Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ XXXI)

31 Tháng Mười Hai 20147:24 SA(Xem: 24051)
Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ XXXI)
BUI VA RAC-nxh-2-large
Kỳ XXXI

Cái tiểu sử của Mười Tân được thêu dệt bằng nhiều câu chuyện kể hơn là bằng chữ viết. Mười Tân trong thời kỳ cao điểm của cuộc chiến Việt Nam dám đứng khơi khơi giữa vùng phi cơ oanh tạc trong chiến khu mà không bị một mảnh đạn nào ghim tới, trong khi Trần Văn Trà chạy nhủi xuống địa đạo như con cút đất không dám ló mặt.

Mười Tân ra vô Saigon như cơm bữa mà tình báo của chính phủ từ thời ông Diệm đến ông Thiệu coi như bó tay. Người ta nói khi mà Nam Bộ hát bài “Mùa Thu rồi, ngày hăm ba, ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến...” Mười Tân đã là một cán bộ cao cấp trong Xứ Ủy Nam Bộ. Mười Tân, hồi còn là học sinh đã chinh phục được một tướng cướp lừng danh tên Ba Công. Ba Công người cao lớn vạm vỡ, mặt đỏ như Quan Công. Ba Công lấy chữ Ba, vì như ông ta vẫn thường giải thích với đám thuộc hạ là “tao không muốn làm anh Hai thằng nào hết, nhưng thằng nào muốn làm anh Hai tao là không được.” Ba Công theo Việt Minh thời kỳ đầu, nhưng đám lâu la bộ hạ của Ba Công vẫn nằm nguyên trong đại đội của ông. Nhiều lần Việt Minh muốn phân tán cái đám đàn em của Ba Công ra mà không được. Ba Công là người trọng nghĩa khinh tài, đúng là loại người “giữa đàng thấy chuyện bất bình mà tha.”

Lính vệ binh của Ba Công có lúc lên đến vài ba trăm. Đến lúc đó thì Ba Công gặp được đại diện của Việt Minh Nguyễn Bình. Vệ binh Ba Công gia nhập Việt Minh làm đại đội trưởng trong một đại đội mà hầu hết lính của ông ta là những người đã từng “vào sanh ra tử” trong các trận cướp suốt một vùng Mỹ Tho-Chợ Gạo. Mười Tân, mười tám tuổi làm chính ủy trong đại đội do Ba Công làm đại đội trưởng, biến một tướng cướp thành một con người bình thường. Người ta nói Mười Tân là người tổng chỉ huy trong trận đánh Tết Mậu Thân sáu tám tại Saigon. Và trận đánh thất bại vì Mười Tân đặt nặng sức mạnh vào vai trò của trí thức sinh viên học sinh mà lại xem nhẹ vai trò của công nhân, nên thất bại là lẽ thường tình. Mười Tân bị hạ tầng công tác.

Cuộc đời “làm cách mạng” của Mười Tân không suôn sẻ, nhưng cái quan trọng là Mười Tân luôn luôn tự xem mình như là người cộng sản thứ thiệt. Sau bảy lăm, Mười Tân vẽ ra cho dân Saigon cái hình ảnh Vùng Kinh Tế Mới, vùng đất lưu đày của những người mà chế độ mới gọi cái tên chung là “Ngụy”, rằng đó là vùng đất lý tưởng, chỉ cần năm năm sau là nhà cửa vườn tược được điện khí hóa đến nơi đến chốn. Rồi con kinh đào nước trong xanh chảy qua. Đêm trăng, bầu trời trong đầy sao. Mười Tân nói hay đến nỗi, trừ những người bị cưỡng bách đi vùng kinh tế mới thì chẳng nói làm gì, có người đang đủ điều kiện sống ở Saigon cũng bỏ ra đi. Năm năm đã qua. Cái cảnh con kinh xinh xinh, cánh đồng, vườn tược, tiếng hát, tiếng cười của trẻ thơ mà Mười Tân vẽ ra chỉ là những hình ảnh trên trang giấy.

Người đi kinh tế mới lũ lượt kéo nhau về Saigon, sống tạm bợ ở các vỉa hè, sống chui rúc trong những khu xóm tối tăm, ngay cả nghĩa địa cũng đầy những người sống. Mười Tân đề cao một thứ đạo đức mới của người cộng sản là “trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.” Các bài viết nào của Mười Tân cũng nhắc đi nhắc lại câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu “chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.”

