Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Nhận định về ba vai trò của Bảo Đại: Vua, Cố vấn tối cao, và Quốc trưởng (P10)

22 Tháng Hai 201712:06 CH(Xem: 16830)
GS. Nguyễn Văn Lục - Nhận định về ba vai trò của Bảo Đại: Vua, Cố vấn tối cao, và Quốc trưởng (P10)

Nhận định về ba vai trò của Bảo Đại: Vua, Cố vấn tối cao, và Quốc trưởng (P10)


Bảo Đại, khi ra Hà Nội làm cố vấn, ông đã có những nhận xét gì về Hồ Chí Minh?

Trong dịp ở Hà Nội, Bảo Đại đã có dịp đọc những tài liệu liên quan đến cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh do Vũ Trọng Khanh, một thành viên chính phủ không phải cộng sản cung cấp tài liệu. Bảo Đại đã nhận ra ngay lập tức tính cách độc quyền trong toàn bộ guồng máy chính phủ để bảo đảm sự trấn áp toàn diện trên dân chúng. Trần Huy Liệu nắm trong tay toàn bộ các phương tiện truyền thông như đài phát thanh Bạch Mai và tịch thu cũng như kiểm soát mọi phương tiện truyền thông như các báo Cứu Quốc (Le salut national), báo Độc Lập (Indépendance).

Và đần dần Bảo Đại bộc lộ viết: tôi nhận ra bộ mặt thật của Hồ Chí Minh đáng kính.

“Je découvre aussi peu à peu le vrai visage du vénérable Ho Chi Minh.”
(S.M. Bao Daï, ibid., trang 132).

Theo Bảo Đại nhận xét là Hồ Chí Minh luôn tỏ ra kính trọng và niềm nở đối với ông. Trong mọi trường hợp giao tiếp giữa đôi bên đều hoàn toàn tốt đẹp, không có tranh chấp về ý thức hệ, luôn luôn HCM gọi Bảo Đại bằng Ngài. Đi đâu cũng nhường bước để Bảo Đại đi trước.

Có nhiều dịp họ đi chung đến gặp những người như đại diện Pháp là Sainteny. Ngay cả với những nhân vật Mỹ nổi tiếng như Lansdale hay Thiếu tá Patty. Nhưng ngược lại, HCM không cho Bảo Đại gặp riêng Sainteny, mặc dầu có lời yêu cầu của ông này.

Nhưng Bảo Đại cũng đặt nghi vấn là sự đối xử như thế là thật lòng hay đóng kịch? Bảo Đại cũng thừa hiểu rằng chính quyền Việt Minh tạm thời được chấp nhận mà vẫn chưa chính thức được nhìn nhận. Và sự mượn danh sự có mặt của Bảo Đại bên cạnh Hồ Chí Minh giúp chính thức hóa tính cách chính danh của chính quyền mới.

Pierre Darcourt, sinh ra ở Chợ Lớn, 1926, một cựu học sinh trường Chasseloup Laubat năm 1940; nhờ thế, ông đã có dịp giao tiếp với nhiều nhân vật chính trị đương thời. Ông đã phỏng vấn Bảy Viễn trong cuốn “Bay Vien, le Maitre de ChoLon”, Piere Darcourt, Hachette xuất bản, năm 1977. Muốn biết những ý nghĩ trung thực của Bảo Đại đánh giá thật về Hồ Chí Minh như thế nào có lẽ cần đọc những câu truyện bên lề Bảo Đại đã tâm sự với Bảy Viễn.

“Cuộc sống của ông ta thật ra trái ngược với những gì ông xuất hiện ra bên ngoài, Bảo Đại cắt nghĩa. Trước công chúng, ông đóng vai một người khắc khổ, một người tồn cổ hoàn toàn hy sinh cho lý tưởng. Trong chỗ riêng tư, ông xuất hiện như một người thích truyện trai gái, hút sách và uống rượu “sec”. Ông còn tâm sự cho biết, thói quen uống sec có từ khi còn đi lính thủy quân cho Pháp. Chẳng hạn, ông chỉ hút thuốc lá thơm Philippe Morris. Vậy mà ông còn bỏ túi theo mấy bao thuốc lá Bastos. Loại thuốc lá đen, thuốc dành cho giới nghèo, ông dùng để mời khách. Loại kia, thuốc lá thơm, ông dành cho mình để hút… Ngay đối với tôi, ông cũng đóng hai bộ mặt. Chỗ công cộng, ông thường vồn vã ôm vai tôi. Chỗ riêng tư, ông thường xử sự khác, đầy sự kính trọng và cấm mọi người không được gọi tôi là “đồng chí”. Tôi đã sống cạnh ông trong ba tháng. Tôi đã chở xe đưa ông về nhà cả 20 lần. Và lần nào ông cũng say mèm.”

