Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Đỗ Thế Vinh - SẮC ĐẸP QUA THI CA

12 Tháng Tám 201610:43 SA(Xem: 21632)
GS. Đỗ Thế Vinh - SẮC ĐẸP QUA THI CA

SC ĐP QUA THI CA

 

 

Lên năm đệ nhất, tôi được học triết với thầy Trần Bích Lan tức thi sỹ Nguyên Sa. Thầy đã giảng về thi ca tả sắc đẹp của người đàn bà qua các thời đại và để lại một ấn tượng rất sâu đậm trong tôi. Đoạn văn sau đây dựa vào lời bình thơ ngắn gọn của thầy Trần Bích Lan trong một buổi mạn đàm sau giờ dạy triết tại lớp tôi ở trường Chu Văn An vào khoảng cuối năm 1963. Tôi đã tự nới rộng, thêm thắt ý mình, say mê kể lại cho nhiều bạn bè khi bàn luận về thơ văn và cái đẹp.

 

Trong Cung Oán Ngâm Khúc, Ôn Như Hầu (1741-1798) đã tả sắc đẹp "chim sa, cá lặn" của người cung nữ, đẹp cho đến nỗi chim và cá trở nên mê muội, say sưa trong vẻ đẹp. Trăng và hoa cũng phải say đắm mùi thơm. Những giai nhân như Tây Thi và Hằng Nga đều ngẩn ngơ, bàng hoàng hoảng sợ không ngờ người cung phi đẹp hơn mình đến thế.

 

tay thi

 

Chìm đáy nước cá lừ đừ lặn, 
Lửng lưng trời nhạn ngẩn ngơ sa, 
Hương trời đắm nguyệt say hoa, 
Tây Thi mất vía, Hằng Nga giật mình. (1)

 

Qua đến thời Nguyễn Du (1765-1820), ông đã tả sắc đẹp chi tiết rõ ràng hơn, dùng vẻ đẹp của thiên nhiên như "khuôn trăng", "nét ngài", "mây thua nước tóc", ''tuyết nhường màu da" so sánh với người đẹp Thúy Vân và "làn thu thủy", "nét xuân sơn" khi so sánh với người đẹp Thúy Kiều. Thay vì diễn tả tình cảm ghen giận của những giai nhân khác như Tây Thi Hằng Nga, Nguyễn Du đi xa hơn đã diễn tả tình cảm của ngay cả những vật vô tri vô giác trước vẻ đẹp của Thúy Kiều. Qua ngòi bút sáng tạo của ông, hoa cũng phải ganh ghét, ghen tỵ vì thua sắc thắm và  liễu cũng phải tức tối, hờn giận vì kém vẻ xanh.

 

Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
So bề tài, sắc, lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.(2)

 

Sau đó ở thời đại Lưu Trọng Lư (1911-), người thi sỹ phải sáng tạo ra những ý tưởng và văn từ mới không thể dùng lại điều những thi sỹ thế hệ trước đã dùng. Trong bài "Trăng Lên" khi nói về sắc đẹp của người con gái, Lưu Trọng Lư không dùng ngoại cảnh, giai nhân khác hay ngoại vật để diễn đạt và so sánh nữa, ông đã dùng chính mình và tình cảm "hớp hồn", mê say của chính mình để tả sắc đep của người con gái. Cặp mắt của giai nhân đã làm choáng váng người thi sỹ khiến ông nửa say nửa mơ thấy cặp mắt trong đẹp thành một dòng sông thu hút ông đắm đuối chết lặng trong dòng mắt ấy.

 

Vừng trăng lên mái tóc mây,
Một hồn thu tạnh, mơ say hương nồng.
Mắt em là một dòng sông
Thuyền ta bơi lội trong dòng mắt em.(3)

 

thieu nu

 

Tôi không rõ Lưu Trọng Lư có bị ảnh hưởng của nhà thơ pháp Jacques Prévert (1900-1977) hay hai thi sĩ cùng thời ấy không hề biết nhau đã cùng sáng tạo sự diễn tả lòng đam mê mãnh liệt và cảm xúc say sưa tột cùng của mình trước cặp mắt đẹp của giai nhân. Trong Paris At Night (Trois Allumettes), Jacques Prévert cũng dùng tình cảm say mê, đắm đuối diễn tả cặp mắt đẹp mê hồn luôn hiện hữu trong tâm trí ông, nhất là trong đêm tối khi ông ôm người đẹp trong tay mình.