Mười Tân gọi mấy thằng gian này là đám cán bộ bắt đầu tham nhũng hối lộ, muốn lấy cái công lao kháng chiến làm công hãn mã để ăn ngon mặc đẹp, ăn trên ngồi trước. Đám này phải được trừng trị, dạy cho bài học làm người. Nhưng, thêm một lần nữa, Mười Tân bị hạ tầng công tác. Bộ Chính Trị trung ương đảng nói Mười Tân làm cách mạng bao nhiêu năm mà chưa thuộc bài học tư tưởng Mác xít Lê-nin-nít. Kẻ thù số một của cộng sản Việt Nam trong giai đoạn này là cái bọn ở Trung Nam Hải Bắc Kinh, còn kẻ thù cơ bản thì vẫn là “đế quốc Mỹ,” chớ còn “mấy cái thằng gian” kia dù sao cũng là đồng chí anh em, những người đã từng nằm gai nếm mật, những người đã từng “áo anh rách vai, quần tôi có hai miếng vá, miệng cùng cười buốt giá chân không giày...” Cây bút của Mười Tân đâm sai chỗ. Mười Tân chưa bao giờ được đưa vào chức ủy viên trung ương, chớ đừng nói chi được vào Bộ Chính Trị, trong khi những người được Mười Tân giới thiệu vào đảng, cất nhắc, bao che, lần lượt chiếm những chỗ mà bất cứ một đảng viên cộng sản nào cũng ao ước đạt tới.

Mười Tân có lần đến thăm nhà của Quỳnh. Ông cụ còn nằm trong trại cải tạo cộng sản. Đứa em trai của Quỳnh, cựu học sinh Taberd Saigon bị ma túy hành. Mười Tân rút khẩu súng ngắn ra đặt trên bàn nói với giọng lạnh lùng: một là gởi thằng này vào trại phục hồi nhân phẩm, hai là tôi bắn nó ngay tại chỗ này.

Đứa em trai của Quỳnh tên Dũng đi vào trại phục hồi nhân phẩm ba tháng sau trốn trại. Một tên công an khu vực bắt được Dũng khi cậu lần mò về nhà trong một đêm tìm thứ gì có thể bán được để mua thuốc. Dũng chống cự và bị tên công an đánh đập tàn nhẫn. Dũng chết ngay trong đêm đó. Mười Tân nói cái chết của Dũng là một điều hay. Xã hội này không có chỗ đứng cho loại người chẳng những vô tích sự mà còn ăn bám như Dũng.

Đó là Mười Tân.

Mười Tân cứ tiếp tục nói. Hai con mắt ông nhấp nháy, thỉnh thoảng giật giật như bị kích thích. Những ngón tay gõ nhịp trên mặt bàn. Khói thuốc bốc lên tỏa ra căn phòng hỏi cung không ngừng khi ông nói. Tôi nhìn ông. Dần dần tôi thấy ông như một diễn viên kịch câm trên sâu khấu thành phố. Tôi nhớ Quỳnh. Tôi nhớ con tôi. Tôi nhớ Saigon. Chẳng lẽ Mười Tân biết tôi ở đây mà Quỳnh không biết? Chẳng lẽ Quỳnh đã quên tôi? Chẳng lẽ Quỳnh đang gặp chuyện không may? Chẳng lẽ...? Không. Tôi không được nghĩ ngợi như vậy. Tôi tin Quỳnh. Cái hình ảnh Quỳnh trong đêm sinh nhật của Uyên tại nhà ông Phan trước ngày Saigon thất thủ vẫn còn trong trí nhớ tôi. Làm sao tôi quên được cái đêm giới nghiêm sau cùng của thành phố, Quỳnh xé chiếc vé máy bay của hãng CAL và quyết định ở lại với tôi. Tôi yêu Quỳnh. Chính trị, chế độ là cái sẽ đi qua. Tình yêu là cái còn lại vĩnh viễn.

Mười Tân tin tưởng vào những điều ông ta làm, say mê những điều ông ta nghĩ. Có lẽ suốt đời Mười Tân không biết thế nào là tình yêu. Nhưng những gì mà ông ta làm và nghĩ tưởng chừng như là lớn lao, thật ra dưới mắt tôi cũng chỉ là con số lẻ của một bài toán.

