Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Nhận định về ba vai trò của Bảo Đại: Vua, Cố vấn tối cao, và Quốc trưởng (P3)

29 Tháng Mười Hai 20161:00 CH(Xem: 13128)
GS. Nguyễn Văn Lục - Nhận định về ba vai trò của Bảo Đại: Vua, Cố vấn tối cao, và Quốc trưởng (P3)

Nhận định về ba vai trò của Bảo Đại: Vua, Cố vấn tối cao, và Quốc trưởng (P3)


bd1934Cái may mắn thứ hai cho Bảo Đại là ông đã kịp thời lên máy bay về nước trước khi cuộc chiến tranh thứ hai bùng nổ để khỏi bị kẹt lại trong vòng lửa đạn. Chiến tranh đã gần kề và số phận của Bảo Đại cũng như triều đình của ông sẽ có thể không còn như trước nữa!

Tìm hiểu con người Bảo Đại qua cuốn Hồi ký của ông

 

Bảo Đại: về nước và những cố gắng cải tổ

Bảo Đại đón Bộ trưởng Bộ Thuộc địa sau chuyến công tác ở Đông Dương tại Paris, 1931. Nguồn: Getty Images.

Bảo Đại đón Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Paul Reynaud sau chuyến công tác ở Đông Dương tại Paris, 4 tháng 12, 1931. Nguồn: Getty Images.

Sau 10 năm ở Pháp, ngày 16 tháng 8 năm 1932, Bảo Đại xuống tàu D Artagnan về Việt Nam. Tin mừng Bảo Đại về nước như một hồi chuông thức tỉnh. Người mà dân chúng chờ đợi có thể mang lại độc lập hay một sự đổi mới cho đất nước. Các thành phần theo chủ nghĩa thực dân thuần túy và cực đoan hay thành phần theo chủ nghĩa cực đoan cộng sản có thể e ngại sự trở về của vị vua trẻ.

“Những người dân bình thường, giới trí thức trẻ thành thị đều hy vọng một kỷ nguyên đổi mới. Họ nhìn nhà vua trẻ như linh hồn một nguồn hy vọng lớn lao.
Trên đường đi ra Huế, qua Phan Thiết Nha Trang, Tourane, có đôi lúc ông ngồi trên chiếc canô chạy dọc theo bờ sông, đứng trên đầu mũi chiếc thuyền mà trên bờ sông dân chúng đứng đón chào, cúi rạp người khi chiếc canô chở ông đi qua.”
Việc đặt tin tưởng vào Bảo Đại thể hiện rõ ngay từ lần trước khi ông về dự đám tang cha ông, vua Khải Định. Trong dịp này, có hai sử gia Teston và Perchron cũng có mật trong dịp lễ phong vương của ông. Họ đã viết:
“Qu’une ère nouvelle naissait. Une immense espérance s’incarnait dans le jeune souverain.””

(Daniel Granclement, ibid., trang 21; Cité dans l’Asie nouvelle trích lại, “Một kỷ nguyên mới ra đời. Một niềm hy vọng to tát tìm thấy nơi vị vua trẻ”, 31/5/1936.)

Bảo Đại và Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp Albert Sarault trướng cồng Điện Elyssé, Paris 6 tháng 8,1932. Nguồn Getty Images

Bảo Đại và Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp Albert Sarrault trướng cồng Điện Elyssée, Paris 6 tháng 8,1932. Nguồn: Getty Images

Bảo Đại, ăn mặc chững chạc theo Tây Phương, đứng thẳng người, tươi cười vẫy tay chào dân chúng. Ông đóng đúng tư cách không chỉ như là một nhà vua, mà một lãnh tụ của quần chúng.

Lên trên bộ, ông bắt tay các viên chức đón chào theo lối Tây Phương, biết ngỏ lời với mỗi người bằng một câu ngắn. Lịch sự, chững chạc, uy nghi mà cũng hấp dẫn rồi ông lên xe lửa ra Huế.

“Ông Thái văn Toản, người cựu thông ngôn của Khải Định đã thân hành sang Pháp để đón vua Bảo Đại về nước. Trên đường về nước, ngoài vua Bảo Đại còn có ông bà Charles tháp tùng. Khi về đến Sài Gòn thì phái đoàn nhà vua đã lên chiếc tàu Dumont d’Urville để đi ra Đà Nẵng và đến 8 tháng 9 năm 1932 đến Tourane. Tại nơi đây đã có ông Toàn quyền người Pháp Chatel đón tiếp cùng với ông Nguyễn Hữu Bài, người giữ vai nhiếp chính điều hành Cơ mật viện trong suốt 20 năm qua.
Tại Huế, vua bảo Đại đã được dân chúng hai bên đường đón tiếp, người nào cũng cúi đầu để tỏ lòng kính trọng vua.”

(S.M. Bao Daï, ibid., trang 33)

Nhưng khi vào đến trong cung điện thì chỉ còn lại sự vắng vẻ, câm lặng và chìm đắm trong khung cảnh u tịch biệt lập của những bước tường thành ngăn cách với thế giới bên ngoài. Đã đến lúc nhà vua trẻ phải đối đầu với thực tế rồi chăng?

