Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Sử học, đọc vài cuốn (phần 2)

06 Tháng Mười 201612:22 CH(Xem: 16631)
GS. Nguyễn Văn Lục - Sử học, đọc vài cuốn (phần 2)

Sử học, đọc vài cuốn (phần 2)


Việc thứ hai liên quan đến kỳ thi [của ứng viên] tiến sĩ môn Sử

Theo Gs Trần Anh Tuấn(3), với tư cách Phó Khoa trưởng Học vụ, Gs Nguyễn Thế Anh là người soạn thảo chương trình Tiến sĩ Văn khoa Việt Nam vốn bị xóa sổ từ năm 1919, dưới thời Pháp thuộc.

Chương trình Tiến sĩ này gồm hai cấp: cấp thứ nhất gọi là “Năm Thứ nhất tiến sĩ chuyên khoa”, sau đó trong cấp thứ hai, ứng viên mới sửa soạn luận án tiến sĩ.

Cụm từ “Năm Thứ nhất tiến sĩ chuyên khoa” dễ gây hiểu lầm và có thể làm cho nhiều người tưởng là đó là những người đã có học vị tiến sĩ rồi.

Thực ra, như ở các đại học phương Tây — dù có vài khác biệt nhỏ, họ là những ứng viên (Ph.D. candidate) học chuẩn bị thi (comprehensive examination hay examen pré-doctoral) để chứng minh khả năng nghiên. Sau khi đỗ kỳ thi prédoc hay comprehensive sinh viên học tiến sĩ mới “được phép có điều kiện” đề nghị, thực hiện và sau cùng trình luận án tiến sĩ trước hội đồng giám khảo, và chỉ có học vị Tiến sĩ sau khi được HĐGK chấm đỗ.

Niên khóa đầu tiên 1972-73 của ban Sử Địa Văn Khoa, có 7 thí sinh theo học. Nhưng chỉ có hai thí sinh được chấm đậu “Năm Thứ Nhất” là Tạ Chí Đại Trường và Đỗ Phan Hạnh.

Chương trình tiến sĩ chuyên khoa Sử học bắt đầu niên khóa 1972-73 thì xảy ra biến cố có tính cách lịch sử trong giới đại học VNCH. Gs Trần Anh Tuấn viết:

“Nguyên niên khóa đầu tiên ấy có 7 thí sinh ghi danh, thì 5 người không đậu kỳ thi cuối khóa. Năm thí sinh thi trượt đều là người có danh vị trong xã hội bấy giờ. Tất cả đều đã có cao học. Một là giáo sư trung học Nguyễn Trãi Sài Gòn. Một là Giám sát viên thuộc Giám sát viện VNCH. Một là giáo sư Đại học Huế. Một là phó khoa trưởng đại học Văn khoa Cần Thơ.

Theo tôi nghĩ, điều các thí sinh thi trượt uất ức là vì một trong hai thí sinh trúng tuyển được nhận xét là chỉ có khả năng bình thường. Trong lá thư ngỏ của các thí sinh thi trượt đăng trong các nhật báo Saigon lúc đó, như Sóng Thần chẳng hạn, có một câu mà tôi còn nhớ nguyên văn, “Chúng tôi có thể dốt, nhưng không có thể dốt hơn ông…”

Theo người viết bài này, có lẽ nên liệt kê đầy đủ tên 5 sinh viên bị đánh rớt vì họ đã chính thức tố cáo trên báo từ nửa thế kỷ trước. Còn hai thí sinh trúng truyển là Tạ Chí Đại Trường và Đỗ Phan Hạnh,(4) ngay cả không nêu tên, người ta cũng có thể suy đoán được ai là người bị tố cáo trên báo.

