Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Huỳnh Văn Huê - GIẤC MỘNG KÊ VÀNG

10 Tháng Hai 201711:25 SA(Xem: 15253)
Huỳnh Văn Huê - GIẤC MỘNG KÊ VÀNG

Truyện năm con gà:

GIẤC MỘNG KÊ VÀNG

Huỳnh Văn Huê.

 

con gà


  (Chữ kê có ít ra hai nghĩa, vừa là một loại ngũ cốc vừa là... con gà. Tác giả muốn dùng cả hai nghĩa trong tựa bài này...)

 

    Dân ở cái xóm chài ven biển này ghét cay ghét đắng con gà nòi lông điều (đỏ) của tay tư Nhị lắm! Ở nơi khác nào đó có lẽ họ đã tìm cách... thịt nó rồi! Nhưng được cái người dân nơi đây xưa nay vốn hiền lành chất phác, nhờ vậy mà nó còn tồn tại để trở nên ngày càng... đáng ghét!

 

    Còn lão Tư ngày càng dương dương tự đắc vào con gà này. Nào là đây là gà... vua, lão có phần có phước lắm mới gặp và đem về từ vùng cao phía Bắc. Nào là con gà này như ở trên mây, còn các con gà khác chỉ là thứ hạ cấp, rác rưởi... . Mà cũng phải công nhận con gà lão to lớn hơn gà trong vùng. Thoạt đầu khi cáp độ phải cân trọng lượng hai con gà, lúc nào gà của lão cũng nặng hơn gà người khác gần một ký! Người ta không chịu thì lão ranh ma nói nếu vậy về nuôi cho nặng bằng gà vua của lão đi rồi hãy đá độ! Kết quả con gà kia thua thảm hại, vào sân quần chưa tàn nửa cây nhang đã hả họng thở và... bỏ chạy !!!.... . Gà đá chớ đâu phải gà thịt, mập béo thì làm sao đá độ !!??... .

 

    Nhưng có một điều người dân chất phát ở đây không hề biết! Trước mỗi trận đấu lão Tư đều làm lễ... cúng Tổ (?) trong chái bếp bên hông nhà. Dù lão không cho ai đến gần, nhưng có người lén rình coi kể lại là lão ấy cúng tổ mà nhang không thắp. Nhang được lão bẻ vụn bỏ vào một chén sành rồi đốt lên để xông cho con gà. Đặc biệt, sau khi dáo dác nhìn chung quanh lão còn bỏ thêm mấy thứ lá khô bí mật... . Vậy là đã rõ! Lão Tư đã lén... "doping" con gà của lão nhưng không ai biết!

 

    Vì vậy về sau có người phản đối, nói rằng phải chăm sóc gà ngoài sân. Một lần nữa, vẫn với cái luận điệu thách thức một cách láo cá, lão vênh váo nói rằng gà lão vẫn chăm sóc ngoài sân, còn ở trong nhà là lão... "cúng Tổ". Ai có muốn cúng Tổ như lão thì... xin mời cứ cúng Tổ trước ở nhà đi... .

 

    Người dân trong vùng, đặc biệt là lớp trai tráng không lý gì mà đi thù ghét một... con gà!? Nhưng dần dần con gà làm như giống tính nết của chủ (!). Nó sinh ra hung dữ và kiêu căng tột độ!

 

    Ở vùng quê này mọi người đều nuôi gà thả vườn, tối tối gà tự ý tìm về nhà, nơi lùm cây, chái bếp gì đó mà ngủ... . Nhưng đương nhiên con gà nòi phải là ngoại lệ, chúng được thả trong khu vườn trống và thoáng một chút, quan trọng là phải rào giậu cẩn thận. Riêng con gà... vua của lão Tư còn hơn như thế, khu vực con gà điều "ngự trị" phải như một hoàng cung... gà mới ... xứng tầm.

