Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Bùi Thị Lợi - UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

22 Tháng Mười 201611:52 CH(Xem: 20897)
Bùi Thị Lợi - UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

UỐNG  NƯỚC  NHỚ  NGUỒN

uong nuoc nho nguon

 

Tối qua nhận được email của Diệp Hoàng Mai báo tin Thầy Phạm Đức Bảo cựu Hiệu Trưởng trường Trung Học Ngô Quyền Biên Hòa vừa từ trần. Tang lễ tổ chức tại tư gia ở đường Trần Quang Diệu Quận 3 Saigon. Tôi thoáng bàng hoàng, thời gian gần đây biết Thầy ở tuổi gần 100, sức khỏe mong manh như ngọn đèn trước gió, bọn học trò đều lo lắng. Đến khi được nghe những lời nhắn nhủ chân tình của Thầy gởi đến Đại Hội Ngô Quyền tổ chức ở California vào đầu tháng 7, tuy ngắn ngủi nhưng bạn bè tôi an tâm bảo nhau rằng Thầy mình còn khỏe chắc sẽ sống đến bách niên. Vậy mà nay Thầy đã ra đi.

 

   Lần gần đây nhất tôi được gặp Thầy là 4 năm trước. Trong dịp cựu học sinh Ngô Quyền tổ chức tiệc Tri Ân Thầy Cô tại quán café Một Thuở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa Quận 1, Saigon. Đêm đó Thầy đến cùng với cô con gái, chúng tôi long trọng chào đón Thầy trong niềm hân hoan, bao nhiêu lớp học trò bao quanh, tôi còn nhớ có nghe tiếng bạn nào đó la lên: Anh chị ơi, dang dang ra cho Thầy có không khí để thở. Tôi và các bạn khóa 9 không kịp đến gần chỉ đứng xa xa nhìn Thầy, chúng tôi luôn thấy mình bé nhỏ trước Thầy giống như những cô học trò tỉnh lẻ ngày xưa. Hơn 40 năm rồi mới có cơ hội gặp lại, Thầy già đi rất nhiều nhưng vẫn còn dáng dấp uy nghi oai vệ của một Thầy Hiệu Trưởng.

 

   Tôi nhớ có đôi lần đọc bài viết trên mạng ngoquyen, Diệp Hoàng Mai kể những chuyến viếng thăm Thầy vào dịp lễ Tết hay có bạn bè ở xa về, những lúc ấy tôi thầm tiếc ước gì Hoàng Mai rũ tôi cùng đi. Hoàng Mai vô tình đâu biết tuy tôi học Ngô Quyền có 4 năm thất lục ngũ tứ, không được học với nhiều Thầy Cô nhưng riêng với Thầy Hiệu Trưởng tôi hân hạnh có được một kỹ niệm không bao giờ quên. Đó là năm tôi học lớp Đệ Tứ 3, lớp tôi có làm một cuốn Đặc San Xuân, thật ra cũng không lấy gì đặc sắc nhưng ếch ngồi đáy giếng mà, thấy người ta đi bán báo Xuân mình cũng tập tành đi bán báo, muốn vậy phải có giấy giới thiệu của Thầy Hiệu Trưởng mới có tư cách đem báo đi bán ở các trường bạn được. Đáng lẽ ra nhỏ Cúc (Thy Lệ Trang) là trưởng ban báo chí phải lên xin Thầy giấy giới thiệu nhưng không hiểu sao bạn đùn việc đó cho tôi, có lẽ vì tôi là trưởng lớp thường lên văn phòng lấy học bạ hay sổ đầu bài cho giáo sư hướng dẫn nên tôi thường gặp Thầy cô hơn. Nhiều lần tôi còn lén nán lại xem Thầy Hiệu Trưởng phạt mấy anh chị lớp đệ tam đệ nhị cái tội mặc đồng phục không nghiêm chỉnh. Mấy anh thì hay bướng bỉnh nghịch phá, mặc áo sơ mi không bỏ vào quần, mang dép lẹp xẹp kéo lê trên hành lang. Còn mấy chị thì duyên dáng điệu đà mặc áo dài trắng mỏng mà không mặc áo lá, Thầy nghiêm khắc bắt phải về nhà thay quấn áo chỉnh tề rồi mới cho vào lớp. Tôi thấy Thầy thường hay cầm cây roi mây nhịp nhịp nhưng chưa tận mắt thấy Thầy đánh học trò nào, các anh chị rất sợ Thầy nhưng không ghét, nhiều người gọi Thầy bằng “ Bố” nghe rất thân thương.

 

   Tôi thật lòng không nhớ đã trình bày với Thầy những gì về tác phẩm văn chương vụng về đầu tay của mình, chỉ nhớ lúc đó rất hồi hộp sợ Thầy cười rồi không cho phép. Nhưng sau một hồi lật qua lật lại cuốn báo mỏng manh, Thầy gật đầu. Tôi cầm tờ giấy có chữ ký của Thầy chạy như bay qua văn phòng đưa cho Thầy Cầm giám thị đóng dấu rồi phóng tuốt lên lớp khoe với các bạn. Lần đó Báo Xuân của Lớp Tứ 3 Ngô Quyền đã được giới thiệu đến tận các trường Gia Long, Trưng Vương. Sau nầy các bạn tôi vẫn nhắc kỹ niệm đi bán báo, riêng tôi không bao giờ quên ơn Thầy đã chắp cánh cho chúng tôi.

