Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Thực dân và dân thuộc địa nhìn vào nhau (6b - phần 2)

02 Tháng Sáu 201612:28 CH(Xem: 17816)
GS. Nguyễn Văn Lục - Thực dân và dân thuộc địa nhìn vào nhau (6b - phần 2)

Thực dân và dân thuộc địa nhìn vào nhau (6b - phần 2)


Có hai loại phản ứng: Phản ứng thuận chiều và trái chiều

Phản ứng thuận chiều

Tháng tư, 1956, người Pháp chính thức cuốn cờ và triệt thoái khỏi miền Nam Việt Nam chấm dứt chế độ thực dân Pháp sau ngót một thế kỷ. 80 năm có lẻ ở Nam Kỳ và 60 năm ở Bắc Kỳ.

Miền Nam lúc bấy giờ có khoảng 7000 người Việt mang quốc tịch Pháp. Người ta ghi nhận đã có hơn 6000 người trong số đó xin hồi tịch.

Nhưng xé bỏ một tờ căn cước có đủ để người ta quay trở về cội nguồn với con người Việt Nam không? Xóa đi một cái ranh giới địa lý hay ranh giới pháp lý chỉ cần làm một cử chỉ “cái roẹt” là xong; nhưng cái ranh giới tinh thần là công việc còn lại của mỗi người, có khi làm cả đời không xong!

Chế độ thực dân chính thức không còn nữa và người Mỹ đến thay thế chỗ của người Pháp.

Phần ông Diệm, ở bình diện cơ chế, coi như ông đã thực hiện được hai bước trong tiến trình ba bước chính trị của ông: Bài Phong, Phản Đế, Diệt Cộng.

Nhưng ở mặt tinh thần, nước Pháp xa cách Việt Nam 16.000 cây số, vậy mà về mặt tâm tư thì nhiều người Việt Nam sinh sống ở VN cảm thấy “gần” nước Pháp hơn là người hàng xóm của mình. Bạn đọc có thể đọc thêm cuốn “Going Indochinese: Contesting Concepts of Space and Place in French Indochina”, (1995, 2012), của Christopher E. Goscha, hay bản tiếng Pháp “Indochine ou Vietnam” tác  giả mới xuất bản 2015.

Cựu Thủ tướng Trần Văn Hữu còn đi xa hơn, vào năm 1946 có chủ trương tách Nam Việt Nam ra khỏi Quốc Gia VN. Những người như thế đã được ông Bảo Đại mời ra lập chính phủ vào ngày 6-5-1950!

Chưa kể tệ hại hơn nữa, nhiều người Việt-gốc Pháp còn khinh văn hóa Việt, lối sống Việt vì họ coi là quê mùa, hủ lậu. Điển hình như trong Lục tỉnh Tân Văn, số hai, có bài viết lên giọng dạy đời nhận xét:

“Người Annam hay dùng chữ Nho mà ta ít hay hiểu lý cao kỳ… ăn cắp chữ Tàu dùng qua chữ Quốc Ngữ … song việc dùng câu chữ Tàu như vậy thì chẳng phải lẽ, thiếu gì cách nói, sao lại dùng tiếng chi bậy bạ vậy?”(9)

Cái tâm lý trên chỉ muốn nói lên một điều rằng Hội Chứng Hậu Thuộc Địa tưởng rằng đã qua rồi, nhưng thật ra nó còn kéo dài trên nhiều mặt sau đây

Hội chứng trọng thi cử

Bằng tiểu học 1937. Nguồn OntheNet

Bằng tiểu học 1937. Nguồn OntheNet

Tổ chức thi cử ở mọi cấp vẫn nặng nề trường ốc, học ba năm thi một giờ, vẫn lấy kết quả thi cử là thước đo nhân tài. Tiểu học thi theo tiểu học, trung học đệ nhất cấp rồi đệ nhị cấp đến hai lần thi tú tài 1, tú tài 2. Lên đại học lai phải thi tuyển.

Tôi nhìn lại, việc thi cử không mang ý nghĩa chứng nhận một trình độ đã học. Nó mang tính “đầy đọa” con người.

