Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - TRỞ VỀ TUỔI THƠ

23 Tháng Giêng 201511:31 CH(Xem: 33213)
Nguyễn Thị Thêm - TRỞ VỀ TUỔI THƠ

TRỞ VỀ TUỔI THƠ

tuổi thơ

 

Con người thường làm chuyện rất ngược ngạo.

Thí dụ như lúc còn nhỏ thì mình muốn thành người lớn. Khi lớn tuổi và về già lại thèm trở về tuổi thơ.

 

Hồi nhỏ nhóm con gái tụi tôi hay thích chơi trò mẹ con. Tôi nhớ như in mấy đứa rủ nhau ra sau vườn, trải chiếc chiếu dưới gốc cây dừa và tập làm nhà, nấu ăn và làm người lớn.

 

Tóc cụt ngủn (Ba tôi cắt tóc húi cua như mấy anh trai cho tôi) cho nên tôi lấy khăn đội đầu của má, (có khi cái khăn tắm) lấy thun cột một đầu túm lại và đội lên đầu. Chiều dài cái khăn là mớ tóc xỏa dài tha thướt. Cứ tưởng tượng đi niềm ước mơ con gái. Tôi vuốt chiều dài khăn rồi lấy lược chảy trân trọng, nâng niu như má tôi chải mái tóc của mình. Điệu đà hơn, mượn nhờ cái kẹp của chị Bé tôi kẹp nửa phần cái khăn, tưởng tượng như tóc kẹp xệ của mấy cô con gái nhà giàu. Khi chơi trò mẹ con được làm má, tôi búi cái khăn như má búi tóc để làm người lớn.

Mấy đứa chia phiên nhau để được làm má. Làm má được quyền sai con làm cái này, cái nọ. Được đi chợ và được bồng con cho con bú.

 

Ui chao cái thuở thơ ngây thật nhiều tưởng tượng. Nhà quê làm gì có búp bê để làm baby. Chúng tôi lấy cái gối nhỏ, quấn ngoài cái khăn để làm con. Cũng ôm con rồi giả bộ kéo áo lên đưa con vào cho bú. Cũng "Bú no! Má thương em nghen!. " hay" Giỏi nghen! Bú no, má còn đi chợ".

 

Lấy một cái khăn dài, dùng dây cột hai đầu cái khăn làm võng. Cột võng giữa nhánh ổi và nhánh mận sau vườn. Khe khẻ đặt em bé xuống. Đong đưa võng và ru cho em bé ngủ. Xong lấy cái nón lá đội đầu ỏng ẹo la to:

- Tám ơi! con chừng em cho má đi chợ nghe con!.

Con Tám dạ lên một tiếng thật to rồi đưa tay lắc võng. Có lúc lắc mạnh quá văng em bé ra ngoài cái bịch. Có bữa tuột dây cột, võng sút ra, em bé rớt xuống đất nằm một đống.

Đi vòng vòng lượm mớ lá ổi, lá chùm ruột, lá mận rồi trở vào. Con Tám, con Thơ la lớn:

-Má đi chợ dìa rồi nè.

Thế là lấy ra cho mỗi đứa ít lá. Tụi nó làm bộ ăn rồi khen "Bánh má mua ngon quá, ngon quá."

Rồi mấy đứa làm bộ vô bếp nấu ăn.

Thỉnh thoảng con Tám chạy lên đu đưa võng. Nó nói "Em còn ngủ say lắm má ơi! "

Bếp là 3 cục gạch bị bể châu lại. Nồi niêu là mấy miếng miễng sành. Thức ăn là lá mận, lá ổi, lá khế v.v... Thịt là mấy cục sạn lượm trong vườn.

Nấu ăn xong cũng làm bộ ngồi ăn, hít hà khen ngon. Vui lắm.