 

    Công nhận lão nuôi dưỡng, chăm sóc và... tập luyện con gà lão thật kỳ công và đặc biệt. Mỗi một tuần lễ "thực đơn" của con điều (theo như lão tuyên bố) có hai lần là thịt bò tươi bằm! Ngoài ra còn có rau muống tươi, bắp hạt vàng và lúa mùa... . Sáng sáng. dưới sự chứng kiến của lão, con gà được thể dục và... luyện võ! Đơn giản thôi! Tập một, lão thả một con gà... yếu ra... . Gặp con điều, con gà này chỉ có nước... bỏ chạy. Thế là cuộc tập chạy của con gà điều bắt đầu! Đơn giản thôi...  . Đến lúc con "gà mồi" bắt đầu có dấu hiệu xuống sức và đã dính mấy đòn rồi, lão Tư lập tức xông ra bắt con gà xấu số vô cho nghỉ ngơi để ngày mai dợt tiếp.

 

    Đến tập hai, lão thả ra một con gà khác... "cứng cựa" hơn! Con gà xấu số thứ hai này khá hơn, vừa chống trả vừa... chạy ! Nghe lão Tư ngồi ngoài trầm trồ hò reo trước những ngón đòn ác hiểm chết... gà mà thấy... ghét !    

    Nhưng phải công nhận lão rất có kinh nghiệm... đá gà. Lão không bao giờ để con gà mồi bị kết liễu mạng sống (?). Cái lý do chính và sâu xa nhất xin đọc tiếp sẽ rõ. Cứ thấy gà mồi kiệt sức là lão xông vào bắt ra ngay. Tất nhiên ai cũng hiểu không phải lão ta thương con gà mồi đâu.

Thêm nữa, những con gà trong xóm đến so cựa với con gà điều của lão thực ra cũng chỉ là dạng gà mồi cao cấp! Vì sớm hay muộn gì những con gà đó đều hứng chịu thua cuộc: bỏ chạy hay... mất mạng !

 

    Ở trên là phần luyện võ và luyện sức. Tiếp theo đây là phần luyện thể hình và... hình thể. Lão chủ nhổ trọc hết lông đầu, cổ và đùi gà... . Như thế hóa ra phơi bày da thịt cho đối thủ tấn công sao? Không! Lão có cách chứ. Trước tiên lão phun nước pha rượu vào để vệ sinh thân thể con gà. Rồi lấy tay dùng vỏ trấu chà sát khắp vùng da gà trơ trụi, mức độ từ nhẹ đến mạnh, từ chậm đến nhanh, từ mau đến lâu... . Thời gian tăng dần mỗi ngày cho đến khi da con gà đỏ au, sần sùi và dày lên. Mình đồng da sắt với bộ giáp ... da gà như thế có con gà nào địch lại !?....

 

    Nhưng cái mà giúp cho cả nhà lão sống sung túc trong xóm chài một cách nhàn nhã phong lưu như hiện nay là nhờ vào những độ gà trên thị trấn kìa... . Ôm gà lên vùng ven phía Bắc của thị trấn, chỉ cần cho thuê gà thôi lão cũng ôm về một cọc tiền. Đó là chưa kể đến việc tham gia bắt độ. Lão tưng tiu, quý trọng con gà là phải lắm... .

 

*  *  *

  

Có một ngày...

Hôm đó trên thị trấn bị "động" không ai thuê gà, lão Tư rảnh rỗi làm mấy chung rượu mật nhân rồi lên ván nằm ngủ. Trước đó lão đã cẩn thận không quên ra sân sau thăm qua con gà yêu quý của mình. Tất cả đều ổn và bình thường như mọi ngày... .

 

    Con gà yêu quỷ (dấu hỏi không phải dấu sắc) của lão hình như có "trí khôn" của... con người. Nhân có một tàu dừa khô rụng xuống gác ngang trên hàng rào như một cây cầu. Chỉ đợi thế, con gà điều ranh ma vượt lên cầu sang vườn kề bên, một khu vườn tươi tốt nhưng rào chắn sơ sài !!!...