Nhiều vị ra đề thi phải hỏi hóc búa, đề toán phải có câu hỏi “lừa” được thí sinh mới là trứ danh. Cái lề lối thi cử ấy có từ thời tây thuộc địa. Nhưng không tránh được nó làm hao tổn tinh thần cho học sinh mới 11, 12 đã học như “quốc kêu mùa hè”. Nhưng cái rào cản tú tài 1 và 2 mới giết chết và làm hao mòn tuổi trẻ.

Không có lý gì 100 học sinh tiểu học tiếp tục học lên, rơi rớt dọc đường, kẹt cứng ở rào cản tú tài và đại học như nêm cối, như nút chặn tương lai. Và không chắc đến 10 người được bước vô cửa chính của Đại Học.

Năm 1954-1955, chúng ta có 363.160 học sinh tiểu học. 6 năm sau, con số lên đến trên một triệu, 1.001 757 học sinh. Người Mỹ “thong thả nhúng tay vào” do các cố vấn Mỹ từ trường đại học Ohio.

Bằng Tiểu học 1987. Nguồn: CHXHCNVN

Bằng Tiểu học 1987. Nguồn: CHXHCNVN

Họ trách nhiệm nghiên cứu, hướng dẫn đưa ra các dự án như: giáo dục cộng đồng, giáo dục tổng hợp, giáo dục chuyên nghiệp và kỹ thuật. Sau này, dần dần chế độ thi cử được thông thoáng hơn. Do sự cố vấn của Mỹ, các kỳ thi tiểu học, trung học được bãi bỏ.

Nhờ họ mà giáo dục được cải tiến nhiều. Mặt khác, hệ thống giáo dục hiện nay của nước CHXHCN Việt Nam vẫn còn là cả một vấn đề!

Hội chứng trọng bằng cấp ở Pháp

Việc học, việc thi cử là để đi đến chỗ có được bằng cấp.

Thi cử càng khó khăn thì bằng cấp càng có giá trị. Bằng ngoại quốc thì có giá hơn bằng trong nước. Cùng học ở ngoại quốc, nhưng bằng đậu ở Pháp có giá hơn bằng ở Tân Tây Lan, ở Anh quốc, Thụy Sĩ hay Bỉ.

Hội chứng Hậu thuộc địa rõ ràng là ở chỗ này: Bằng cấp là thước đo chiều cao tinh thần và định vị xã hội.

Bằng cấp là một giấy mua vé vào đời bằng cửa lớn, cơ hội thuận tiện cho những hợp đồng hôn nhân cân bằng tính toán giữa sắc đẹp, tiền bạc và bằng cấp. Người đời từng nói: Phi cao đẳng bất thành phu phụ.

Những bằng từ trường Pháp ở Việt Nam và nhất là từ nước Pháp thì vẫn là nhất. Oai hơn nữa nếu là bác sĩ học và ở Pháp.

Cái oai hay hội chứng ấy được bác sĩ thiếu tướng Vũ Ngọc Hoàn viết:

“Các quan tây công sứ, các quan đầu tỉnh Việt Nam còn nể vì các quan đốc tờ, hèn chi trước mặt thầy thuốc tây, ta chẳng thấy người dân run sợ, khúm núm. Địa vị đã cao trọng trong xã hội, lại bị ngoại cảnh chi phối dần dà các quan đốc tờ sống xa rời dân chúng, giam mình trong một tháp ngà trưởng giả.”

(Vũ Ngọc Hoàn, “Quân Y quân lực VNCH” (Le corps de Santé. Des forces armées de la République du Viet Nam), trang 21)

Cái tinh thần gò bó ấy, cụ Trần trọng Kim gọi là tinh thần Học Phiệt:

“Ở xã hội ta ngày nay, có một hạng người nghe nói đến nước mình thì ngây ngây như người ngoại quốc, sử nước mình không biết, tiếng nói nước mình chỉ biết qua loa, đủ dùng cho sự giao thiệp hàng ngày.”

(Theo Lê Thanh, Cuộc phỏng vấn các nhà văn, 1943. Nguyễn Văn Y dẫn lại trong “Nhà Giáo”, Sài gòn, 1973, trang 132.)

