Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - Người Muôn Năm Cũ.

28 Tháng Giêng 200912:00 SA(Xem: 73733)
Nguyễn Trần Diệu Hương - Người Muôn Năm Cũ.

 

 

 NGƯỜI MUÔN NĂM CŨ

 

 Nguyễn Trần Diệu Hương

 

thay_giao-content

 

 

(Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”)

 

 

thay_phungthaitoan-1-thumbnail* Mùa Đông năm 1995, giữa lúc mọi người đang giăng đèn kết hoa để đón mừng Chúa Giáng Sinh, chúng tôi cũng mua hoa, mua đèn nhưng để viếng Thầy Phùng Thái Toàn, cố Giáo Sư dạy Lý Hóa ở Ngô Quyền vào đầu thập niên 70. Tôi chưa được hân hạnh học với Thầy Toàn, Thầy chuyên dạy lớp Mười Hai trong lúc tôi đang còn ở những lớp đầu tiên của bậc Trung học, nhưng đất khách quê người, Thầy lại không có gia đình nên học trò cũ của Thầy lẫn “học trò tương lai” như tôi tụ tập rất đông đủ để chào vĩnh biệt Thầy lần cuối. Đó cũng là lần đầu tiên tôi liên lạc với nhóm cựu học sinh Ngô Quyền ở miền Bắc California. Anh Thầy Toàn ở tận bên Pháp, nên ngay lúc Thầy vừa nằm xuống, ba người bạn thân nhất của Thầy lúc đó, có cô Tâm là Giáo Sư Sử Địa dạy tôi năm lớp Bảy, lo cho Thầy rất tận tâm, chu đáo. Trong lúc chờ anh Thầy bay qua từ Pháp, chúng tôi, cựu học sinh Ngô Quyền của rất nhiều niên khóa đã đến thăm Thầy lần cuối. Thầy nằm bình an, bỏ lại cuộc đời nhiều hệ lụy, bỏ lại nhiều định luật Vật Lý trong đầu những cô cậu học trò “thời mới lớn tuổi mười lăm mười bảy” của ngày nào. Trông Thầy không khác nhiều với những năm còn đứng trên bực giảng. Tôi không khóc như các chị đã được học Thầy nhưng khi đứng trước di ảnh của Thầy, tôi đã khấn: 

 “Kính thưa Thầy, em chưa được học Thầy ngày nào, nhưng xin được khấn Thầy thay cho các học sinh cũ của Thầy đã không có dịp chào Thầy lần cuối. Em cầu mong, kiếp sau nếu còn phải làm người, Thầy cũng sẽ đi dạy như Thầy đã làm từ ngày còn ở trong nước." 

Trời mùa Đông ở miền Bắc CA lạnh buốt, chúng tôi thở ra khói, nhưng tôi tin ở một nơi nào đó trong cõi hư không, nhìn xuống cuộc đời, Thầy Toàn vẫn rất ấm lòng dù không có nhiều người để tang cho Thầy như những đám tang người quá cố có đông con cháu. Hình như tình nghĩa Thầy trò là nhiên liệu đặc biệt nhất sưởi ấm lòng Thầy trò chúng tôi mùa Đông năm đó.


thay_pham_khac_thanh-thumbnail* Nạn kẹt xe hầu như cả bảy ngày trong tuần ở Los Angeles đã ngăn không cho tôi đến viếng thầy Phạm Khắc Thành (cố Hiệu Trưởng Trung học Ngô Quyền đầu thập niên 70) lần cuối. Cả tôi lẫn anh bạn thân lái xe hôm đó đều không phải là dân địa phương nên chúng tôi đã đến trễ khi tang lễ Thầy đã xong. Hôm nay xin được viết một vài kỷ niệm về Thầy để thay cho nén hương trước linh cửu của Thầy mà tôi không còn dịp được thắp. 

Tôi cũng không được hân hạnh học với Thầy Thành, nhưng tôi có một kỷ niệm rất đặc biệt với Thầy mà ít có học sinh nào có được. Hồi đó, năm 1973, thân phụ Thầy Phố qua đời ở Sàigòn, Thầy Thành với cương vị Hiệu Trưởng dẩn tôi và Phương (chúng tôi là học trò năm đó của Thầy Phố) vào tận chùa Vạn Hạnh phân ưu với Thầy Phố. Tôi còn nhớ hôm đó chúng tôi học buổi chiều, chuông vừa reo, Thầy Hưng, Giám Thị đến lớp chúng tôi với giấy mời Phương và tôi lên Phòng Hiệu Trưởng, chúng tôi xanh mặt, không biết mình đã làm gì để bị lên Văn phòng gặp Thầy Hiệu Trưởng. Nhưng sau đó, chúng tôi rất vui vì được nghỉ một buổi học, đại diện học sinh Ngô Quyền (đặc biệt là học sinh đang học với Thầy Phố niên khóa đó) đi Sàigòn viếng thân sinh Thầy Phố vừa mới qua đời.