Nhà vua phải chứng tỏ được tính cách chính đáng cái uy quyền mỏng manh của mình bằng những phô trương ngoạn mục chính trị. Nghĩa là có một vài cải cách xã hội được phổ biến rộng rãi để bảo đảm cho dân chúng thấy rằng họ đã có một người lãnh tụ.

Ngay người Pháp cũng phải hỗ trợ Bảo Đại dù chỉ bằng những biện pháp nửa vời cho phù hợp với không khí muốn thay đổi của vị vua trẻ.

Quả thực ông đã có một số cải tổ trong nội cung. Nhưng chưa có một một cải tổ nào sâu rộng về xã hội liên quan rộng rãi đến quần chúng.

Chẳng bao lâu, cái không khí hân hoan ban đầu nguội dần. Con người thật của Bảo Đại không linh hoạt, không cương quyết, không mạnh dạn dám làm như lòng mong đợi của nhiều người. Cái bề ngoài chững chạc, quyến rũ, hấp dẫn đám đông dần chỉ là một thứ tài tử trình diễn hơn là cung cách của một lãnh tụ mà người ta trông đợi.

Bảo Đại có thể là một ông vua được dân chúng quý mến, nhưng chưa bao giờ ông là một lãnh tụ được quần chúng tôn sùng. Đến lúc một nhân vật chính trị xa lạ như Hồ Chí Minh xuất hiện từ chỗ không ai biết, đã thay thế cái hào nhoáng bên ngoài bằng một vóc dáng một ông già nhà quê đi dép, ăn mặc sơ sài, đã chinh phục được quần chúng.

Bảo Đại và Hồ Chí Minh là hai thái cực cho một sự thay đổi không tránh được.

Cái cảm giác của vua Bảo Đại khi về điện Kiến Trung được ông viết lại thật trung thực, nhưng cũng thật bẽ bàng. Nhà vua như một người khách xa lạ, một kẻ ngoài cuộc đối với đất nước mà ông có trách nhiệm lãnh đạo, ông viết:

“Après les années de liberté que je viens de vivre, j’éprouve l’impression d’entrer en prison.”
(S.M. Bao Daï, ibid., trang 34)

“Sau những năm mà tôi sống tự do, lúc này tôi có cảm giác là mình đi vào tù”

Chỉ bằng vài lời thú nhận này thì quả thực Bảo Đại chỉ là một nhà vua miễn cưỡng. Ông không đủ tư cách đứng đầu một đất nước cần một người có lý tưởng, có thiện chí, nghĩ tới dân, nghĩ tới tranh đấu dành độc lập.

Lời thú nhận trên bộc lộ tất cả tâm can của ông và những việc ông làm hoặc không làm đều do cái tâm trạng ấy mà ra. Vậy mà ông vua bất đắc dĩ ấy đã ngồi ở ngôi vị ngôi vua trong nhiều năm và sau này còn làm Quốc Trưởng nữa.

Cũng không thể nào đổ hết cái tội làm băng hoại con người Bảo Đại cho ông [bố nuôi] Jean François Eugène Charles được. Trước ngày lên đường về nước, ông Charles còn cẩn thận dặn dò Bảo Đại cái trách nhiệm và sứ mạng cao cả của ông như sau:

“Vous allez partir pour assurer la succession de votre père. C’est une lourde responsabilité que vous allez devoir porter mais je suis convaincu que vous êtes prêt à l’assumer.”
(S.M. Bao Daï, ibid., trang 24)

“Nhà vua sẽ về Việt Nam để bảo đảm sự nối nghiệp cha của nhà vua. Đây là một trách nhiệm rất nặng nề mà nhà vua sẽ phải gánh vác nhưng tôi tin chắc rằng nhà vua đã chuẩn bị sẵn sàng để đảm nhận trách nhiệm nặng nề này.”

Uổng cho sự chăm sóc từng ly từng tý trong việc giáo dục con người Bảo Đại trong suốt thời tuổi trẻ của ông bà Charles. Uổng cho người Pháp đã tốn kém bao công của để tạo ra hình ảnh một ông vua mới của một kỷ nguyên mới bắt đầu để rồi chỉ nuôi được một loại tầm gửi vô tích sự. Bất hạnh cho người cha đã quá cố đã hy sinh cả tiếng tăm để hy vọng hão huyền có được một kẻ nối nghiệp xứng tầm.

Và cuối cùng giới sĩ phu, giới trí thức và thần đân trông đợi một ông vua trẻ có học tài về giúp dân, giúp nước. Thất vọng. Bảo Đại đã làm thất vọng mọi người, một Bảo Đại từ căn tính cực kỳ ích kỷ, chỉ nghĩ tới ham vui vật chất. Bất cứ ai đã bao che, biện hộ cho ông đều phải tự xét lại.

