Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ XVIII)

10 Tháng Chín 201412:13 CH(Xem: 16689)
Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ XVIII)
BUI VA RAC-nxh-2-large

Kỳ XVIII

Theo Cha Cras, ngụ ngôn không phải là một câu chuyện bịa đặt. Ngụ ngôn là chân lý. Mà chân lý là mục tiêu duy nhất chúng ta sống vì nó, chết cũng vì nó. Đó là một bài giảng rất hay của Cha về nô lệ và tự do.

Trong vở kịch, người “nô lệ” Esope bị buộc tội vì đã giấu cái chén vàng trong bọc của mình. Theo luật pháp Hy Lạp, nếu kẻ phạm tội là người tự do thì sẽ bị đưa lên núi cao đẩy xuống nơi vực thẳm sâu nhất. Nếu kẻ phạm tội là nô lệ thì người chủ sẽ cân nhắc tội phạm mà trừng phạt. Người chủ của Esope muốn cứu tính mạng của ông, muốn xác nhận “giả vờ” ông là người “nô lệ,” mặc dù người chủ này đã biên giấy cho Esope “tự do” rồi. Nhưng, Esope nói, “Đối với tình yêu và đời sống ta còn trẻ quá, còn xanh non qua. Nhưng đối với tự do thì ta đã chín rồi. Vực thẳm mà các ông đã chọn sẵn cho người tự do ở đâu? Ở đâu? Ở đâu?” Người ta thường chỉ nhớ Esope với chuyện ngụ ngôn cái lưỡi là món ngon nhất cũng là món dở nhất. Người ta cũng thường nhớ Esope với chuyện Con Cáo thấy Chùm Nho trên dàn cao, muốn hái nhưng không với tới bèn nói “Nho hãy còn xanh,” nhưng ít ai nghe nói Esope và tự do.

Tôi không phải và không bao giờ là Esope. Tôi thấy mình hèn nhát. Tôi lo sợ. Một mình giữa bốn bức tường. Cái mụt nhọt mưng mủ đã bị phá. Cái trí nhớ đã được phục hồi. Nhưng tôi không đủ trầm tĩnh để cái đầu tôi có phút giây yên ổn. Như một trận động đất lớn cả một đất nước sụp xuống, sụm xuống, lún xuống, chìm xuống. Và ngôi nhà tôi ở cũng bị chôn vùi trong lòng đất. Cha mẹ tôi lần lượt qua đời. Các cháu tôi bị đưa vào trại cải tạo. Anh tôi vừa nằm xuống. Cả gia đình vừa đưa anh ra nghĩa địa về đã bị đuổi nhà. Và tôi bị giữ ở đây, gán ghép cho tôi một thứ tội mới chỉ nhú trong đầu tôi. Cả một dân tộc không ai nghĩ một điều gì khác hơn là con thuyền và biển cả. Làm mồi cho cá mập, làm nạn nhân cho bọn hải tặc Thái, làm người tù trong các nông trường... hoặc là đến bến bờ tự do! Trời ơi, tôi hiểu ra rồi, cả một đất nước chúng ta đầy những Esope. Thời cổ Hy Lạp có một Esope, còn thời đại của chúng ta biết bao nhiêu là Esope. Tự do hay là chết! Không phải người ta bỏ nước ra đi vì muốn làm một cuộc phiêu lưu. Người ta phải ra đi vì người ta không thể ở lại. Đi hay là ở? Câu hỏi ấy là câu hỏi lớn nhất chiếm đầy đầu óc mọi người.

Cánh cửa bỗng bật mở. Tên công an áo vàng đứng ở ngưỡng cửa.

“Ông Thăng. Có người nhà muốn gặp.” Hắn nói.

Tôi đứng dậy. Tôi biết là ai rồi.

“Theo tôi!”

Hắn đi trước, bước từng bước xuống cầu thang.