(Pierre Darcourt, Bay Vien, le Maitre de Cholon, Hachette, 1977)

Phải chăng đây mới là bộ mặt thật của Hồ Chí Minh?

Đọc lại tất cả những chi tiết vừa viết ở trên, tôi có cảm tưởng đây là một câu chuyện thực mà phi thực. Tất cả là một sự đóng kịch dàn dựng và giả đối, lừa bịp trong mọi hoàn cảnh, mọi chi tiết dù nhỏ bé đến không cần thiết phải giả dối.

Tôi thử dở lại tập Hồi Ký “Những ngày chưa quên” của Đoàn Thêm xem có chi tiết nào nhắc đến Bảo Đại? Không một chữ và tên Bảo Đại cũng không hề được nêu ra lấy một lần.

Bảo Đại đã không có trong mắt những người trí thức Hà Nội những năm tháng ấy. Họ coi ông như một kẻ vô danh chăng?

Hồ Chí Minh là một người đóng kịch khéo léo. Nhưng nếu như thế thì người thứ hai là Bảo Đại chỉ là một tên hề vụng về? Xem ra giữa vai trò bù nhìn và con rối, ông cố vấn tối cao thích vai trò thứ hai hơn, bởi vì, ít ra ông được gặp gỡ người này, người kia, được phát biểu, được nói trước công chúng, nhận những tiếng hoan hô.

Vì thế, ông đã viết: “Aussi, Je persiste pour jouer le jeu.” (Tôi phải kiên trì để đóng đúng vai trò của mình)

Nhưng bài diễn văn ông đọc trước đám đông trong “tuần lễ vàng” ai là người viết? Võ Nguyên Giáp hay Trần Huy Liệu? Hay cả hai? Đọc xong, bài diễn văn, ông xúc động đưa mắt nhìn như thăm dò hỏi ý ông giám thị trông coi cái Villa chỗ ông ở? Không lần này ông nói lưu loát, đám đông thỏa mãn và móc hầu bao đóng góp tiền bạc.

Nhưng điều quan trọng là “tuần lễ vàng”, kết quả thu được bao nhiêu? Và còn quan trọng hơn tiền đó dùng để làm gì, ông không hề biết? Theo Daniel Grandclément, hầu hết số tiền thu được, Hồ Chí Minh dùng để hối lộ cho tướng Lư Hán, ngay cả cung cấp gái điếm cho y. (Daniel Grandclément, ibid., trang 189.)

Theo Nguyễn Xuân Thọ, trong Nam cũng tổ chức “Tuần lễ Vàng” từ ngày 16 đến 23-6-1945 và thu được 12 bao bố. Huỳnh Thiện Lộc và Kiều Công Cung dem mười hai bao bố vàng ấy ra Bắc. (Nguyễn Xuân Thọ. “Bước mở đầu của sự thiết lập hệ thông thuộc địa Pháp tại Việt Nam (1858-1897), Paris 2002, trang 589)

Phần lớn số vàng thâu được ấy sau dùng để hối lộ tướng Lư Hán. Lư Hán hứa sẽ làm áp lực để những phần tử quốc gia kháng chiến thừa nhận sự thỏa thuận với Pháp. (Để Pháp trở lại Bắc Kỳ thay thế quân Tàu).

Tuần lễ cứu đói, mỗi tuần nhịn một bữa nhịn để dành cho người đói, mặc dầu có chiến dịch tuyên truyền mạnh mẽ, kết quả thật không đáng là bao nhiêu!

Việc thay mặt HCM đến chủ tọa lễ tấn phong Gm Lê Hữu Từ, đã có dù một lần ông có dịp được trò chuyện riêng với vị tân giám mục này chăng? Và ông có hiểu rõ nội tình những rắc rối của vị tân giám mục này phải đương đầu với Việt Minh?