Có thể Bảo Đại chỉ quan niệm đơn giản việc làm vua là việc cha truyền con nối mà không bao giờ nghĩ tới nó còn đòi hỏi hơn thế nữa. Nó là một một sứ mạng. Sau này, đọc kỹ tiểu sử Bảo Đại, người ta sẽ thấy, Bảo Đại đã có một quan niệm quá lỗi thời về việc làm vua.

Làm vua không thể coi là một nghề mà là một sứ mạng. Vì thế, một đứa trẻ chưa đủ trưởng thành, một trẻ khuyết tật, thiếu thông minh, một đứa trẻ thể xác yếu đuối gầy mòn, nhút nhát hèn yếu hay đần độn lẽ nào cứ đẩy nó lên làm vua?

Bảo Đại và  Nguyễn Hữu Bài (bên phải dơ tay chào). Huế, 1933. Nguồn OntheNet

Bảo Đại và Nguyễn Hữu Bài (bên phải dơ tay chào). Huế, 1933. Nguồn: OntheNet

“Việc đầu tiên của Bảo Đại là triệu tập ông Nguyễn Hữu Bài tâu trình về tình hình triều chính. Sau khi Bảo Đại đã nghe Nguyễn Hữu Bài thuyết trình tổng quát về công việc triều đình. Nhất là vai trò người Pháp mỗi ngày mỗi nắm hết mọi quyền hành trong tay họ. Mọi quyết định đều do người Pháp quyết định, nhất là về ngân sách. Họ thu thuế và chia lại một phần cho triều đình đủ sinh hoạt.”
(S.M. Bao Daï, ibid., trang 35)

“Sau khi hỏi ý kiến triều thần, việc tiếp đến Bảo Đại làm là viết Dụ phong cho bà mẹ lên ngôi Hoàng Thái Hậu.”

Điều thứ hai là ông muốn xóa bỏ chế độ đa thê thường được chấp nhận ở Việt Nam. Từ khi được tin ông trở về Việt Nam thì đã có nhiều những vận động ngầm từ nhiều phía, nhiều người để tiến cử những phụ nữ mà họ đã chọn lựa.

Nhưng sự chọn lựa cuối cùng của Bảo Đại là cô Marie-Thérèse Nguyễn Hữu Hào do ông bà Jean François Eugène Charles và cả Toàn quyền Pasquier giới thiệu. Quyết định táo bạo này gây ra những phản ứng chống đối từ bà mẹ vua Bảo Đại mà cho đến tận bây giờ mà có người vẫn còn hậm hực.

Điều này trực tiếp đã gây chấn động trong cung. Bởi vì hệ thống thứ bậc trong cung rất là phức tạp. Nào các bà Hoàng hậu, Thái hậu, chính thất, thứ phi, rồi các bà phi sinh được hoàng nam, các cung nữ được sủng ái được nâng lên hàng phi tần. Tất cả các phe phái, các thành phần ấy dòm ngó, kình địch nhau đều muốn tiến cử một cô gái là người của mình vào tay nhà vua. Và một khi đã được chấp thuận thì tương lai thật sáng lạn.

Bảo Đại muốn dẹp bỏ tất cả các chế độ cung phi cũng như thị nữ trả họ về đời sống dân gian của họ. Ông chỉ cho phép dùng các đầy tớ gái để phục dịch hầu hạ các bà Hoàng hậu.

“Cũng chỉ hai ngày sau, tức 10 tháng Chín, 1932, ông muốn hủy bỏ lễ bái lậy. Ông đã dùng tiếng Pháp thay vì tiếng Việt để phát biểu. Kể từ nay, hủy bỏ lệ bái lạy gập đầu xuống đất mà chỉ cần cúi đầu ba lần. Tin này được báo chí loan báo rộng rãi.

Có nhiều người còn nghĩ xa hơn, bỏ kinh thành Huế để thiết lập kinh đô tại Hà nội.”

(Daniel Grandclément, Bao Dai ou les derniers jours de l’empire d’Annam, nxb JC Lattès,1997, trang 35)

Nhưng người có sức thuyết phục Bảo Đại vẫn không ai khác là ông Charles, với tình bạn sẵn có với Khải Định và với nhiều năm bên cạnh Bảo Đại ở bên Pháp, ông có lời khuyên Bảo Đại với những tiết lộ úp mở liên quan đến lý do tại sao Khải Định lại được chỉ định kế nghiệp trong đó có sự mờ ám được ông Charles bao che như sau:

“Il faut que vous sachiez aussi que j’ai fortement appuyé la proposition de l’impératrice douairière pour le choix de votre père comme successeur après cette pénible affaire.
Sa majesté le savait fort bien. c’est dans cette circonstance que s’est crée l’amitié dont votre père voulait bien m’honorer et en raison de cette amitié qu’il bien voulu me confier votre éducation.”
(S.M. Bao Daï, ibid., trang 51)

“Ngài cần phải hiểu rõ điều này là tôi đã hết sức mình hỗ trợ lời đề nghị của Hoàng Thái Hậu để chọn cha của ngài như người kế vị sau cái sự kiện đau đơn này. Cha của ngài hiểu rõ điều này hơn ai hết. Chính trong cái hoàn cảnh ấy đã nảy sinh cái tình bạn mà cha của ngài muốn dành cho tôi cái vinh dự trao phó ngài cho tôi trong việc giáo dục.”