 

Có lẽ đứa con gái nào bản năng cũng muốn làm mẹ nên những trò chơi luôn có sự chăm sóc, yêu thương của một người má giỏi giang. Không phải chỉ ở VN và những con bé nhà quê mới có những ước mơ như thế. Bên này, bầy cháu ngoại gái tôi cũng vậy. Có hôm, đứa con gái tôi đi ngang phòng Shannie. Nghe nó gọi: "Má! Má" Con tôi lật đật chạy vào: " Gì đó con?" Nó bẽn lẽn nói "Con kêu chị Hai. Tụi con đang chơi Má, con" 

Và như thế, đứa bé gái vào đời với bản năng làm mẹ. Một bà mẹ tần tảo, quán xuyến và hết lòng vì gia đình, con cái.

 

Tôi đã vượt qua cái trò chơi trẻ con và biến nó thành sự thật. Không còn làm bộ đi chợ, nấu ăn mà bôn ba vì miếng cơm manh áo. Không còn cột cái võng giữa hai nhánh cây mà cái võng đó đã cột vào đời, vào cánh tay để ôm con và chăm sóc chúng trưởng thành.

 

Bây giờ con cái đã thành nhân. Mỗi đứa đi mỗi nơi, ngồi nhìn lại quá khứ lại ước ao trở về tuổi nhỏ vô tư. 

 

Cháu tôi bây giờ nó có nhiều đồ chơi mà ngày xưa tôi không thể nào tưởng tượng nỗi. Mỗi đứa có một phòng riêng trong khi ngày xưa mấy anh em nằm chung với má trên bộ ván. Trên chiếc giường nệm thật đẹp chúng có thật nhiều búp bê ngủ chung. Những con búp bê thật xinh xắn, tên tuổi là những nhân vật của các bộ phim Disney. Chiếc gối nằm là chiếc gối có in hình công chúa Bạch Tuyết với 7 chú lùn. Chúng có điều kiện để ước mơ bay cao và hiện thực hơn. Ước mơ có thể làm nghị sĩ, dân biểu, bác sĩ, luật sư. Còn chúng tôi ngày xưa mấy hình ảnh đó xa xôi quá, lạ lùng quá, cao siêu quá như chuyện Hằng Nga và Chú Cuội. Ước mơ của chúng tôi là được làm người lớn đi chợ nấu cơm, làm Mẹ chăm sóc con hay nhiều lắm là làm cô giáo dạy học là cùng.

 

Chiều nay, ngồi nhìn các cháu vào google search bài làm homework. Tôi lại nghĩ đến mình ngày xưa. Ngày xưa làm gì tôi dám nghĩ đến một cây bút máy. Tôi chỉ có một cây viết lá tre, mực chấm đôi khi phải làm bằng hột rau mồng tơi. Đôi khi ngòi bút tà đầu phải bẻ cho nó cong lại để nét chữ nhỏ bớt. Vở viết xong thì phải dùng giấy chậm, chậm liền để khỏi bị lem. Ôi! nếu tôi kể cho cháu tôi nghe, nó không thể nào tin nổi có một thời kỳ cổ xưa như thế.

 

Thế mà mấy chục năm sau, tôi có thể hiện diện nơi này, một nơi văn minh và nhiều phương tiện hiện đại. Tôi lại nghĩ đến má tôi. Nếu bây giờ má đứng trước mặt tôi. Tôi dùng Ipad chụp hình rồi quay phim bà. Chắc bà hết hồn giật mình bỏ chạy.

Ha ha! cuộc sống thay đổi nhanh quá. Lạ quá. Không thể tưởng tượng nỗi.

Tôi chợt nghĩ đến những mơ ước của mình mà cười một mình. 

Con bé cắt tóc con trai, mặc đồ con trai, đứng trước bao nhiêu học sinh hô: "Nghỉ, Nghiêm, Chào cờ" lại hiện ra trước mắt. Thời gian qua nhanh quá, con bé ấy giờ là một bà già, sống ở một nơi không phải VN. Bà già thỉnh thoảng ngồi lặng yên nhìn rặng núi sau nhà mà nhớ về quê hương.

