Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Những vấn đề lịch sử hay sử quan của người viết sử (3 - phần 3)

05 Tháng Năm 201612:49 CH(Xem: 17527)
GS. Nguyễn Văn Lục - Những vấn đề lịch sử hay sử quan của người viết sử (3 - phần 3)

Những vấn đề lịch sử hay sử quan của người viết sử (3 - phần 3)

Đôi lời bình thay cho kết luận

Vấn đề sử học phải chăng đã có lời giải đáp trong Việt Sử Tiêu Án của Ngô Thời Sỹ, 1775- Thế kỷ 18.

Phải chăng Ngô Thời Sỹ đã không được người đời sau lý đoán tới vì đã có Ngô Sỹ Liên?

Tôi cũng rất ngạc nhiên tự hỏi, đã có rất nhiều sử gia nói rõ ràng vai trò của sử học cũng như cách viết sử. Nhưng xem ra họ nói một đằng làm một nẻo.

Xin được trích như sau:

“Đại để phép làm sử là phải: mỗi sự kiện đều nhặt đủ, không bỏ sót, để cho người ta sau khi mở sách ra xem, rõ được manh mối, biết được đầu đuôi, tuy không được mắt thấy tai nghe, mà rõ ràng như chính mình được thấy.(17)

Ngay từ thế kỷ 18, sử gia Ngô Thời Sỹ đã có những nhận định rất đứng đắn, tiến bộ và sâu sắc về sử học mà không hiểu người thời sau không chịu lấy đó làm gương để noi theo?

Ông trích dẫn lời người xưa như sau:

“đúng lời nói mà không xét đến lẽ phải, tác giả dối ta, ta lại tin vào đó để dối người sau, có nên không?”

Truyện Lạc Long Quân

“Con vua Kinh Dương là Sùng Lãm lên làm vua gọi là vua Lạc Long, lấy bà Âu Cơ, có thai đủ ngày tháng, sinh ra 100 con, Lạc Long thường bảo Âu Cơ rằng: “Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, nước với lửa khác nhau, khó ở chung được”, bèn chia nhau, 50 người con theo cha về miền biển; 50 người con theo mẹ về miền núi, suy cử người con trưởng nối ngôi là vua Hùng Vương. Xét trong truyện chép thời bấy giờ vua Lạc Long về ở trong động nước. Dân có việc gì thì kêu to lên rằng: “Bố ở đâu? Lại đây với ta” thì Long Quân lại ngay.”(18)

Câu chuyện trên gây ra những cảnh ngộ ‘buồn cười’ cho các thầy cô giáo dạy sử ở hải ngoại. Một trong những người bạn tôi có con đi sinh hoạt với một đoàn Hướng đạo ở địa phương, huynh trưởng của cháu kể lại câu chuyện Lạc Long Quân lấy Âu Cơ đẻ ra trăm trứng khiến trẻ con thắc mắc.

Những thắc mắc của trẻ là

  • Người tại sao đẻ ra trứng?
  • Rồi trứng lại nở ra người?
  • 100 con trai chia đôi, nửa lên núi, nửa xuống biển thì làm sao truyền giống, sinh sôi nảy nở đến ngày nay?

Huynh trưởng không có câu trả lời minh bạch được hẹn sau khi tham khảo sẽ trả lời ở lần họp tới. Ở buổi họp sau, huynh trưởng đã sửa lại là: thật ra Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra 50 người con trai và 50 người con gái rồi lấy nhau!

Trẻ nhỏ lại thắc mắc, lấy nhau như thế thì loạn luân rồi còn gì nữa?

Tôi không phải trẻ con nên nghĩ có hơi khác một chút.

Theo tôi, việc truyền giống thì loài nào sinh ra vật nấy. Con rồng, tức thuộc loài rắn thì đẻ ra trứng chắc là phải rồi.

Đây là một cuộc hôn nhân dị loại chưa từng xảy ra và có thể đây là lần đầu tiên xảy ra như vậy. Cuộc hôn nhân xem ra có vẻ lén lút, chim chuột không được thừa nhận chính thức, vì dị loại nên đến một lúc nào đó đành phải chia tay.

