Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Tham vọng viết lại lịch sử Việt Nam: Trường hợp Thụy Khuê (7a - phần 1)

09 Tháng Sáu 201612:55 CH(Xem: 17519)
GS. Nguyễn Văn Lục - Tham vọng viết lại lịch sử Việt Nam: Trường hợp Thụy Khuê (7a - phần 1)

Tham vọng viết lại lịch sử Việt Nam: Trường hợp Thụy Khuê (7a - phần 1)


mmTrước đây, thời Việt Nam Cộng hoà, giáo sư Trương Bửu Lâm đã bày tỏ một mơ ước: Có một nền sử học Quốc Gia. Ông nhận thấy môn sử học ở Việt Nam trong các trường trung học bị coi nhẹ. 

Jean-Baptiste Chaigneau và chiếu phong quan của Hoàng đế Gia Long , 1802. Nguồn:  Văn khố Chaigneau

Quan đại thần Jean-Baptiste Chaigneau Nguyễn Văn Thắng và chiếu phong quan của Hoàng đế Gia Long , 1802. Nguồn: Văn khố Chaigneau

Thầy giáo không chuyên nghiệp và sử học là môn học để dạy trám chỗ. Ước mơ của ông Trương Bửu Lâm chưa bao giờ thành hiện thực thì xảy ra cảnh mất miền Nam.

Sử học kể từ đó trở thành công cụ tuyên truyền. Nói chung thì sử học Việt Nam hiếm có cơ hội là tiếng nói độc lập. Ngay cả khi độc lập rồi thi cũng là tiếng nói của vua chúa, của kẻ cầm quyền.

Tuy nhiên phải nhìn nhận những nỗ lực cá nhân vẫn có. Những tiếng nói thốt lên từ đáy vực cũng như tiến rên vang bày tỏ khát vọng sự thật vẫn không thiếu.

Những bậc đàn anh đáng kính vẫn là những gương soi cho thê hệ sau như trường hợp sử gia Trần Trọng Kim.

Sau này ở hải ngoại vẫn cần được đánh giá lại đúng mức trong trường hợp nhưng người cầm bút viết sử như Tạ Chí Đại Trường, Nguyễn Phương và Nguyễn Khắc Ngữ. Trong số ấy Nguyễn Khắc Ngữ là thiệt thòi hơn cả vì sách tài liệu của ông it được phổ biến lại thêm yểu mệnh!

Trong thời gian gần đây, nhiều tác giả khác cũng đã lên tiếng! Cùng với sự xuất hiện của ông Nguyễn Quốc Trị là bà Thụy Khuê. Cạnh đó còn có bộ sách nhiều tập của Lê Mạnh Hùng cũng cùng một tham vọng: Nhìn lại Sử Việt.

Như vậy sử Việt là có vấn đề? Đương nhiên rồi. Chẳng những cần nhìn lại mà viết lại nữa!

Hai tập tài liệu của ông Nguyễn Quốc Trị và Lê Mạnh Hùng, tôi chưa có điều kiện đọc hết nên không thể có ý kiến.

Thụy Khuê sau nhiều năm cũng nhận thấy có một nhu cầu viết lại sử nên bà đã viết một tài liệu biên khảo nhan đề Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long, viết năm 2015 và được Diễn Đàn Thế Kỷ cho đăng.

Tập tài liệu khá dầy, giới hạn khoảng thời gian từ năm 1777-1802, gồm chừng 4-5 trăm trang đánh máy và chia ra làm nhiều chương.

Mỗi chương đề cập đến một tác giả, hầu hết là người ngoại quốc, đặc biệt là các thừa sai người Pháp. Hoặc là các sử gia, nhà ngoại giao.

Như Alexis Faure, tác giả cuốn Monseigneur Pigneau de Béhaine, Évêque d’Adran, Paris 1891.

Hay cuốn A voyage to Cochinchina của John Barrow, nhà ngoại giao, Luân Đôn, 1806.