Ông có biết rằng nhiều vị linh mục trong nhóm thân cận của vị giám mục này lại có khuynh hướng thân Pháp!! Như linh mục Xuyên, linh mục Hoàng Quỳnh. Chủ trương tự vệ và tự cô lập của vị Gm Lê Hữu Từ có thể đã đi quá xa chăng? Vì thế, De Lattre trong dịp gặp cả hai vị giám mục Phạm Ngọc Chi (mặc áo đen) và giám mục Lê Hữu Từ (mặc áo trắng) đã tuyên bố thẳng thừng:

“Je redoute plus le blanc que le noir, je vous enverrai à Nam Định une éminence grise (le colonel Gambez).”

(Tran Thi Liên, ibid., trang 488)

(Tôi nghi ngờ mầu trắng hơn là mầu đen, tôi sẽ gửi đến Nam Định một mưu sĩ xám (ám chỉ đại tá Gambez)

Cái khó của giới công giáo cũng như người Quốc gia là không thể cùng một lúc chọn lựa Hồ Chí Minh, vì kết quả sẽ tai hại hơn cả chế độ thực dân. Nhưng một mặt khác, cũng không thể chọn lựa Bảo Đại, một tay chân của Pháp trong việc dành độc lập? Đó là cái khó của giám mục Lê Hữu Từ mà đằng sau là Ngô Đình Diệm!!

Làm sao Bảo Đại hiểu rõ được điều này?

Chỉ sau này, sau khi dự lễ tấn phong, Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng quay về Hà Nội, còn ông được đi nghỉ mát ở Sầm Sơn, Bảo Đại mới nhận thức được là ông chẳng khác gì một kẻ đi đầy của Hồ Chí Minh. Ông viết:

“Contrairement à la promesse de Ho Chi Minh, aucune nouvelle ne me parvenait d’Hanoi. J’eus l’impression non d’eetre prisonnier puisque j’étais libre de mes mouvements et de mon emploi du temps, máas exilé.”
(S.M. Bao Daï, ibid., trang 143)

(Trái với những lời hứa của Hồ Chí Minh, tôi không được bất cứ tin tức gì từ Hà Nội. Tôi có ngay cảm tưởng không phải là tù nhân vì tôi được tự do đi lại cũng như sắp xếp thời giờ của tôi, nhưng tôi đã bị đi đầy.)

Việc đi nghỉ mát ở |Sầm Sơn của Bảo Đại là một nửa đi nghỉ hè, một nửa bị cô lập hay đi đầy. Bảo Đại đã nghĩ đến việc có thể bị giết hoặc bị ám sát bất cứ lúc nào với chỉ cần một viên đạn. Nhưng ông cũng đã chọn một biệt thự của người Pháp, một chủ tiệm kim hoàn nổi tiếng ở Hà Nội, tên M.Beau làm chỗ nghỉ mát. Cả thành phố chẳng còn ai, ngoại trừ một vài gia đình thuyền chài, căn biệt thự vốn bỏ hoang. Cạnh đó là khoảng nửa tá dân tự vệ có bổn phận bảo vệ Bảo Đại. Chính quyền địa phương chỉ cung cấp gạo còn thức ăn thì Bảo Đại tự lo liệu.

Công việc mỗi ngày của Bảo Đại nay là đi câu cá cho hết thời giờ. Vậy mà ba ngày sau, các lính tự vệ cho biết Hoàng thân Vĩnh Cẩn đã chu đáo gửi Lý Lệ Hoa ra cho Bảo Đại dùng. (Daniel Grandclément, ibid., trang 191).

Có câu hỏi ngờ nghệch, có lúc nào Bảo Đại không có gái không? Theo tôi, kể từ khi làm Cố vấn tối cao, Bảo Đại lúc nào cũng có đủ thứ loại gái bên cạnh.