Viêc chia tay chắc là phải xẩy ra thôi. Cuộc ly dị thời cổ đại này lại dựa trên căn bản pháp lý hiện đại làm nền tảng cho việc phân chia gia tài, phân chia con cái đồng đều cho hai bên khi không có khế ước hôn nhân.

Việc chọn người con trưởng của Âu Cơ làm vua cũng mở đầu cho luật thừa kế sau này vì vậy cũng đã gây ra những cuộc tranh dành ngôi thứ rất là phức tạp trong các triều đại về sau.

Viết tới đây, nghĩ lại, tôi thấy những thắc mắc của con trẻ không phải là vô lý, nhất là chuyện loạn luân.

Lạc Long Quân Sùng Lãm là con của Kinh Dương Vương Lộc Tục, cháu nội của Đế Minh.

Đế Nghi là con Đế Minh, anh của Kinh Dương Vương, sinh ra Đế Lai. Đế Lai sinh ra Âu Cơ.

Lạc Long Quân như vậy đúng là em chú bác với Đế Lai và lại đi lấy cháu Âu Cơ, con gái Đế Lai. Đúng là chuyện loạn luân rồi còn gì nữa.

Hồng Bàng Thế Phổ. Nguồn: DCVOnline

Hồng Bàng Thế Phổ. Nguồn: DCVOnline

Thầy cô trong các lớp dạy Việt ngữ hay huynh trưởng các đoàn thể thiếu niên ở hải ngoại có lẽ đa số không biết chi tiết này, hay nếu biết cũng sẽ không biết kể lại cho trẻ em thế nào hoặc sẽ làm lơ vì ngay chính Ngô Sĩ Liên, sử gia đã đưa “Kỷ Hồng Bàng Thị” vào Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, cũng đã phải ghi một dòng biện hộ ở lời bình dưới phần “Lạc Long Quân”:

“Xét sách Thông Giám Ngoại kỷ (4) nói: Đế Lai là con Đế Nghi; cứ theo sự ghi chép ấy thì Kinh Dương Vương là em ruột Đế Nghi, thế mà kết hôn với nhau, có lẽ vì đời ấy còn hoang sơ, lễ nhạc chưa đặt mà như thế chăng?”

[(4): Thông giám ngoại kỷ: tức phần Ngoại Kỷ của sách Tư Trị Thông Giám (294 quyển) do Tư Mã Quang đời Tống soạn.]

Chúng ta tưởng câu chuyện đùa, đọc giải trí. Không. Đây là một câu chuyện nghiêm chỉnh.

Bởi vậy mỗi trang sử viết ra thì có bấy nhiêu vấn đề. Trước khi kết luận bài viết này, chúng tôi chọn một vấn đề và tạm bỏ quên các vấn đề khác.

Vấn đề tượng binh trong trận Đống Đa giữa Quang Trung và Tôn Sĩ Nghị

Quân đội Khmer tiến hành chiến tranh chống lại người Chăm; Tranh trạm nổi  Bayon-ngôi đền ở Angkor, Campuchia (S phần, E gallery, cuối 12 đến đầu thế kỷ 13)

Quân đội Khmer tiến hành chiến tranh chống lại người Chăm; Tranh trạm nổi ở ngôi đền Bayon ở Angkor, Campuchia (phần S, gallery E, cuối thế lỷ 12 đến đầu thế kỷ 13)

Trong trận chiến thắng lẫy lừng này của Quang Trung, yếu tố làm nên chiến thắng ấy không thể không đề cập đến là vấn đề tiếp liệu và di chuyển.

Một trong những yếu tố ấy được nhiều tác giả nhắc tới là khả năng xử dụng Tượng Binh của Quang Trung.

Voi được dùng để chuyên chở, di chuyển như một gia súc là chuyện bình thường. Nhưng dùng trong việc quân binh thời câu chuyện không phải dễ. Voi phải dược huấn luyện thuần thục như thế nào để khi ra trận trở thành một sức mạnh áp đảo quân địch.

