Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thái Hải - CON DỐC CỔNG TRƯỜNG (KỲ IV)

03 Tháng Mười Hai 20142:39 CH(Xem: 22565)
Nguyễn Thái Hải - CON DỐC CỔNG TRƯỜNG (KỲ IV)
1609717_318568511646445_337833020663465982_n
(Nguồn: Tủ sách Tuổi Hoa - 1975)

KỲ IV

Chương 2
 
- Tôi đi từ ải Nam Quan, sau vài ngàn, năm lẻ… 
Tiếng Vượng không hay, nhưng vững vàng nhạc lý, cất lên bắt giọng rồi tiếp theo là tiếng hát của ban hợp ca Bạch Đằng gồm các học sinh được tuyển chọn từ nhiều lớp nam, nữ trong trường. Theo lời mời của Thủy, nhân danh trưởng ban tổ chức đại nhạc hội, và do lời thuyết phục của một người bạn mà anh giấu tên, Vượng đã trở lại trường giúp điều khiển tập dượt ban hợp ca bản trường ca “Con đường Cái quan” quen thuộc. Thú thật với Thủy, đến bây giờ Trân mới thực sự hiểu để rồi khâm phục tinh thần phục vụ của Thủy. Ngày liên danh của Thủy thất cử, Thủy có nói với Trân “Liên danh của Thủy sẽ bất hợp tác”. Nghe Thủy nói mà Trân thoáng buồn. Đó là hậu quả đáng khích lệ (!) của một cuộc tranh cử tự do dân chủ học sinh trường mình ? Lời thầy Bằng còn văng vẳng bên tai Trân : “Tuổi học trò các con chẳng nên học đòi trò tranh ngôi định thứ làm gì”. Bây giờ, Thủy nhận lời mời của ban điều hành học sinh – liên danh đối lập với mình -- để tổ chức Đại nhạc hội. Quý hoá biết bao. Tốt lành biết bao. Người thầy già dạy Pháp văn của chúng mình đã nói thế với nụ cười trên bờ môi khô héo.
- Đến phiên cô Trân…
Tiếng Vượng nhắc nhở làm Trân nhớ đến nhiệm vụ của mình, giọng nữ chính của ban hợp ca. Trân có mặt là do cả công trình vận động của Thủy đấy nhé. Trân biết mà. Thủy đã phải nài nỉ thầy Bằng, rồi anh An, hai người đã buộc Trân hứa không tham dự bất cứ sinh hoạt hiệu đoàn nào trong năm này để chuyên lo học tập. Rồi đến sự khuyến khích của Vượng. Đến bây giờ, Trân vẫn còn nghi ngờ giọng hát của mình. Do Thủy, do Vượng mà Trân trở thành giọng nữ chính hay do tài năng thực sự của Trân ? Hay do mỗi lý do một phần ?
- Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa, có nàng Tô Thị đứng chờ đợi ai…
Trân vừa hát xong đoản khúc thì Vượng đưa cây thước nhịp về phía đám đông. Tiếng hát vang lên “ Người về miền xuôi, đem theo tình người miền núi, nhà sàn lả lơi…”. Thủy ngoắc gọi Trân. Trân chạy vội ra khỏi thư viện.
- Khát nước chưa cô nương ?
- Không khát lắm, nhưng nếu mày có lòng tốt thì tao sẽ không từ chối.
- Quỉ ! Thì ra đây thưởng ly chanh tươi !
- Nhưng… đang tập dượt mà !
- Sau đoạn này, anh Vượng sẽ nghỉ. Tao đã hỏi trước. Anh ấy có giờ thực tập trên trường, phải đi gấp.
- Coi bộ anh ta hy sinh cho nhà trường dữ.
Thủy cười bí mật :
- Chưa chắc đâu nghe. Có thể anh ấy về giúp đàn em vì một lý do nào khác thì sao ?
- Thí dụ như lý do gì nào ?
- Vì… một người nào đó chẳng hạn !
- Ai ?
- Thí dụ mày !
Thủy cười khúc khích trong khi Trân la chói lói :
- Đừng nói bậy ! Tao không có gì với Vượng cả. Vượng về là do lời mời của mầy, mọi người đều biết như thế mà.