Đọc đoạn văn trích dẫn trên của vua Bảo Đại, tất cả nằm trong hai chữ “pénible affaire”, hé mở trên dù Bảo Đại không nói rõ, cho thấy việc Khải Định có tư cách được coi là hoàng tử kế nghiệp phải là công của Hoàng Thái Hậu và quyết định của ông Charles. Không có sự toa rập cái được gọi là “pénible affair” trên cho Khải Định thì ngôi vua đã không bao giờ tới tay Khải Định và dĩ nhiên cả Bảo Đại nữa. Bảo Đại nợ ông Charles mà cả đời Bảo Đại lo trả nợ cũng không hết.

Cũng dễ hiểu, Jean François Eugène Charles là Khâm sứ Trung Kỳ từ 1913 đến 1920; Khải định lên ngôi năm 1916, trị vì đến 1925. Khâm sứ Trung Kỳ (Résident supérieur de l’Annam) là viên quan thực dân chính thức điều hành việc cai trị Annam.

Và Bảo Đại đã thấm thía kết luận như sau:

“Les dernières paroles de M. Chares résonnent encore à mes oreilles.”
(S.M. Bao Daï, ibid., trang 51)
“Những lời nói cuối cùng của ông Charles còn vang vang bên tai tôi.”

“Hai tháng sau, người Pháp tổ chức một chuyến du hành ba tuần lễ của Bảo Đại ra Bắc Kỳ để trấn an và xóa nhòa những ấn tượng không mấy tốt đẹp về vụ Yên Bái đã xảy ra cách đây hai năm cũng như toàn quyền Pasquier đã phải cho thả bom ở thành phố Vinh.

Cùng với sự tháp tùng của ông Nguyễn Hữu Bài, đây là là lần đầu tiên kể từ thời Minh Mạng, vua nhà Nguyễn ra thăm miền Bắc. Bảo Đại đã được dẫn đi coi những công trình như mỏ than Hòn Gay, trường Mỹ Thuật và ông nhận thấy được tiềm năng sức mạnh kinh tế của miền Bắc so với kinh đô Huế.

Nhưng ông cũng nhận thức được vai diễn trò mà ông đang đóng.”
(S.M. Bao Daï, ibid., trang 52)

Khi còn học ở bên Tây, một mình một xe hơi, ông Bảo Đại đã rong ruổi khắp mọi miền nước Pháp. Nay về nước, nếu ông vẫn muốn đi rong ruổi khắp nơi bằng xe hơi, ít nhất cũng ở khắp miền Trung nghèo nàn, đói khổ để biết được đời sống của dân chúng, để nghe dân trần tình thì quý hóa biết bao. Ông sẽ có một tập hồ sơ để có thể nói chuyện với Pháp.

Tôi tin rằng làm được việc này, dân chúng khắp nơi sẽ đón tiếp ông như một người anh hùng. Ông sẽ được người dân tin tưởng và có tiếng nói như sức mạnh để nói chuyện với người Pháp. Không có dân chúng đứng đàng sau, Bảo Đại không đủ cái thế để nói chuyện với người Pháp. Không lạ gì sau này Hồ Chí Minh xuất hiện với cái thế nhân đân đã dược nhiều người hưởng ứng đi theo.

Rất tiếc, ông đã không làm. Cờ trong tay, ông đã không phất. Không một ai lúc bấy giờ có đủ uy tín bằng ông. Thật rất tiếc. Nhưng như thế mới đúng là Bảo Đại:

Thế của Bảo Đại là thế không bao giờ làm. Thế ngồi chơi để hưởng, để người khác làm, ích kỷ đến cùng của sự ích kỷ.

Việt Nam cần một vị vua thông minh và có thực tài, có uy tín với quốc dân để có thể điều khiển một nền hành chánh hữu hiệu do các đám quan lại tiến bộ và lương thiện. Những người này sẽ truyền đạt các quyết định ở trên để chuyển xuống cấp xã thôn, đó là những đơn vị nền tảng của xã hội Việt Nam mà họ có bổn phận thi hành các quyết định từ trên đưa xuống. Nhà vua trẻ sẽ trực tiếp điều hành đất nước cùng với những thành phần quan lại trẻ, tiến bộ và yêu nước buộc người Pháp phải nhượng bộ.

Daniel Grandclément đã nhận xét chính xác việc nhà vua trở về.

“Việc trở về của Bảo Đại có một ý nghiã chính trị to lớn, nếu Bảo Đại biết nắm lấy cơ hội mà người Pháp tự họ cũng muốn làm nhẹ gánh sự có mặt của họ về mặt hành chánh và trao cho người Việt cái phần vụ, người Annam quản trị người Annam mà người Pháp chỉ đông vai trò bảo hộ.

