Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Hạnh Phạm - DÒNG SÔNG CUỘC ĐỜI

28 Tháng Mười Một 20142:15 SA(Xem: 29530)
Hạnh Phạm - DÒNG SÔNG CUỘC ĐỜI


DÒNG SÔNG CUỘC ĐỜI.


Hanh Pham

Phải đến hơn hai tháng sau ngày Sam, thằng con thứ hai dọn ra ở riêng, tôi mới lò dò vào phòng cũ của nó để thu dọn. Không phải vì không có thời gian cũng không phải vì làm biếng mà phải chờ mãi đến ngày hôm nay. Lý do thật giản dị nhưng cũng khá phức tạp. Tôi tránh, không muốn đối diện với những hình ảnh mà nay đã trở thành kỷ niệm. Trì hoãn được ngày nào hay ngày đó.

Căn phòng vẫn ngổn ngang với đồ đạc, quần áo mà Sam chưa buồn đem đi hoặc không cần dùng, bỏ lại. Đứng ở giữa, đưa mắt nhìn quanh căn phòng bừa bộn, nơi từng là thế giới của Sam bao nhiêu năm qua, tôi bỗng dưng thấy nhớ Sam một cách lạ lùng. Thế là những con chim nhỏ ngày nào của tôi nay đã mọc đủ lông đủ cánh và bắt đầu cất cánh bay đi. Từng đứa, từng đứa. Tôi, con chim mẹ, giờ đây trong cái tổ thênh thang, trống vắng. Như một người bị cho về hưu thình lình, tôi hụt hẫng không còn biết làm gì để trám lấp khoảng không gian, thời gian thừa thãi .

Ba đứa con trai cả thảy. Liam, Sam và Ryan. Thằng con lớn, Liam, đi học xa cả năm nay, lâu lâu mới về lại một lần. Thằng giữa, Sam là thằng mới dọn ra và  thằng con út Ryan mười tám tuổi. Ryan hiện học năm thứ nhất đại học, vẫn còn sống ở nhà nhưng ngoài giờ học, dành nhiều thời gian cho cô bạn gái. Mẹ con gặp nhau trong ngày chỉ còn vào những buổi sáng thức dậy vội vàng trước khi đi tôi làm hay nó rời nhà đi học. Tuy đã biết và chuẩn bị tinh thần từ lâu nhưng khi thực sự đối diện với hoàn cảnh này thì không có sự chuẩn bị nào có thể làm dịu bớt đi sự trống vắng đang hiện diện. Người đi bao giờ cũng chóng quên, chỉ có người ở lại, vấn vương với những hình ảnh quen thuộc đầy kỷ niệm. Nhiều lúc tôi tự hỏi lòng, có phải chỉ vì mình đa cảm, hay để những chi tiết nhỏ trong cuộc sống ảnh hưởng, chi phối cảm xúc của mình ? Ngay cả đến ngôi trường tiểu học của các con ngày xưa cũng có khả năng làm lòng tôi chùng lại cứ mỗi lần có dịp đi ngang qua. Nhìn ngôi trường là nhớ những ngày còn đưa đón con đi học.  Nhớ những cuộc tán gẫu với các bà mẹ cùng lứa trong sân trường hoặc những buổi chiều ngồi chờ đợi con trong xe ở cổng. Cả ngày, cả tuần, cả tháng, quanh năm… bận bịu, đầu tắt mặt tối với những sinh hoạt của con nhưng cuộc đời lúc ấy sao thật là đầy ý nghĩa.

