn của các nhà mê tiên tri
28 Tháng Giêng 2024(Xem: 1231)
Trong phạm vi bài này xin chỉ nhắc đến một số trường trung học tiêu biểu ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế , Cần Thơ...
27 Tháng Giêng 2024(Xem: 1388)
Không biết mấy chục năm sau những lứa tuổi học trò ngày nay tại Việt Nam họ cũng sẽ họp mặt trường lớp cũ, họ cũng có những kỷ niệm đẹp dưới mái trường xưa với thày cô, bạn bè,
27 Tháng Giêng 2024(Xem: 1264)
Tôi chỉ kể chuyện cá nhân chứng kiến (bên đây), và xem video ( bún chửi Hà Nội), chớ không vơ đũa cả nắm cho bất cứ nơi chốn nào.
26 Tháng Giêng 2024(Xem: 1583)
Thưa đó là những thành phần có ăn học, được các chính phủ thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa cho học bổng đi học tại Pháp, tại Mỹ,
15 Tháng Giêng 2024(Xem: 2585)
nhưng thành phố của tôi có những góc nhỏ duyên dáng và dễ thương khiến người dân bản địa sẽ nhớ hoài như: con đường đẹp dốc tòa, con đường Nguyễn văn Trị (NVT) dọc theo bờ sông
11 Tháng Giêng 2024(Xem: 1276)
Trong phạm vi bài này xin chỉ nhắc đến một số trường trung học tiêu biểu ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế , Cần Thơ, Mỹ Tho.
02 Tháng Giêng 2024(Xem: 1809)
Nhìn cái mỏ chu chu của thằng con đưa ra chực chờ hôn phá mẹ, hai tay nó đưa ra lo le thọc lét, tôi tuột vội xuống giường chạy ra khỏi phòng: - Thằng khỉ gió đừng thọc lét mẹ, mẹ đầu hàng.
31 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1549)
Đọc tới đây ông xã tôi bảo, Tiễn Vong là Vong cả thế giới năm qua, sao em tiễn vong Chiều Nay dài thế. Vậy đó, hễ nói tới xứ đó là em không kiềm được cảm xúc tuôn trào, huyết áp tăng cao
25 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2539)
Tôi hôm nay trong lòng rất vui Giáng Sinh đến rồi rộn rã nơi nơi Ngày mai con về gia đình sum họp Nâng ly chúc mừng hạnh phúc đầy vơi.
24 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2299)
trong suốt 21 năm tồn tại của miền Nam còn rất nhiều phim hay khác của Âu, Mỹ, Hồng Kông, Ấn Độ và Việt Nam nữa mà chúng ta may mắn được sống ở vùng đất tự do nên có cơ hội thưởng thức