Cũng theo Gs Trần Anh Tuấn, trong vụ này điều bất ngờ nhất là

“Một hôm tại Văn phòng Ban Sử địa Đại học Văn khoa Sài gòn trên đường Cường Để, năm 1973, giáo sư Nguyễn Thế Anh đưa tôi xem một bản “Án tử hình Nguyễn Thế Anh” gửi qua bưu điện kèm theo một viên đạn súng lục. (…) dưới ký “Việt Nam Hưng Quốc Đảng” thì phải.”

Theo như trong thư của Gs Trần Anh Tuấn gửi, chúng tôi ghi nhận rằng kỳ thi tiến sĩ Sử (1972-73) này có giáo sư Philipp Langlet chấm bài. Và Chánh chủ khảo là giáo sư Nguyễn Thế Anh. Trong năm học, sinh viên phải tham dự các khóa Seminars do các ban sắp xếp. Kỳ thi cuối năm gồm có một bài luận văn và một bài sinh ngữ thi viết, và vấn đáp.

Các ban Triết, Anh văn, Pháp văn, v.v. cũng đều có mở kỳ thi tiến sĩ năm thứ nhất như ban Sử, nhưng đã không gặp trở ngại nào.

Thiết nghĩ câu chuyện (chưa là) bằng cấp này cũng nên nói ra một lần rồi thôi.

Trách nhiệm đòi hỏi sự liêm chính liên quan đến người chủ khảo cũng như các thí sinh. Nhưng vấn đề là đã không ai, có thẩm quyền, đã làm gì để giải quyết vấn đề. Hội Đồng Khoa vẫn có thể họp và duyệt xét lại kết quả của 5 thí sinh kia. Nào có khó chi việc duyệt xét lại 5 bài thi?

Một công việc thường làm trong các kỳ thi Tú tài II về môn Triết là khi một giám khảo cho điểm 16 thì bài thi đó buộc chuyển qua một giám khảo khác chấm lại. Sau đó trung bình của hai số điểm sẽ là điểm chính thức được công nhận. Sự nhầm lẫn trong việc đánh giá một bài viết là điều khó tránh được. Nhưng sai số ấy vẫn có những giải pháp nhằm đạt được một sự công bằng tối thiếu được nhìn nhận.

Hậu quả trực tiếp và rõ ràng của vụ tai tiếng này là năm sau, số sinh viện dự tuyển đáng lẽ thay vì 7 người hoặc có thể hơn thế nữa, chỉ còn có hai sinh viên nộp đơn học.

Sinh viên e ngại chăng? Họ không tin tưởng vào cách chấm đậu của Gs Nguyễn Thế Anh chăng? Trong hai thí sinh dự tuyển năm sau, cuối cùng một người bỏ cuộc, còn lại một người thi đỗ là Gs Trần Anh Tuấn.

Việc chính không hẳn phải là mảnh bằng tiến sĩ (chưa có) mà vấn đề ở chỗ hai thí sinh trúng tuyển nêu trên đã để lại được công trình nghiên cứu gì cho miền Nam?

Tạ Chí Đại Trường đã viết nhiều sách vở liên quan đến sử học. Cuốn sách đầu tay của ông là Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ năm 1771 đến 1902, (1960). Tiếp theo là những cuốn Thần Người và Đất Việt (2000) và Một khoảng VNCH nối dài (1993). Và rất nhiều bài biên khảo có giá trị khác, thường liên quan đến nhà Tây Sơn.

Riêng Đỗ Phan Hạnh, tuy đã có nhiều năm giảng dạy môn sử tại trường Văn Khoa, Sài Gòn, nhưng rất tiếc chúng tôi không được đọc bất cứ một công trình nghiên cứu sử nào của ông cả. Trong việc đi dạy tư kiếm thêm tiền thì thay vì dạy Sử, ông lại chọn dạy Anh văn. Thật khó hiểu.