Thủy ơi. Chính Thủy đã khiến Trân phải suy tư từ đó. Từ khi tình cờ gặp gỡ Vượng trên chuyến xe đi Sàigòn và được Vượng khuyên trở về với gia đình, những lúc ngồi nghĩ lại, Trân thấy mình thật may mắn mới gặp Vượng, chứ không, lên Sàigòn rồi không biết số phận Trân ra sao. Sự gặp gỡ như một run rủi, sắp đặt của Thượng đế. Trân xem Vượng như một người ơn. Và chỉ như thế không hơn không kém. Câu chuyện bỏ đi của Trân lúc đầu còn giữ được, sau đó, chẳng hiểu vì lý do gì đến tai anh An, anh tra gạn và buộc lòng Trân phải thú thật. Một lần nữa, anh đem vấn đề của Trân ra trình bày với ba má mặc dù Trân biết được ý định đó, hết sức ngăn cản. Trân không muốn anh buồn phiền vì Trân hơn nữa. Nhưng anh An đã thắng. Có lẽ ba má xúc động thực khi nghe tin Trân có ý định trốn đi. Trân hiểu, má anh An có thêm lý do để bớt gay gắt với Trân, là nếu bà làm quá, Trân bỏ đi thì lấy ai giúp đỡ bà trong việc coi sóc việc gia đình. Tuy nhiên, hẳn cũng phải có phần nào xúc động. Điều đó khiến Trân thấy yên tâm phần nào, hạnh phúc phần nào. Cái mình hiện có là hạnh phúc riêng mình đó chăng ?
Thủy bảo Vượng vì Trân ? Vượng là một mẫu người tuy không có nét gì đặc biệt hơn người, nhưng cũng khó tìm khuyết điểm nơi anh. Anh học suông sẻ từ Tiểu học đến Trung học rồi hiện đang Đại học. Một vài tài khéo là hành trang để anh làm việc. Khả năng về hợp ca chẳng hạn. Tuy nhiên, có lẽ chịu ảnh hưởng của anh An quá nặng, Trân thấy Vượng không phải là mẫu người mình mơ ước -- nếu tới lúc cần mơ ước – vì thực tế là Vượng quan niệm sống thu mình hơn là sống hướng tha. Vượng hoạt động dịp này quả là một chuyện lạ. Đây là hoạt động đầu tiên của anh ta. Và đó chưa phải là yếu tố đưa anh ta tới gần mẫu người Trân mơ ước. Trân vẫn hay nghĩ rằng anh An có vẻ phớt tỉnh trước tình yêu, nhìn lại, Trân thấy mình cũng chẳng khác. Trân đã mười tám tuổi. Con gái mười tám mà chuyện tình cảm còn chưa có gì, có là thiếu sót lắm không ?
Bên quán nước quen thuộc, Trân đã ngồi với Thủy cho đến lúc ban hợp ca ngưng tập dượt. Học sinh ùa ra khỏi thư viện, đi bộ hay dắt xe ra về, một số nhỏ ghé lại quán nước. Vượng đứng trước cửa nhìn quanh, có lẽ tìm Thủy. Trân muốn cất tiếng gọi anh nhưng tiếng gọi chợt ngừng ở một thời điểm lý trí nhắc nhở Trân rằng hãy coi chừng sự tự nhiên thường lệ vì vấn đề tình cảm đã được đặt ra. Tình cảm khiến sự tự nhiên phải kiềm chế ?
Thủy gọi :
- Anh Vượng ! Lại đây uống nước.
Vượng quay về phía quán nước có vẻ mừng rỡ. Anh ta cười và bước vội tới. Thủy nói :
- Một ly đá chanh, anh Vượng nhé ?
- Cám ơn cô Thủy, xin để dành khi khác cho. Tôi bận, phải đi ngay mới kịp. Nhờ cô Thủy thông báo cho các em trong ban hợp ca là chiều thứ bảy tôi sẽ tập dượt lại.
Thủy hóm hỉnh chỉ Trân :
- Kể cả em này chứ ?
- Cô Thủy khéo đùa. Với cô Trân thì phải khác chứ, tôi không dám dùng danh từ xưng hô đó.
