Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ XXIX)

18 Tháng Mười Hai 201412:41 CH(Xem: 14892)
Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ XXIX)

BUI VA RAC-nxh-2-large

Kỳ XXIX


Nhị Hà có lần nói thẳng với mấy bạn trai, những học sinh của Saigon cũ, rằng cô rất ghét người Saigon, “giống dân bạc tình bạc nghĩa, chỉ biết chạy theo vật chất mà quên cái phần tinh túy là tâm hồn.”


Nhị Hà là một trong số những đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh “cực tả” trong thành đoàn. Không một chiến dịch nào do Thành ủy và Ủy nan Nhân dân thành phố mở ra đánh vào dân Saigon mà không có sự tham dự của Nhị Hà. Các vụ đánh tư sản, đổi tiền, tịch thu văn hóa phẩm gọi là phản động và đồi trụy, tấn công nhạc vàng, ruồng ốp sách báo cũ... đâu đâu cũng thấy Nhị Hà đi hàng đầu. Sau cùng Nhị Hà vào ngành công an. Cô thấy không ngành nào thích hợp cho lòng thù hận của cô bằng ngành này.

Còn tương lai?

Ừ, tương lai thì sao?

Tôi cần gì tương lai. Hiện tại tôi sống chưa xong, chưa hết việc gì tôi tìm kiếm tương lai!

Tôi nhớ lại nụ cười của người nữ tù. Một mái tóc rối bù, một khuôn mặt xanh xao, một bộ quần áo màu đen, bạc mốc. Nhưng nụ cười ấy đã làm ấm lại cái mùa đông tù ngục của hiện tại. Nụ cười ấy làm tan đi trong tôi những ý nghĩ đen tối chết chóc suốt bao nhiêu ngày nay. Tôi nhớ Tư Long, sợi xích sắt nặng nề buộc vào hai cườm tay, hai cổ chân, khua động rên xiết; hai sợi xích còn nặng hơn cả tấm thân toàn da với xương khẳng khiu còi cọc; tên cuồng tín chủ nghĩa, sau cùng đã thốt lên:

“Tôi phải sống để nhìn cái lũ đó chết, chớ tôi đâu có dại gì chết trước cái lũ đầu trâu mặt ngựa đó.”

“Anh Thăng!”


Bất ngờ có người gọi tên tôi và tôi cảm thấy có một bàn tay lay lay bả vai tôi.


Tôi mở choàng mắt dậy. Người đàn ông ngồi chồm hổm ngay chỗ nằm tôi là một cai tù. Tôi biết chắc như vậy, bởi vì tôi thấy y có đeo đồng hồ.


“Anh có phải là Trần Lâm Thăng không?”


“Phải.”


“Hôm nay có thăm nuôi, sao anh không ra sân chờ nghe tên?”


“Tôi bị bệnh. Mà tôi không chắc là nhà tôi biết tôi đang ở đây đâu.”


“Không nên bi quan như vậy. Nên rửa mặt rửa mũi đi. Tôi chắc hôm nay anh có người nhà thăm mà!”


Tôi ngồi dậy. Tên cán bộ cai tù còn trẻ. Y trạc ba mươi. Da trắng, khuôn mặt y đẹp trai một cách cải lương. Chiếc đồng hồ trên cổ tay y thuộc loại đắt tiền. Hiệu Longines, mỗi con số là một hột xoàn. Dây đeo màu vàng tựa như được đánh ra từ vàng khối.


“Đồng chí Hà nói với tôi là anh là thầy học của đồng chí. Đúng vậy không?”


Tôi gật đầu, mắt vẫn nhìn y.


Tôi biết y là ai rồi. Y chính là người sưu tập đồng hồ. Y là Sáu Phận. Giọng nói của y làm tôi nhớ lại tên cai tù ra lệnh cho tôi ngay đêm đầu tiên tại nhà tù này phải vào xà lim nằm chung với Tư Long.


Tôi hiểu được rằng điều này có nghĩa là người tù tên Bình và tên cai tù Sáu Phận quả có mối liên hệ như lời cha Minh nói. Nhưng tôi chưa kịp hiểu vì sao y không để tên Bình nói chuyện với tôi mà y lại đích thân làm việc này. Thật ra tôi chưa cần tìm hiểu. Tôi đang mong gặp Quỳnh. Tôi tưởng tượng thấy khuôn mặt vợ tôi đầm đìa nước mắt bế con đứng bên kia song sắt, dưới chân là một giỏ đựng thức ăn và đủ thứ linh tinh mà một người tù được phép nhận. Tôi tưởng tượng Quỳnh sẽ đứng đó không nói lời nào cho đến khi bị tên cai tù đuổi đi vì hết giờ thăm nuôi. Tôi như thấy lại chiếc răng khểnh của Quỳnh, đôi mắt màu nâu mã não, trên khuôn mặt thơ ngây, không bao giờ ngừng thơ ngây, đã chiếm hết chỗ trong trái tim tôi.


Tôi nhìn ra sân. Trưa nắng. Tiếng đọc tên người được thăm nuôi vang lên ơi ới, truyền miệng nhau, tên này chồng lên tên kia.