Thầy dẫn hai đứa nhóc chúng tôi, ở tuổi mười hai lúc đó, ra bến xe đò di Sàigòn, đặt vòng hoa và mang đến chùa Vạn Hạnh chia buồn với thầy Phố. 

Lúc đó, chúng tôi còn nhỏ, lại là con gái, mặc dù đi hai tay không (cặp sách để lại trong lớp nhờ bạn mang về) nhưng không giúp gì được cho Thầy, lại còn ham nhìn ngó đồ chơi bán hai bên lề đường, Thầy Thành vừa phải mang vòng hoa, vừa nhắc nhở, để mắt đến hai con nhỏ ham nhìn búp bê bán hai bên đường hơn là lo nhìn theo Thầy. Nhưng đến lúc thấy Thầy khệ nệ mang vòng hoa phúng điếu lên xe thì chúng tôi sực tỉnh, lo chạy theo Thầy, không bắt Thầy phải nhắc nhở. Trên đường về, ba Thầy trò đều ốm nên ngồi cùng trên một chiếc xích lô máy, ra bến xe về lại Biên Hòa, Thầy Hiệu Trưởng ân cần hỏi:

- "Các con có đói bụng không?"

Cả hai đứa đồng thanh:

- "Thưa Thầy không, tụi con muốn về nhà."

Thầy cười hiền từ:

- "Thầy đã cho người báo cho Ba mẹ các con biết hôm nay các con về trễ."

 Đó là kỷ niệm duy nhất rất đặc biệt tôi và Phương, cô bạn thân cùng lớp có được với Thầy Hiệu trưởng Phạm Khắc Thành. Sau nầy, bên đời lưu lạc, có dịp gặp lại anh Luận, con Thầy, chúng tôi còn được biết thêm không những Thầy là một nhà mô phạm gương mẫu mà còn là một người cha toàn hảo. Được đi viếng người quá cố với Thầy nhưng khi đến phiên Thầy về với “hạc nội mây ngàn”, tôi đến trễ, không được chào Thầy lần cuối, xin được viết bài nầy như một nén hương lòng thành kính tưởng niệm Thầy.

 


thaynguyenminhman-thumbnail* Khi được Ban Chấp hành HCHS NQ báo tin Thầy Nguyễn Minh Mẫn qua đời tháng 8 năm 2004 ở miền Nam CA, dù đang rất bận với một project quan trọng ở sở, tôi cũng thu xếp bay về viếng Thầy vì Thầy dạy Pháp Văn năm tôi học lớp tám. Kinh nghiệm từ lần đi viếng linh của Thầy Thành, tôi đến miền Nam CA từ buổi trưa, và nhờ anh Tuấn chị Hiền (là dân địa phương) đi đón để khỏi bị trể. Chúng tôi đến nhà quàn cùng lúc với rất đông cựu HSNQ khác, và rất đông các Giáo Sư NQ đến viếng Thầy. Chúng tôi lần lượt xếp hàng hai vào nơi Thầy an nghĩ trước khi về với cát bụi. Không hề sắp đặt trước, nhưng những bài học Công Dân Giáo Dục năm nào vẫn còn trong mỗi chúng tôi, nên những ba hàng ghế sắp sẵn được dành cho quý Thầy Cô, và các Anh Chị lớp lớn, tôi ở lớp sau, lặng lẽ đứng ở góc phòng, nghĩ về những ngày ngồi ở lớp 8/1 nghe Thầy dạy những bài học trong quyển “Cours De Langue” mà nghe cay ở mắt.

 Chúng tôi lần lượt thắp hương cho Thầy, và xếp vòng tròn đến nhìn Thầy lần cuối. Thầy nằm đó, vẫn từ tốn, an nhiên như thuở còn đứng trên bục giảng, bắt chúng tôi kể về hai nhân vật Pierre và Marie bằng tiếng Pháp. Tôi lén lên nắm tay Thầy lần đầu cũng là lần cuối, bàn tay Thầy lạnh cóng nhưng hẳn là ở đâu đó Thầy đang nhìn xuống từ cõi hư vô, chắc lòng thầy vẫn ấm. Tôi khấn với Thầy:

 -"Thưa Thầy, con là Diệu Hương, xin được khấn Thầy cho cả lớp 8/1 ngày xưa, tụi con xin cám ơn Thầy đã dạy dỗ tụi con nên người, và cùng xin lỗi Thầy nếu ngày xưa, còn nhỏ dại, đôi lúc ham chơi hơn ham học, đã có lúc làm Thầy buồn lòng. Con cầu xin, nếu kiếp sau vẫn phải làm người, con cũng xin được học với Thầy thêm lần nữa…" 

 Tôi cúi đầu chào Thầy lần cuối trong tiếng nấc của chị Minh Thủy, một đàn chị của lớp Pháp văn từ nhiều năm trước. Đó là lần đầu tiên tôi tiễn một vị Thầy cũ của mình ra khỏi kiếp nhân sinh.