Tác giả Nguyễn Duy Chính là người có viết một bài nhan đề: Từ Tượng Binh đến Voi giầy ngựa xé.(19)

Trong đó ông đặt ra nhiều nghi vấn như việc huấn luyện voi, việc chăm sóc voi mà nhu cầu thực phẩm lên đén 150 kg vừa cỏ, lá cây, v.v.

Dựa trên một tài liệu ngoại quốc của Maurice Collis, một người chuyên môn huấn luyện voi viết như sau:

“Đây là những con vật được đào tạo để theo lệnh lạc một cách hung dữ, sử dụng như một mũi xung kích trong chiến đấu và cũng là một sát thủ giết người bằng cách tung lên, dày đạp, xé nát (đối phương) hồn nhiên như trẻ thơ…”

Ông viết tiếp, voi trận được tuyển lựa kỹ càng trong các voi đực, ngà dài, to lớn, khỏe mạnh và trải qua một chương trình huấn luyện chặt chẽ. Quan trọng nhất là làm sao cho voi không bị kinh hoàng khi nghe tiếng súng.

Ông đặt nghi vấn. Chúng ta không biết quân Tây Sơn điều động tượng binh như thế nào? Ông đưa ra mấy nghi vấn sau đây:

  • “Thứ nhất: Voi di chuyển tương đối chậm, tốc độ đường núi khoảng 1,5 đến 2 dậm/giờ (2,4-3,2 km/giờ), đường phẳng có thể lên đến 3 dặm (5 km/giờ). Voi nếu chở một lượng trung bình thì di chuyển trong khoảng 18-25 dặm (29-40km/một ngày). Tuy nhiên với khoảng cách đó, voi sẽ không đi được lâu ngày vì đau chân. Vì thế, voi trận nếu cần di chuyển đường trường thì không thể di chuyển nhiều hơn 10-12 dặm(16-19km- ngày). Voi tuy khỏe, nhưng cũng chỉ chở được khoảng 300-400lbs (135-180kg). Nếu đi liên tục trong nửa tháng, voi phải được nghỉ một, hai ngày mới lại sức.
  • Thứ hai, voi phải được ăn uống đầy đủ. Một con voi cần khoảng 120-150 kg mỗi ngày chủ yếu là cỏ, lá, rễ cây. Voi không chịu được đói khát, dễ bị kiệt sức nếu bị ép làm việc nhiều và mỗi ngày phải có ít nhất vài giờ thong dong để tìm thức ăn. Voi phải sống gần nơi có nước và vì da có lỗ chân lông và tuyến mồ hôi nên uống rất nhiều. Voi cũng phải tắm hằng ngày vào buổi sáng. 
  • Thứ ba, voi rất nhạy cảm, sợ tiếng động, nên voi trận phải tập luyện để làm quen với súng ống, mặc dầu không ai dám bảo đảm là voi sẽ tuyệt đối tuân lệnh khi lâm trận. Vai trò của nài voi (quản tượng) rất quan trọng, vì voi chỉ tuân theo lệnh của y và nếu nài bị thương hay chết thì rất khó điều khiển.
  • Thứ tư, da voi tuy dày, nhưng lại rất sợ các loài sâu bọ, ruồi muỗi, bị thương cũng khó chữa vì sần sùi. Chân voi không thể đóng móng như móng ngựa và chỉ là một lớp da mềm, dễ bị gai góc làm cho bị thương. […] Theo kinh nghiệm của người Hòa Lan thì voi và ngựa rất kỵ nhau. Ngoài ra, voi lại sợ tiếng lợn kêu và thường hoảng sợ khi nghe lợn eng éc nên có nơi đã dùng lợn để chống với voi.”

Cũng như tác giả Nguyễn Duy Chính, chúng tôi có những nghi vấn khi đặt vấn đề tượng binh của Quang Trung.

1. Voi đời thường

a. Theo tài liệu “Asian Elephant, Elephas maximus”, bản đồ khu vực sinh sống của voi châu Á trích từ Trích thư viện trực tuyến của Sở thú San Diego(20) cho biết voi châu Á gần Việt Nam nhất sinh sống ở Lào và miền bắc Campuchia, Pleiku, Ban Mê Thuột ở Việt Nam, nơi có nhiều rừng già. Phong thổ Việt Nam, nói chung không thuận lợi cho voi sinh sống.