“Đồng chí Nhị Hà đã lấy phép về thành phố Hồ Chí Minh thăm gia đình...”


Xong y đứng dậy, bàn tay phải y trùm lên chiếc đồng hồ ở cườm tay trái như muốn che đậy sự sang trọng. Y bước đi, không ngoảnh lại. Đúng lúc đó, cha Minh vào xách theo một giỏ quà thăm nuôi. Ngồi xuống chỗ nằm của mình, cha Minh bày thức ăn ra trên mặt báo, những thức ăn đã bị mở tung ra để kiểm soát trước khi tù đưa về chỗ nằm.


“Sao anh không ra ngoài chờ nghe coi có người nhà thăm nuôi không?”


“Cha nói đúng cái câu mà một người vừa mới nói với tôi.”


“Ai vậy? Phải cái ông Bình cò mồi không?”


“Thưa cha, không.”


“Vậy thì cái ông có đeo đồng hồ vàng. Phải không?”


“Sao cha biết?”


“Tôi đoán chừng thôi. Mà có đúng vậy không?”


Tôi gật đầu.


“Vậy thì cứ ra ngoài sân đi lòng vòng chỗ cửa sắt coi. Sáu Phận nói chuyện gì khó tin chớ chuyện thăm nuôi là tin được.”


Tôi đứng dậy ra giếng múc nước đánh răng rửa mặt. Tóc tôi đã cắt ngắn ngay trong ngày đầu vừa bước vào tù nay đã lởm chởm dài.


Tôi dội nguyên một gầu nước lên đầu. Hai tay tôi chà xát thật mạnh vào mái tóc đã được cắt ngắn. Tôi muốn tìm chiếc gương soi lại mặt mũi tóc tai của tôi. Tôi không muốn để Quỳnh thấy tôi bạc nhược, tả tơi, thê thảm. Không, người trong tù phải giúp cho người bên ngoài tù yên tâm, tin tưởng, lạc quan mà sống. Phải như thế. Tôi đánh răng thật kỹ. Tôi không bịnh. Tôi không bịnh. Tôi không bịnh. Tôi là người khỏe mạnh. Tôi... lặp đi lặp lại nhiều lần trong đầu các câu nói đó. Và tôi vuốt lại bộ quần áo độc nhất đã mặc từ ngày vào tù. Bộ quần áo ấy tôi đã giặt hai lần vào những buổi tối.


Hai lần tôi được cha Minh cho mượn chiếc áo chùng của cha để ngủ chờ quần áo khô. Tôi yên tâm thấy quần áo tuy có nhàu nát nhưng không hôi hám. Tôi tưởng tượng tôi đang có bộ mặt vui vẻ. Tôi đi vòng ra phía cửa sắt. Tôi đứng sau lưng những bạn tù đang lao nhao chờ đọc tên mình. Tôi kiễng chân lên cố nhìn những thân nhân của người tù bên kia song sắt. Tôi hy vọng Quỳnh đang có mặt. Tôi hy vọng Nhị Hà đã báo cho Quỳnh biết. Tôi hy vọng Sáu Phận đã đưa thư tôi cho Quỳnh. Tôi tưởng chừng thấy Quỳnh đang bế con, giỏ thức ăn dưới chân dáo dác tìm kiếm tôi bên trong song sắt. Tôi chắc chắn Quỳnh sẽ khóc khi ôm tôi, dụi cái mái tóc ngắn ngổ ngáo vào ngực tôi. Tôi chắc Quỳnh sẽ cười nói rằng “ngu lắm, không khóc nữa đâu.”


Tôi tưởng... nhưng không, không có gì hết. Người tù có vẻ đông hơn đám nhân thân ngoài kia. Chừng mười người đàn bà, có người bế con, có người dắt con, có người còn trẻ, có người đã già, ăn mặc đủ kiểu, đủ loại. Tên công an coi tù đứng giữa, trên tay cầm tờ giấy. Tôi thấy hắn đọc khó nhọc, như thể hắn đang bị hành xác. Tôi nhìn quanh quất thêm một lần nữa đám thân nhân bên ngoài. Cố tưởng tượng Quỳnh mặc bộ bà ba đen, đang tay xách nách mang, lỉnh cà lỉnh kỉnh những thứ thăm nuôi tù.


Không. Không có Quỳnh. Có một người đàn bà trẻ đang đứng khóc. Dưới chân chị là một giỏ quà nhỏ. Có tiếng mấy người tù bên trong nói truyền nhau. “Cam Duy Nghĩa bị đưa đi rồi!” Người đàn bà trẻ vẫn đứng yên. Những giọt nước mắt chảy ròng ròng trên hai gò má xanh xao. Một bà lão da mặt nhăn nheo, hai gò má tóp lại, vịn tay lên song sắt, cả khuôn mặt bà áp sát vào cửa, tưởng như bà muốn chui vào trong tù. “Thằng Sanh đâu? Tui muốn gặp thằng Sanh, cháu tui!” Không ai trả lời. Tên công an coi tù gỡ những ngón tay của bà ra khỏi song sắt, “Bà đi về đi! Ở đây không có ai tên Sanh mà! Bà về đi!” Bà lão vẫn nhất định không nghe, những ngón tay bà bám chặt hơn vào song sắt, cả chiếc đầu nhỏ bé của bà với chiếc miệng móm, hai con mắt sâu, mái tóc bạc trắng thưa thớt như chui hẳn vào giữa hai thanh sắt. “Tui muốn gặp thằng Sanh. Nó là cháu tui. Nó có làm gì đâu mà mấy người bắt nó, nhốt nó. Trả thằng Sanh cho tui.”