 Sau nầy, tôi được nghe Thầy Phố kể về những ngày cuối đời của Thầy Mẫn, không còn có học trò sớm thăm tối viếng như thời còn ở quê nhà, nhưng mỗi một lần Cựu Học Sinh NQ họp mặt, Thầy đều được các Thầy thế hệ sau đến tận nhà đưa đón Thầy để Thầy còn được dịp nhìn lại học trò cũ, nhiều người tóc đã trắng màu sương khói nhưng tinh thần “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” vẫn còn đó không nhòa. Đó phải chăng là phần thưởng lớn nhất cho những người đã một thời đứng trên bục giảng?


 

thaycanh_-thumbnail*Mới đây, cận Tết âm lịch, vào một buổi sáng đến sở, check Email, nhận được tin Thầy Nguyễn Phong Cảnh lâm trọng bệnh phải vào Intensive Care Unit, tôi vội gọi điện thoại cho Thầy Phố báo tin vì linh tính cho tôi biết Thầy Cảnh sẽ không còn ở với chúng tôi được lâu. Thầy Phố, vừa là đồng nghiệp ngày xưa, vừa là hàng xóm bây giờ, vội vào thăm Thầy Cảnh, để kịp nói chuyện với Thầy trước khi Thầy chìm vào hôn mê, và ra khỏi kiếp nhân sinh.

 Tôi cũng Email cho Thầy Thu, là đồng nghiệp dạy Toán của Thầy để báo tin Thầy đã trở bệnh rất nặng. Tôi không được hân hạnh là học trò của Thầy Cảnh, nhưng là một học sinh ban Toán ngày xưa, và đang làm một công việc đầy những dãy con số bây giờ, lúc nào tôi cũng rất quý trọng Thầy Cảnh nói riêng, và tất cả Thầy Cô dạy Toán nói chung. Dạo đó, công việc ở sở đang đến hồi tất bật nhất, phải đi làm đủ 7 ngày trong tuần, tôi không có dịp tiễn Thầy về với cát bụi, nhưng bằng Email và bằng website của Hội CHSNQ, tôi được thấy toàn bộ hình ảnh tang lễ Thầy từ ở Việt Nam cho đến Mỹ. 

 Một lần nữa, dù bận rộn với đủ mọi thứ trên đời, CHS Ngô Quyền và quý Thầy Cô đã tề tựu để viếng Thầy Cảnh lần cuối . Trong nước mắt tiếc thương của gia đình, học trò, và đồng nghiệp, chắc là Thầy ra đi thanh thản với nghĩa Thầy trò vẫn như xưa dù chúng tôi đã ở xa quê nhà hơn nữa vòng trái đất, và thời Trung học càng lúc càng nhạt nhòa trong ký ức…

 

 CA, tháng 3/2006 

 