Tôi đã có lần gặp chị Mười Tân. Đó là một phụ nữ bình thường, ốm yếu, bệnh tật. Hơn thế nữa, chị là một phụ nữ lạnh lùng. Tôi không thấy chị cười bao giờ. Khuôn mặt chị giống như được đắp bằng sáp. Chị ít nói đến độ tôi có cảm tưởng sự băng giá ấy đã làm đông cứng trái tim chị.

Người ta nói tại hội nghị La Celle-Saint-Cloud ở Pháp, Nguyễn Thị Bình là cái bề mặt còn chính chị Mười Tân mới là người quyết định những phát biểu của Bình. Chính những ngày dự hội nghị ở Paris, chị Mười Tân đã có một hành động làm rúng động tới Praha về tận Hà Nội.

Trong một buổi tiếp tân của chính phủ Pháp khoản đãi các phái đoàn bốn bên, trong đó có các đại sứ và phu nhân của nhiều quốc gia tham dự. Bà đại sứ Ấn, mặc quốc phục để hở rốn - một chuyện bình thường - nhưng một tên đại sứ của Hà Nội từ Praha, Tiệp Khắc đến đã bất kể lịch sự tối thiểu cứ nhìn chằm chằm vào bụng người phụ nữ Ấn. Cái nhìn láo liên mất dạy của hắn không qua được mắt của chị Mười Tân. Trong bữa ăn sáng ngày hôm sau, giữa các thành viên trong phái đoàn, chị Mười Tân nhắc lại thái độ không đúng đắn của tên đại sứ. Hắn cho là chị đùa. Hắn vẫn cứ tiếp tục cười nói: “Ối, đàn bà có cái rún đẹp để cho đàn ông ngó. Mất mát hao mòn gì đâu mà phê bình!”

“Đồng chí nói sao?” Chị Mười Tân hỏi lại.

“Thì tôi nói đàn bà có cái rún đẹp...”

Tên đại sứ chưa nói hết câu, chị Mười Tân bỏ dao nĩa xuống, xô ghế đứng dậy, chồm qua mặt bàn, tát một cái thẳng cánh vào mặt tên đại sứ.

Xong, chị cầm cái khăn ăn chùi tay ngồi xuống ăn tiếp bữa. Chuyện đó người ta đồn rùm lên. Tôi nghe anh Phú, một cán bộ tập kết, người bạn cũ của anh Thúc tôi, kể lại như vậy.

(Còn tiếp)