Trong thời gian nghỉ mát ở đây, Bảo Đại được chỉ định ra tranh cử dân biểu ở Thanh Hóa, dưới chiêu bài cộng sản. Đảng cộng sản đã tạm thời giải tán nên ông ra tranh cử với danh nghĩa “cộng hòa” và đã đắc cử với 92% phiếu bầu. Các nhóm quốc gia đối lập đã tẩy chay cuộc bầu cử này, nhưng nó vẫn được diễn ra như đã dự trù. Đại đa số người đắc cử thuộc Mặt trận hay thân Mặt trận. Nhưng để nhượng bộ Việt Quốc hay Việt Cách, Việt Minh đã nhường 70 ghế cho hai đảng này.

Thôi thì cứ coi như một thứ “Dân chủ được hướng dẫn”.

Tuy nhiên, kết quả bầu cử đã chẳng có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của Bảo Đại cho đến lúc tình thế chính trị biến đổi mau chóng ngoài cả ý muốn của Bảo Đại.

Mới ngày nào, ông bị bỏ quên ở bãi biển Sầm Sơn thì nay vai trò chính trị hàng đầu của ông lại được mọi người nhắc nhở tới.

Hồ Chí Minh phải đối đầu cùng một lúc với bọn lính Trung Hoa có mặt khắp nơi, với người Pháp đã có mặt ở ngưỡng cửa của Hà Nội, rồi các đảng phái đòi hỏi, gia tăng áp lực.

Bảo Đại, thay thế chủ tịch Hồ Chí Minh?

Bảo Đại về lại Hà Nội. Đã xong một cuộc nghỉ mát bất đắc dĩ. Cộng lại thời gian là ba tháng. Đã có biết bao nhiêu thay đổi?

Hồ Chí Minh muốn loại bỏ Trung Quốc đành sáp lại về phía Pháp sắp sửa thay thế chỗ của Trung Hoa Tưởng Giới Thạch. HCM đổi giọng:

“Chúng tôi không có mối hận thù gì với người Pháp và dân tộc Pháp. Chúng tôi kính trọng họ và mong muốn tiếp tục mối giây liên lạc đã nối kết hai dân tộc lại với nhau.”
(S.M. Bao Daï, ibid., trang 146)

Việc trở về Hà Nội của Bảo Đại gần vào dịp Tết.. Bảo Đại đã cùng Hồ Chí Minh đến tham dự mội buổi mít tinh tại Nhà hát lớn Hà Nội. Đám đông dân chúng sau buổi lễ đã đứng đợi và vây quanh lấy Bảo Đại như thể vị hoàng đế thuở nào, chứ không phải với tư cách Cố vấn tối cao. Tư thế của Bảo Đại trước đám đông vẫn được kính nể có phần hơn cả Hồ Chí Minh?

Phần Việt Minh, sau chuyến viếng thăm chớp nhoáng của Võ Nguyên Giáp tại Nam Kỳ. Giáp hiểu rõ hơn ai hết là Pháp đã tái lập xong trật tự chế độ thuộc địa tại Nam Kỳ và rồi chẳng bao lâu sẽ tiến ra Bắc. Nỗi lo sợ của Võ Nguyên Giáp sau chuyến đi thị sát này là chính đáng. Tham vọng của Pháp không thay đổi.

Hồ Chí Minh và đám cận thần của ông ta hiểu rõ là họ chưa đủ sức mạnh để có thể chống lại Pháp. Họ chưa đủ trang bị. Ngay cả có súng thì vị tất đã có đạn. Tôi còn nhớ, ngay sáng hôm sau, ngày đầu cuộc kháng chiến bắt đầu, tôi đã nhìn thấy những khẩu súng gỗ vứt vương vãi trên con đường đôi, đối diện với sở Hành chánh tài chánh. Tôi không khỏi ngạc nhiên đến ngỡ ngàng.

Cuộc chiến tranh đã bắt đầu như thế đấy! Họ ở trong một tình thế khó khăn và chưa tìm ra một lối thoát?

Trước mắt đồng minh, Việt Minh “đỏ” quá. Trước mắt, người Pháp e ngại không muốn thương lượng với Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh nghĩ ra giải pháp là đưa Bảo Đại ra thay thế ông ta.