Chinh toàn quyền Chatel mong muốn Bảo Đại làm nhiều hơn thế nữa, đạt được những cải cách rộng rãi để toàn thể dân Annam thấy rằng đất nước của họ nay đã tìm được nguời lãnh đạo xứng đáng.”
(Daniel Grandclément, ibid., trang 29-30)

Rất tiếc, phải đợi đến tháng 3, 1949, giải pháp Bảo Đại mới ra đời xem ra đã quá trễ. (Xem: Nguyễn Văn Lục, Kỷ niệm 59 năm ngày ký Hiệp Định Elysées, ký kết giữa Pháp và Bảo Đại, Tân Văn, số 11, tháng 6-2008, trang 10-37)

5 vị Thượng thư từ trái qua phải Hồ Đắc Khải, Phạm Quỳnh, Thái Văn Toản, Ngô Đình Diệm, Bùi Bằng Đoàn. Nguồn: Wikipedia.org

5 vị Thượng thư của Triều Bảo Đại: từ trái qua phải Hồ Đắc Khải, Phạm Quỳnh, Thái Văn Toản, Ngô Đình Diệm, Bùi Bằng Đoàn. Nguồn: Wikipedia.org

“Cũng là do thúc đẩy của ông Charles, Bảo Đại muốn trẻ trung hóa guồng máy hành chánh của triều đình Huế. Cũng theo ý của ông Charles, Bảo Đại trước tiên thay thế vai trò nhiếp chính của ông Nguyễn Hữu Bài, người đã trong nhiều năm nắm vững guồng máy triều đình, bảo vệ ngôi vua của Bảo Đại khi ông còn ở bên Pháp.
Người đầu tiên được đề cử làm thư ký cho Bảo Đại là ông Nguyễn Đệ. Nguyễn Đệ gốc Hà Nội, viết báo bằng tiếng Pháp. Ông là người theo đạo Thiên Chúa giáo như Nguyễn Hữu Bài đồng thời là một chuyên viên về các vấn đề kinh tế.
Phạm Quỳnh được chỉ định thay thế Nguyễn Hữu Bài. Phạm Quỳnh lúc bấy giờ 35 tuổi tỏ ra rất trung thành với Bảo Đại. Phạm Quỳnh mong muốn cải tổ hiến pháp và đã viết bốn bài trên Hanoi France-Indochine. Trong đó chức vụ thủ tướng bị loại bỏ cũng như bộ trưởng bộ chiến tranh.
Và từ nay, chính Bảo Đại nắm giữ điều khiển guồng máy Quốc Gia. Để thay thế chức bộ trưởng chiến tranh, Bảo Đại kêu gọi đến một người trẻ tuổi khác là Ngô Đình Diệm nắm giữ Bộ Nội Vụ. Ngô Đình Diệm gốc gác là một gia đình quan lại, anh của ông làm tổng Đốc Faifo. Ông ta cũng người Thiên Chúa giáo, một người có cá tính, nổi tiếng thông minh và trung thành. Ông ta còn là một người Quốc gia bảo thủ.
“Ngoài vai trò Bộ trưởng nội vụ, ông Ngô Đinh Diệm còn đảm trách công việc (Secrétaire de la Commission mixte franco-Vietnamien) Tổng thư ký Hội đồng Pháp-Việt hỗn hợp có nhiệm vụ nghiên cứu việc cải tổ sẽ được tuyên bố vào năm tới và thành phần của Hội Đồng bao gồm các bộ trưởng Annam và các viên chức cao cấp của Pháp.”

(S.M. Bao Daï, ibid., trang 57-59)

Bộ trưởng Tư pháp được giao cho ông Bùi Bằng Đoàn.

Và sau đây là ý kiến của Bảo Đại về thành phần nội các mới như sau:

“Je faisais confiance au tandem Pham Quynh- Ngô Đinh Diệm. Ce dernier n’avait accepté les fonctions de ministre qu’à la condition de pouvoir modifier la société vietnamienne, sa réputation de caractère me laisse espérer qu’il irait de l’avant. La position de Phạm Quỳnh, plus en retrait, benéficiant de l’appui du gouvernent général, faciliterait les manoeuvres qui pourraient s’imposer.”
(S.M. Bao Daï, ibid., trang 59)

“Tôi tin tưởng vào cặp Phạm Quỳnh-Ngô Đình Diệm. Ngô Đình Diệm đã chỉ chấp nhận vai trò bộ trưởng với điều kiện là ông ta có thể thay đổi được xã hội Việt Nam, nổi tiếng là người có bản lĩnh làm tôi thêm tin tưởng ông ta có thể đi xa hơn. Vị trí của Phạm Quỳnh, ở vị thế đằng sau sẽ dễ có cơ hội được sự hỗ trợ của chính quyền, và giúp dễ dàng thông qua được những chuyển biến.”