Trois allumettes une à une allumées dans la nuit
La première pour voir ton visage tout entier
La seconde pour voir tes yeux
La dernière pour voir ta bouche
Et l'obscurité tout entière pour me rappeler tout cela,
En te serrant dans mes bras. (4)

Thâm Tâm (1917-1950) và Đinh Hùng (1920-1967) thay vì nói về cảm xúc rung động của chính mình là thi nhân trước vẻ đẹp như Lưu Trọng Lư và Jacques Prévert, đã thay đổi cách diễn tả vẻ đẹp qua tâm tư và hành động của chính giai nhân. Cả hai thi sỹ đưa vào một sáng tạo mới thoát bỏ ảnh hưởng của những thi sỹ đi trước khi nói lên được cái đẹp "động" thay vì "tĩnh" của cặp mắt giai nhân.Thâm Tâm đã đưa được cảm xúc vào cặp mắt trong đẹp nhưng đầy u uẩn khi ông diễn tả tâm tình của người yêu lúc chia ly trong "Tống Biệt Hành". Cặp mắt đẹp phản ánh nỗi buồn mênh mông như cả một hoàng hôn đang chìm v ào đêm tối u buồn của chia ly xa cách.

Đưa người ta không đưa sang sông 
Sao có tiếng sóng ở trong lòng? 
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt, 
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?(5)

 

Trong tưởng tượng và say mê, Đinh Hùng qua bài "Tình Tự Dưới Hoa"cũng đã hứng khởi phác hoạ cái đẹp liêu trai của giai nhân như vầng trăng tròn trong đêm tối. Nhà thi sỹ thấy đôi mắt giai nhân trong, đẹp, và nguyên thủy hoang sơ cho đến nỗi đã phản ánh rõ rệt minh chứng được sự trong trắng ngây thơ tựa những lá dừa hoang dại đang "lả" xuống, buông lơi xào xạc bay trong gió. Đẹp hơn nữa, đôi mắt sâu thẳm thấu hồn dường như đã nói lên được tất cả tình yêu trinh nguyên trọn vẹn của giai nhân mà không cần diễn tả bằng lời.

 

Chưa gặp em, tôi vẫn nghĩ rằng 
Có nàng thiếu nữ đẹp như trăng 
Mắt xanh lả bóng dừa hoang dại 
Thăm thẳm nhìn tôi không nói năng(6) 


Sang đến thời Nguyên Sa (1932-1998), trong "Tháng Sáu Trời Mưa" thay vì so sánh trắng như ánh sáng và mướt như cỏ Xuân, nhà thi sỹ đã nói lên phản ứng và nhu cầu của chính mình trước vẻ đẹp đang chiêm ngưỡng mà không còn cần ánh sáng và cỏ Xuân mềm dịu nữa. Đi xa hơn một bước, Nguyên Sa đã phát hiện được người đàn bà chính là nhan sắc, là vẻ đẹp (beauty itself) và không còn là người đàn bà chỉ có thuộc tính của cái đẹp hoặc giống như vẻ đẹp nhất (the most beautiful woman) nữa. Khi thi sĩ gọi tên người đàn bà đẹp nhất là "nhan sắc" thì chữ giai nhân tự nó không còn nữa vì người đẹp từ nay đã được thăng hoa thành nhan sắc.

 

Da em trắng anh chẳng cần ánh sáng 
Tóc em mềm anh chẳng thiết mùa xuân 
Trên cuộc đời sẽ chẳng có giai nhân 
Vì anh gọi tên em là nhan sắc (7)

 

Đỗ Thế Vinh

Phóng tác theo ý của thi sỹ Nguyên Sa

 

 

Nguồn:

(1) http://chimviet.free.fr/vanco/cungoan/cungoan.htm

(2) http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/kieu/kieu_0001-0244.html

(3) http://vannha.tripod.com/thivanvn/luutronglu/luutronglu.htm

(4) http://francais.agonia.net/index.php/poetry/116729/index.html

(5) http://edu.go.vn/e-tap-chi/tin/3/10/13495/cam-nhan-tong-biet-hanh-cua-tham-tam.html

(6) http://chutluulai.net/forums/showthread.php?t=3024

(7) http://www.thica.net/2008/03/13/thang-sau-tr%E1%BB%9Di-m%C6%B0a/

 