Thủy cười ròn trong lúc Trân đỏ mặt. Tất cả chỉ là những câu nói vui vào lúc bình thường, nhưng hiện tại thì có khác. Sự thật khách quan đã được ngầm hiểu theo sự hướng dẫn của tình cảm chủ quan mất rồi. Vượng chào từ giã ra đi, Trân mới nhéo Thủy được một cái trả thù. Quỉ nhỏ ơi ! Ai xui khiến mi làm lòng ta bâng khuâng kỳ lạ ?
 
Chương 3
 
- Thưa giáo sư, em thiết tưởng với tư cách Trưởng ban tổ chức, em có quyền nếu không muốn nói là có bổn phận phải đọc bài diễn văn ra mắt buổi Đại nhạc hội chứ.
Trân nghe giọng nói của Thủy hơi run. Có lẽ Thủy đang giận lắm. Mà phần Trân cũng thế. Không tức giận sao được khi bao nhiêu công lao khó nhọc của mình bị người khác chiếm trọn. Buổi họp cuối cùng của Ban tổ chức diễn ra đã được hơn hai tiếng. Thời gian này đủ để Trân ở tư thế khách quan, nhìn thấy rõ sự thực bên trong là Thủy chẳng khác một quả chanh, bị ban điều hành học sinh vắt nước bỏ vỏ. Đòn phép của Định, Tổng thư ký ban điều hành, phải nhận là khá cao. Mời Thủy đứng ra tổ chức cho bằng được. Vài nhân vật trong ban điều hành giữ các nhiệm vụ rất khiêm nhượng, còn thì toàn là bạn bè của Thủy. Tất cả ra công tập dượt. Vé đã bán hết sạch do một ban cổ động xuất sắc của Thủy. Ngày trình diễn gần kề. Thủy chuẩn bị sẵn sàng bài diễn văn ra mắt. Đùng một cái, Ban điều hành đòi được quyền đại diện ban tổ chức.
Định nói :
- Đồng ý là chị Thủy có đủ tư cách đại diện ban tổ chức. Tuy nhiên, trên danh nghĩa, buổi Đại nhạc hội này là do Ban Điều hành học sinh tổ chức.
- Và vì tôi không phải là một người trong Ban điều hành nên không được quyền đại diện ?
- Tuỳ chị nghĩ !
Giáo sư hướng dẫn buộc phải chen vào :
- Tôi thấy hai bên đều có lý riêng mình. Bây giờ, tôi dàn xếp thế này. Ban Điều hành cử một người đại diện, Ban Tổ chức một. Cả hai cùng xuất hiện với tư thế khác nhau. Cuối cùng, nếu chấp thuận theo đề nghị đó thì chúng ta chỉ còn vấn đề đặt ra là ai sẽ nói trước mà thôi…
Thủy :
- Thưa giáo sư, dĩ nhiên là Ban tổ chức. Sau đó, Ban tổ chức sẽ giới thiệu Ban điều hành.
Định đứng lên nhìn một lượt những người hiện diện rồi nói :
- Thưa giáo sư, cũng dĩ nhiên là Ban điều hành sẽ bênh vực ý kiến của mình. Vậy, để cho có sự công bằng, em đề nghị lấy biểu quyết của những người có mặt hôm nay. Nếu bên nào được đa số bằng lòng, bên đó sẽ được xuất hiện trước.
- Anh Định nói phải. Các anh chị có mặt ở đây hãy cho biết ý kiến.
Định thực hiện cuộc biểu quyết chớp nhoáng. Ai đồng ý với Ban điều hành ? Tám cánh tay đưa lên thật cao. Ai đồng ý với ban tổ chức ? Chỉ có một mình Trân. Giáo sư hướng dẫn hỏi :
- Còn ý kiến anh Vượng ?
Vượng đáp :
- Thưa giáo sư, em là cựu học sinh, xin được miễn góp ý kiến.
- Không, ở đây với tư cách một cử toạ, anh có quyền biểu quyết.
- Thưa giáo sư, kết quả đã có. Ý kiến của em không cần thiết nữa.