Gần đây, chúng tôi mới được đọc một số tư liệu về ông, đăng trong tập san Câu lạc bộ sinh viên Phục Hưng, 60 năm 1955-2015, do “Gia đình cựu sinh viên cư xá Phục Hưng” thực hiện, Hoa Kỳ năm 2015.

frameborder=”0″ scrolling=”no”
Tập san Câu lạc bộ Sinh viên Phục Hưng, Hoa Kỳ, 1915

Qua bản tiểu sử tự biên của ông, người đọc lại có dịp so sánh việc ông “Trúng tuyển kỳ thi CUỐI NĂM THỨ NHẤT TIẾN SĨ CHUYÊN KHOA SỬ HỌC, TRONG KHOÁ THI DUY NHẤT NIÊN HỌC 1972-1973” với kết quả thực tế suốt 43 năm qua (1972-2015).

 Trong bản tiểu sử, ông viết, “sinh năm 1939, tại Hà Nội. Di cư vào Nam năm 1954. Tiếp tục theo học trường Chu Văn An tại Sài Gòn…”

Nguồn [ĐienanDanToc]

Nguồn [DiendanDanToc]

Tình cờ, một bài viết vào tháng 3, 2016, tựa đề “Một kỷ niệm về Thủ Tướng Ngô Đình Diệm” được tác giả gởi lên mạng, trên [DiendanDanToc] ngày 15/7/2016. Nội dung chính của bài viết đó là tấm hình kỷ niệm của thầy Tô Đình Hiền, Hiệu đoàn trưởng trường Nguyễn Trãi, và một số học sinh lớp Đệ Ngũ chụp với Thủ tướng Ngô Đình Diệm năm 1955. Tấm hình kèm theo bài, trích từ cuốn “In the Midst of Wars: An American’s Mission to Southeast Asia” nhưng không có chú thích của tác giả Edward Geary Lansdale.

Cesar Climaco, Giám đốc của “Operation Brotherhood” ở Sài Gòn, tổ chức một nhóm thiếu niên để dọn dẹp một phần của thành phố bị phá hủy trong cuộc gia tranh với Bình Xuyên. Lưu ý Ngô Đình Diệm đứng ở hàng trên. (Nguồn: ảnh minh hoạ của Edward, Geary Lansdale, “In the Midst of Wars: An American's Mission to Southeast Asia”, Fordham University Press, March 31st 1991, sau trang 148; phát hành lần đầu năm 1972). DCVOnline: Cesar Climaco là người quay lưng lại, xắp xếp đám đông để chụp ảnh.

Cesar Climaco, Giám đốc của “Operation Brotherhood” ở Sài Gòn, tổ chức một nhóm thiếu niên để dọn dẹp một phần của thành phố bị phá hủy trong cuộc gia tranh với Bình Xuyên. Lưu ý Ngô Đình Diệm đứng ở hàng trên. (Nguồn: ảnh minh hoạ của Edward, Geary Lansdale, “In the Midst of Wars: An American’s Mission to Southeast Asia”, Fordham University Press, March 31st 1991, sau trang 148; phát hành lần đầu năm 1972). DCVOnline: Cesar Climaco là người quay lưng lại, xắp xếp đám đông để chụp ảnh. Người có dấu (X) là Đỗ Phan Hạnh, học trò Đệ Ngũ trường Nguyễn Trãi năm 1955

[DCVOnline: Cesar Cortez Climaco là một chính khách người Phi Luật Tân, cựu Thị trưởng thành phố Zamboanga (1953-54). Năm 1954, Climaco gia nhập “Chiến dịch Huynh Đệ” (Operation Brotherhood), một nhóm được tổ chức Jaycees — của Mỹ chuyên huấn luyện lãnh đạo tổ chức dân sự cho những người trong độ tuổi từ 18 và 40 — tài trợ để giúp cung cấp nhu cầu y tế và cứu trợ người tị nạn chiến tranh tại Việt Nam. Là Trưởng dự án và Điều phối viên hiện trường tại Việt Nam, Climaco đã lấy được cảm tình của Thủ tướng Ngô Đình Diệm và hoạt động của Climaco đã được tạp chí LIFE phổ biến. (Nguồn: “The 1958 Ramon Magsaysay Award for International Understanding – Operation Brotherhood”. Ramon Magsaysay Award Foundation Online. Retrieved 2008-01-25. và Guingona, Teofisto (1993). The Gallant Filipino. Pasig City: Anvil Publishing Inc. p. 196. ISBN 971-27-0279-0.)]