Cuốn khác của Montyon, Exposé Statistique du Tonkin de la Cochinchine, du Cambodge, du Tsiampa, du Laos, par M. M-N sur la Relation de M. de la Bissachère. Mission dans le Tunkin 1811, Luân Đôn

Tiếp theo là cuốn sách của Bissachère, La Relation sur le Tonkin et la Cochinchine de Mr de la Bissachère do Charles B. Maybon viết lời giới thiệu, Paris 1920.

Cuốn khác của Maybon, cuốn Histoire moderne du pays d’Annam, 1920.

Nguồn:  Plon-Nourrit et Cie (Paris) 1920

Nguồn: Plon-Nourrit et Cie (Paris) 1920

Và cuối cùng là chương, Học giả Cadière và tập san Đô Thành Hiếu Cổ.

Phần còn lại là mỗi chương, mỗi phê phán một nhân vật người Pháp đã cộng tác với Bá Đa Lộc như Le Brun và Puymanel, De Forcanz và Le Brun, rồi Olivier De Puymanel và Laurent Barisy, Jean Baptiste Chaigneau Nguyễn Văn Thắng.

Cũng cần nói thêm là trong phần mở đầu trước khi vào sách, bà Thụy Khuê đã dành ít trang để giải thich về Nhu cầu viết lại lịch sử thời Pháp thuộc.

Theo bà, sở dĩ có nhu cầu cầu ấy vì các sử gia như Louis Eugène Louvet (1838-1900) với cuốn La Cochinchine Religieuse, Paris, 1885 cũng như cuốn L’Empire d’Annam của Charles Gosselin, Paris, 1904 là những tác giả người thực dân Pháp nên thường có quan điểm bênh vực cho chính sách của thực dân Pháp và thường cực lực lên án các vua quan triều Nguyễn.

Ngoài ra bà còn liệt kê các sử gia Việt Nam kể từ Trương Vĩnh Ký đến Trần Trọng Kim rồi Phan Khoang, Nguyễn Thế Anh, Tạ Chí Đại Trường, Nguyễn Khắc Ngữ. Bà cho rằng những vị này đều sử dụng tài liệu của Pháp nên bà xếp họ vào loại “sử gia thuộc địa”.

Đặc biệt, chương 2, bà Thụy Khuê dành để giới thiệu Bộ sử Nguyễn Văn Tường của ông Nguyễn Quốc Trị mà bà trân trọng viết,

Sách của Nguyễn Quốc Trị. Nguồn: NQT

Sách của Nguyễn Quốc Trị. Nguồn: NQT

Bộ sử Nguyễn Văn Tường của Nguyễn Quốc Trị là một công trình nghiên cứu thận trọng và chi tiết, mở đầu cho một khuynh hướng tìm lại và đọc lại lịch sử Việt Nam.”(1)

Cảm tưởng của tôi là bộ sử của Nguyễn Quốc Trị như một chỉ dẫn hay một cảm hứng cho bà Thuỵ Khuê khi viết tài liệu này.

Sau đây, chúng ta thử xem tham vọng viết lại lịch sử của bà có đạt được không?

Vấn đề sử quan và cảm tưởng của một người đọc

Sử quan của người viết sử thường là cớ sự cho sự bất đồng. Tránh được sự bất đồng này là điều khó khăn nhất trong việc nghiên cứu sử học. Nguyên tắc này tỏ ra thích hợp trong trường hợp bà Thụy Khuê

Nhưng người ta lại không thể viết sử mà lại không có quan điểm? Viết không thể không có chủ đích? Viết không thể không có một lối nhìn. Viết là một dự phóng, cho nên viết luôn luôn bao hàm cái dụng ý của người viết. Muốn viết gì và viết cái gì. Tại sao viết và tại sao không viết.

Tôi viết bài này với tư cách một người đọc, nhờ đó tránh được nhiều yêu sách của việc phê bình.

Cảm thức đầu tiên khi đọc tập tài liệu này là khả năng thuyết phục của tác giả Thuỵ Khuê là yếu. Viết như tác giả khó mà thuyết phục ngay cả đối với loại độc giả dễ tính.

Tác giả để lộ ra nhiều sơ xuất, kẽ hở có thể tránh được và không tránh được. Tác giả có lẽ cần xem lại mình trong việc trích dẫn và các dùng tài liệu. Tác giả để lộ ra thái độ khá chủ quan, thiên lệch, một chiều.