Sáng ngày 27 tháng 2, 1946, lúc 7 giờ sáng, Hồ Chí Minh gọi điện thoại cho Bảo Đại ở tại nhà đường Gambetta xin gặp. Bảo Đại viết:

“Với vẻ mặt bơ phờ và thất sắc, Hồ Chí Minh nói với Bảo Đại: Tình thế thật nguy kịch và yêu cầu Bảo Đại hy sinh một lần nữa ra gánh vác việc nước thay ông ta. Bảo Đại đặt vấn đề là có quyền tuyển chọn người thành lập một chính phủ mới không? Hồ Chí Minh đồng ý. Sau đó, Bảo Đại đã liên lạc ngay với Nguyễn Mạnh Hà và Trần Trọng Kim, yêu cầu họ có mặt tất cả để bàn thảo. 8 giờ rưỡi có mặt đông đủ. Trần Trọng kim cho ý kiến là lời yêu cầu của Hồ Chí Minh là thành thật, không phải lừa bịp. Vì có thể việc thương thuyết với Sainteny không đạt kết quả gì. Vậy yêu cầu Bảo Đại cứ nhận. 10 giờ, một lần nữa Hồ Chí Minh gọi lại xin xác nhận để kịp đệ trình Quốc Hội. 12 giờ trưa, đến lượt Bảo Đại gọi cho Hồ Chí Minh cho biết, sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm. 1 giờ trưa, Hồ Chí Minh mời Bảo Đại đến gặp. Hồ Chí Minh tỏ bối rối và ngượng ngùng nói:

“Xin Ngài quên những điều tôi đã đề nghị với Ngài sáng nay. Tôi không có quyền rời bỏ nhiệm vụ và việc từ chức của tôi là một phản bội về phần tôi. Tôi xin Ngài tha lỗi cho sự yếu đuối của tôi bằng cách đẩy trách nhiệm sang Ngài. Sỡ dĩ tôi có ý định từ nhiệm vị sợ sự chống đối của các phần tử Quốc gia chống lại những thỏa thuận mà chúng tôi sẽ ký với người Pháp.”

(S.M. Bao Daï, ibid., trang 150-151)

Điều gì đã xảy ra từ lúc 10 giờ đến 13 giờ?

Theo sự suy luận của Bảo Đại thì không phải do sự bảo đảm của Liên Xô qua trung gian Ba Lan. Nhưng có thể do sức ép của tướng Lư Hán trên các đảng phái VNQDĐ và buộc các thành phần này đồng ý thỏa thuận với những gì Việt Minh đã ký kết với người Pháp. Và như thế, Việt Minh không phải một mình đứng ra chịu trách nhiệm những nhượng bộ người Pháp trước công luận.

Đến đây thì thực sự vai trò Cố vấn tối cao thực sự không cần thiết nữa. Chính người Pháp qua Sainteny cũng cho ràng: Không thể đưa lên lại một ông vua đã thoái vị. Đã đến lúc phải loại bỏ!

blank

Cảnh chúc mừng sau khi ký Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946 giữa Pháp (phe theo cộng) và Hồ Chi Minh: Tướng Pháp Leclerc, Hồ Chí Minh, Đặc Sứ Pháp Jean Sainteny (15/3/1946). Copyright Collection Viollet

Sau đó, thỏa ước ký ngày 6 tháng 3 năm 1946, được gọi là Hiệp Ước Sơ Bộ ký kết giữa Sainteny và Hồ Chí Minh nhìn nhận một cách chính thức sự có mặt của Pháp một lần nữa ở Đông Dương.

Phía Việt Minh, ông ta muốn chứng tỏ cho mọi đảng phái khác hiểu rằng, chỉ có ông ta và Việt Minh mới đủ tư cách thương lượng với Pháp.

Theo thỏa ước, sẽ chấm dứt các cuộc đụng chạm quân sự giữa đôi bên. Quân Pháp sẽ thay thế quân Tàu được gọi là thế chân. Theo thỏa ước:

“Lực lượng của Việt Nam sẽ gồm 10.000 người, 15.000 người Pháp, tất cả dưới quyền chỉ huy của người Pháp. Các ủy ban hỗn hợp đôi bên sẽ bàn thảo, sắp xếp một cách thân hứu giữa các lực lượng Pháp và Việt Nam.”
(Philippe Franchini, Les guerres d’Indochine, Tome I, De la conquête francaise à 1949, Pygmalion (23 avril 2008), trang 435-436)

Thỏa ước này đã làm hài lòng về phía những nhà thương thuyết người Pháp như Sainteny, Pignon và Salan, kể từ 9-3- 1945 đã biệt bóng nay lại có mặt. Ngày hôm nay, họ lại chính thức có mặt ở Đông Dương và đối với họ là một thành công. Ví thế, chính phủ Pháp đã phê chuẩn ngay lập tức thỏa ước và hâu như dư luận nói chung đều hài lòng.