Khu vực sinh sống của voi châu Á. Nguồn:

Khu vực sinh sống của voi châu Á. Nguồn: http://library.sandiegozoo.org/

b. Voi châu Á nặng trung bình 2000-5500 kg. Trong một nghiên cứu về Voi châu Á tại Lahugala Tank, voi đực có chu kỳ hoạt động như sau: 91,1% = ăn, 5,4% = đi bộ, 1,4% = nghỉ ngơi, 1,8% = tắm, 0,1% = uống nước, 0,2% = tất cả các hoạt động khác. Voi ăn, không liên tục, trong suốt 24 giờ; Voi uống thường vào buổi chiều và ngay trước bình minh; voi thường đi đường dài vào ban đêm. Voi uống đến 225 lít nước mỗi ngày. Voi trưởng thành ăn khoảng 150 Kg thực phẩm mỗi ngày. Voi cần muối trong thực phẩm.

c. Voi di chuyển rất chậm trong khi ăn. Voi con có thể chạy khi chơi, voi trưởng thành chỉ chạy khi tấn công. Voi biết bơi, tốc độ 2 km/giờ. Nhưng voi không thể nhảy; ngay một cái hố cạn cũng là một rào cản. Voi cũng không thể phi nước kiệu, đi nước kiệu, hoặc phi nước đại. Voi đi tốc độ đi bộ bình thường khoảng 4-6 km / giờ. Tốc độ tấn công có thể đến 24,5 km / giờ)

2. Voi trận mạc

Thử lấy một câu chuyện sử làm thí dụ phân tích. Người ta thường cho là Quang Trung đại thắng nhờ một yếu tố: tốc độ hành quân.

Xuất quân từ Phú Xuân ngày 25 tháng 11, Quang trung đến Thăng Long ngày 30 Tết và đánh nhau với quân Thanh 6 ngày liên tiếp và đại thắng, chiếm Thăng Long vào chiều mồng 5 Tết Kỷ Dậu. Tóm lại cuộc hành quân của vua Quang Trung kéo dài 40 ngày, từ 25 tháng 11 Mậu Thân (22/12/1978) đến 5 tháng Giêng, Tết Kỷ Dậu (30/01/1789).

Chưa kể tới tiếp liệu cho binh sĩ, khối hậu cần cho chiến dịch Ngọc Hồi-Đống Đa năm 1789 cần có và phải vận chuyển

  • 150 Kg (rễ cây, trái cây và vỏ cây)/ngày  x  40 ngày  x  100 = 600.000 Kg hay 600 tấn thực phẩm
  • 225 L (nước)/ngày  x  40 ngày  x  100 = 900,000 lít hay 900 tấn nước.

Để dễ hình dung, dưới đây là một xe chở nước có dung tích 11,356 lít.

Xe chở chất lỏng khoản dung tích 3000 US gal. Nguồn:  Abbey

Xe chở chất lỏng khoản dung tích 3000 US gal. Nguồn: Abbey

Tốc độ hành quân

25 tháng 11 từ Phú Xuân đến 29 tháng 11 quân cuả Nguyễn Huệ đã đến Nghệ An. Theo đường chim bay trên bản đồ Google Maps, Phú Xuân cách Nghệ An khoảng 318 Km. Như vậy mỗi ngày đoàn quân Bắc Tiến đi được gần 80 Km (318 Km / 4 ngày = 79, 5Km).