Định đắc chí vì đã thắng được Thủy. Không thắng sao được khi tham dự buổi họp này toàn là người trong Ban điều hành ! Định hân hoan thấy rõ :
- Như vậy, Ban điều hành sẽ đọc diễn văn ra mắt, kế đó là ban tổ chức nói đôi lời. Xin chị thư ký cuộc họp ghi vào biên bản quyết định này rõ ràng…
Trân liếc nhìn Thủy. Mắt Thủy đỏ, long lanh. Tự nhiên, Trân thấy không đành lòng để Thủy chịu thua quá dễ dàng như vậy. Trân nói với tất cả :
- Trân nhận thấy có sự chèn ép trong cuộc biểu quyết vừa qua.
- Chị không chấp nhận nguyên tắc dân chủ ?
- Đồng ý là dân chủ, nhưng đây là một thứ dân chủ có tính toán…
- Xin chị thận trọng lời nói.
- Trân rất thận trọng. Vì thế, trước mặt đông đủ mọi người, Trân xin được minh xác rằng : nếu Ban điều hành nhất định lấn lướt ban tổ chức để cướp công, Trân xin chính thức rút lui khỏi ban hợp ca.
Có lẽ quyết định của Trân đã làm chẳng những Định, mà tất cả mọi người hiện diện cùng sửng sốt. Nhưng Định quả bản lĩnh, đáp ngay :
- Vâng, nếu chị có ý đó thì chúng tôi cũng không dám cản ngăn. Chị có toàn quyền rút lui hay ở lại. Chúng tôi sẽ cố gắng tìm người thay thế chị, hơn một ngàn nữ sinh Ngô Quyền, thiết tưởng không phải chỉ một mình chị có khả năng nhận giọng nữ chính.
Đến phiên Trân tức nghẹn. Đã rõ là Định quyết giành công cho Ban điều hành. Trân nhìn Vượng cầu cứu. Nếu Vượng lên tiếng, hoặc Vượng làm áp lực, có thể tình thế sẽ đổi khác. Với Vượng, Định sẽ không thể tìm người thay thế. Nhưng, Vượng lặng thinh. Anh quyết đóng cho trọn vai trò khách quan của mình đó chăng ? Trân thấy giận Vượng. Thủy vừa đứng dậy xin phép được về thì Trân cũng về theo, bỏ mặc Vượng.
Trân bước những bước chậm trên sân trường. Thỉnh thoảng, nhìn qua Thủy, Trân thấy Thủy im lặng, gương mặt lạnh lùng dễ sợ. Nhỏ bạn của Trân ơi ! Nhỏ có nhớ lời thầy Bằng tâm sự với mình hôm nào không ? Đời giả trá, lừa đảo khôn lường. Mình non tay, kém kinh nghiệm, trước sau gì mà chẳng có lần vấp ngã.
 
(còn tiếp)
27 Tháng Tám 2014(Xem: 13046)
“Chị nên nhớ, cả gia đình chị là một ổ phản động. Chồng chị và hai con trai chị đều là sĩ quan ngụy, có nợ máu với nhân dân. Rể chị, chồng của cô Thùy đây là một viên chức ngụy quyền.
23 Tháng Tám 2014(Xem: 29595)
Năm nay, lần thứ ba tôi về họp mặt với những người yêu tiếng Việt, những người muốn tiếng Việt ngày càng phát triển theo chiều hướng đi lên ngay cả trên quê người.
22 Tháng Tám 2014(Xem: 32244)
hai em đã tô điểm cuộc sống bằng chữ tâm với lời nhắn nhủ, con người sống trên đời cần có một tấm lòng….
22 Tháng Tám 2014(Xem: 26940)
Cái góc bếp ấy thật là dễ thương. Nói không phải nhiều chuyện. Đó là nơi phát nguồn vui buồn và sự hưng thịnh của một ngôi chùa.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 16018)
Tôi trở về Nhà Từ Đường sau 15 năm đi xa. Thật ra con số 15 năm là không đúng. Nó chỉ đúng tính theo ngày tôi bỏ nước ra đi, chứ không đúng tính từ ngày tôi trở lại Nhà.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 14624)
Tôi đưa tay chùi nước mắt. Không có trận mưa nào đang xối xuống đám tang của anh tôi. Chỉ là một chút nước trong ly làm sóng sánh đại dương. Chỉ là một hạt bụi hóa thân làm thành một kiếp nhân sinh tàn lụi.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 27429)
Chuyện cổ tích của con kể bắt đầu bằng ngày xưa con có ba, ngày xưa con có má, ba má là mãi mãi ... là cho đi không đòi lại bao giờ ...
