Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Gs Phan Thông Hảo - Lịch Sử Phát Triển Trường Ngô Quyền.

09 Tháng Hai 200912:00 SA(Xem: 74548)
Gs Phan Thông Hảo - Lịch Sử Phát Triển Trường Ngô Quyền.

 

 

Sơ Lược Lịch Sử Trường Trung Học Ngô Quyền

 

Sưu tầm: Gs.Phan Thông Hảo

 

 

thayphanthonghao3-content

 

 

 

Lời minh xác:

 

Bài sưu tầm này được viết vào tháng 4 năm 2004, tức là 48 năm sau ngày trường Ngô Quyền được thành lập vào năm 1956, và chỉ được căn cứ vào trí nhớ của các ông Phan Thanh Hoài, Kiều Vĩnh Phúc, Lê Hồng Sanh, và cựu học sinh Đào Văn Công (khóa đầu tiên). Do đó, không khỏi thiếu sót về thành phần nhân sự giảng dạy, văn phòng v.v… cũng như tên của các cựu học sinh trong thời gian khá dài như vậy. Đây chỉ là sự đóng góp khiêm nhường nhỏ nhoi của kẻ đến sau, chắc chắn các thiếu sót sẽ được bổ túc thêm trong tương lai, khiến cho các thế hệ đàn em và con cháu hiểu rõ hơn về nguồn gốc của một di sản tinh thần với lịch sử lâu dài tại miền đất Đồng Nai thân yêu này.

 

Những ngày đầu tiên:

 

Trường Trung Học Ngô Quyền được thành lập từ năm 1956 tại địa điểm trường Tiểu Học Nguyễn Du với 4 lớp đệ Thất và 150 em học sinh. Ông Hồ Văn Tam, Thanh Tra Tiểu Học, dưới sự lãnh đạo của ông Phan Văn Nga, Trưởng Ty Tiểu Học, giữ chức Quyền Hiệu Trưởng đã đọc diễn văn khai giảng khóa thứ nhất tại sân cờ trường Nguyễn Du, trước mặt rất đông học sinh và đồng bào tỉnh nhà, lần đầu tiên một trường trung học công lập được thành lập. Thành phần giảng dạy gồm có bảy vị: quý ông Phạm Văn Tiếng, Bùi Quang Huệ, Đinh Văn Sái, Trần Minh Đức, Hồ Văn Vinh, Phạm Văn Mẫn, Trần Văn Lực (trừ ông Đức, sáu vị kia đều chuyển từ trường Nguyễn Du sang).

 

Qua niên khóa thứ ba (1958), trường được dời về trường Nữ Công Gia Chánh, tọa lạc tại đường Trịnh Hoài Đức, kế văn phòng xã Bình Trước và đối diện bịnh viện Phạm Hữu Chí. Hiệu trưởng vẫn là ông Phan Văn Nga. Từ niên khóa 1957-58 trở đi, ngoài 7 vị giáo sư kể trên, lần lượt các giáo sư sau đây được bổ nhiệm về Ngô Quyền: quý ông Phan Thanh Hoài, Dương Quang Lộc, cô Phạm Thị Kim Thanh, Hoàng Phùng Võ, Trương Phan Nam Minh, Phan Thông Hảo, Thân Trọng Hưng, Dương Hòa Huân (mất ngày 2 tháng 4 năm 2004 tại Biên Hòa, hưởng thọ 85 tuổi), Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Văn Quảng. Văn phòng: ông Đặng Văn Chẩn, Lê Hồng Sanh. Đến năm 1959-1960, ông Huỳnh Quốc Tuấn về thay thế chức vị hiệu trưởng của ông Phan Văn Nga. Trường đã có lớp đệ Tứ vào niên khó này và đến từ niên khóa 60-61 trung học Ngô Quyền có thêm 4 lớp đệ Tam.