Tác giả bài viết, ông Hoàng Cơ Định, đánh số và nhận diện 10 người bạn cùng học Đệ Ngũ, trong đó có ông Đỗ Phan Hạnh!

Thế là thế nào? Trong bản tiểu sử tự biên, ông Đỗ Phan Hạnh đã viết “Di cư vào Nam năm 1954. Tiếp tục theo học trường Chu Văn An tại Sài Gòn…”

Không lẽ năm 1954 ông Hạnh học Đệ Lục ở Chu Văn An rồi đến 1955 xin chuyển sang học Đệ Ngũ trường Nguyễn Trãi vì biết sẽ có thể được dẫn đi chụp ảnh với Thủ tướng Ngô Đình Diệm? Logic mà nghĩ thì có lẽ ông đã làm một việc gọi là “xoá bỏ qúa khứ, viết lại tiểu sử” cho nó sang hơn chăng? Các bạn cùng học Nguyễn Trãi với ông Hạnh sẽ nghĩ gì? Là học sinh Nguyễn Trãi không đáng kể hay sao? Đặc biệt là những người cũng tương đối gọi là có tiếng trong cộng đồng người Việt như tác giả Hoàng Cơ Định, và các ông Nguyễn Tiến Hưng, Đinh Mạnh Hùng, Nguyễn Trọng Nho, v.v. Vâng họ từng là những học sinh Đệ Ngũ Trung học Nguyễn Trãi năm 1955 cả đấy.

Trên thực tế, trường Nguyễn Trãi khi mới chuyển vào Nam sau cuộc di cư 1954 chỉ có 16 lớp đệ nhất cấp (Tô Đình Hiền, “Trường Trung học Nguyễn Trãi”, Saigon, 14/5/1974). Theo một cựu học sinh Nguyễn Trãi, Sài Gòn, mãi đến đầu những năm 1960 mới bắt đầu có các lớp đệ nhị cấp, nhưng chỉ có một lớp Đệ Nhât ban Anh văn – và đến 1965 mới có thêm 1 lớp Đệ Nhất ban Pháp văn. Sau khi học xong đệ nhất cấp và khi trường chưa có đủ lớp Đệ Nhất học trò đã được chuyển sang học đệ nhị cấp ở các trường Chu Văn An, Petrus Ký, Võ Trường Toản, v.v. tuỳ theo đơn xin chuyển trường.

Xin được mở ngoặc nhỏ để viết về thầy Tô Đình Hiền. Sau năm 1975 ông không còn được làm thầy giáo ở Trung học Nguyễn Trãi và phải đi dạy tại trường Trung Tiểu học Khánh Hội với người viết bài này. Thầy Hiền hoàn toàn khuất phục trước kẻ thắng cuộc và hết sức làm tất cả để chiều lòng họ trong khi chúng tôi, những thầy cô giáo khác, vẫn sinh hoạt bình thường, vẫn dạy học, vẫn tụ họp, vẫn hát nhạc vàng. Thầy Hiền đã chết ngay trong trường học vì kiệt sức.

Trong bản tiểu sử ông Hạnh ghi tiếp, “…và hoàn tất bằng tú tài 2 năm 1958.” Năm 1955 ông mới học Đệ Ngũ (trường Nguyễn Trãi) và chỉ 3 năm sau ông đã lấy Tú tài 2.

Vào năm 1955, nghĩa là khi mới có 16 tuổi, đang học Đệ Ngũ ở trường Nguyễn Trãi Sài Gòn, ông đã ra hoạt động xã hội và ông viết là “đã được bầu làm Tổng Thư Ký Hội Học sinh Tình nguyện Cứu tế (có thủ tướng Ngô Đình Diệm là Hội trưởng danh dự.)”