Quả thực đã có một thời nhiễu nhương không đáng do những Hội chứng Hậu Thuộc Địa để lại tạo ra những tranh chấp của một xu hướng bảo thủ và một xu hướng muốn đổi mới!
Quả thực đã có một thời như thế!

Phản ứng tiêu cực, chống phá và sát hại đồng loại

Và đây chính là phản ứng áp dụng cho hoàn cảnh của người bị trị. Pháp chính là kẻ thù trực tiếp của vua quan Việt Nam. Nhưng vì họ bất lực không chống lại được người Pháp thì họ đành gián tiếp đánh những ai có quan hệ với Pháp như các thừa sai hoặc giáo dân và trút đổ mọi trách nhiệm lên đầu họ.

Nếu không thể dùng bạo lực thì dùng ngòi bút của các ông Cao Huy Thuần, Chính Đạo và nhóm Giao Điểm.

Nếu chúng ta chịu khó đọc lại sử về mối bang giao với các nước Tây Phương các giai đoạn 3 thế kỷ đầu, người ta phải nhìn nhận việc có mặt của các nhà truyền giáo phần lớn là các nước Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha tương đối tốt đẹp. Các Chúa Đàng Trong cũng như Đàng Ngoài đều tin dùng các thừa sai và bổ nhiệm họ làm quan chức, ngay cả trong việc ngoại giao với các nước Tây Phương.

Tôi xin được nhắc lại một lần nữa, công của sử gia Nguyễn Khắc Ngữ đã không được các đồng nghiệp của ông đánh giá đúng mức. Có thể vì tác phẩm nghiên cứu của ông chỉ phát hành giới han trong những năm đầu cuộc đời tị nạn ngắn ngủi ở Montreal. Chính ông chứ không ai khác đã giới thiệu về mối bang giao giữa Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Hòa Lan với Đại Việt.

Ở thế kỷ thứ XVI, XVII và XVIII, khi mối giao hảo giữa hai bên nhà chúa và các giáo sĩ còn tốt. Các thừa sai người Bồ, người Tây Ban Nha đã được các Chúa trọng dụng và cho làm quan. Những điều này đã không được trình bày đầy đủ trong các hồi ký hay các thư từ của thừa sai Pháp.

Không phải đợi đến Nguyễn Ánh, Gia Long mới biết dùng các thừa sai làm việc cho mình.

Đây là một thiếu sót trong các sách sử của Việt Nam. Người duy nhất đã bổ khuyết cho thiếu sót này là sử gia Nguyễn Khắc Ngữ.

Xin ghi lại một ký sự của giáo sĩ Christoforo Borri trong ký sự của ông:

‘Chúa Cochinchina luôn luôn chứng tỏ rằng ông thích người Bồ vào buôn bán ở xứ ông vô cùng. Ông đã nhiều lần tỏ ý dành cho họ 3 hay 4 nơi trong xứ (để họ vào buôn bán) trong đó chỗ tốt nhất là Turon (Đà Nẵng) để họ xây dựng một thành phố với tất cả những tiện nghi của họ, như người Nhật và người Trung Hoa đã làm (ở Hải Phố).

Và nếu tôi được phép bày tỏ cảm tưởng của tôi với Đức vua công giáo (Bồ), tôi sẽ nói rằng Đức Vua phải ra lệnh cho người Bồ dù sao cũng nên nhận hảo ý đưa đến sự thiết lập ở đây một thành phố đẹp đẽ. Chắc chắn nơi đây sẽ là nơi trú ngụ, chốn nghỉ ngơi của tất cả các tàu bè đi sang Trung Hoa vì ở đây người ta có thể để một đạo quân sẵn sàng chống lại người Hòa Lan sẽ đến xứ này và đến Nhật Bản.”(10)

Năm 1651, đời Chúa Nguyễn Phúc Tần, nhà cầm quyền Bồ ở Ma Cao gửi tặng Chúa Nguyễn một khẩu đại bác. Chúa Nguyễn ưng ý lắm nên viết thư cám ơn nội dung lá thư như sau:

‘Quốc Vương Cochinchina kính gửi Tổng chỉ huy trưởng thành phố Macao. Trẫm thường nghe nói: Lẽ phải và công bằng là lẽ cả trên đời. Việc bang giao với các nước láng giềng lấy trung tín làm căn bản. Chính vì lẽ đó, Thành phố Macao và Vương Quốc Cochinchina kết hợp với nhau, tương thân, tương lợi, đối xử với nhau trong công lý.