“Tờ L’Humanité với Marius Magnien đã chào mừng chính sách chính trị thực tiễn của chính phủ Pháp đã đem lại chẵng những hòa bình mà còn tình bạn giữa nước Pháp và Đông Dương.”
(Philippe Franchini, ibid., trang 193)

Phần Hồ Chí Minh đã vội vã ký chỉ muốn mua thời gian và không đề cập đến hai chữ độc lập vốn quan hệ mật thiết với cuộc tranh đấu của ông.

Không lạ gì những thành phần chủ nghĩa quốc gia cực đoan đã gọi đây là một phản bội của Hồ Chí Minh. Phần Võ Nguyên Giáp đã biện hộ lâu dài trước nhà Hát Lớn hôm 7-3 rằng có nhiều lúc phải tỏ ra cứng rắn, lúc khác phải tỏ ra mềm dẻo. Ít lắm thì cuộc đổ máu giữa đôi bên đã tránh được. Và Giáp đã ví thỏa ước 6-3 như một thỏa thuận Brest-Litovsk, một so sánh có ý nghĩa như một giải pháp để đi dần đến sự độc lập và tự do. Phải chăng Nga Xô đã phải ký thỏa thuận trên để ít nhất ngăn chặn sự xâm lấn của Đức và lợi dụng sự hưu chiến để củng cố lực lượng?

Tuy nhiên, sự giải thích của Võ Nguyên Giáp không dễ gì thuyết phục được mọi thành phần không phải là Việt Minh cộng sản!

“Và chỉ chín ngày sau, tướng Leclerc đã có mặt tại Hà Nội. Và nay lá cờ Pháp lại có dịp tung bay trên thành phố Hà Nội, tại các phố Tây như trên đường Paul Bert. Dân chúng Pháp ẩn núp từ nhiều tháng nay, nay đổ xô ra đường để đón chào sư đoàn xe cơ giới với 200 xe camion và các chiến xa Massu vượt qua cầu Paul Doumer. Chúng ngạo nghễ rú ầm làm rung chuyển đường phố Hà Nội như thách thức ngạo nghễ. Trên trời thì các máy bay Spitfire, sơn cờ tam tài bay là sát mặt đất. Và người ta lại có dịp nghe hát bài Marceillaise. Phần Leclerc đã xuất hiện trước ban công trước sở Cảnh sát cùng với tướng Salan và Sainteny, bên cạnh có tướng Giáp. Ông này mặc áo vét trắng, đội mũ phớt đón chào bằng cách nắm tay lại theo kiểu Việt Minh.”
(Philippe Franchini, ibid., trang 442-443)

“Đâu đây lại có tiếng hô to: Je suis francais, moi. (Tôi là người Pháp đây) một cách hãnh diện

Sau thỏa ước được ký tạm thì nảy sinh nhiều bất đồng. “Giữa người Pháp với nhau, De Gaulle trách: Thật là không chấp nhận được, đến giờ này chúng ta mới đến xứ Bắc Kỳ. Leclerc tỏ ra lạc quan hơn nói: Nếu chúng ta nắm được gạo và cao su ở Nam Kỳ, cảng Saigon và cảng Hải Phòng, các nhóm cách mạng ở Việt Nam buộc phải rút lui im lặng.”
(Philippe Franchini, ibid., trang 437-438).

Từ hai quan điểm đó chia rẽ nước Pháp.

Phía Nam Phần, nhiều giới trí thức thành thị lo ngại một sự trả thù nếu Việt Minh nắm chính quyền. Chính quyền Pháp phải trấn an họ rằng, thỏa ước chỉ liên hệ trực tiếp tới Bắc Kỳ và Trung kỳ. Phía Nam Kỳ hẳn là có quy chế đặc biệt. Một quy chế Nam Kỳ của người Nam Kỳ?