 

   Sáng nay Saigon mưa tầm tả, tin báo áp thấp nhiệt đới, bão lớn ngoài biển đông ảnh hưởng bầu trời thành phố lúc nào cũng âm u nặng trĩu nước. Tôi gọi điện thoại về cho các bạn khóa 9 ở Biên Hòa, Bạch Tuyết đi vắng, Mỹ Châu trả lời rằng chưa hay tin vì các bạn không xử dụng mạng internet, nhưng mưa gió quá chắc không đi Saigon thắp hương cho Thầy được, bạn nhờ tôi đại diện. Nhà Thầy không xa nhà tôi, sở dĩ tôi còn chút do dự vì không có ai cùng đi.

 

   Buổi trưa, Phạm thị Hữu Hạnh mail cho tôi bài thơ của chị Nguyễn thị Thêm viết tưởng nhớ Thầy Phạm Đức Bảo đọc rất cảm động. Hữu Hạnh hỏi tôi có đi viếng Thầy? Nghe như một lời thôi thúc, tôi không chần chừ nữa.

 

  Buổi chiều, tôi xếp sẵn cái áo mưa để vào giỏ xe Honda, bầu trời vẫn vần vũ mây đen không biết lúc nào sẽ trút nước xuống. Đi thì phải đi thôi. Nhà Thầy ở trong một con hẻm rộng, tôi đẩy xe vào chỗ gởi, thoáng nhìn thấy rất đông khách đến viếng hy vọng sẽ được gặp một vài anh chị cựu học sinh Ngô Quyền quen biết cho đỡ lạc lỏng, nhưng rất tiếc.

 

  Tôi lặng lẽ xếp hàng sau một toán người đứng chờ lần lượt vào thắp hương trước linh cửu của Thầy. Tôi đưa mắt nhìn lên di ảnh của Thầy trên bảng Cáo Phó rồi nhìn quanh những vòng hoa tang trang trọng của các đơn vị, tập thề, cá nhân kính viếng. Tôi thoáng thấy những người mặc tang phục tôi đoán là con trai, con gái, con rể của Thầy, tôi không nhìn thấy cô, tôi đoán cô đang nghĩ trong nhà.

 

  Đến lượt tôi vào làm lễ, thắp nén hương tôi thành tâm khấn nguyện, tin rằng Thầy sẽ chứng giám cho lòng thành kính của tôi, đại diện cho nhóm bạn khóa 9 Ngô Quyền nguyện cầu cho vong linh Thầy siêu thăng tịnh độ.

 

  Lễ xong một người mời tôi ra bàn ngồi uống nước, anh tự giới thiệu là con rể của Thầy, anh ân cần lịch sự tiếp chuyện tôi, tôi cũng xã giao vài câu thăm hỏi rồi cáo từ ra về vì trời chuyển mưa, mà mưa thật. Tôi về chưa đến nhà thì trời mưa to, cái áo mưa mỏng manh không bảo vệ được tôi may mà không bị nạn kẹt xe ngập đường nhưng cũng ướt như chuột lội nước. Tuy nhiên tôi không thấy lạnh lẽo, như có một cảm giác ấm áp an ủi tôi. Tôi bỗng nhớ đến lần đi viếng lễ tang cô Hà Bích Loan. Hồi đó tôi chưa có điều kiện theo dõi sinh hoạt gia đình Ngô Quyền trên mạng nên khi biết tin cô mất thì đã muộn . Dù vậy tôi cũng một mình tìm đến nhà cô (cảm giác nầy tôi cũng từng chia sẻ với các bạn trong một bài viết ). Hôm nay tôi cũng một mình nhưng tôi biết bên cạnh tôi luôn còn có các bạn khóa 9 dõi theo.

 

 Truyền thống muôn đời Uống Nước Nhớ Nguồn. Công ơn Thầy Cô luôn ghi khắc trong tâm hồn những người học trò xứ Bưởi. Chúng ta hôm nay dù có thành danh hay chỉ thành nhân vẫn không quên. Một lần nữa xin cung kính cúi đầu đưa tiễn Thầy Phạm Đức Bảo, Thầy Hiệu Trưởng của chúng ta.