 

blank

 

Trường dời về địa điểm mới (lần thứ hai):

 

Từ niên khóa 61-62, toàn thể trường dời về địa điểm mới lần thứ hai, gần Đài Kỷ Niệm với một dãy nhà trệt và lầu, trên dưới 10 phòng học và một sân đầy cỏ mọc (thật ra phòng ốc mới đã xây một năm trước với 2 phòng học và chỉ có 4 lớp mở dạy). Thành phần giảng dạy được tăng cường như sau: Phạm Đức Bảo, Nguyễn Thế Văn, Phạm Gia Hưng, Nguyễn Thất Hiệp, Nguyễn Phi Hùng, Đào Mạnh Đạt, Hoàng Quý Nam, Lê Tiến Đạt, Phạm Ngọc Quýnh, Nguyễn thị Thu, Phạm Đình Thắng, Nguyễn Xuân Hoàng, Trần Thị Liên Chi, Hà Thị Nguyệt, Lê Hoàng Long, Lâm Tấn Văn, Kiều Vĩnh Phúc, Lý Ngọc Mai, Đinh Hữu Quyến, Phan Thị Tốt, Trần Thanh Thủy, Hà Tường Cát, Nguyễn Bát Tuấn, Vương Chân Phương, Nguyễn Thị Kim Dung, Hà Bích Loan, Trần Văn Dinh, Phạm Ánh Nga, Phạm Khắc Thành, Nguyễn Thị Thưởng, Đào Thị Nga, Bùi Thị Ngọc Lan, Võ Thu Thủy, Nguyễn Thị Luông, Đinh Thị Hòa, Khương Thị Bàn, Huỳnh Thị Tâm, Đặng Thị Trí, Nguyễn Thị Xuân Hồng, Bạch Thị Bê, Phạm Thị Nhã Ý, Hoàng Đôn Trịnh, Nguyễn Thành Khá, Nguyễn Minh Mẫn, Phan Thị Phúc, Hoàng Đức Bào, Đỗ Trọng Thạc, Phạm Thăng Long, Nguyễn Phi Long, Ngô Anh Võ, Nguyễn Tiến Ruệ, Hà Văn Nghệ, Nguyễn Hữu Ân, Nguyễn Văn Lục, Tôn Thất Long, Nguyễn Văn Lan, Nguyễn Trường Hải, Trần Thị Nguyệt Thu, Phạm Thị Đức Hạnh, Phạm Tấn Bình, Nguyễn Đức Tồn, Trương Sĩ Bằng, Nguyễn Văn Quan, Lê Thị Mỹ, Vũ Lữ Uyển, Phạm Thị Kiều Tiên, Nguyễn Văn An, Huỳnh Ngọc Ẩn, Phạm Văn Dật, Nguyễn Phong Cảnh, Huỳnh Quan Phận, Trần Thuần, Tôn Thất Phong, Đoàn Viết Biên, Thân Trọng Bình, Mai Kiến Phúc, Nguyễn Thị Kim Còn, Trần Minh Công, Nguyễn Đình Thục, Nguyễn Ngọc Giao, Nguyễn Thị Nguyệt, Đặng Thị Nhung, Đặng Thị Tuyết, Trần Đình Tri, Lâm Tấn Văn, Nguyễn Thành Dũng, Phạm Thị Khiết, Lưu Chấn Thành, Lê Quý Thể, Nguyễn Xuân Kính, Phùng Thái Toàn, Lê Văn Tuý, Huỳnh Công Ân, Tiêu Quý Huệ, Nguyễn Tân Hoan, Đào Văn Vượng, Nguyễn Công Nam, Nguyễn Văn Thại, Lê Hồng Duyệt, Nguyễn Văn A, Trần Văn Nam, Phạm Anh Nga, Nguyễn Văn Phổ, Nguyễn Văn Phú.

 

Giám học: Phan Thanh Hoài, Đặng ngọc Thiềm, Nguyễn Kim Linh, Phạm Khắc Thành.

Tổng giám thị: Phan thanh Hoài (Giám Học kiêm nhiệm Tổng giám thị), Trần Văn Dinh, Bùi Quang Huệ, Đinh Văn Sái, Dương Hòa Huân

Giám thị: Huỳnh Tư Múi, Nguyễn Hữu Bảng, Nguyễn Hữu Cầm, Nguyễn Thị Giàu, Phan Phát Tân, Lương Văn Tí

Văn phòng: Đặng Văn Chẩn, Lê Hồng Sanh, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn hữu Tiến (Phát ngân Viên)

 

Cuối tháng 10/1961, ông Phạm Đức Bảo thay ông Huỳnh Quốc Tuấn (được gọi tái ngũ) trong chức vụ Hiệu Trưởng (hiện ông Bảo ở VN).

 

Từ năm 75 trở đi, còn nhiều thay đổi thành phần nhân sự về giảng huấn, giám thị, v.v… rất tiếc chúng tôi không biết rõ hết. Xin quý vị bị sót tên lượng thứ cho, kẻ mất người còn, kẻ tha phương xứ người.