Phần Hồ Chí Minh, ông quyết định một cuộc thương thuyết sẽ được diễn ra tại Pháp với De Gaulle. Ông đã lên chiếc Émile-Berlin ngày 24 tháng 3, 1946, đáp tàu sang Pháp. Trong lúc tàu còn dừng lại ở Ai Cập thì Hồ Chí Minh biết rằng trong Nam đã thành lập một chính phủ Nam Kỳ do ông Nguyễn văn Thinh đúng đầu.

Kể từ chuyến đi Pháp của ông Hồ này, vai trò cố vấn của Bảo Đại thật sự chấm dứt.

Bảo Đại cùng với phái đoàn 6 người, 4 người thuộc phe Việt Minh, 2 người thuộc phe VNQDĐ ngày 16 tháng 3, 1946 rời Hà Nội trên một chiếc DC-3 của Quân đội Lư Hán, trên đó chất ngổn ngang các đồ đã cướp bóc được của dân chúng Hà Nội. Hơn 10 sĩ quan quân đội Tầu, cùng đi về với chiến lợi phẩm, chiếm vị trí tốt trên máy bay. Bảo Đại bị ngồi dồn vào một xó ở đuôi máy bay.

Bảo Đại đi rồi thì lục tục theo sau bằng đường bộ các nhân vật như Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam cũng vội vã rút theo với đoàn quân của Lư Hán bỏ lại đầng sau các đồng chí, cán bộ mặc cho Việt Minh thanh toán sau này. Người xem ra không cần đi là cụ Trần Trọng Kim, cuối cùng cũng quyết định ra đi trong những chuyến xe chót!

Trong một cuộc chiến, cuối cùng kẻ còn ở lại, chính là người được coi là kẻ chiến thắng. Các phe phái còn lại lúc bấy giờ chỉ còn mình Việt Minh đối đầu với Pháp!


(Còn tiếp)