Đoạn đầu chiến dịch Ngọc Hồi-Đống Đa. Nguồn: DCVOnline

Đoạn đầu chiến dịch Ngọc Hồi-Đống Đa. Nguồn: DCVOnline

Trong chiến dịch 1789 này có lẽ binh tướng của Nguyễn Huệ đều phải ngủ ngày vì voi chỉ di chuyển đường dài về đêm; 100 thớt voi của Nguyễn Huệ, nếu chỉ di chuyển 8 tiếng về đêm (bình thường voi chỉ đi bộ 1 giờ 20 phút mỗi ngày với vận tốc trung bình 5 Km/giờ) thì đoàn tượng binh này phải chạy với vận tốc gần 10 Km/giờ, không ăn, không uống. Dù có được chích steroids, chiến đoàn thiết giáp này cũng sẽ lăn đùng ra chết vì kiệt lực trước khi tới vĩ tuyến 17. Đó là chưa bàn tới chuyện “đại bác chở bằng voi mà xông vào trận”.(21)

Tác giả Nguyễn Duy Chính qua bài viết Từ Tượng Binh đến voi giầy ngựa xé đã giả thiết rằng đã có thể điều động đàn voi ra trận theo đúng lộ trình và ngày giờ đã quy định theo kế hoạch của Quang Trung. Nhưng ông không giải quyết dứt khoát được cuộc di chuyển voi từ Thuận Hóa ra tới Hà Hồi thì ‘giải pháp dùng Binh Tượng’ của Quang Trung như một sáng kiến thần kỳ về tài dùng binh của Quang Trung sẽ được biện luận như thế nào?

Nhân đây cũng đặt thêm một nghi vấn về chiến thuật dùng ván gỗ đắp rơm làm khiên che chắn của Nguyễn Huệ như tác giả Phù Lang Trương Tấn Phát đã đề cập trong TSSĐ số 13, Kỷ niệm chiến thắng Xuân Kỷ Dậu:

“Vua Quang Trung truyền lấy 60 chục tấm ván, ghép liên ba tấm làm một bức, tất cả là hai chục bức, dùng rơm xấp nước bện vào rồi kén hạng lính khỏe tợn, giao cho 10 người phải khiêng một bức, mỗi người đều vác một thanh đoản đao, mỗi bức lại cho hai chục người nữa cầm các binh khí đi theo.”

Khiên che đủ cho 20 người xếp hàng ngang (chữ nhất) ít nhất phải rộng 24 bộ (feet) cao 4 bộ tức là ba miếng 4’x8′ ghép lại. Chưa kể rơm và đất đắp, mỗi tấm khiên này đã nặng khoảng 90 Kg, nếu là ván ép. Nếu là gỗ lim thì chuyện gì đã xẩy ra?

Cưa (máy) nào đã giúp Nguyễn Huệ đốn gỗ rừng (ở đâu) làm thành 60 tấm ván (4’x8′) trên đoạn đường gần 600 Km Từ Phú Xuân đến Thăng Long.

Người viết tin chắc rằng hồi đó Home Depot chưa mở cửa. Xin để tùy bạn đọc nhận định và tự trả lời.