Từ ngày trẫm lên ngôi (1648) đến nay, Trẫm chưa kịp bày tỏ cảm tình và lòng quý mến của Trẫm với Ngài mà Ngài đã gửi tặng Trẫm một khẩu đại bác, thứ mà Trẫm thích nhất.
Nếu Ngài muốn xin việc gì trong xứ của Trẫm, hãy cho Trẫm rõ, Trẫm sẽ chuẩn y ngay. Ngài xin Trẫm cho phép các cha vào trong xứ trẫm là việc nhỏ. Các cha quá cao cả mà đối với mỗi người lại quá nhỏ. Xin Ngài đùng quá khiêm tốn khi hỏi xin. Trẫm muốn ban cho đặc ân lớn hơn.

Viết năm thứ ba, ngày 26 thán ba năm 1951 Thiên Chúa.(11)

Sự giao hảo giữa hai bên qua các lá thư trên thật tốt đẹp. Nhưng nếu chẳng may có điều không thuận thì các thừa sai là nạn nhân thứ nhất phải gánh chịu.

Cái cảnh quít làm cam chịu chính là sách lược được áp dụng rộng rãi trong suốt thời gian thuộc địa Pháp và cả hậu thuộc địa.

Augustin Schoeffler nhà truyền giáo người Pháp của Hội Thừa sai Hải ngoại Paris, sinh năm 1822 tại Mittelbronn, bị bắt và bị chặt đầu ngày 1 Tháng 5 năm 1851 tại Sơn Tây, Việt Nam. bởi Giáo Hoàng John Paul II  phong thánh năm 1988. Họa sĩ nhân chứng Việt Nam vô danh. Giấy dán trên vải 89 × 129,5 cm. Salles des Martyrs, Missions Étrangères, Paris. © AKG-images / Amelot.

Augustin Schoeffler nhà truyền giáo người Pháp của Hội Thừa sai Hải ngoại Paris, sinh năm 1822 tại Mittelbronn, bị bắt và bị chặt đầu ngày 1 Tháng 5 năm 1851 tại Sơn Tây, Việt Nam. Giáo Hoàng John Paul II phong thánh cho ông năm 1988.
Họa sĩ nhân chứng Việt Nam vô danh. Giấy dán trên vải 89 × 129,5 cm. Salles des Martyrs, Missions Étrangères, Paris. © AKG-images / Amelot.

Thật vậy, Phong trào Cần Vương là một thứ biểu dương lực lượng bất cân xứng giữa đôi bên. Dù vậy, những trường hợp như Đề Thám,dù là đơn độc, đã để lại nỗi ám ảnh khó quên về kháng chiến quân. Nhiều địa danh xa xôi hẻo lánh nay trở thành những địa danh được cả nước biết tới. Những con người tiêu biểu như Phan Đình Phùng phải đối đầu với những thành phần chạy theo địch như Hoàng Cao Khải, Nguyễn Hữu Độ hay Nguyễn Thân.

Tuy nhiên, những cuộc nổi dậy ấy chứng tỏ một triều đình bất lực, thiếu hẳn chính nghĩa của một quốc gia, một cuộc khởi nghĩa của toàn dân. Đã thế, để nuôi quân, đôi khi họ phải đi ăn cướp khiến dân tình ca thán, oán trách.

Và ở giữa hai lằn đạn ấy có thể là những người giáo dân quê mùa, nghèo nàn đến đáng thương hại.

Đến lượt người cộng sản sau này trước khi lên nắm chính quyền thì đã có chiến dịch bắt cóc, thủ tiêu các ông Trùm, ông Chánh Trương trong các xứ đạo. Và các linh mục thừa sai Pháp bị bắt cầm tù trên khắp các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Có cả thẩy 33 thừa sai và linh mục VN tại địa phận Vinh đã bị bắt giữ ngay từ ngày 20-21 tháng 12 khi chiến tranh Việt- Pháp bùng nổ. Họ bị bắt làm tù binh cho đến năm 1952, tại Khu 4-do chính quyền Việt Minh hoàn toàn kiểm sóat.