Quỳnh, bà chị dâu tôi và Thùy đã ngồi sẵn quanh bàn làm việc của hắn.

“Ngồi xuống đây!” Hắn ra lệnh cho tôi.

Hắn ung dung châm một điếu thuốc, ngồi xuống chiếc ghế phía sau bàn. Hắn hết nhìn bà chị tôi, đến nhìn Quỳnh rồi nhìn tôi. Sau cùng hắn đẩy cây bút và tờ giấy trước mặt hắn về phía chị.

Chị Thúc nhìn tờ giấy và nhìn tên công an như thể mắt chị đang đo lường cái chiều dài của hai sự vật. Rồi chị nhìn tôi và nhìn Quỳnh, cái nhìn như hỏi phải làm sao bây giờ. Chị cầm cây bút lên, xoay qua xoay lại, xong đặt cây bút xuống.

“Như đã nói với chị...” Tên công an có vẻ sốt ruột, “Tình trạng của anh Thăng đây hoàn toàn tùy thuộc vào một chữ ký của chị. Nếu chị không đồng ý giao trả căn nhà chị đang ở cho nhà nước quản lý thì trước sau gì nhà nước sẽ quản lý nhà chị thôi. Chị phải khẩn trương lên, tôi còn phải giải quyết biết bao nhiêu là công chuyện. Nếu chị ký sớm sẽ có hai điều lợi: Thứ nhất là anh Thăng đây sẽ được trở về ngay, nếu không chúng tôi buộc lòng phải giải anh lên quận để trên làm việc và giải quyết. Thứ hai là chị có thể được trên cấp cho một chỗ ở dưới Chợ Đầm, nếu không...” - hắn ngập ngừng - “trong tình hình nhà đất khan hiếm như hiện nay, mặc dù rất nhiều người phản quốc bỏ nước ra đi, vẫn không đủ nhà đất cung cấp cho cán bộ đang còn xếp hàng dài chờ đợi...”

Hai tay đặt lên trên mặt bàn, chị Thúc nhìn chăm vào tờ giấy. Tôi có cảm tưởng như chị không còn nghe thấy gì ngoài những dòng chữ trên tờ giấy đã viết sẵn kia đang ám ảnh đầu óc chị.

“Rồi mẹ con tôi phải sống làm sao đây?” Chị nói rất nhỏ.

Tôi nghiêng người qua vai chị Thúc. Tay tôi nắm tay chị.

“Chị không nên ký. Nhà của chị thì chị cứ ở. Phần em, em thấy mình không có tội gì, không việc chi mà chị sợ cho em.”

“Thăng không nên nói như vậy!” Quỳnh chen vào. “Để chuyện này cho em và chị Thúc giải quyết.”

Tên công an đứng bật dậy. Hắn dụi điếu thuốc đang hút giữa chừng xuống cái gạt tàn. Hắn cầm tờ giấy và cây bút, kéo hộc bàn bỏ vào trong đóng lại.

“Được thôi. Chị và cô đây có thể về. Công an chấp pháp quận sẽ làm việc với ông Thăng. Phận sự của tôi tới đây coi như là xong.”

Chị Thúc vẫn ngồi yên. Quỳnh đứng dậy, vòng ra sau lưng chị.

Tôi nhìn chị Thúc.

“Đừng ký. Không việc gì mà chị phải ký.”

“Anh làm gì mà nóng nảy vậy. Chuyện đâu còn có đó. Anh có để yên cho chị Thúc và em giải quyết được không?”

“Tôi muốn coi lại tờ giấy!” Chị Thúc nói.

Tên công an chống hay tay lên mặt bàn, chồm về phía chị, gay gắt:

“Tôi muốn nghe câu trả lời dứt khoát của chị là ký hay không ký. Vậy thôi. Tôi có nhiều việc phải giải quyết.”

“Tôi ký!” Chị Thúc trả lời nhanh đến nỗi tôi không kịp phản ứng.