Người ta không tìm thấy tính cách tương đối, trung dung, tính cách nhiều mặt của một sự kiện lịch sử để đạt tới một kết luận khách quan hơn.

Chính vì thế, tác giả không kiềm chế được mình, dằn vặt với các nhân vật lịch sử như thể họ còn đang sống, như thể trút hận oán lên họ. Đồng thời, đối với người sống, sử học trở thành cớ sự cho những lời nguyền rủa ác ý. Cảm tưởng của một người đọc là tác giả dùng sử học để trút hận, để dằn vặt người khác.

Người chết và nhất là người sống trở thành nạn nhân về những điều họ không làm, hoặc không biết đến. Nếu nói theo truyền thống văn hóa chửi của người miền Bắc thì đây là cơ hội ‘đào mả’ người khác lên!

Trút hận lên những nhân chứng lịch sử thì ích gì và ta được gì? Một cách nào đó gián tiếp, tác giả hành người đọc. Nhiều lúc chán nản không muốn tiếp tục đọc để tự làm khổ mình, thú thực, nhiều lúc tôi đã muốn “buông”.

Buông được là tự giải phóng mình ra khỏi sự phiền hà, sự khó chịu, sự bực mình không cần thiết. Chắc rằng nhiều bạn đọc khác khi đọc tác giả cũng bắt gặp những cảm giác khó chịu tương tự. Hy vọng như vậy.

Tham vọng viết lại sử của tác giả vì thế không thể thực hiện nổi với lối viết như thế. Nó sẽ trở thành những tiếng kêu trên sa mạc!

Sau đây là  một số nhận xét về nội dung cuốn sách.

Phần Một: Sự phê phán các nhà sử học Việt Nam

Hầu như phần lớn các sử gia đều trở thành đối tượng phê phán của tác giả mà bà gọi chung là “Sử quan thuộc địa”. Sự phê phán ấy bao gồm hầu như bất cứ sử gia Việt Nam nào có tiếng tăm!

Chỉ bốn chữ này thôi tự nó đã là bản án, đã gây tranh cãi ồn ào rồi. Nhưng thế nào thì được gọi là sử quan thuộc địa?

Theo bà Thuỵ Khuê, gọi là sử quan thuộc địa tất cả “những sử đã chép lại những thông tin bịa đặt của giáo sĩ La Bissachère mà không đặt vấn đề”. (Thuỵ Khuê, Chương Trước khi vào sách).

Bà viết tiếp,

“Để hoàn tất những nhiệm vụ này, một số giáo sĩ đôi khi, không phải bẻ cong ngòi bút, mà chỉ viết một nửa sự thật: ví dụ mô tả việc xử tử giáo sĩ một cách cực kỳ dã man, nhưng không nói đến nguyên nhân tại sao họ bị xử tử; không nói đến luật hình ở Việt Nam; dấu kỹ những hoạt động chính trị giúp phe nổi loạn chống lại triều đình với tham vọng một nhà nước thiên đạo hoặc nhà nước Thiên Chúa giáo (Lê Văn Khôi, Lê Duy Lương, Tạ Văn Phụng.) Thậm chí giáo sĩ Louvet còn “dịch” một đoạn dụ rất tàn ác bảo là của vua Tự Đức, trong có câu ‘Những thầy tu người Việt, dù có chịu bước qua thánh giá hay không cũng bị chém làm đôi (…) Những kẻ tàng trữ người Âu trong nhà cũng bị chém ngang thân vứt xuống sông’ không hề tìm thấy ở đâu. Những giáo sĩ này, dường như cố tình đưa bộ mặt ‘dã man’ diệt đạo của vua quan nhà Nguyễn, để giáo hoàng can thiệp, để chính quyền Pháp có ‘chính nghĩa’ đưa quân vào đánh. Nhiệm vụ của họ là vinh thăng sứ mệnh truyền giáo.”

Người viếtế có cảm tưởng có sự gán ghép sử quan thuộc địa vào công việc truyền giáo, công việc giết hại giáo dân.

Đây là một đoạn văn đầy cảm tính, hận oán chưa từng gặp ở bất cứ nhà sử học nào trước đây.