Khi chiến tranh Việt-Pháp có nguy cơ không tránh được thì trước tiên Việt Minh sát hại các thừa sai người Pháp. Có 5 thừa sai bị Việt Minh giết chết. Đó là các thừa sai Fourmier và Vacquier vào tháng 9-1945, Vibert, vào tháng 5-46, Magnin, tháng 6-1947, và Laurent, tháng 11-1947.

Dòng Đa Minh có hai vị bị giết Brebion và Maillet, tháng 10-1947.(12)

Tất cả họ đều là những nạn nhân vô tội của cuộc tranh chấp Việt-Pháp.

Tại Nam phần, nhiều sinh viên du học tại Pháp bị trục xuất trở về Việt Nam, trong đó Tạ Thu Thâu, vào thập niên 1930. Người ta thấy trên đường phố Saigon nhiều truyền đơn với khẩu hiệu: Đả đảo Tạ Thu Thâu. Nhưng Tạ Thu Thâu vẫn xuất hiện đăng đàn diễn thuyết.

Dưới đây là mấy dòng tường thuật của ký giả Nguyễn Kỳ Nam, người có mặt tại chỗ những năm biến động của Saigon dưới thời Pháp cai trị.(13)5 Năm 1930. Xin ghi nhận vài dòng về cái chết của nhưng người cộng sản đệ tứ do đệ tam ám hại, Ký giả Nguyễn Kỳ Nam viêt trong hồi ký của ông như sau:

“Cái chết cả Trần Văn Thạch, Phan Văn Chánh, Phan Văn Hùm như đã báo trước trong phiên khoáng đại Hội Nghị của Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ ngày 30-8-2945 […] Tôi không bao giờ quên những câu hỏi và những câu trả lời của Trần Văn Giàu. Tôi cũng không quên khi Trần Văn Giàu mặc áo sơ mi đứng lên, tay mặt đập mạnh vào khẩu súng lục nhỏ mang ở bên hông, để trả lời một câu chất vấn của Trần Văn Thạch.”

Nghe và thấy vậy ai mà không sợ.(14) Ngoài những cuộc thanh toán, ám sát giữa đệ tam và đệ tứ cũng áp dụng và cả những người Quốc gia cũng áp dụng thời đệ nhất, đệ nhị cộng hòa.

Nguyễn Văn Trung khi viết cuốn “Chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam- Thực chất và Huyền thoại” do thiếu tài liệu tham khảo về chính sách của thực dân Pháp cuối cùng cũng là nhắm phê bình tay sai của Pháp như Phạm Quỳnh, Trương Vĩnh Ký. (Sau này, ông đã rút lại phần phê bình Trương Vĩnh Ký.

Chính Đạo thì quyết liệt và cực đoan hơn cả. Tất cả những ai là người Thiên Chúa giáo có đính dáng với Pháp thì đều bị ông xếp vào loại Việt gian cả như: Nguyễn Trường Tộ, Petrus Ký, Trần Lục, Ngô Đình Khả, v.v.

Ở một mức độ ngoại hạng có Lê Trọng Văn, Trần Chung Ngọc

Đối với tôi có sự xác tín rằng: sự khôn ngoan của một người, của một dòng họ và của một đất nước, chính là ở chỗ biết ứng xử, biết tìm ra lối thoát, giải đáp được một tình thế. Cái mà ngày nay người ta gọi là quyền lực mềm, quyền lực thông minh (smart power).(15) Cái quyền lực thông minh ấy giúp một quốc gia đạt tới sự thành công về chính trị: The means to success in world politics.

Đó là cái lý do cắt nghĩa tại sao Nhật, Thái Lan, Singapore dành được độc lập và Việt Nam thì không.