 

Mái tóc ngày xưa bị ba cắt húi cua. Mái tóc giả bằng cái khăn rằn của má. Rồi mái tóc thề của thời nữ sinh Trung Học. Mái tóc cột cao của cô giáo đứng lớp. Mái tóc rối bời túm lại bằng kẹp để lao động nông trường. Mái tóc ấy bây giờ mỏng manh, xơ xác theo tuổi tác. Tất cả, tất cả là một vòng quay tự nhiên của tạo hóa để  nhân loại trường tồn theo luật tử sinh.

 

Giã từ tuổi thơ để thành người lớn. Bây giờ làm người lớn lại nhớ về tuổi thơ để thêm chút niềm vui. Trò chơi "Má, con" ngày xưa tôi đã hoàn tất một cách trọn vẹn. Còn lại đây là những ngày mà các trò chơi con nít không hề thử nghiệm. Trò chơi đứng trước những thử thách của tuổi già và bệnh tật. Hy vọng tôi sẽ vượt qua một cách bình an và để lại một nụ cười. Nụ cười mãn nguyện cám ơn cuộc sống quý giá mà ơn trên đã ban cho tôi.

 

Nguyễn thị Thêm.

22/01/15

 

 

09 Tháng Ba 2024(Xem: 564)
Năm nay xuân Giáp Thìn cây anh đào tật nguyền lại nở rộ từ những ngày chớm tết cho đến giờ này. Ông dự định sẽ mời vài người bạn thân ghé nhà để uống trà thưởng hoa như dạo nào…
01 Tháng Ba 2024(Xem: 568)
Anh hùng chỉ là người của một thời, một giai đoạn. Nhưng người tử tế đòi hỏi sự hy sinh thiệt thòi cả một đời! Miền Nam Việt Nam có thể không có nhiều anh hùng, nhưng những người có một tấm lòng và người tử tế thì không thiếu.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 655)
Cũng đã khá lâu tôi có nghe vài người bạn kể rằng họ có xem một bộ phim Đại Hàn có tựa đề là “Bản Tình Ca Mùa Đông”. Tôi nghe rồi cũng bỏ qua chứ không quan tâm gì
01 Tháng Ba 2024(Xem: 448)
Tôi cám ơn bác sĩ rồi theo con ra khỏi phòng mạch. Mọi sự vật trong toà nhà như sáng hẳn lên và rõ ràng, khi ra ngoài, tôi nắm lấy tay con gái, reo lên -Mẹ đã thấy được chiếc lá cây rung rinh trong gió… từng chiếc lá, không phải một khối xanh lay động như trước nữa.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 602)
Trong tiếng Việt giàu đi với sang. Nhưng thời nay, giàu tiền thì nhiều nhưng mà sang thì không có mấy, đốt đuốc cũng khó tìm ra.Bởi sang nằm trong cốt cách, trong cách ứng xử, trong ngôn ngữ thể hiện,
01 Tháng Ba 2024(Xem: 572)
Cây ngọc lan nhân chứng cuối cùng của nhà xứ Tâng đã chứng kiến bao nhiêu cảnh vật đổi sao rời không còn nữa. Cảnh vật và con người trăm năm cũ nay chỉ còn là chuyện kể khúc còn, khúc mất mà thôi.
24 Tháng Hai 2024(Xem: 708)
Người già tức là người lớn tuổi, còn gọi là người nhiều tuổi hay người cao niên… Thế thì bao nhiêu tuổi mới được gọi là người già, người lớn tuổi hoặc người cao niên?
23 Tháng Hai 2024(Xem: 754)
Tình yêu thật sự đã hiếm; tình bạn thật sự còn hiếm hơn”. Tình bạn giữa tôi và Cát Đằng quả là hiếm có. Cát Đằng, tên một loài hoa leo có màu xanh pha tím, mỏng mảnh. Bạn tôi cũng dịu dàng, mềm mại, quý phái như hoa.