Khi lên đến trung học thì trường các con cách nhà rất xa. Phải đi xe lửa và rồi đi bộ từ trạm xe lửa đến trường. Mất gần cả tiếng đồng hồ . Ngoài cái túi đeo lưng đựng đầy sách vở nặng nề, các con lại còn phải ì ạch sách theo nhạc cụ vào những hôm có giờ âm nhạc. Xót con phải lê lết nặng nhọc nên vợ chồng tôi hay cố gắng đưa đón tụi nó khi có thể. Những chuyến xe đưa đón vào thời điểm này là những cơ hội được tìm hiểu và gần với chúng thêm một ít. Ngồi chung trên xe trong một quãng đường dài, mẹ con thường nói chuyện trên trời dưới biển hay nhỏ to tâm sự. Vì ngồi chung một xe, sự gần gũi về không gian lẫn tình cảm đã cho tôi có cơ hội len lỏi vào cái thế giới riêng tư thuộc tuổi mới lớn của các con, một thế giới mà những bậc cha mẹ như tôi thường được chúng coi là người ngoại cuộc - Này con, sao dạo này không thấy thằng Daniel ghé nhà mình chơi với con nữa - Oh, bố mẹ nó ly dị nên nó theo bố nó đi thành phố khác rồi mẹ à - Còn con và con nhỏ Emma, mẹ thấy hai đứa coi bộ thân nhau à. Tụi bay là bồ tèo chưa hay chỉ vẫn là bạn ? – Ha ha, mẹ nghĩ thế nào về nó ? ..... Ôi nhớ làm sao những lần mẹ con rủ rỉ, rù rì như thế.  Nhớ cả những buổi tối đi đến xem các con trình diễn nhạc ở trường. Có những lần ngồi xem với các phụ huynh khác trong cái sảnh đường rộng.  Gió mùa đông từ ngoài thổi vào lạnh lẽo, co ro trong khi bụng cồn cào đói vì chưa kịp ăn uống. Thế đấy nhưng vẫn thấy hạnh phúc làm sao!

Thời điểm các con học lớp 12 cũng là thời điểm chúng bắt đầu có bạn gái và cũng là lúc nhà có những khách đột xuất - bạn gái của chúng nó. Cái bếp nhỏ thỉnh thoảng trở nên bận rộn và ríu rít với tiếng cười nói của những đứa “con gái” tạm của tôi đến chơi, nấu nướng. Nhà toàn là con trai nên khi có mấy bóng hồng thấp thoáng thì khung cảnh và không khí tự nhiên sinh động hẳn lên. Mùa Giáng Sinh cũng ấm cúng hẳn lên với mấy đứa “con gái”. Tôi có dịp mua quà cho bạn gái của con, những món quà dễ thương, tiêu biểu cho đàn bà con gái mà đã từ lâu không rờ đến... Cuộc sống tình cảm của tôi từ đó cũng ảnh hưởng ít nhiều theo cuộc sống tình cảm của các con. Vui khi tụi nó và bạn gái hòa thuận. Man mác buồn khi có sự bất hòa hay tan vỡ trong quan hệ tình cảm của các con. Tình cảm tôi đến tuổi này mà vẫn lên xuống, bập bềnh như con nước thủy triều của những mùa nước lũ.

Có lẽ vì vừa là đàn bà lẫn vừa là mẹ nên tôi tương đối khá nhậy cảm. Con Alice trong một tuần chỉ thấy không đến chơi là tôi đã linh cảm có gì khác thường. Hỏi Sam thì đúng y chang – Sam và Alice đã quyết định chia tay. Tự dưng thấy con Emma đăng trên Face Book cám ơn gia đình, bạn bè đã động viên nó trong thời gian khó khăn vừa qua. Sao lại “thời gian khó khăn” nhỉ? Thôi rồi, nghi quá. Gọi hỏi thằng lớn Liam thì mới biết là nó và con Emma đã không còn liên hệ. Mỗi lần khám phá như thế, không ai khiến mà cơn buồn cứ đeo đẳng mãi. Hết tôi nghiệp con rồi lại nhớ mấy đứa “con gái tạm”. Nuối tiếc những ngày vui bên nhau mà nay đã không còn…

Bây giờ, tôi lại ngồi đây, giữa những đống quần áo cũ, sách vở, CD bỏ lại của Sam, nuối tiếc, nhặt nhạnh những mảnh ghép, những miếng puzzles  của đời mình, để ghép lại trong ký ức một bức tranh ngày nào mà nay đã xa rồi tầm tay với. Thình lình, trong lúc xếp gọn lại mấy cuốn sách cũ của Sam, một tấm hình bất ngờ rớt ra trên sàn nhà. Mặc dầu hình đã bị trầy trụa và ố vàng nhiều nơi nhưng khi nhặt lên nhìn thì tôi nhận diện ra ngay là hình của Sam hồi còn bé, chụp khi được mười tháng. Sam đang chập chững trong chiếc quần ống thấp ống cao những bước đi đầu tiên của mình. Hai tay Sam giơ lên trời để lấy thăng bằng. Đôi mắt to tròn hãnh diện nhìn vào camera trong khi cái miệng cười toe toét, cho thấy hai cái răng sữa nho nhỏ thật dễ thương. Trời ơi, thằng con bé bỏng của tôi đây. Đẹp và hồn nhiên như một thiên thần. Ngay lúc này, tôi chỉ muốn bỏ tất cả để chạy ù về quá khứ, giang đôi tay thật rộng để được ôm choàng lấy nó. Tôi áp cái hình vào ngực mà nước mắt cứ thế mà dàn dụa trên má. Như một động tác tự nhiên, phản xạ, tôi lôi cái iphone ở trong túi ra.  Qua màn nước mắt nhoè nhoẹt, tôi loạng quang đánh vội một tin nhắn cho Sam – “I miss you Sam ! XXXX . Mum.” Vừa lúc ấy thì chuông điện thoại reo vang. Thằng út Ryan gọi về:

- Mẹ ơi, con mới thi xong môn học cuối của năm nay. Con làm cũng khá lắm. Lát nữa về con sẽ lôi cây Noel ra dựng và trang trí. Mẹ nhớ đi shop mua hệ thống đèn chớp chớp nha. Bộ cũ hư năm ngoái rồi.

Phì cười, tôi cất cái phone vào túi rồi lơ đãng nhìn qua khung cửa sổ. Ngoài kia bầu trời xanh biếc, không một áng mây. Gió xuân hiu hiu thổi qua những tàng cây kẽ lá. Trong khoảnh khắc, nỗi muộn phiền trong tôi như cũng theo gió mà cuốn mất đi. Dưới chân đồi, con sông Onkaparinga lấp lánh dưới ánh mặt trời như một tấm vải bạc, uốn éo làm điệu trước khi nhập vào với biển. Nhìn dòng sông tôi chợt nhớ đến một câu châm ngôn đã nghe qua trước đây. “ Time is like a river. You cannot touch the same water twice, because that the flow has passed will never pass again”. Phải rồi, thời gian trôi như một dòng sông, ta không bao giờ gặp cùng một giòng nước hai lần. Cuộc đời cũng thế, như một giòng sông, là một biến chuyển không ngừng. Có những chỗ, giòng sông trôi êm đềm nhưng cũng có những nơi, giòng sông trôi ào ạt làm ta chới với. Rồi cũng có những đoạn giòng sông rẽ nhánh thình lình, quanh co uốn khúc. Như những nốt nhạc đen trắng, nốt cao nốt thấp, nốt buồn nốt vui nhưng cả hai đều là những nốt tất nhiên phải có. Không thể nào trong đời người ta tránh khỏi.

Đóng cửa phòng Sam lại sau lưng, tôi lôi những bao đồ bỏ đi của nó ra garage để chất vào cốp xe rồi sau đó chở ra cho mấy cơ quan từ thiện ngoài phố. Trên đường lái xe, phố xá bỗng dưng nhộn nhịp, tưng bừng hẳn lên với không khí Giáng Sinh. Radio trong xe cũng bắt đầu hát nhạc Giáng Sinh, bài Jingle Bells mà các con tôi hồi nhỏ thường yêu thích. Tôi mỉm cười vặn âm thanh to lên một chút rồi nhỏ nhỏ hát theo -

“Jingle bells, jingle bells,

Jingle all the way…….”.

 

Hanh Phạm

Adelaide, 24/11/14

 

 

 

 