Căn cứ vào trách nhiệm được Bảo Đại giao phó, ông Ngô Đình Diệm đã đặt vấn đề với người Pháp, nhưng những đề nghị cải tổ của ông đã bị người Pháp gạt đi hết.

Hãy nghe chính Bảo Đại giải thích đầy đủ và cặn kẽ về vấn đề này để tránh những tranh cãi ngoài văn bản như sau:

“Người Pháp đã chống đối lại tất cả mọi cải cách, mặc dầu những cải cách này rất là cần thiết. Cũng nên hiểu rằng ở thời kỳ này, một người An nam ngang cấp bực với một người Pháp trong hệ thống hành chánh, người Annam ấy không được đối xử ngang hàng như người Pháp. Chẳng hạn, anh của Ngô Đình Diệm, chức vụ là tổng đốc, nhưng lương bổng thì không bằng một viên cảnh sát Pháp làm việc ở Hà Nội.

Chính vì thế, không thể tránh được việc các viên chức An Nam này để khỏi mất mặt, đã lợi dụng quyền thế để bắt nạt dân chúng. Sự bất công ấy sẽ dẫn đưa đến việc tham nhũng mà không thể nào tránh được. Và rồi một số viên chức khá nhất đã chán nản rời bỏ công việc quản trị hành chánh và kỹ thuật công để nhảy ra làm tư. Việc tranh đấu để đạt được một vài thay đổi trong quy chế bảo hộ đã không đi đến đâu và hầu như bị tê liệt. Và vào khoảng 4 tháng sau, tức tháng 9, 1933, Ngô Đình Diệm đã không tìm thấy ở Phạm Quỳnh một sự yểm trợ nào như ông ta mong đợi, ông ta đã xin gặp tôi.”

“- Sir, me dit-il, je viens vous présenter ma démission et vous demander l’autorisation d’abonner toutes les fonctions dont Votre Majesté a bien voulu m’honorer.-
Excellence, mon secrétaire Nguyen Đe m’a tenu au courant de vos dificultés, mais je pense que votre devoir est de rester à votre poste.
Sire, que Votre Majesté me pardonne, mais ce n’est pas tenable. Demeurer à mon poste serait une lamentable comédie à laquelle je ne peux prêter. Les Francais ont tous les pouvoirs, ils en sont arrivés à administrer directement le pays sous le couvert d’un traité de protectorat dont les dispositions sont violées tous les jours. […]
Sire, ce que votre Majesté me demande est au-dessus de mes forces, s’obstine-t-il. Je n’ai pas le droit de rester. Que votre majesté veuille bien me permettre de me retirer.
Vous le pouvez, Excellence. Ce qui est impossible à votre souverain est en votre pouvoir.. Espérons que votre départ alertera les Francaís et le conduira à une plus grande compréhension. De toute manière gardez-vous disponible, un jour j’aurai besoin de vous et je vous rappellerai.
Votre Majesté peut alors compter sur mon total dévouement.”
(S.M. Bao Daï, ibid., trang 59-60)

“Thưa hoàng thượng, ông ta nói, tôi xin hoàng thượng cho phép tôi được từ chức và cũng xin hoàng thượng cho phép tôi được từ bỏ mọi tước vị mà hoàng thượng đã ưu ái ban tặng.
Thưa ngài, người thư ký của tôi, ông Nguyễn Đệ đã cho tôi biết rõ tất cả những khó khăn mà ngài gặp phải, nhưng tôi nghĩ rằng bổn phận của ngài vẫn là phải ở lại chỗ của ngài.
Thưa hoàng thượng, xin hoàng thượng tha thứ cho tôi, nhưng điều đó tôi không thể nào làm nổi. Ngồi lại chỗ tước vị của tôi sẽ trở thành một trò hề thê thảm mà tôi không thể làm được. Người Pháp họ có đầy đủ các quyền hành và rồi họ đã quản trị trực tiếp đất nước này dưới chiêu bài một hiệp ước bảo hộ mà sự vi phạm trắng trợn xảy ra hằng ngày..(..)
Thưa Hoàng thượng, những điều hoàng thượng yêu cầu tôi thật là quá sức của tôi, ông ta cương quyết nói. Tôi không có quyền ngồi lại.. Vậy thì xin hoàng thượng cho phép tôi được từ chức..
Thưa ngài, dĩ nhiên là tôi không thể ngăn cản được ý định của ngài..Chỉ còn hy vọng sự ra đi của ngài sẽ cảnh báo cho người Pháp và nhờ vậy họ sẽ có một thái độ hiểu biết rộng rãi hơn. Nhưng bằng bất cứ lúc nào một ngày nào đó tôi cần đến ngài, ngài cũng sẵn sàng đáp lời mời của tôi.
Thưa hoàng thượng ngài có thể tin vào sự tận tâm và trung thành hoàn toàn của tôi.”