Chính vì thế, những người viết sử từ Trương Vĩnh Ký với cuốn Cours d’histoire annamite, 1875. cũng được xếp loại sử quan thuộc địa. Đọc lại cuốn sử của Trương Vĩnh Ký người ta thấy ngay từ lời nói đầu cho thấy ông là một học giả dù uyên tham nhưng vẫn tỏ ra đầy lòng khiêm cung và từ tốn hết mực. Nhan đề cuốn sách của ông nói là để dùng cho học sinh Nam Kỳ và hy vọng các lớp trẻ nối tiếp công trình của ông một cách đầy đủ hơn. Tuy nhiên, có một chi tiết là Trương Vĩnh Ký không ngần ngại kết án vua Minh Mạng trong vụ án giết vợ và hai con của Hoàng Tử Cảnh. Về điều này, Sử của Trần Trọng Kim đã tránh không đề cập tới.

Tuy nhiên, những lời kết án của bà Thụy Khuê là vu vơ mà không chỉ rõ Trương Vĩnh Ký là sử quan thuộc địa ở chỗ nào? Bà không đưa ra bất cứ một nhận xét nào đến độ tôi nghi ngờ rằng bà chưa hề có dịp đọc cuốn sách này.

Bà chỉ viết:

“Henri Cordier cho biết cuốn sử đầu tiên mà độc giả Pháp được biết đến về nước Nam là “Cours d’histoire annamite” (Giáo trình lịch sử An Nam) của Trương Vĩnh Ký in năm 1875.”(2)

Người được trích dẫn và nói tới nhiều nhất là Tạ Chí Đại Trường. Tuy thế, từ khi Thuỵ Khuê cho đăng tải tác phẩm “Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long” cho đến cuối đời, sử gia Tạ Chí Đại Trường không hề nhắc đến nó.

Người duy nhất còn lại hiện nay là giáo sư sử học Nguyễn Thế Anh hoặc học trò thân cận của ông, giáo sư Trần Anh Tuấn.

Tôi chú trọng nhiều đến cái chủ đích tại sao bà Thụy Khuê lại viết như thế. Một lối viết sử sô vanh và chậm tiến: vừa Sô vanh dân tộc và nhất là sô vanh tôn giáo.

(còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục

Nguồn: DCVOnline

17 Tháng Sáu 2023(Xem: 2905)
Việc gắn bó gần gũi với chợ LB ngay từ hồi niên thiếu đã cho tôi một miền ký ức ngọt ngào khó quên dù đã nhiều năm sống xa quê hương.
15 Tháng Sáu 2023(Xem: 3042)
Bây giờ dù đã bước đến buổi hoàng hôn của cuộc đời ta vẫn ước ao có phép mầu nào đưa ta đi ngược thời gian trở về tuổi học trò mơ mộng
11 Tháng Sáu 2023(Xem: 2922)
Cho đến bây giờ, tôi cũng không biết làm sao Ông có đủ thì giờ và sức khỏe để hoàn thiện tất cả mọi chuyện, mọi vai trò từ trong gia đình ra đến xã hội.
11 Tháng Sáu 2023(Xem: 2960)
“Người con gái phi thường” đó là cô Nguyễn Thị Oanh, một người con gái 27 tuổi, cao 1 thước 50, nặng 45 kí. Tuy trước đó cô đã 8 lần đoạt huy chương trong nhiều lần tranh giải SEA Games
10 Tháng Sáu 2023(Xem: 3776)
Năm nay ban Tân Chấp Hành Ngô Quyền đứng ra đảm nhiệm tổ chức. Kính mong được sự hổ trợ tích cực của Thầy Cô và tập thể Cựu học sinh NQ chúng ta,
09 Tháng Sáu 2023(Xem: 3068)
Cuộc nội chiến Hoa Kỳ cho chúng ta một bài học: đó là bài học của người lính dũng cảm cả hai phe trong chiến tranh và người chiến thắng quân tử của thời hậu chiến.
09 Tháng Sáu 2023(Xem: 2949)
Dãy phố Tây 5 căn tọa lạc tại trung tâm đường THĐ Biên Hòa (BH) trước 1975, đối diện với chợ Lò Bò gồm 5 căn nhà liền kề (số nhà 38-40-42-44-46).
22 Tháng Năm 2023(Xem: 2962)
Xin chúc mừng ngày lễ vàng của anh chị Minh & Hoa. Chúc mừng những cặp tình nhân đã cùng bên nhau sắc son bền vững 50 năm, 60 năm, 70 năm. Xin ơn trên giúp đỡ và chúc phúc cho họ.
19 Tháng Năm 2023(Xem: 3057)
chúc mừng gia đình anh cựu học sinh khóa 6 Trần Văn Việt.” Lớp hưng phế xô nghiêng từng triều đại “nhưng chúng ta còn có những mầm xanh.
17 Tháng Năm 2023(Xem: 2436)
Sau cái ngày nghiệt ngã của tháng tư 1975 Đồi Cù đã bị nhốt trong vòng kẽm gai gần bốn thập niên, nay người ta đã mang ra hành quyết.
15 Tháng Năm 2023(Xem: 2836)
Con của má sẽ là một bà mẹ hiền, một bà nội, bà ngoại dễ thương của các cháu. Má là bài thơ tuyệt vời con đọc hoài mà vẫn thấy hay, là cuốn sách học làm người con học mãi không xong.
14 Tháng Năm 2023(Xem: 6426)
Để rồi 48 năm sau cũng vào buổi trưa ngày 29 tháng 4 năm 2023 tại San Diego, tôi mất Mẹ. Tôi đang nhớ Mẹ, nhớ thật nhiều… Mẹ ơi con đã già rồi, con ngồi nhớ mẹ khóc như trẻ thơ… (*)
09 Tháng Năm 2023(Xem: 2771)
Chị chỉ mong được nhìn thấy nụ cười thương yêu của người thân, con cái, bạn bè khi nghĩ tới chị. Như vậy con sông đời chị thật thoải mái hòa nhập vào hư không để giữ lại niềm vui và một nụ cười.
09 Tháng Năm 2023(Xem: 2675)
Tọa lạc gần thành phố Atlanta, tiểu bang Georgia, tòa nhà Thư Viện một tẩng, khiêm tốn nằm giữa một khu rừng tươi xanh, mát mắt.
08 Tháng Năm 2023(Xem: 2506)
Tôi vẽ lại những ước muốn cho tương lai của chúng tôi : được sống trên một đất nưóc tự do, được đi học thành tài, đi làm và sẽ có những đứa con xinh xắn . . .
30 Tháng Tư 2023(Xem: 3122)
Ngày 21/4/2023, Ban Giám khảo “Cino-Del-Duca” công bố quyết định trao tặng giải năm nay cho bà Dương Thu Hương nhằm “tôn vinh một nhà văn lớn vì nhân cách và sự nghiệp xuất sắc,
28 Tháng Tư 2023(Xem: 2939)
Đàn bà chúng tôi luôn luôn là nạn nhân trong cuộc chiến. Người đàn ông không thế nào hiểu được sự kiên trì chịu đựng của phụ nữ khi hy sinh cho người mình yêu thương.
28 Tháng Tư 2023(Xem: 3507)
Như đồng cảm với chúng tôi, ngày 30 tháng 4 hàng năm, giữa mùa Xuân ở Mỹ, mà trời vẫn đầy mây xám. Và nỗi đau năm xưa vẫn nhói lên ngút ngàn, chất ngất.....
27 Tháng Tư 2023(Xem: 2545)
Câu chuyện vượt biên, đến trại tỵ nạn, qua bao nhiêu năm, tôi chưa bao giờ kể lại. Những tưởng là ký ức đa vùi sâu dưới lớp bụi mờ, bỗng trở về trong tháng 4 như chuyện mới xảy ra ngày hôm qua.
27 Tháng Tư 2023(Xem: 2982)
. Ngày ngày anh Sáu xách cái ba lô tiền sử đó theo các chị bên công đoàn vận động các gia đình công nhân trong kế hoạch. "MỘT GIA ĐÌNH CHỈ ĐƯỢC CÓ HAI CON."