Nguyễn Văn Lục

Nguồn: DCVOnline

09 Tháng Ba 2024(Xem: 573)
Năm nay xuân Giáp Thìn cây anh đào tật nguyền lại nở rộ từ những ngày chớm tết cho đến giờ này. Ông dự định sẽ mời vài người bạn thân ghé nhà để uống trà thưởng hoa như dạo nào…
01 Tháng Ba 2024(Xem: 575)
Anh hùng chỉ là người của một thời, một giai đoạn. Nhưng người tử tế đòi hỏi sự hy sinh thiệt thòi cả một đời! Miền Nam Việt Nam có thể không có nhiều anh hùng, nhưng những người có một tấm lòng và người tử tế thì không thiếu.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 667)
Cũng đã khá lâu tôi có nghe vài người bạn kể rằng họ có xem một bộ phim Đại Hàn có tựa đề là “Bản Tình Ca Mùa Đông”. Tôi nghe rồi cũng bỏ qua chứ không quan tâm gì
01 Tháng Ba 2024(Xem: 457)
Tôi cám ơn bác sĩ rồi theo con ra khỏi phòng mạch. Mọi sự vật trong toà nhà như sáng hẳn lên và rõ ràng, khi ra ngoài, tôi nắm lấy tay con gái, reo lên -Mẹ đã thấy được chiếc lá cây rung rinh trong gió… từng chiếc lá, không phải một khối xanh lay động như trước nữa.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 610)
Trong tiếng Việt giàu đi với sang. Nhưng thời nay, giàu tiền thì nhiều nhưng mà sang thì không có mấy, đốt đuốc cũng khó tìm ra.Bởi sang nằm trong cốt cách, trong cách ứng xử, trong ngôn ngữ thể hiện,
01 Tháng Ba 2024(Xem: 582)
Cây ngọc lan nhân chứng cuối cùng của nhà xứ Tâng đã chứng kiến bao nhiêu cảnh vật đổi sao rời không còn nữa. Cảnh vật và con người trăm năm cũ nay chỉ còn là chuyện kể khúc còn, khúc mất mà thôi.
24 Tháng Hai 2024(Xem: 775)
Người già tức là người lớn tuổi, còn gọi là người nhiều tuổi hay người cao niên… Thế thì bao nhiêu tuổi mới được gọi là người già, người lớn tuổi hoặc người cao niên?
23 Tháng Hai 2024(Xem: 766)
Tình yêu thật sự đã hiếm; tình bạn thật sự còn hiếm hơn”. Tình bạn giữa tôi và Cát Đằng quả là hiếm có. Cát Đằng, tên một loài hoa leo có màu xanh pha tím, mỏng mảnh. Bạn tôi cũng dịu dàng, mềm mại, quý phái như hoa.
23 Tháng Hai 2024(Xem: 997)
Khi hay tin một người bạn đồng nghiệp mới qua đời làm tôi hồi tưởng lại những kỷ niệm khi tôi mới bước chân vào nghề. Những kỷ niệm có vui có buồn đã theo tôi suốt cả cuộc đời dù muốn quên cũng không quên được.
17 Tháng Hai 2024(Xem: 1083)
Lại một năm nữa sắp trôi qua, dù trí thông minh nhân tạo ngày nay đã có thể viết văn, sáng tác thơ, làm phim ảnh một cách dễ dàng, nhưng tôi vẫn thích theo lối cũ, ngồi mò mẫm để viết chút tản mạn chuẩn bị chào đón năm Giáp Thìn 2024.
17 Tháng Hai 2024(Xem: 1005)
Làm sao quên được cái thời hoang sơ của thành phố Đà Lạt. Phong cảnh hữu tình và người thì dễ thương…
16 Tháng Hai 2024(Xem: 862)
Ý Như Vạn Sự là sự bùng vỡ của Trí Tuệ và Từ Bi cùng lúc. Trí Tuệ vì nhận chân bản tánh Như của vạn sự. Từ Bi vì sự bùng vỡ của tình thương yêu bình đẳng đối với vạn sự, cho phép vạn sự là chính nó, tự vận hành theo chu kỳ tuần hoàn sinh-trụ-hoại-diệt của chính nó.
16 Tháng Hai 2024(Xem: 996)
Hà ô Lôi là ai nhỉ? Chỉ được biết Hà Ô Lôi là một tiếng hát tuyệt vời, ảo diệu có thể làm mê hoặc lòng người. Nhưng vì cách đây đã năm thế kỷ nên không có cách gì ghi lại được tiếng hát đó. Người đời sau muốn nghe lại được nó, chỉ còn mỗi một con đường : nghe câu truyện kể về Hà ô Lôi
16 Tháng Hai 2024(Xem: 816)
Bởi vậy, nếu có chàng nào ngơ ngác lạc vào xóm tui, hỏi nhà cô Loan, thì phần nhiều sẽ nhận được câu trả lời rất... chảnh, rất lạnh lùng rằng: - Xóm này hổng có ai tên Loan hết á! Ủa, đang yên đang lành, Tết đến mần chi, để tôi bỗng nhớ da diết xóm cũ thương yêu của tôi thế này! Thôi, tui đi khóc đây.
07 Tháng Hai 2024(Xem: 1709)
Trong cuộc sống của chúng ta đôi khi có những cuộc gặp gỡ thật tinh cờ … dù ngắn ngủi nhưng cũng để trong lòng nhau những tình cảm quý mến chân tinh và trân trọng
06 Tháng Hai 2024(Xem: 778)
Phải chăng Tiếu ngạo giang hồ thể hiện được tính lãng mạn cao độ, khát vọng tự do của con người? Phải chăng đó cũng là tâm thức và nỗi khát vọng của chính tác giả Kim Dung?
05 Tháng Hai 2024(Xem: 719)
Các cựu học sinh nổi tiếng của trường này là hoàng đế Bảo Đại, quốc vương Sihanouk, tổng trưởng dân vận chiêu hồi Hoàng Đức Nhã, chuẩn tướng Dương Mộng Bảo…
03 Tháng Hai 2024(Xem: 1719)
Có thể nói đọc báo Xuân trong những ngày Tết là thú tiêu khiển tao nhã, là món ăn tinh thần lành mạnh, là nét đẹp văn hóa của cha ông đã có từ xa xưa,
29 Tháng Giêng 2024(Xem: 974)
Tết con rồng thứ ba của thế kỷ 21 sẽ bắt đầu từ ngày 10 tháng 2 – 2024. Mong rằng suốt năm con rồng đừng có thêm biến cố chết người để khỏi nghe các lời bàn của các nhà mê tiên tri