Theo tác giả Hoàng Cơ Định cho biết vì những đổ nát ở Chợ Lớn sau cuộc giao tranh giữa lực lượng của Thủ tướng Diệm và quân Bình Xuyên thì ông và một số bạn Nguyễn Trãi đã “được Thầy Hiệu Đoàn Trưởng Tô Đình Hiền hướng dẫn vào Chợ Lớn làm công tác dọn dẹp trong một số trại tạm cư của nạn nhân chiến cuộc.”

Như vậy, có lẽ cái gọi là “Hội Học sinh Tình nguyện Cứu tế” đã thành hình tại Chợ Lớn, hay có thể là tại Dinh Độc Lập để Thủ tướng Ngô Đình Diệm nhận làm Hội trưởng danh dự cho nó tiện sổ sách? Tôi nghĩ, đã không nghiên cứu Sử học, và nếu ông Đỗ Phan Hạnh không bận đi dạy Anh văn có lẽ miền Nam Việt Nam đã có thêm một tiểu thuyết gia chuyên đề xã hội giả tưởng.

Ông tự khai, trong thời sinh viên, ông đã hoạt động và đảm nhận một số vai trò như “Tổng Thư ký Nguyệt san Thông Cảm của Liên Đoàn Sinh viên Công giáo Viện Đại Học Sai gòn 1962.”

Tôi thật sự ngạc nhiên đến sửng sốt khi đọc tin này. Xin đọc bài viết của Hòa Giang Đỗ Hữu Nghiêm nhan đề Chung quanh nhà nguyện Mai Khôi, nhân kỷ niệm 1954-2005 với gần 100 tên tuổi sinh viên Thiên chúa giáo hoạt động qua 3, 4 thế hệ mà một phần lớn tôi đều biết, đều quen, hay ít lắm đều nghe tiếng. Nhưng tôi chưa hề thấy có tên Đỗ Phan Hạnh trong danh sách sinh viên công giáo. Được biết ông Đỗ Phan Hạnh không phải người công giáo.

Làm thế nào, một sinh viên không phải là tín hữu Thiên Chúa giáo lại có thể làm Tổng Thư ký tờ Thông Cảm. Tôi thật sự không hiểu! Hơn nữa, theo Hòa Giang Đỗ Hữu Nghiêm, tờ “Thông Cảm” đến 1967 vẫn là bán nguyệt san đổi từ dạng in ronéo sang in typo. Đến khi trở thành nguyệt san thì đổi tên là “Hiện Diện” hoạt động dưới danh nghĩa của Liên Đoàn Sinh viên Công giáo Việt Nam (LĐSVCGVN). Nói cách khác không có tờ Nguyệt san Thông Cảm ở Sài Gòn mà chỉ có Nguyệt san Hiện Diện thuộc LĐSVCGVN

Các chức vụ khác của ông Hạnh như Tổng Thư Ký (TTK), Tổng Hội sinh viên Sài Gòn, rồi Tổng Thư ký Cơ quan Tương trợ Đại học Thế giới tại Việt Nam — World University service of Viet Nam (WUS), v.v. Đặc biệt, ông không ghi là ông làm TTK những nhiệm kỳ nào.

Thật ra, lúc đó, 1955, trên thế giới không có tổ chức nào tên là “Cơ quan tương trợ Đại học Thế giới tại Việt Nam” hay  “World University service of Viet Nam (WUS)” như đã thấy trong tiểu sử của ông Đỗ Phan Hạnh mà chỉ có một tổ chức thiện nguyện, phi lợi nhuận tên là “World University Service of Canada”, WUSC (1957), hậu thân của World University Service (WUS, 1950), và International Student Service (ISS, 1920s). Từ năm 1950 WUS chuyển trọng tâm của các hoạt động cứu trợ và xây dựng lại từ châu Âu sang Trung Đông và châu Á. ISS, WUS, và WUSC là tên của tổ chức cứu trợ và tái thiết thành lập tại Canada giúp đỡ cộng đồng nạn nhân chiến tranh, người di cư, và sinh viên toàn thế giới từ sau Đệ Nhất Thế Chiến.