 

blank

 

Danh sách học sinh các khóa đầu (còn nhớ tên):

 

Nguyễn Văn Cơ, Nguyễn Văn Trạng, Nguyễn Thanh Vân, Đào Văn Công, Đỗ Trung Quân, Hà Xuân Sơn, Nguyễn Thị Thảo, Lê Thị Tám, Lê Văn Kỉnh, Trịnh Văn On, Trương Minh Sang, Trầm Hữu Tình, Nguyễn Văn Cửu, Nguyễn Đức Hiền, Tạ Quang Viên, Nguyễn Văn Hiệp, Đỗ Hữu Tài (sau này làm Hiệu Trưởng Ngô Quyền một thời gian), Nguyễn Tấn An, Võ Hoàng Châu, Võ Tuyết Mai, Huỳnh Thị Xuân Hoa, Huỳnh Thị Đổi, Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Lê Thị Ánh, Lê Thị Ngọc Ánh, Võ Thị Đăng, Trần Thị Nĩ, Lý Khánh Hồng, Lý Thanh Phong, Đặng Thị Sĩ, Phan Văn Mao, Lê Thị Liễu, Huỳnh Thị Thanh Nguyệt (và cô em sinh đôi, tôi quên tên), Phạm Thị Thanh Thu, Đinh Cẩn Cấp, Trần Thị Lan, Võ Hoàng Châu, Lê Minh Tì, Võ Thị Huệ (con ông Võ Văn Hương, Trưởng Ty Cảnh Sát Biên Hoà, rất bình dân và thân tình với trường Ngô Quyền), Lê Bình An, Trần Thị Đức, Bùi Quang Trung, Nguyễn Phong Cảnh (sau này làm giáo sư Ngô Quyền), Bùi Thanh Vân, Phạm Thị Hạnh (con ông Phạm Đức Bảo, sau này cũng là giáo sư Ngô Quyền).

 

Ông Lý Hương Huy (Phó Tỉnh Trưởng Hành Chánh) và ông Lê Văn Nhơn (Hội Trưởng Hội Phụ Huynh Học Sinh) là các vị giúp trường Ngô Quyền rất nhiều.

 

Tạm kết:

 

Trường Trung Học Ngô Quyền, nơi tôi hân hạnh phục vụ trong thời gian ngắn 4 năm, là một cơ sở giáo dục nổi tiếng có tuổi đời khá lâu dài, tuy không lâu so với các trường khác ở miền Nam như Petrus Ký và Gia Long (Sài Gòn), Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho), và Phan Thanh Giản (Cần Thơ). Rất nhiều nhân tài xuất thân từ trường Ngô Quyền, đang phục vụ tại quê nhà hay lưu lạc nơi xứ người. Khi được nhắc lại hai tiếng Ngô Quyền, bất cứ ai từng phục vụ hay từng học nơi trường xưa đều không khỏi bùi ngùi với bao kỷ niệm vui buồn nay đang trôi dần vào quá khứ ngàn năm không bao giờ trở lại!

 