 

   Saigon, chiều mưa tháng 10 năm 2016

            Bùi Thị Lợi

 

27 Tháng Tám 2014(Xem: 13045)
“Chị nên nhớ, cả gia đình chị là một ổ phản động. Chồng chị và hai con trai chị đều là sĩ quan ngụy, có nợ máu với nhân dân. Rể chị, chồng của cô Thùy đây là một viên chức ngụy quyền.
23 Tháng Tám 2014(Xem: 29583)
Năm nay, lần thứ ba tôi về họp mặt với những người yêu tiếng Việt, những người muốn tiếng Việt ngày càng phát triển theo chiều hướng đi lên ngay cả trên quê người.
22 Tháng Tám 2014(Xem: 32218)
hai em đã tô điểm cuộc sống bằng chữ tâm với lời nhắn nhủ, con người sống trên đời cần có một tấm lòng….
22 Tháng Tám 2014(Xem: 26926)
Cái góc bếp ấy thật là dễ thương. Nói không phải nhiều chuyện. Đó là nơi phát nguồn vui buồn và sự hưng thịnh của một ngôi chùa.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 16013)
Tôi trở về Nhà Từ Đường sau 15 năm đi xa. Thật ra con số 15 năm là không đúng. Nó chỉ đúng tính theo ngày tôi bỏ nước ra đi, chứ không đúng tính từ ngày tôi trở lại Nhà.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 14622)
Tôi đưa tay chùi nước mắt. Không có trận mưa nào đang xối xuống đám tang của anh tôi. Chỉ là một chút nước trong ly làm sóng sánh đại dương. Chỉ là một hạt bụi hóa thân làm thành một kiếp nhân sinh tàn lụi.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 27414)
Chuyện cổ tích của con kể bắt đầu bằng ngày xưa con có ba, ngày xưa con có má, ba má là mãi mãi ... là cho đi không đòi lại bao giờ ...
15 Tháng Tám 2014(Xem: 24835)
GS. Nguyễn Xuân Hoàng giảng bài say sưa, trong đam mê dù triết học hay văn chương,... Vị thầy mà khoảng cách thời gian lớn hơn chúng tôi độ một giáp...
15 Tháng Tám 2014(Xem: 23788)
Biết đến bao giờ tôi lại trở về? Để được sống yên bình ngắm hàng phượng vĩ vào mỗi mùa Hè, và sống lại thời xưa cùng các bạn vui chơi những ngày Hè thong thả....
14 Tháng Tám 2014(Xem: 14550)
Và trong lòng thì trời ơi, tôi muốn đi biết là chừng nào, nhưng không tìm ra lối. Những nơi đi được thì đã nghẹt người, đành quay lại.
13 Tháng Tám 2014(Xem: 24250)
"Mẹ mày có khỏe không?' Ông ơi! câu hỏi ngọt ngào này của ông làm tôi vui biết mấy. Tôi khỏe lắm ông à! Tôi sẽ nắm tay ông, cùng ông đi cho hết đoạn đường trần gian.
09 Tháng Tám 2014(Xem: 28380)
Xin mượn những dòng này để làm món quà dâng lên Mẹ của chúng con. Cầu mong Mẹ luôn được thân tâm an lạc để tụi con có dịp đền bù phần nảo những hy sinh Mẹ đã dành cho tụi con.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 22604)
Những ước muốn thật xanh, thật đẹp đã dường như liên kết “mây khói” với hiện thực cuộc đời. Ai bảo”Người đi trên mây” dửng dưng? Kính thăm Thầy – xin cầu chúc mọi sự an lành thanh thản.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 14868)
Và những phát biểu của đại diện gia đình thành viên Tự Lực Văn Đoàn: Nhà văn Nguyễn Tường Thiết đại diện gia đình Nhất Linh, Giáo sư Minh Thu đại diện gia đình Hoàng Đạo, Bác sĩ Nguyễn Tường Giang đại diện gia đình Thạch Lam…
05 Tháng Tám 2014(Xem: 14821)
Tôi ngồi nghe, lặng người. Tôi biết tình trạng sức khỏe của anh tôi kéo dài từ Bảy Hai đến nay đã là những ngày nằm chờ chết. Có lẽ anh đã chết từ những ngày Sài Gòn vừa mất, khi các con anh bị bắt đi học tập cải tạo, và cả chính anh cũng bị chính quyền mới cho người đến tận nhà điều tra xem bệnh thật hay giả, có đủ sức đi học tập cải tạo không.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 20503)
Tiễn chân Quỳnh Giao về bên kia thế giới. Tôi lại nghĩ đến đời người, duyên và nghiệp. Quỳnh Giao là con chim quý đã có một phước báo từ kiếp trước nên tiếng hát đi vào lòng người.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 27177)
Khi tôi viết những dòng này thì đại diện gia đình đang chuẩn bị để lên những chuyến bay về tham dự buổi lễ gắn lon Chuẩn Tướng cho Việt
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 17703)
Hoàng ngồi trên xe lăn, tóc bạc trắng, áo pull đen, gầy yếu, thăm thẳm, tôi nghe thấy hơi ấm mỏng len qua những ngón tay của hai đứa tôi xiết nhẹ.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 17019)
Ngồi trong tòa soạn báo Việt Tribune, chúng tôi vẫn hồn nhiên “mày tao”. Như những ngày Văn Học năm xưa. Có chi thay đổi đâu! Tôi muốn mượn câu thơ của Phạm Nhuận để tặng Nguyễn Xuân Hoàng.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 14782)
Hai người phụ nữ ôm chầm lấy nhau. “Cô có khỏe không? Em bé tên gì vậy cô? Em dễ thương quá!” Tám ẵm bé lên, áp má mình vào má bé.