© 2016 DCVOnline Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: Bài và chú thích của tác giả. DCVOnline hiệu đính và minh họa. (1) Cao Xuân Huy, NXB Văn Hoc, Hà Nội 1994. (2) Le Minh Khai, “Discourses, Vietnamese Intellectuals and the Changing History of the Sino-Vietnamese Relationship”, Le Minh Khai’s SEAsian Blog, 18 jun 10. (3) Trần Quang Đức, “Ngàn Năm Áo Mũ”, NXB Nhã Nam, 2013, trang 353-4. (4) Tạ Quang Phát phiên dịch, TSSĐ, số 13, 1969- Kỷ niệm chiến thắng Đống Đa.. Tài liêu nay được trích dẫn từ các số Nam Phong, số 177, phụ truiong Hán Văn, 1932, trang 20 và Nam Phong, 1926, phụ truong phàn Hán Văn, số 11. (5) Dịch giả Hồ Bạch Thảo, Thanh Thục Lục | Sử liệu chiến tranh Thanh – Tây Sơn. (6) Hồ Bạch Thảo, Ibid., trang Phàm Lệ. (7) Hoàng Lê Nhât Thống Chí do nhiều người viết mà hiện nay bản gốc không còn. Còn lại chỉ là những bản viết tay. (8) Trần Ngọc Ninh, “Tuyết Xưa”, nxb Khởi Hành. (9) Trần Ngọc Ninh, Ibid., trang 281. (10) Trần Ngọc Ninh, Ibid, trang 103. (11) Lịch sử Việt Nam, tập II, trang 14. (12) Trần Ngọc Ninh, Ibid., trang 187. (13) Trần Ngọc Ninh, Ibid., trang 196. (14) Vũ Ngự Chiêu, “Nhìn lại chiến thắng xuân Kỷ Dậu”, Hợp Lưu, Hoàng Đỗ Vũ, ngày 5-2- 2015, Họp Lưu (15) Đặng Phương Nghi, Triều đại Tây Sơn dưới mắt các nhà truyền giáo Tây Phương, Tập San Sử Địa, số 9-10, Số đặc biệt Xuân Mậu Thân, 1968, trang 143 (16) Nguyễn Nhã, TSSĐ số 13, Kỷ niệm chiến thắng Xuân Kỷ Dậu, 1968 (17) Lê Quý Đôn, bài tựa Đại Việt Thông sử, NXB Khoa Học, Xã Hội, Hà Nội, 1978. (18) Ngọ Phong Ngô Thời Sỹ, “Việt sử tiêu án” (1775), Hội Việt Nam Nghiên Cứu Liên Lạc Văn Hóa Á Châu dịch (1960), NXB Văn Sử (1991), Công Đệ, Doãn Vuợng, Lê Bắc chuyển sang ấn bản diện tử (2001). Trang 4. (19) Bài viết có thể chưa được đăng trên báo, nhưng có gửi cho một số bạn hữu của ông. Tháng 2-2005 (20) “Asian Elephant, Elephas maximus”July 2008, http://library.sandiegozoo.org/ và Robin C. Dunkin, Dinah Wilson, Nicolas Way, Kari Johnson, Terrie M. Williams, “Climate influences thermal balance and water use in African and Asian elephants: physiology can predict drivers of elephant distribution”. Journal of Experimental Biology 2013 216: 2939-2952; doi: 10.1242/jeb.080218 (21) Trần Gia Phụng, “Nhà Tây Sơn”, NXB Non Nước, Toronto 2005, Trang 127-131.

 Nguyễn Văn Lục

Nguồn: DCVOnline

 