Kết luận phần biên khảo này, tôi chỉ xin được trích dẫn quan điểm của sử gia Taylor, nó tóm tắt tất cả cái trách nhiệm của một đất nước trước sự xâm lăng của người Pháp là sự bất lực của một triều đình.

Trong cuốn “A History of the Vietnamese”, sử gia K. W. Taylor đã nhận xét tóm gọn như sau về triều Nguyễn:

Hình vẽ Vua Minh Mạng. Nguồn:  John Crawfurd,  “Journal of an Embassy – From the Governor-general of India to the Courts of Siam and Cochin China”, 1930

Hình vẽ Vua Minh Mạng. Nguồn: John Crawfurd, “Journal of an Embassy – From the Governor-general of India to the Courts of Siam and Cochin China”, 1928, trang 509

“Historians have faulted the Nguyen Dynasty of the nineteenth century for its rigid and unimaginative response to changing conditions, but the passivity of leadership at Hue during this time also reflected the palace-bound routines and limited perspectives of men in a quiet corner of the country while the northern and southern plains people were experiencing dramatic encounters with the forces of a new age. Gia Long’s successor, Minh Mang, ruling from 1820 to 1840, understood the problem and endeavored to centralize the dynastic system, but his ambition to enforce unity led to rebellion and confrontation with Siam. His successors, overwhelmed by court politics and befuddled by unprecedented seaborne threats, stiffened into spectators at the palace windows.”(16)8

Các sử gia đã chê trách nhà Nguyễn ở thế kỷ XIX vì phản ứng cứng nhắc và thiếu óc sáng tạo của họ trước thay đổi của hoàn cảnh, nhưng sự thụ động của giới lãnh đạo ở Huế trong giai đoạn này cũng phản ảnh những thói quen gò bó ở cung điện và quan điểm hạn chế của những người sống trong một góc yên bình của đất nước trong khi ở các đồng bằng miền Bắc và miền Nam người dân đã kinh qua những cuộc đụng độ thảm khốc với các sức mạnh của một thời đại mới. Minh Mạng, người thừa kế Gia Long, cai trị từ 1820 đến 1840, hiểu rõ vấn đề và cố gắng tập trung hệ thống triều chính, nhưng tham vọng của Minh Mạng để áp đặt sự thống nhất dẫn đến cuộc nổi loạn và sự đối đầu với Xiêm La. Những vị vua kế vị ông, choáng ngợp vì chính trị ở triều đình và bị mụ đi vì những mối đe dọa chưa từng có ngoài biển, bất động thành khán giả nhìn thơi cuộc qua khung cửa sổ của hoàng cung.

© 2016 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: Bài và chú thích của tác giả. DCVOnline hiệu và minh họa.

(9) “Dùng sái nghĩa”, Lục tỉnh Tân Văn số hai
(10) Nguyễn Khắc Ngữ, “Tây Phuong tiếp xúc với Việt Nam”, trang 58.
(11) Nguyễn Khắc Ngữ, Ibid., trang 58-59.
(12) Tran Thi Lien, “Les Catholiques Vietnamiens pendant la Guere d’Indespendance” (1945-1954, 1996, Thèse doctorat
(13) Nguyễn Kỳ Nam, “Hồi ký”, 1925-1964
(14) Nguyễn Kỳ Nam, Ibid., trang 27
(15) Xem thêm Joseph S. Nye, Jr, “Soft Power”.
(16) K. W. Taylor, “A History of the Vietnamese”, nxb Cambridge, The Dysnaty Nguyen, trang 399