21 Tháng Mười 2023(Xem: 2967)
tôi đã không có cơ hội nào thực hiện cái lời hứa ấy. Sau này, gặp lại được hai dì cùng lứa tuổi dì Xinh tỵ nạn sang đây. Họ đã không biết gì về số phận dì Xinh nữa.
21 Tháng Mười 2023(Xem: 3064)
“…Em yêu phút giây này Thầy em, tóc như bạc thêm Bạc thêm vì bụi phấn đã cho em bài học hay Mai sau lớn nên người .Làm sao, có thể nào quên?
06 Tháng Mười 2023(Xem: 2924)
Những tiến bộ điện tử giúp ích con người nhiều mặt nhưng cũng có mặt chúng làm thui chột trí óc và thể chất của chúng ta tỉ như làm chúng ta lười suy nghĩ
23 Tháng Chín 2023(Xem: 3149)
Có những nhà văn mà phong cách trí thức cũng như tình người để lại trong tôi những dấu ấn sâu sắc đến khó quên.
23 Tháng Chín 2023(Xem: 3367)
Kể từ đó tôi đã có hướng nhìn rõ hơn về tương lai của mình là khi lớn lên tôi phải trở thành một nhà giáo, đó là một mơ ước mà tôi phải cố gắng biến nó thành hiện thực.
23 Tháng Chín 2023(Xem: 3289)
sau gần nửa thế kỷ tồn tại qua những thăng trầm biến động của thời cuộc, rạp KH vẫn còn hiện hữu mãi trong ký ức của người dân BH xưa về một thời huy hoàng tráng lệ ...
23 Tháng Chín 2023(Xem: 3067)
giáo chức sĩ quan biệt phái tức là những thầy giáo do lệnh tổng động viên đã phải nhập ngũ một thời gian trưỡc khi được “biệt phái” về dạy học lại cũng phải đi “học tập cải tạo”.
12 Tháng Chín 2023(Xem: 3130)
Chúng ta “ăn để mà sống” hay “sống để mà ăn”? Tôi vẫn nghĩ rằng, mọi người đều phải trải qua cả hai giai đoạn kể trên, khi còn trẻ sung sức thì “sống để ăn”, và khi tuổi về xế chiều thì “ăn để sống”.
12 Tháng Chín 2023(Xem: 2970)
Xin ghi nhận như một lời chia sẻ về một nhà văn lớn đã khuất. Tôi nghĩ viết một nhà văn lớn không bao giờ là thừa, dù thời đã qua.
10 Tháng Chín 2023(Xem: 3220)
Mất một chiếc vớ kể như mất cả đôi, chẳng thể mang một chiếc nhảy lò cò mọi nơi. Còn một thúng vớ lẻ bạn đang nằm thương nhớ kẻ bạc tình thì sao?
10 Tháng Chín 2023(Xem: 3320)
Bây giờ chúng ta đã ở ngưỡng cửa của mùa thu. Ngày xưa, rất nhiều nhạc sĩ của ta đã cảm xúc cái mùa lành lạnh với lá vàng rơi rụng nhưng rất lãng mạn này và đã cho ra những tuyệt tác để đời.
02 Tháng Chín 2023(Xem: 3646)
đã xưng tội trong mùa chay nhưng vẫn luôn phạm tội vì đường trần còn tơ vương khanh tướng, giữa chốn vô thường chỉ là tạo vật. Chúa và Phật phải chọn ai đây chỉ cầu mong còn có những cơn mưa…
28 Tháng Tám 2023(Xem: 3526)
Tọa lạc ở chợ BH ngay giữa ngã ba đường Lê văn Lễ và Cô Giang, vào những thập niên 1960-1970s, Tứ Lợi là tiệm tạp hóa lớn do người Hoa làm chủ, chuyên bán sỉ và lẻ đủ loại nhu yếu phẩm
26 Tháng Tám 2023(Xem: 3269)
Có bao giờ chúng ta chân thành xin lỗi cha mẹ chưa? Một câu xin lỗi xuất phát từ trái tim sám hối. Một câu hỏi mà bây giờ đứng cận con đường sinh tử ta hỏi lại mình .
22 Tháng Tám 2023(Xem: 3153)
Trong mùa tựu trường năm nay, người giáo già như tôi không khỏi trăn trở khi nghĩ đến những cháu nhỏ ở Việt Nam ngày nay bao giờ sẽ hưởng được một nền giáo dục dân tộc
17 Tháng Tám 2023(Xem: 3087)
Bài học của tôi là thế đó. Tôi đã tự nhủ với mình đừng làm gì khác hơn vui chơi mà vẫn bị sụp hầm. Từ nay tôi sẽ mắt sáng như sao, thật cảnh giác để không bao giờ lọt bẫy mấy tên hacker kia nữa.
12 Tháng Tám 2023(Xem: 3167)
Tôi viết bài này như một lời chia tay, chưa biết ai là kẻ thắng cuộc, ai là kẻ thua cuộc. Hẹn kỳ World Cup bốn năm tới với nhiều hứa hẹn mới.
11 Tháng Tám 2023(Xem: 3903)
Xin vĩnh biệt người thầy đáng kính của nhiều thế hệ và chúc thầy an bình thanh thản nơi cõi vĩnh hằng sau khi đã hoàn thành sứ mạng cao cả của một lương sư.
11 Tháng Tám 2023(Xem: 3335)
Vậy đó, tự bao giờ mà chúng ta, những bạn bè quen biết từ lâu, bỗng dưng nghi ngờ cảnh giác lẫn nhau? “Hiện đại là hại điện” đấy thôi, mọi sự phát triển luôn kèm theo những bất cập, những sơ hở hiểm nguy,
11 Tháng Tám 2023(Xem: 3582)
Một nén hương lòng để tưởng nhớ đến Dì Sáu - một bà tiên giữa đời thường trong lòng tôi. Nguyện cầu cho Dì được an nghỉ đời đời trong tình yêu của Chúa, nơi Dì suốt đời nương tựa và dâng lên niềm tin tuyệt đối.