Đọc tiểu sử ông Đỗ Phan Hạnh không khác gì đọc tiểu thuyết hư cấu, lãng mạn.

Độc giả từ miền Bắc, trước 1975, hay bạn đọc cả nước hiện nay đọc bài này có lẽ sẽ ngạc nhiên tự hỏi, “những chuyện nhỏ như (“con kiến”) thế sao tác giả phải đi tìm hiểu, trình bầy làm gì cho mất thời giờ? Xã hội của chúng tôi thì…”

Thưa quý bạn đọc, đó là một khác biệt rõ rệt giữa hai miền Nam Bắc và giữa những con người ở một xã hội đạo đức với những người quen sống trong một môi trường gian dối. Chúng tôi có một nền văn hóa biết tự trọng. Chỉ có vậy thôi. Amen!


(còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục

Nguồn: DCVOnline
09 Tháng Ba 2024(Xem: 565)
Năm nay xuân Giáp Thìn cây anh đào tật nguyền lại nở rộ từ những ngày chớm tết cho đến giờ này. Ông dự định sẽ mời vài người bạn thân ghé nhà để uống trà thưởng hoa như dạo nào…
01 Tháng Ba 2024(Xem: 570)
Anh hùng chỉ là người của một thời, một giai đoạn. Nhưng người tử tế đòi hỏi sự hy sinh thiệt thòi cả một đời! Miền Nam Việt Nam có thể không có nhiều anh hùng, nhưng những người có một tấm lòng và người tử tế thì không thiếu.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 657)
Cũng đã khá lâu tôi có nghe vài người bạn kể rằng họ có xem một bộ phim Đại Hàn có tựa đề là “Bản Tình Ca Mùa Đông”. Tôi nghe rồi cũng bỏ qua chứ không quan tâm gì
01 Tháng Ba 2024(Xem: 448)
Tôi cám ơn bác sĩ rồi theo con ra khỏi phòng mạch. Mọi sự vật trong toà nhà như sáng hẳn lên và rõ ràng, khi ra ngoài, tôi nắm lấy tay con gái, reo lên -Mẹ đã thấy được chiếc lá cây rung rinh trong gió… từng chiếc lá, không phải một khối xanh lay động như trước nữa.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 605)
Trong tiếng Việt giàu đi với sang. Nhưng thời nay, giàu tiền thì nhiều nhưng mà sang thì không có mấy, đốt đuốc cũng khó tìm ra.Bởi sang nằm trong cốt cách, trong cách ứng xử, trong ngôn ngữ thể hiện,
01 Tháng Ba 2024(Xem: 573)
Cây ngọc lan nhân chứng cuối cùng của nhà xứ Tâng đã chứng kiến bao nhiêu cảnh vật đổi sao rời không còn nữa. Cảnh vật và con người trăm năm cũ nay chỉ còn là chuyện kể khúc còn, khúc mất mà thôi.
24 Tháng Hai 2024(Xem: 710)
Người già tức là người lớn tuổi, còn gọi là người nhiều tuổi hay người cao niên… Thế thì bao nhiêu tuổi mới được gọi là người già, người lớn tuổi hoặc người cao niên?
23 Tháng Hai 2024(Xem: 757)
Tình yêu thật sự đã hiếm; tình bạn thật sự còn hiếm hơn”. Tình bạn giữa tôi và Cát Đằng quả là hiếm có. Cát Đằng, tên một loài hoa leo có màu xanh pha tím, mỏng mảnh. Bạn tôi cũng dịu dàng, mềm mại, quý phái như hoa.