Nguyễn Văn Lục

Nguồn: DCVOnline

27 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 99253)
Đây là lần thứ bảy, các CHS.NQBH K15 gạt hết những âu lo toan tính đời thường, hóa thân thành những cô cậu học trò hồn nhiên của những ngày xưa thân ái.
27 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 126830)
Giờ đây, nếu mẹ hỏi lại: - “Giả sử có ngày tận thế thật thì thời khắc ấy, con muốn được ở bên cạnh ai?”, con sẽ không do dự trả lời: - “Con muốn được ở bên mẹ, bây giờ và suốt đời…”
22 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 110195)
Noel cũng là dịp tôi và mọi người xung quanh tận hưởng những giây phút ngọt ngào của tình yêu, của niềm tin và hy vọng.
21 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 135354)
Xin mời đến thăm xứ Úc trong mùa Giáng Sinh với Hạnh Phạm.
21 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 124125)
Giả thử có ai hỏi, ai là người tôi yêu thương và tin tưởng nhất? Không ngại ngần tôi sẽ nói là em tôi. Cậu Mười của mấy đứa con tôi.
19 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 128062)
Đông đến Thu đi mai vàng nở rộ bao mùa, năm nay Tết lại sắp về chị đang lưu lạc phương nào hả chị Gấm? Chị có muốn về thắp nhang nơi mả ngoại với em không?
16 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 127671)
Chuyến đi tour NCA đã để lại trong lòng tôi đầy những kỷ niệm, và khi viết những dòng chữ nầy, tôi chợt thấy nhớ Kobe chi lạ.
15 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 122891)
Sợi dây chuyền kỷ niệm đó đã đem đến niềm vui nỗi buồn cho bà. Bà đã gắn bó với nó một thời gian dài và đã chôn nó sau vườn vào một ngày pháo đỏ rộn sân nhà...
13 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 111530)
trái đất tròn còn sống là Thầy trò vẫn còn có dịp mừng vui đoàn tụ. Mong thời gian đừng cướp mất cơ hội của Thầy trò chúng mình.
12 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 117431)
Vậy thì anh chị em mình cùng cảm ơn quí thầy cô, và cùng cảm ơn nhau nữa. Đã nửa thế kỷ trôi qua đời người, hạnh phúc biết bao khi Thầy – Trò ta vẫn có nhau bên đời…
08 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 159783)
Xin gởi đến quý vị lời chia sẻ của một triệu phú 40 tuổi là bác sĩ giải phẩu thẩm mỹ, bị ung thư phổi thời kỳ 4, về kinh nghiệm sống của mình vào ngày 19/1/2012. Anh qua đời vào ngày 18/10/2012.
07 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 131107)
Những khu vườn đẹp nhất thế giới rải rác khắp nơi, lộng lẫy và xanh tươi, vượt ngoài sức tưởng tượng của con người.
05 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 131048)
Hân hạnh giới thiệu đến quý vị và các bạn chương trình Nhạc chủ đề TIẾNG THU của Ngô Càn Chiếu
01 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 111298)
Sau gần ba tháng chuẩn bị, cuối cùng nhóm cựu học sinh Ngô Quyền Biên Hòa chúng tôi đã có một món quà dễ thương tặng thầy cô giáo cũ của mình: Một đêm hội ngộ Thầy trò ngập tràn niềm vui và hạnh phúc, sau khoảng thời gian xa cách gần năm mươi năm.
27 Tháng Mười Một 2012(Xem: 144222)
... Thời gian 42 năm sau tôi mới gặp lại thầy hiệu trưởng của ngôi trường trung học mà 7 năm tôi đã gắn bó.
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 153162)
Tôi lần lượt đọc lại từng lá thư theo thứ tự thời gian Đông đã gửi dù đã đọc đi đọc lại nhiều lần và lại đắm chìm trong những suy nghĩ miên man
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 127065)
Đêm phủ trùm, thơm ngát mùi quê nhà trong trí tưởng, tôi muốn nương hồn mình theo về, để bắt gặp lại những mùi hương…
23 Tháng Mười Một 2012(Xem: 152064)
Để ra khỏi vòng trầm luân khổ ải, có lẽ chúng ta phải nên đồng hoá Cho và Nhận để không có sự phân biệt,
23 Tháng Mười Một 2012(Xem: 133156)
Thuở nhỏ, tôi được gia đình ưu tiên cho làm ''sư cọ" vào những tháng hè. Cậu Mợ tôi lấy lý do cạo sạch tóc để chống ''chí''
15 Tháng Mười Một 2012(Xem: 219604)
“Có lẽ chỉ dân Hướng Đạo như em, mới làm được những việc như thế!...” Đó là “phần thưởng” quí báu nhất tôi trân trọng nhận được từ cô Phạm Kiều Tiên, trong hành trình thăm lại thầy cô giáo xưa ...