Cũng cần phải nói thêm, khu vườn kề bên cũng đáng... tội. Khu vườn này đất thấp và màu mỡ tươi tốt, cỏ non xanh mượt, bên cạnh một ao lớn nước trong xanh mát mẻ. Đặc biệt có một giàn đậu ván không được chăm nom nên đã sụp đổ, phơi bày những trái xanh non dèn dẹt, nằm là đà gần mặt đất nhìn thật hấp dẫn... . Thứ trái này là nguồn đạm thực vật tốt mà lão chủ vẫn thỉnh thoảng bổ sung để con điều ăn cho đủ... âm dương. Tài nguyên thiên nhiên bày đầy ra đó mà chủ vườn đâu lo giữ gìn... .

 

    Nhưng đáng nói nhất là đám... gà mái tơ hiện hữu lâu nay ở phần đất giáp ranh. Đám gà này tuy dáng vóc nhỏ nhắn nhưng mơn mởn với thể hình vô cùng hấp dẫn !

Xâm nhập rồi, việc đầu tiên con gà điều hành xử là rượt đuổi mấy con gà mái. Chuyện "tài nguyên" tính sau.

 

    Một cảnh bi hài diễn ra! Đám gà mái chạy táo tác thì không nói gì. Đám "trai tráng" cùng lứa cũng bỏ chạy tán loạn. Thế con gà trống đầu đàn đâu rồi ? Nó đã quá tuổi rồi, hơn nữa con gà nhạn đầu đàng lâu nay lo hưởng thụ, được vinh thân phì da thì giờ này còn hơi sức, còn lòng dạ đâu mà chiến với lại đấu !?

 

    Cảnh kinh hoàng xảy ra! Quá bực tức vì rượt đuổi theo mấy ả mái tơ, mất thì giờ và mất sức... . ( còn tiếp )

 

HUỲNH VĂN HUÊ

(Đầu Xuân Đinh Dậu - 2/2017)