23 Tháng Hai 2024(Xem: 966)
Khi hay tin một người bạn đồng nghiệp mới qua đời làm tôi hồi tưởng lại những kỷ niệm khi tôi mới bước chân vào nghề. Những kỷ niệm có vui có buồn đã theo tôi suốt cả cuộc đời dù muốn quên cũng không quên được.
17 Tháng Hai 2024(Xem: 1074)
Lại một năm nữa sắp trôi qua, dù trí thông minh nhân tạo ngày nay đã có thể viết văn, sáng tác thơ, làm phim ảnh một cách dễ dàng, nhưng tôi vẫn thích theo lối cũ, ngồi mò mẫm để viết chút tản mạn chuẩn bị chào đón năm Giáp Thìn 2024.
17 Tháng Hai 2024(Xem: 1000)
Làm sao quên được cái thời hoang sơ của thành phố Đà Lạt. Phong cảnh hữu tình và người thì dễ thương…
16 Tháng Hai 2024(Xem: 856)
Ý Như Vạn Sự là sự bùng vỡ của Trí Tuệ và Từ Bi cùng lúc. Trí Tuệ vì nhận chân bản tánh Như của vạn sự. Từ Bi vì sự bùng vỡ của tình thương yêu bình đẳng đối với vạn sự, cho phép vạn sự là chính nó, tự vận hành theo chu kỳ tuần hoàn sinh-trụ-hoại-diệt của chính nó.
16 Tháng Hai 2024(Xem: 990)
Hà ô Lôi là ai nhỉ? Chỉ được biết Hà Ô Lôi là một tiếng hát tuyệt vời, ảo diệu có thể làm mê hoặc lòng người. Nhưng vì cách đây đã năm thế kỷ nên không có cách gì ghi lại được tiếng hát đó. Người đời sau muốn nghe lại được nó, chỉ còn mỗi một con đường : nghe câu truyện kể về Hà ô Lôi
16 Tháng Hai 2024(Xem: 812)
Bởi vậy, nếu có chàng nào ngơ ngác lạc vào xóm tui, hỏi nhà cô Loan, thì phần nhiều sẽ nhận được câu trả lời rất... chảnh, rất lạnh lùng rằng: - Xóm này hổng có ai tên Loan hết á! Ủa, đang yên đang lành, Tết đến mần chi, để tôi bỗng nhớ da diết xóm cũ thương yêu của tôi thế này! Thôi, tui đi khóc đây.
07 Tháng Hai 2024(Xem: 1692)
Trong cuộc sống của chúng ta đôi khi có những cuộc gặp gỡ thật tinh cờ … dù ngắn ngủi nhưng cũng để trong lòng nhau những tình cảm quý mến chân tinh và trân trọng
06 Tháng Hai 2024(Xem: 767)
Phải chăng Tiếu ngạo giang hồ thể hiện được tính lãng mạn cao độ, khát vọng tự do của con người? Phải chăng đó cũng là tâm thức và nỗi khát vọng của chính tác giả Kim Dung?
05 Tháng Hai 2024(Xem: 712)
Các cựu học sinh nổi tiếng của trường này là hoàng đế Bảo Đại, quốc vương Sihanouk, tổng trưởng dân vận chiêu hồi Hoàng Đức Nhã, chuẩn tướng Dương Mộng Bảo…
03 Tháng Hai 2024(Xem: 1710)
Có thể nói đọc báo Xuân trong những ngày Tết là thú tiêu khiển tao nhã, là món ăn tinh thần lành mạnh, là nét đẹp văn hóa của cha ông đã có từ xa xưa,
29 Tháng Giêng 2024(Xem: 968)
Tết con rồng thứ ba của thế kỷ 21 sẽ bắt đầu từ ngày 10 tháng 2 – 2024. Mong rằng suốt năm con rồng đừng có thêm biến cố chết người để khỏi nghe các lời bàn của các nhà mê tiên tri