08 Tháng Hai 2014(Xem: 43331)
Xin kính chào Cô lần cuối. Em sẽ cầu nguyện cho Cô mỗi ngày đến giỗ đầu của Cô. Xin gởi đến Cô một cành lan màu tím như màu áo tím Cô hay mặc thủa xưa khi Cô đứng trên bục giảng NQ.
08 Tháng Hai 2014(Xem: 40283)
Trang nhà Ngô Quyền Biên Hòa, sẵn sàng chia sẻ thông tin vui – buồn cùng thân hữu. Hãy đến với “Ngôi nhà chung” của chúng ta, vào bất cứ ngày giờ nào trong tháng của năm...
08 Tháng Hai 2014(Xem: 32820)
Sáng qua, bạn Trần Văn Thông và Hoàng Minh Chiếu có gửi tin nhắn đến bạn bè, báo tin về sự ra đi của anh Lê Quang Luật, CHS NQ khóa 7, cũng là anh trai kế của bạn Lê Thị Kim Hạnh, CHS NQ khóa 8.
07 Tháng Hai 2014(Xem: 34274)
Ngày đầu năm niềm vui qua mau, nỗi buồn lại đến vội, trên trang nhà Ngô Quyền chúng ta đón nhận tin hai bạn đồng môn đã bỏ gia đình, bè bạn đi về miền miên viễn,
06 Tháng Hai 2014(Xem: 40178)
Hay ông muốn đất, trời cùng chia sẻ một nỗi niềm đau đáu về quê hương đất nước? Một đất nước tươi đẹp, một dân tộc hiền hòa mỗi năm mỗi mong đợi mùa Xuân.
05 Tháng Hai 2014(Xem: 45178)
Hà đợi cho tàn hết một tuần nhang, mở cửa ra trước hiên nhà, cầm tách trà rót xuống mặt đất tân niên. Những cánh mai trong tách như theo nhau trôi vào lòng đất.
31 Tháng Giêng 2014(Xem: 36225)
Hãy tha thứ một chút cho nhau, cho người thân, cho con cái. Các bạn sẽ thấy nhẹ nhàng hơn. Trái tim sẽ mở rộng ra và niềm vui có chỗ len vào. Các bạn sẽ hạnh phúc.
30 Tháng Giêng 2014(Xem: 44158)
Tựa đề: Mẹ Ơi Nhạc & Lời : Anh Hoài Tiếng hát : Phạm Chinh Đông - Quỳnh Dao
30 Tháng Giêng 2014(Xem: 38133)
Trước mắt tui hiện ra một Biên Hòa ngày tuổi nhỏ với những em gái lần đầu tiên mặc áo dài trắng chạy xe đạp tung tăng ồn ào từng đám trên đường tỉnh lộ với những anh lính chiến thân quen hiền lành mặt xạm đen màu nắng cháy,
30 Tháng Giêng 2014(Xem: 35716)
Như thế đó, mùa đông năm nay ở Mỹ, giao mùa Tết Nguyên Đán, các chs NQ quên nhiều thứ nhưng chưa bao giờ quên "công Cha, nghĩa Mẹ, ơn Thầy".
29 Tháng Giêng 2014(Xem: 33984)
Quán Huỳnh Của bán rất nhiều món ăn, món nào cũng ngon, nhưng món làm cho quán nầy nổi tiếng là món cháo lòng.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 38213)
Hàng năm, cứ tết đến, nhìn cặp bánh chưng xanh, nhìn những rộn ràng mua sắm, lòng tôi lại bâng khuâng nhớ về những ngày tháng cũ, những ngày tháng êm đềm, vui vẻ dưới mái ấm gia đình
25 Tháng Giêng 2014(Xem: 34505)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Hoa Xuân" Nhạc Phạm Duy - Hà Thanh trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 36301)
Khi những tờ lịch trên tường mỏng dần đi, cảnh gia đình sum vầy tròn vẹn, cảnh những phiên chợ tết đông vui lại dày lên trong ký ức, cho tôi lại thèm trở về để được tận mắt nhìn những lề đường quê nhà trở thành chợ rộn rịp,
22 Tháng Giêng 2014(Xem: 35555)
Mùa xuân sẽ trở về với cỏ cây. Những gì giúp cho cây sung trước nhà nẩy lộc cũng sẽ mang đến niềm sống cho tôi. Tôi biết vậy, mà sao lòng vẫn bùi ngùi trong đêm Giao Thừa, thương cho một kiếp người phải nương tựa vào lời kinh,
21 Tháng Giêng 2014(Xem: 33485)
....nhất là với các bạn trẻ rằng mặc cho những sự bộn bề về các giá trị đạo đức trong nền giáo dục VN hiện tại, nơi đây vẫn còn tồn tại một tình cảm đẹp đẽ và cao quý trong mối quan hệ Cô và Trò...
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 38218)
Bài tạp ghi sau đây, ký dưới bút hiệu Hạnh Viên, đã được bạn Nguyễn Thị Minh Thủy viết và đăng làm ba kỳ trong thời gian tác giả phụ trách mục “Cảm Niệm” trên một nhật báo ở Nam California.
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 31820)
Khi bạn bè chúng tôi họp mặt tân niên, nhóm Anh Văn khóa 9 CHS NQ cũng có cuộc họp tân niên ở Bửu Long. Hi vọng rằng sẽ có sự kết nối yêu thương thêm nữa cho những lần sau, vì chúng tôi cũng đã đã có lần gặp gỡ.
15 Tháng Giêng 2014(Xem: 35176)
Ở trên đời có những mối tình như cơn lốc, khi qua rồi thì để lại những tàn phá đau thương. Cũng có những mối tình đơn phương, nhẹ nhàng, thâm trầm và sâu sắc...
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 39456)
Tựa đề: Gọi Nhau Mùa Đông. Nhạc & Lời: Phạm Chinh Đông. Trình bày: Tác giả và Quỳnh Dao.