Sau đó, Bảo Đại đã bày tỏ tâm sự như sau:

“Ngô Đình Diệm từ chức rồi, tôi rơi vào tình trạng hoàn toàn chán nản. Chắc chắn là con người ấy có cá tính cứng rắn. Ông ta cứng cỏi đến độ có thể rơi vào tình trạng phe phái. Đằng khác, tôi hiểu rằng, ông ta chịu ảnh hưởng của Nguyễn Hữu Bài mà ông này không thể nào chấp nhận việc từ chức của Diệm sẽ đem lợi thế cho Phạm Quỳnh.”

Và khi biết tin Ngô Đình Diệm từ chức, Nguyễn Đệ là người bạn tâm huyết của Ngô Đình Diệm đến lượt ông ta cũng xin từ chức. Ông này nói:

“Thưa Hoàng thượng, mặc dầu gắn bó cá nhân với hoàng thượng, ông ta nói với tất cả tâm tình, tôi thấy tôi không có lý do gì ở lại tước vị của tôi vì việc đó chỉ làm mất thời giờ của tôi. Đã 6 tháng nay, tôi giữ nhiệm vụ hành chánh, kinh nghiệm đó đủ cho tôi rồi. Ở cái đất Annam này, ai cũng muốn làm quan. Nhưng nó không nằm trong trường hợp của tôi. Tôi đứng đầu văn phòng của hoàng thượng, tôi lĩnh 120 đồng mỗi tháng. Ở nhà băng Đông Dương trong lúc này, họ sẵn sàng giả tôi 300 đồng một tháng. Việc đào tạo của tôi thích hợp cho công việc quản trị.. Tôi nhận lời làm việc cho hoàng thượng chỉ vì muốn phụng sự cho đất nước tôi thoát ra khỏi hoàn cảnh hiện nay..(..) Nhưng mong hoàng thượng hiểu cho việc từ chức của tôi không phải một sự bỏ cuộc, tôi sẽ làm việc ỏ trong lãnh vức khác mà tôi vẫn có thể mưu tìm được sự độc lập về kinh tế. Tôi sẽ làm comprador(người làm trung gian giữa ngân hàng và khách hàng, người mại bản) thay thế người Comprador Tàu Và rồi tất cả những ai cần vốn xây dựng cơ sở thì tôi sẵn sàng giúp họ.”

Và Bảo Đại viết với câu kết thúc: “Me voici seul”. Lúc này đây, chỉ còn lại một mình tôi.
(S.M. Bao Daï, ibid., trang 61)

Khi Bảo Đại than, chỉ còn lại một mình tôi có thể chỉ đúng có một nửa. Bởi vì, ngay sau đó, Bảo Đại nhìn thấy cái thế của Pasquier-Phạm Quỳnh là thế tốt nhất để ngả theo họ.

Thất bại trong chương trình muốn cải cách hành chánh dưới chế độ bảo hộ của Pháp. Bảo Đại không có cách gì khác hơn là giao Bộ Nội vụ cho Phạm Quỳnh, một kẻ thân tây, do Pasquier đưa vào từ Hà Nội vào. Chọn Phạm Quỳnh là chọn đứng về phía kẻ mạnh, thế của người Pháp.

Và ông cho rằng, trước lịch sử, không ai có thể có quyền kết án ông được. Dĩ nhiên, đây là một sự biện hộ cần thiết. Nhưng dù muốn dù không, đây là cú thất bại mở đầu cho vị vua trẻ khi về chấp chánh.

(Còn tiếp)