15 Tháng Tám 2014(Xem: 24843)
GS. Nguyễn Xuân Hoàng giảng bài say sưa, trong đam mê dù triết học hay văn chương,... Vị thầy mà khoảng cách thời gian lớn hơn chúng tôi độ một giáp...
15 Tháng Tám 2014(Xem: 23798)
Biết đến bao giờ tôi lại trở về? Để được sống yên bình ngắm hàng phượng vĩ vào mỗi mùa Hè, và sống lại thời xưa cùng các bạn vui chơi những ngày Hè thong thả....
14 Tháng Tám 2014(Xem: 14555)
Và trong lòng thì trời ơi, tôi muốn đi biết là chừng nào, nhưng không tìm ra lối. Những nơi đi được thì đã nghẹt người, đành quay lại.
13 Tháng Tám 2014(Xem: 24264)
"Mẹ mày có khỏe không?' Ông ơi! câu hỏi ngọt ngào này của ông làm tôi vui biết mấy. Tôi khỏe lắm ông à! Tôi sẽ nắm tay ông, cùng ông đi cho hết đoạn đường trần gian.
09 Tháng Tám 2014(Xem: 28400)
Xin mượn những dòng này để làm món quà dâng lên Mẹ của chúng con. Cầu mong Mẹ luôn được thân tâm an lạc để tụi con có dịp đền bù phần nảo những hy sinh Mẹ đã dành cho tụi con.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 22613)
Những ước muốn thật xanh, thật đẹp đã dường như liên kết “mây khói” với hiện thực cuộc đời. Ai bảo”Người đi trên mây” dửng dưng? Kính thăm Thầy – xin cầu chúc mọi sự an lành thanh thản.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 14873)
Và những phát biểu của đại diện gia đình thành viên Tự Lực Văn Đoàn: Nhà văn Nguyễn Tường Thiết đại diện gia đình Nhất Linh, Giáo sư Minh Thu đại diện gia đình Hoàng Đạo, Bác sĩ Nguyễn Tường Giang đại diện gia đình Thạch Lam…
05 Tháng Tám 2014(Xem: 14823)
Tôi ngồi nghe, lặng người. Tôi biết tình trạng sức khỏe của anh tôi kéo dài từ Bảy Hai đến nay đã là những ngày nằm chờ chết. Có lẽ anh đã chết từ những ngày Sài Gòn vừa mất, khi các con anh bị bắt đi học tập cải tạo, và cả chính anh cũng bị chính quyền mới cho người đến tận nhà điều tra xem bệnh thật hay giả, có đủ sức đi học tập cải tạo không.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 20510)
Tiễn chân Quỳnh Giao về bên kia thế giới. Tôi lại nghĩ đến đời người, duyên và nghiệp. Quỳnh Giao là con chim quý đã có một phước báo từ kiếp trước nên tiếng hát đi vào lòng người.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 27379)
Khi tôi viết những dòng này thì đại diện gia đình đang chuẩn bị để lên những chuyến bay về tham dự buổi lễ gắn lon Chuẩn Tướng cho Việt
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 17706)
Hoàng ngồi trên xe lăn, tóc bạc trắng, áo pull đen, gầy yếu, thăm thẳm, tôi nghe thấy hơi ấm mỏng len qua những ngón tay của hai đứa tôi xiết nhẹ.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 17022)
Ngồi trong tòa soạn báo Việt Tribune, chúng tôi vẫn hồn nhiên “mày tao”. Như những ngày Văn Học năm xưa. Có chi thay đổi đâu! Tôi muốn mượn câu thơ của Phạm Nhuận để tặng Nguyễn Xuân Hoàng.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 14788)
Hai người phụ nữ ôm chầm lấy nhau. “Cô có khỏe không? Em bé tên gì vậy cô? Em dễ thương quá!” Tám ẵm bé lên, áp má mình vào má bé.