23 Tháng Hai 2024(Xem: 962)
Khi hay tin một người bạn đồng nghiệp mới qua đời làm tôi hồi tưởng lại những kỷ niệm khi tôi mới bước chân vào nghề. Những kỷ niệm có vui có buồn đã theo tôi suốt cả cuộc đời dù muốn quên cũng không quên được.
17 Tháng Hai 2024(Xem: 1072)
Lại một năm nữa sắp trôi qua, dù trí thông minh nhân tạo ngày nay đã có thể viết văn, sáng tác thơ, làm phim ảnh một cách dễ dàng, nhưng tôi vẫn thích theo lối cũ, ngồi mò mẫm để viết chút tản mạn chuẩn bị chào đón năm Giáp Thìn 2024.
17 Tháng Hai 2024(Xem: 1000)
Làm sao quên được cái thời hoang sơ của thành phố Đà Lạt. Phong cảnh hữu tình và người thì dễ thương…
16 Tháng Hai 2024(Xem: 852)
Ý Như Vạn Sự là sự bùng vỡ của Trí Tuệ và Từ Bi cùng lúc. Trí Tuệ vì nhận chân bản tánh Như của vạn sự. Từ Bi vì sự bùng vỡ của tình thương yêu bình đẳng đối với vạn sự, cho phép vạn sự là chính nó, tự vận hành theo chu kỳ tuần hoàn sinh-trụ-hoại-diệt của chính nó.
16 Tháng Hai 2024(Xem: 990)
Hà ô Lôi là ai nhỉ? Chỉ được biết Hà Ô Lôi là một tiếng hát tuyệt vời, ảo diệu có thể làm mê hoặc lòng người. Nhưng vì cách đây đã năm thế kỷ nên không có cách gì ghi lại được tiếng hát đó. Người đời sau muốn nghe lại được nó, chỉ còn mỗi một con đường : nghe câu truyện kể về Hà ô Lôi
16 Tháng Hai 2024(Xem: 810)
Bởi vậy, nếu có chàng nào ngơ ngác lạc vào xóm tui, hỏi nhà cô Loan, thì phần nhiều sẽ nhận được câu trả lời rất... chảnh, rất lạnh lùng rằng: - Xóm này hổng có ai tên Loan hết á! Ủa, đang yên đang lành, Tết đến mần chi, để tôi bỗng nhớ da diết xóm cũ thương yêu của tôi thế này! Thôi, tui đi khóc đây.
07 Tháng Hai 2024(Xem: 1688)
Trong cuộc sống của chúng ta đôi khi có những cuộc gặp gỡ thật tinh cờ … dù ngắn ngủi nhưng cũng để trong lòng nhau những tình cảm quý mến chân tinh và trân trọng
06 Tháng Hai 2024(Xem: 765)
Phải chăng Tiếu ngạo giang hồ thể hiện được tính lãng mạn cao độ, khát vọng tự do của con người? Phải chăng đó cũng là tâm thức và nỗi khát vọng của chính tác giả Kim Dung?
05 Tháng Hai 2024(Xem: 708)
Các cựu học sinh nổi tiếng của trường này là hoàng đế Bảo Đại, quốc vương Sihanouk, tổng trưởng dân vận chiêu hồi Hoàng Đức Nhã, chuẩn tướng Dương Mộng Bảo…
03 Tháng Hai 2024(Xem: 1703)
Có thể nói đọc báo Xuân trong những ngày Tết là thú tiêu khiển tao nhã, là món ăn tinh thần lành mạnh, là nét đẹp văn hóa của cha ông đã có từ xa xưa,
29 Tháng Giêng 2024(Xem: 966)
Tết con rồng thứ ba của thế kỷ 21 sẽ bắt đầu từ ngày 10 tháng 2 – 2024. Mong rằng suốt năm con rồng đừng có thêm biến cố chết người để khỏi nghe các lời bàn của các nhà mê tiên tri