Nguyễn Văn Lục

Nguồn: DCVOnline

09 Tháng Ba 2024(Xem: 564)
Năm nay xuân Giáp Thìn cây anh đào tật nguyền lại nở rộ từ những ngày chớm tết cho đến giờ này. Ông dự định sẽ mời vài người bạn thân ghé nhà để uống trà thưởng hoa như dạo nào…
01 Tháng Ba 2024(Xem: 567)
Anh hùng chỉ là người của một thời, một giai đoạn. Nhưng người tử tế đòi hỏi sự hy sinh thiệt thòi cả một đời! Miền Nam Việt Nam có thể không có nhiều anh hùng, nhưng những người có một tấm lòng và người tử tế thì không thiếu.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 655)
Cũng đã khá lâu tôi có nghe vài người bạn kể rằng họ có xem một bộ phim Đại Hàn có tựa đề là “Bản Tình Ca Mùa Đông”. Tôi nghe rồi cũng bỏ qua chứ không quan tâm gì
01 Tháng Ba 2024(Xem: 448)
Tôi cám ơn bác sĩ rồi theo con ra khỏi phòng mạch. Mọi sự vật trong toà nhà như sáng hẳn lên và rõ ràng, khi ra ngoài, tôi nắm lấy tay con gái, reo lên -Mẹ đã thấy được chiếc lá cây rung rinh trong gió… từng chiếc lá, không phải một khối xanh lay động như trước nữa.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 602)
Trong tiếng Việt giàu đi với sang. Nhưng thời nay, giàu tiền thì nhiều nhưng mà sang thì không có mấy, đốt đuốc cũng khó tìm ra.Bởi sang nằm trong cốt cách, trong cách ứng xử, trong ngôn ngữ thể hiện,
01 Tháng Ba 2024(Xem: 571)
Cây ngọc lan nhân chứng cuối cùng của nhà xứ Tâng đã chứng kiến bao nhiêu cảnh vật đổi sao rời không còn nữa. Cảnh vật và con người trăm năm cũ nay chỉ còn là chuyện kể khúc còn, khúc mất mà thôi.
24 Tháng Hai 2024(Xem: 708)
Người già tức là người lớn tuổi, còn gọi là người nhiều tuổi hay người cao niên… Thế thì bao nhiêu tuổi mới được gọi là người già, người lớn tuổi hoặc người cao niên?
23 Tháng Hai 2024(Xem: 754)
Tình yêu thật sự đã hiếm; tình bạn thật sự còn hiếm hơn”. Tình bạn giữa tôi và Cát Đằng quả là hiếm có. Cát Đằng, tên một loài hoa leo có màu xanh pha tím, mỏng mảnh. Bạn tôi cũng dịu dàng, mềm mại, quý phái như hoa.
23 Tháng Hai 2024(Xem: 962)
Khi hay tin một người bạn đồng nghiệp mới qua đời làm tôi hồi tưởng lại những kỷ niệm khi tôi mới bước chân vào nghề. Những kỷ niệm có vui có buồn đã theo tôi suốt cả cuộc đời dù muốn quên cũng không quên được.
17 Tháng Hai 2024(Xem: 1069)
Lại một năm nữa sắp trôi qua, dù trí thông minh nhân tạo ngày nay đã có thể viết văn, sáng tác thơ, làm phim ảnh một cách dễ dàng, nhưng tôi vẫn thích theo lối cũ, ngồi mò mẫm để viết chút tản mạn chuẩn bị chào đón năm Giáp Thìn 2024.
17 Tháng Hai 2024(Xem: 1000)
Làm sao quên được cái thời hoang sơ của thành phố Đà Lạt. Phong cảnh hữu tình và người thì dễ thương…
16 Tháng Hai 2024(Xem: 852)
Ý Như Vạn Sự là sự bùng vỡ của Trí Tuệ và Từ Bi cùng lúc. Trí Tuệ vì nhận chân bản tánh Như của vạn sự. Từ Bi vì sự bùng vỡ của tình thương yêu bình đẳng đối với vạn sự, cho phép vạn sự là chính nó, tự vận hành theo chu kỳ tuần hoàn sinh-trụ-hoại-diệt của chính nó.
16 Tháng Hai 2024(Xem: 989)
Hà ô Lôi là ai nhỉ? Chỉ được biết Hà Ô Lôi là một tiếng hát tuyệt vời, ảo diệu có thể làm mê hoặc lòng người. Nhưng vì cách đây đã năm thế kỷ nên không có cách gì ghi lại được tiếng hát đó. Người đời sau muốn nghe lại được nó, chỉ còn mỗi một con đường : nghe câu truyện kể về Hà ô Lôi
16 Tháng Hai 2024(Xem: 809)
Bởi vậy, nếu có chàng nào ngơ ngác lạc vào xóm tui, hỏi nhà cô Loan, thì phần nhiều sẽ nhận được câu trả lời rất... chảnh, rất lạnh lùng rằng: - Xóm này hổng có ai tên Loan hết á! Ủa, đang yên đang lành, Tết đến mần chi, để tôi bỗng nhớ da diết xóm cũ thương yêu của tôi thế này! Thôi, tui đi khóc đây.
07 Tháng Hai 2024(Xem: 1685)
Trong cuộc sống của chúng ta đôi khi có những cuộc gặp gỡ thật tinh cờ … dù ngắn ngủi nhưng cũng để trong lòng nhau những tình cảm quý mến chân tinh và trân trọng
06 Tháng Hai 2024(Xem: 765)
Phải chăng Tiếu ngạo giang hồ thể hiện được tính lãng mạn cao độ, khát vọng tự do của con người? Phải chăng đó cũng là tâm thức và nỗi khát vọng của chính tác giả Kim Dung?
05 Tháng Hai 2024(Xem: 708)
Các cựu học sinh nổi tiếng của trường này là hoàng đế Bảo Đại, quốc vương Sihanouk, tổng trưởng dân vận chiêu hồi Hoàng Đức Nhã, chuẩn tướng Dương Mộng Bảo…
03 Tháng Hai 2024(Xem: 1703)
Có thể nói đọc báo Xuân trong những ngày Tết là thú tiêu khiển tao nhã, là món ăn tinh thần lành mạnh, là nét đẹp văn hóa của cha ông đã có từ xa xưa,
29 Tháng Giêng 2024(Xem: 966)
Tết con rồng thứ ba của thế kỷ 21 sẽ bắt đầu từ ngày 10 tháng 2 – 2024. Mong rằng suốt năm con rồng đừng có thêm biến cố chết người để khỏi nghe các lời bàn của các nhà mê tiên tri