27 Tháng Tám 2014(Xem: 13046)
“Chị nên nhớ, cả gia đình chị là một ổ phản động. Chồng chị và hai con trai chị đều là sĩ quan ngụy, có nợ máu với nhân dân. Rể chị, chồng của cô Thùy đây là một viên chức ngụy quyền.
23 Tháng Tám 2014(Xem: 29595)
Năm nay, lần thứ ba tôi về họp mặt với những người yêu tiếng Việt, những người muốn tiếng Việt ngày càng phát triển theo chiều hướng đi lên ngay cả trên quê người.
22 Tháng Tám 2014(Xem: 32244)
hai em đã tô điểm cuộc sống bằng chữ tâm với lời nhắn nhủ, con người sống trên đời cần có một tấm lòng….
22 Tháng Tám 2014(Xem: 26940)
Cái góc bếp ấy thật là dễ thương. Nói không phải nhiều chuyện. Đó là nơi phát nguồn vui buồn và sự hưng thịnh của một ngôi chùa.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 16018)
Tôi trở về Nhà Từ Đường sau 15 năm đi xa. Thật ra con số 15 năm là không đúng. Nó chỉ đúng tính theo ngày tôi bỏ nước ra đi, chứ không đúng tính từ ngày tôi trở lại Nhà.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 14624)
Tôi đưa tay chùi nước mắt. Không có trận mưa nào đang xối xuống đám tang của anh tôi. Chỉ là một chút nước trong ly làm sóng sánh đại dương. Chỉ là một hạt bụi hóa thân làm thành một kiếp nhân sinh tàn lụi.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 27430)
Chuyện cổ tích của con kể bắt đầu bằng ngày xưa con có ba, ngày xưa con có má, ba má là mãi mãi ... là cho đi không đòi lại bao giờ ...
15 Tháng Tám 2014(Xem: 24843)
GS. Nguyễn Xuân Hoàng giảng bài say sưa, trong đam mê dù triết học hay văn chương,... Vị thầy mà khoảng cách thời gian lớn hơn chúng tôi độ một giáp...
15 Tháng Tám 2014(Xem: 23798)
Biết đến bao giờ tôi lại trở về? Để được sống yên bình ngắm hàng phượng vĩ vào mỗi mùa Hè, và sống lại thời xưa cùng các bạn vui chơi những ngày Hè thong thả....
14 Tháng Tám 2014(Xem: 14555)
Và trong lòng thì trời ơi, tôi muốn đi biết là chừng nào, nhưng không tìm ra lối. Những nơi đi được thì đã nghẹt người, đành quay lại.
13 Tháng Tám 2014(Xem: 24265)
"Mẹ mày có khỏe không?' Ông ơi! câu hỏi ngọt ngào này của ông làm tôi vui biết mấy. Tôi khỏe lắm ông à! Tôi sẽ nắm tay ông, cùng ông đi cho hết đoạn đường trần gian.
09 Tháng Tám 2014(Xem: 28400)
Xin mượn những dòng này để làm món quà dâng lên Mẹ của chúng con. Cầu mong Mẹ luôn được thân tâm an lạc để tụi con có dịp đền bù phần nảo những hy sinh Mẹ đã dành cho tụi con.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 22613)
Những ước muốn thật xanh, thật đẹp đã dường như liên kết “mây khói” với hiện thực cuộc đời. Ai bảo”Người đi trên mây” dửng dưng? Kính thăm Thầy – xin cầu chúc mọi sự an lành thanh thản.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 14873)
Và những phát biểu của đại diện gia đình thành viên Tự Lực Văn Đoàn: Nhà văn Nguyễn Tường Thiết đại diện gia đình Nhất Linh, Giáo sư Minh Thu đại diện gia đình Hoàng Đạo, Bác sĩ Nguyễn Tường Giang đại diện gia đình Thạch Lam…
05 Tháng Tám 2014(Xem: 14823)
Tôi ngồi nghe, lặng người. Tôi biết tình trạng sức khỏe của anh tôi kéo dài từ Bảy Hai đến nay đã là những ngày nằm chờ chết. Có lẽ anh đã chết từ những ngày Sài Gòn vừa mất, khi các con anh bị bắt đi học tập cải tạo, và cả chính anh cũng bị chính quyền mới cho người đến tận nhà điều tra xem bệnh thật hay giả, có đủ sức đi học tập cải tạo không.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 20510)
Tiễn chân Quỳnh Giao về bên kia thế giới. Tôi lại nghĩ đến đời người, duyên và nghiệp. Quỳnh Giao là con chim quý đã có một phước báo từ kiếp trước nên tiếng hát đi vào lòng người.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 27379)
Khi tôi viết những dòng này thì đại diện gia đình đang chuẩn bị để lên những chuyến bay về tham dự buổi lễ gắn lon Chuẩn Tướng cho Việt
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 17706)
Hoàng ngồi trên xe lăn, tóc bạc trắng, áo pull đen, gầy yếu, thăm thẳm, tôi nghe thấy hơi ấm mỏng len qua những ngón tay của hai đứa tôi xiết nhẹ.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 17022)
Ngồi trong tòa soạn báo Việt Tribune, chúng tôi vẫn hồn nhiên “mày tao”. Như những ngày Văn Học năm xưa. Có chi thay đổi đâu! Tôi muốn mượn câu thơ của Phạm Nhuận để tặng Nguyễn Xuân Hoàng.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 14788)
Hai người phụ nữ ôm chầm lấy nhau. “Cô có khỏe không? Em bé tên gì vậy cô? Em dễ thương quá!” Tám ẵm bé lên, áp má mình vào má bé.