(Còn tiếp)

15 Tháng Tám 2011(Xem: 108493)
Mang “kỷ niệm trường xưa” chất chứa trong hơn hai trăm trang TTNQ 2011, chúng tôi đã tròn “nhiệm vụ” trao tặng quí thầy.
12 Tháng Tám 2011(Xem: 112489)
Mỗi thành viên của Đại gia đình Ngô Quyền là một cánh én mang lại mùa xuân hạnh ngộ khi đến với nhau...
12 Tháng Tám 2011(Xem: 120895)
Những ngày sinh hoạt với HAIHCHSNQBH cho tôi cảm giác đầm ấm trong tình đồng nghiệp và tình thầy trò. Cám ơn Hội đã cho tôi cơ hội hưởng được thời gian tuyệt vời đó.
06 Tháng Tám 2011(Xem: 118062)
Ý Thơ: Hà Thu Thủy Nhạc: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Đỗ Hải Ca Sĩ: Thanh Duyên
06 Tháng Tám 2011(Xem: 107372)
Từ quê nhà, cách nửa vòng trái đất xa xăm, tôi xin kính lời chúc đại hội thành công viên mãn... Rồi kỷ niệm 60 năm, ai còn ai mất? Xin hãy trọn cuộc vui. Thời gian ơi! xin chậm lại.
06 Tháng Tám 2011(Xem: 123656)
Ngô Quyền nay không chỉ còn là một danh từ riêng rất trân trọng, mà đã trở thành một danh từ chung, một danh dự chung và là niềm thương nhớ đời đời của tất cả chúng ta.
30 Tháng Bảy 2011(Xem: 118878)
các Chs NQ khóa đàn em đã tạo luồng sinh khí mới và góp phần không nhỏ trong sự thành công, trọn vẹn của ngày Đại Gia Đình Ngô Quyền Hội Ngộ Toàn Thế Giới kỳ II này.
29 Tháng Bảy 2011(Xem: 124187)
Thơ Phương Linh - Nhạc Ngô Càn Chiếu – Ngô Càn Chiếu trình bày.
29 Tháng Bảy 2011(Xem: 116306)
ngày 31 tháng 12 tôi sẽ về BH cùng các bạn lớp đệ Tứ của tôi tham dự Họp Mặt Cựu Học sinh Ngô Quyền tổ chức tại trường.
23 Tháng Bảy 2011(Xem: 101748)
Nửa phần đời còn lại có chăng tìm lại được bao niềm vui hạnh phúc nghẹn ngào với mái trường trung học Ngô Quyền của một thời để thương để nhớ…
23 Tháng Bảy 2011(Xem: 123742)
... chúng ta hãy cùng nhau chiêm nghiệm trong yên lặng về ý nghĩa sâu thẳm của sự Hội Ngộ và Chia Ly.
22 Tháng Bảy 2011(Xem: 115979)
Nhạc và lời: Phạm Chinh Đông – Hòa âm: Đỗ Hải – Ca sĩ Thanh Duyên
20 Tháng Bảy 2011(Xem: 115968)
Chắc là những ai đã tham dự chuyến đi này và cả những ai được nghe kể lại sẽ thấy "vui nhất từ trước tới giờ chưa từng có"
14 Tháng Bảy 2011(Xem: 109407)
Thấm thoát đã một tuần sau ngày họp mặt Ngô Quyền Hội Ngộ Toàn Thế Giới lần thứ 2 tại Nam California mà dư âm của ngày họp mặt vẫn còn vấn vương thoang thoảng trong đầu của tôi.
14 Tháng Bảy 2011(Xem: 99660)
Cám ơn Ban Tổ chức Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền, Cám ơn Thầy Cô, cám ơn tất cả...
14 Tháng Bảy 2011(Xem: 104972)
Chúng tôi không bao giờ quên những nỗi nhọc nhằn của các Em để gíúp chúng tôi có được những ngày sum hợp vui đẹp vừa qua.
30 Tháng Sáu 2011(Xem: 114493)
Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Đỗ Hải Ca Sĩ : Thúy An
17 Tháng Sáu 2011(Xem: 106298)
Bài này là một trong rất ít bài con viết cho Ba nếu có 1 thế giới nào khác thế giới này, mà Ba có thể nghe được thì xin ba hãy mỉm cười,
16 Tháng Sáu 2011(Xem: 100835)
Kính dâng Ba Mẹ và xin lỗi Ba Mẹ, ai con cũng có thể viết cho họ đuợc, viết thư tình, viết công văn, viết thơ tán gái, viết... tùm lum, mà chả mấy khi viết được giòng nào cho Ba Mẹ.