10 Tháng Chín 2023(Xem: 2877)
Bây giờ chúng ta đã ở ngưỡng cửa của mùa thu. Ngày xưa, rất nhiều nhạc sĩ của ta đã cảm xúc cái mùa lành lạnh với lá vàng rơi rụng nhưng rất lãng mạn này và đã cho ra những tuyệt tác để đời.
02 Tháng Chín 2023(Xem: 3169)
đã xưng tội trong mùa chay nhưng vẫn luôn phạm tội vì đường trần còn tơ vương khanh tướng, giữa chốn vô thường chỉ là tạo vật. Chúa và Phật phải chọn ai đây chỉ cầu mong còn có những cơn mưa…
28 Tháng Tám 2023(Xem: 3142)
Tọa lạc ở chợ BH ngay giữa ngã ba đường Lê văn Lễ và Cô Giang, vào những thập niên 1960-1970s, Tứ Lợi là tiệm tạp hóa lớn do người Hoa làm chủ, chuyên bán sỉ và lẻ đủ loại nhu yếu phẩm
26 Tháng Tám 2023(Xem: 2895)
Có bao giờ chúng ta chân thành xin lỗi cha mẹ chưa? Một câu xin lỗi xuất phát từ trái tim sám hối. Một câu hỏi mà bây giờ đứng cận con đường sinh tử ta hỏi lại mình .
22 Tháng Tám 2023(Xem: 2823)
Trong mùa tựu trường năm nay, người giáo già như tôi không khỏi trăn trở khi nghĩ đến những cháu nhỏ ở Việt Nam ngày nay bao giờ sẽ hưởng được một nền giáo dục dân tộc
17 Tháng Tám 2023(Xem: 2746)
Bài học của tôi là thế đó. Tôi đã tự nhủ với mình đừng làm gì khác hơn vui chơi mà vẫn bị sụp hầm. Từ nay tôi sẽ mắt sáng như sao, thật cảnh giác để không bao giờ lọt bẫy mấy tên hacker kia nữa.
12 Tháng Tám 2023(Xem: 2749)
Tôi viết bài này như một lời chia tay, chưa biết ai là kẻ thắng cuộc, ai là kẻ thua cuộc. Hẹn kỳ World Cup bốn năm tới với nhiều hứa hẹn mới.
11 Tháng Tám 2023(Xem: 3548)
Xin vĩnh biệt người thầy đáng kính của nhiều thế hệ và chúc thầy an bình thanh thản nơi cõi vĩnh hằng sau khi đã hoàn thành sứ mạng cao cả của một lương sư.
11 Tháng Tám 2023(Xem: 2927)
Vậy đó, tự bao giờ mà chúng ta, những bạn bè quen biết từ lâu, bỗng dưng nghi ngờ cảnh giác lẫn nhau? “Hiện đại là hại điện” đấy thôi, mọi sự phát triển luôn kèm theo những bất cập, những sơ hở hiểm nguy,
11 Tháng Tám 2023(Xem: 3194)
Một nén hương lòng để tưởng nhớ đến Dì Sáu - một bà tiên giữa đời thường trong lòng tôi. Nguyện cầu cho Dì được an nghỉ đời đời trong tình yêu của Chúa, nơi Dì suốt đời nương tựa và dâng lên niềm tin tuyệt đối.
11 Tháng Tám 2023(Xem: 3735)
Do có năng khiếu về âm nhạc, giỏi về nhạc lý, Ba tôi được tuyển chọn làm giáo sư âm nhạc của trường trung học Ngô Quyền từ những năm 1960…
05 Tháng Tám 2023(Xem: 3401)
Tôi gấp sách lại vì đã đọc đến chữ cuối… và tôi nhớ lại tôi trong cái đêm cuối thăm thẳm, thinh lặng, tôi lên sân thượng nhà tôi và bật khóc một mình.
29 Tháng Bảy 2023(Xem: 2647)
Những năm sau này, ván đã đóng thuyền, tôi vẫn theo chồng về quê Biên Hoà, nhìn dòng sông chảy, nhìn lục bình trôi, tôi nói với chàng “dòng sông này vẫn là dòng sông Định Mệnh,
28 Tháng Bảy 2023(Xem: 2506)
Chính nhờ những người dám đứng ra gánh vác ngà voi như vậy, mà những người như chúng ta mới có cơ hội được đến gặp lại những người thân quen,
20 Tháng Bảy 2023(Xem: 4814)
Tham dự buổi Picnic hôm nay, gồm cựu học sinh NQ, thân quyến và một số thân hữu của Anh Phẩm, Chị Lynh khóa 6, vốn có cảm tình đặc biệt với NQ,
12 Tháng Bảy 2023(Xem: 7961)
chuyến đi Mũi Đôi - Cực Đông lần này rất ý nghĩa với tôi. Rằng thế giới này dù đảo điên hỗn loạn đến đâu, vẫn còn nhiều lắm những người trẻ tuổi có tri thức có ý thức, cư xử tử tế ...
02 Tháng Bảy 2023(Xem: 2673)
Ta về họp mặt trường Ngô Quyền Để nghe vừa nhớ lại vừa thương Website gửi đến người muôn ngã Nhớ lại một thời ta vấn vương
28 Tháng Sáu 2023(Xem: 8562)
Suy cho cùng “trong nguy rồi cũng có cơ…” mà, ông bà xưa đã dạy vậy rồi. Chuyến đi Mỹ vừa qua của tôi có 16 ngày, thì vợ chồng bạn Trần Thanh Châu đã “cưu mang” tôi hết 9 ngày.
28 Tháng Sáu 2023(Xem: 5155)
Trong chỗ riêng tư, tôi chia xẻ những tâm tình với Bùi Giáng, với Phạm Công Thiện trong sự ngậm ngùi về số phận không may dành cho họ.
18 Tháng Sáu 2023(Xem: 2598)
Ngày mai là ngày Father's Day, tôi nhớ ba tui quá nên viết bài này. Đứa con gái ông yêu thương đã là một bà già, nhưng có lẽ dưới mắt ông tui mãi mãi là con gái nhỏ ông yêu thương chiều chuộng.