27 Tháng Hai 2015(Xem: 20243)
Đêm ở nghĩa địa. Tôi ngồi với người thanh niên tên Long, con trai bà Sáu Mượn trong một ngôi nhà mồ. Ngôi nhà, không đúng. Nó giống như một cái miếu thờ.
27 Tháng Hai 2015(Xem: 25851)
Với tôi, không ai hát “Hoa Xuân” hay bằng Hà Thanh và cũng không ai hát nhạc của Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Đông hay bằng Hà Thang, từ những: “Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp”:
21 Tháng Hai 2015(Xem: 23697)
CHÚC MỪNG NĂM MỚI Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU Thể hiện : DUY LINH Hoà âm : QUANG ĐẠT
20 Tháng Hai 2015(Xem: 26740)
Có lẽ không có ngôi trường nào có được tình thầy-trò như vậy. Người Thầy vừa là Sư vừa là Phụ. Cảm ơn ngôi trường độc nhất của Việt Nam Cộng Hòa ....
13 Tháng Hai 2015(Xem: 28422)
Dương Quân xuất thân từ Biên Hòa nên yêu Em gái Biên Hòa đây mới thật là mối tình man mác, nên tác giả “Đem theo hình ảnh cả đời tha phương”. Chỉ cần đọc thơ anh, cũng có thể hiểu được ít nhiều những gì anh muốn nói hoặc tâm sự.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 28872)
Dê ở đây không phải là tính lăng nhăng “dê xồm” hay “dê cụ” của mấy ông, và cũng của mấy bà nữa, mà thật sự là một con dê. Nó từ đâu đến, không ai biết, chỉ biết ông Tám nhờ nuôi nó mà được thành danh là ông Tám Dê.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 28448)
Ôi cái tâm thức như khỉ vượn suốt cả năm nay chạy đuổi theo những hình bóng phù du của cuộc mưu sinh, không bao giờ biết đến “sự dừng lại” để ngắm và quan sát nên nào có hay rằng mùa Xuân đã đến “Như Vậy”:
13 Tháng Hai 2015(Xem: 31717)
*Xin bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh và thưởng thức ĐI TÌM MÙA XUÂN - Nhạc NGÔ CÀN CHIẾU - DIỆU HIỀN trình bày
13 Tháng Hai 2015(Xem: 27097)
Tôi đã làm một video ngắn. Hiện diện trong này là những gương mặt thân quen của người Biên Hòa. Là những cựu học sinh Ngô Quyền và những cây viết quen thuộc đã góp mặt...
07 Tháng Hai 2015(Xem: 25657)
Giờ đây được sống nơi xứ người, với những xa lộ thẳng hàng với những đoàn xe nối dài những đêm không ngủ. Một thoáng chốc buồng tim chợt đau nhói, khi nhớ về những con đường với những thân quen của Biên Hòa xưa cũ.
30 Tháng Giêng 2015(Xem: 28957)
Xuân và Tết lại về một lần nữa với mọi người trên quê hương thứ hai này. Bây giờ dù ăn Tết và đón Xuân không thiếu một thứ gì nhưng sao Dung vẫn không bao giờ quên được buổi hội chợ Tết đầu tiên đơn sơ cùng miếng bánh chưng ngọt ngào.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 25691)
Ngày họp mặt AHBH năm nay tôi vui lắm. Quà cáp đem về là những lời khích lệ chân tình của Thầy, Cô, các anh, chị và tất cả bạn bè. Tôi không phải là nhà văn. Tôi chỉ là một bông hoa dại được hội AHBH đem vào vườn hoa văn nghệ và ươm phân, tưới nước.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 28291)
Một mùa Xuân nữa lại trở về trên quê hương. Không biết cây mai vàng trước nhà có nở hoa kịp vào dịp Tết để được chị cắt một cành mai đẹp nhất, trân trọng cắm vào bình hoa trên tủ thờ? Đó là nơi trang nghiêm giữa nhà, có hình của ông bà và cha mẹ, ..
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 23042)
Tôi thèm khát biết bao nhiêu cái màu xanh trên bầu trời bên kia song sắt. Tôi sẽ nhảy cỡn lên, sẽ đi bằng những sải chân dài, sẽ chạy thật nhanh ra khỏi cánh cửa kia, sẽ bay lên những vòm cây, sẽ đậu trên mui chất đầy đồ đạc của chiếc xe đò ọc ạch chạy trên quốc lộ bốn...
24 Tháng Giêng 2015(Xem: 27178)
Phần người viết nhìn bức hình cũ kỹ đã gần nửa thế kỷ với tâm trạng đầy... xúc động. Bởi vì đúng như ông bà mình thường nói rằng nghe cả hàng ngàn lời nói đọc cả hàng vạn chữ viết mô tả cũng không sao bằng...
24 Tháng Giêng 2015(Xem: 25197)
Tôi đọc nhẩm lại đoạn thơ của Vượng. Anh tiên tri đó chăng ? Chiều nay nắng nhạt, đường phố hiu hắt buồn tênh. Thềm đất đỏ con dốc kia đã khiến tôi nhớ về anh khôn cùng. Mông mênh. Vượng ơi !
23 Tháng Giêng 2015(Xem: 33954)
Giã từ tuổi thơ để thành người lớn. Bây giờ làm người lớn lại nhớ về tuổi thơ để thêm chút niềm vui. Trò chơi "Má, con" ngày xưa tôi đã hoàn tất một cách trọn vẹn. Còn lại đây là những ngày mà các trò chơi con nít không hề thử nghiệm.
23 Tháng Giêng 2015(Xem: 21541)
Đồ đạc? Tôi có đồ đạc gì đâu. Một chiếc chiếu sẽ trả lại cho nhà giam. Chiếc màn do người tù được thả đợt trước tặng, nay tôi sẽ tặng lại cho người khác. Cái chén, đôi đũa để cho nhà bếp. Tôi không còn giày dép.
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 19063)
Chị Thi ơi! bây giờ tôi mới biết chị cũng cùng khóa 6. Bây giờ tôi không còn có dịp đến thăm chị. Tôi chỉ có thể nguyện cầu hương linh chị thảnh thơi nơi cõi bao la không đau đớn dằn vặt.
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 21271)
Ông Ba Trương Phi, cha Minh kể, theo kháng chiến đánh Tây rồi sau đó đi tập kết ra Bắc. Năm Sáu Hai, vượt Trường Sơn vào Nam, chiếm đấu ở miền Đông cho đến ngày Sài Gòn thất thủ.