27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 36492)
Tựa đề: Giòng Sông Tôi Và Em Nhạc & Lời: Phạm Chinh Đông Hòa âm: Cao Ngọc Dung Ca Sĩ: Quỳnh Dao.
20 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 39661)
thiếu mặt Mai Trọng Ngãi nên ai cũng ngần ngại và từ chối xin dành lại năm sau. “Rượu ngon không có bạn hiền” cũng như sinh hoạt Ngô Quyền không có tiếng cười vui.
20 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 44975)
Mùa Xuân 2014 Giáp Ngọ lại sắp trở về cùng với nàng tiên áo trắng. Xin mời quí anh chị em cùng thân hữu hãy thưởng thức những mùa hoa cũ để đón chào ngày mới.
14 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 38214)
Này các bạn, quý vị vừa học được một bài học… Bất kể những gì tôi vừa làm với tờ giấy bạc này, quý vị vẫn muốn nó như thường, bởi vì giá trị của nó không thay đổi, nó vẫn là 20 đô la.
13 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 52609)
Hứa thì hứa với lòng mình nhưng rồi viết vẫn viết khác và lời hứa bay đi, café, mưa và căn nhà ngói đỏ lúc nào tôi cũng thấy như ẩn như hiện trong các truyện ngắn và truyện dài của Nguyễn-Xuân Hoàng.
13 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 38428)
Đi vào “Căn nhà ngói đỏ” là đi vào một Việt Nam đầy binh đao, ly tán, ngậm ngùi, hấp hối. Ở lại “Căn nhà ngói đỏ” là đối mặt với một quá khứ...
09 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 38534)
(*Cảm tác từ bài thơ TẠ TÌNH của Tưởng Dung... em tặng chị...! )... xin hãy chỉ nốt cho em, bài học cách nào để uống viên thuốc thời gian, cho em buông lơi được, cho em quên được, cho em chết mất được một nửa trái tim mình đã thuộc về anh...
07 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 46140)
Tình của Cu Bưởi lại khác, vẫn treo lưng lửng giữa chừng, kết thúc cũng được, gọi tồn tại cũng chẳng sai. Cái di chứng của mối tình đầu còn ảnh hưởng anh ta đến tận bây giờ.
06 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 42937)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức: GIÒNG SÔNG TÔI VÀ EM - Nhạc và Lời Phạm Chinh Đông - Tác giả trình bày
06 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 48971)
(lan man theo “Không Còn…” của Tưởng Dung ... Nghi ôm đầu gục xuống bàn. Hai vai nàng rung lên. Âm thanh của những tiếng nấc như tiếng thì thầm, tắc nghẹn:” bóng em tìm bóng anh đến cuối đời, có gặp?”
05 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 43361)
Tôi hay tin trễ, Thầy Trần Văn Tài qua đời không lâu, sau ngày tôi tình cờ gặp lại Thầy ở Trảng Bom. Những dòng chữ muộn màng này, thay nén nhang thơm tôi và các bạn lớp 10B4 năm xưa kính nhớ Thầy.
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 48717)
* Xin đính chính đây không phải là bài viết của Giáo sư, Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng hiện cư ngụ tại Hoa Kỳ mà là của một tác giả khác cùng tên. Xin thành thật cáo lỗi cùng tác giả và Thầy Nguyễn Xuân Hoàng. (Ban Điều Hành WebNQ)
30 Tháng Mười Một 2013(Xem: 53332)
Viết về anh cũng như tôi đang nhớ tới những kỷ niệm đầu tiên của tôi với cây bút. Bài viết ngắn này cũng ngắn ngủi như mối giao tình (chưa hề gặp mặt nhau) của hai anh em mình...
29 Tháng Mười Một 2013(Xem: 46446)
Con gái Ba đây chỉ muốn nói với Ba lòng biết ơn Ba đã nuôi dạy con khôn lớn, đã yêu con bằng tình yêu không điều kiện, đã để lại cho con một di sản tinh thần vô cùng quí báu.
29 Tháng Mười Một 2013(Xem: 38645)
Lễ Tạ Ơn là một dịp để gia đình họp mặt, những người đi làm xa nhà đều trông đợi vào ngày này để cùng về nhà xum họp, quây quần bên bữa cơm gia đình.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 40717)
Tôi lặng lẽ dọn dẹp nhà cửa từng ngõ ngách... tôi sắp xếp lại đời tôi từng góc cạnh... và bắt gặp mình vẫn miên man mong nhớ, mân mê từng mảnh kỷ niệm… thật chẳng muốn buông tay... thật không nỡ rời xa.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 50606)
Nguyễn Chí Thiện và Nguyễn Đắc Kiên. Hai nhà thơ. Hai thế hệ- Hai hoàn cảnh một từ trong cảnh tù đầy 27 năm cộng lại tại miền Bắc- một trong hoàn cảnh đất nước đã độc lập với tư cách nhà báo-.
15 Tháng Mười Một 2013(Xem: 41449)
Nếu tôi phải làm một tuyển tập những truyện ngắn hay nhất ở hải ngoại sau năm 1975, trong số các tác phẩm được chọn, nhất định phải có truyện ngắn “Tự truyện một người vô tích sự” của Nguyễn Xuân Hoàng.
15 Tháng Mười Một 2013(Xem: 53871)
Nghe Hoàng đau, nhóm anh em báo Người Việt nóng lòng muốn đi thăm. Chuyến đi đã được thực hiện ngày thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013, chúng tôi sáu người từ quận Cam đi San Jose lúc 6 giờ sáng, phải đi sớm vì còn phải lái xe về trong ngày.
14 Tháng Mười Một 2013(Xem: 55613)
Hàng chữ nhảy nhảy, bay bay, múa múa, nhợt nhạt rồi nhòe nhòe dần dần. Tôi lẩm bà lẩm bẩm "Trí sún ơi! Tao ngàn lần xin lỗi, xin lỗi và cám ơn mày".