31 Tháng Ba 2024(Xem: 1088)
Mỗi khi nghĩ về quê hương xứ sở, tôi lại luôn có nhiều cảm xúc và hoài niệm đẹp về những bữa cơm gia đình thơm ngon và đậm vị yêu thương như vậy.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 782)
Hoàn cảnh của Ukraine hiện nay gần giống như VNCH ngày xưa khi mối bận tâm của Mỹ đặt vào cuộc chiến ở Trung Đông. Nhưng may mắn thay tên đao phủ thủ
31 Tháng Ba 2024(Xem: 715)
Bây giờ, tuổi đã nhiều, cuộc sống đã ổn định, tôi có thể tìm cho mình những bộ áo quần vừa ý, hợp thời, may cắt khéo léo. Tôi có điều kiện tìm hiểu trang phục thích hợp.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 711)
Năm nào cũng vậy, người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, dù đang ở trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều nhớ đến ngày tết âm lịch thường được gọi là tết Ta để phân biệt với tết Tây.
20 Tháng Ba 2024(Xem: 1337)
Cuộc vui kéo dài mãi cho đến bốn giờ chiều mọi người mới lưu luyến chia tay ra về mang theo hình ảnh của buổi họp mặt ấm cúng trong tình đồng hương Biên Hòa, đồng môn Ngô Quyền
19 Tháng Ba 2024(Xem: 976)
Cuộc vui nào cũng tàn, điều thú vị là đã ghi lại kỷ niệm để tạo mong ước cho người tham dự sẽ có cuộc hội ngộ vui vẻ như vừa qua.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1113)
Với nền giáo dục nhân bản và khai phóng, trong gần 20 năm tồn tại cùng Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, Trường NQ sản sinh biết bao nhân tài cho đất nước.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1103)
Như vậy, ngay tại khuôn viên của trường, Đạo làm Thầy, Đạo làm trò và Tinh thần Tôn Sự Trong Đạo đã được đề cao và xem trọng, như là một tiêu chí căn bản mang đậm ý nghĩa giáo dục của trường THCT.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 893)
Từng đám mây xanh lợn lờ trôi dưới cánh của chiếc westjet, cuộc sống vốn dĩ phải ganh đua; rồi… tiền bạc, danh tiếng, hạnh phúc có mãi mãi theo ta xuống mồ chăng?
16 Tháng Ba 2024(Xem: 990)
Trong những đêm cuối tháng 4 năm 1975, tôi thường trực đêm trong trung tâm giáo dục Hồng Bàng với các ban đồng nghiệp. Chúng tôi uống bia và đánh xập xám chướng để quên đi những lo âu
09 Tháng Ba 2024(Xem: 1306)
Năm nay xuân Giáp Thìn cây anh đào tật nguyền lại nở rộ từ những ngày chớm tết cho đến giờ này. Ông dự định sẽ mời vài người bạn thân ghé nhà để uống trà thưởng hoa như dạo nào…
01 Tháng Ba 2024(Xem: 1065)
Anh hùng chỉ là người của một thời, một giai đoạn. Nhưng người tử tế đòi hỏi sự hy sinh thiệt thòi cả một đời! Miền Nam Việt Nam có thể không có nhiều anh hùng, nhưng những người có một tấm lòng và người tử tế thì không thiếu.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 1174)
Cũng đã khá lâu tôi có nghe vài người bạn kể rằng họ có xem một bộ phim Đại Hàn có tựa đề là “Bản Tình Ca Mùa Đông”. Tôi nghe rồi cũng bỏ qua chứ không quan tâm gì
01 Tháng Ba 2024(Xem: 763)
Tôi cám ơn bác sĩ rồi theo con ra khỏi phòng mạch. Mọi sự vật trong toà nhà như sáng hẳn lên và rõ ràng, khi ra ngoài, tôi nắm lấy tay con gái, reo lên -Mẹ đã thấy được chiếc lá cây rung rinh trong gió… từng chiếc lá, không phải một khối xanh lay động như trước nữa.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 991)
Trong tiếng Việt giàu đi với sang. Nhưng thời nay, giàu tiền thì nhiều nhưng mà sang thì không có mấy, đốt đuốc cũng khó tìm ra.Bởi sang nằm trong cốt cách, trong cách ứng xử, trong ngôn ngữ thể hiện,
01 Tháng Ba 2024(Xem: 1084)
Cây ngọc lan nhân chứng cuối cùng của nhà xứ Tâng đã chứng kiến bao nhiêu cảnh vật đổi sao rời không còn nữa. Cảnh vật và con người trăm năm cũ nay chỉ còn là chuyện kể khúc còn, khúc mất mà thôi.
24 Tháng Hai 2024(Xem: 1288)
Người già tức là người lớn tuổi, còn gọi là người nhiều tuổi hay người cao niên… Thế thì bao nhiêu tuổi mới được gọi là người già, người lớn tuổi hoặc người cao niên?
23 Tháng Hai 2024(Xem: 1234)
Tình yêu thật sự đã hiếm; tình bạn thật sự còn hiếm hơn”. Tình bạn giữa tôi và Cát Đằng quả là hiếm có. Cát Đằng, tên một loài hoa leo có màu xanh pha tím, mỏng mảnh. Bạn tôi cũng dịu dàng, mềm mại, quý phái như hoa.
23 Tháng Hai 2024(Xem: 1667)
Khi hay tin một người bạn đồng nghiệp mới qua đời làm tôi hồi tưởng lại những kỷ niệm khi tôi mới bước chân vào nghề. Những kỷ niệm có vui có buồn đã theo tôi suốt cả cuộc đời dù muốn quên cũng không quên được.