“Đừng, chị Thúc, đừng!”

Tôi nói cho đủ một mình chị nghe, nhưng chị Thúc dường như không muốn nghe tôi.

Tên công an kéo hộc tủ, lấy tờ giấy và cây bút đẩy về phia chị:

“Chị ký vào đây!” Ngón tay hắn trỏ một chỗ phía dưới trang giấy.

Chị Thúc chụp cây bút nguệch ngoạc mấy nét. Và chị đứng dậy quày quả bỏ đi như chạy trốn.

Tên công an cầm tờ giấy lên săm soi sát mặt. Tôi thấy hắn mỉm cười xếp tờ giấy làm bốn bỏ vào túi áo. Bàn tay phải của hắn đập nhẹ vào túi có tờ giấy! Và khi hắn đụng vào mắt tôi, tôi nghe tiếng hắn hét lên:

“Anh kia, sao chưa đi về đi còn chờ đợi gì nữa? Hay là muốn tôi giải anh lên quận làm việc?”

“Cám ơn!”

Tôi không hiểu tại sao tôi nói cám ơn với cái tên vừa mới ăn cướp ngôi nhà của anh chị tôi.

Tôi bước ra khỏi trạm công an. Quỳnh đang ôm chị Thúc đứng chờ tôi trước cửa. Tôi nhìn thấy khuôn mặt bà chị dâu tôi ràn rụa nước mắt:

“Chú Thăng ơi, sao đời tôi khổ quá!”

Tôi không dám nhìn chị. Tiếng nói của chị như những mũi tên bắn vào trái tim tôi. Tôi nghe như thể trăm ngàn con dao chém xuống da thịt tôi.

Tôi ngước mắt nhìn lên căn phòng mà mấy phút trước đây tôi bị giam giữ trên đó.

Sau cùng chúng tôi cũng trở lại được Saigon, trở lại căn nhà trong khu Mã Lạng, con hẻm hẹp hôi hám và nhớp nhúa.

Chuyến về thăm nhà của tôi để đưa người anh đến nơi an nghỉ sau cùng không ngờ là chuyến đi đầy nước mắt.

Khi đưa tôi lên xe đò, chị Thúc nói:

“Chú đừng buồn, không có chú, nó cũng lấy nhà tôi, nó nhắm lâu lắm rồi, trước sau gì nó cũng chiếm thôi.”

(Còn tiếp)
21 Tháng Mười 2023(Xem: 3038)
tôi đã không có cơ hội nào thực hiện cái lời hứa ấy. Sau này, gặp lại được hai dì cùng lứa tuổi dì Xinh tỵ nạn sang đây. Họ đã không biết gì về số phận dì Xinh nữa.
21 Tháng Mười 2023(Xem: 3138)
“…Em yêu phút giây này Thầy em, tóc như bạc thêm Bạc thêm vì bụi phấn đã cho em bài học hay Mai sau lớn nên người .Làm sao, có thể nào quên?
06 Tháng Mười 2023(Xem: 2986)
Những tiến bộ điện tử giúp ích con người nhiều mặt nhưng cũng có mặt chúng làm thui chột trí óc và thể chất của chúng ta tỉ như làm chúng ta lười suy nghĩ
23 Tháng Chín 2023(Xem: 3211)
Có những nhà văn mà phong cách trí thức cũng như tình người để lại trong tôi những dấu ấn sâu sắc đến khó quên.
23 Tháng Chín 2023(Xem: 3426)
Kể từ đó tôi đã có hướng nhìn rõ hơn về tương lai của mình là khi lớn lên tôi phải trở thành một nhà giáo, đó là một mơ ước mà tôi phải cố gắng biến nó thành hiện thực.
23 Tháng Chín 2023(Xem: 3339)
sau gần nửa thế kỷ tồn tại qua những thăng trầm biến động của thời cuộc, rạp KH vẫn còn hiện hữu mãi trong ký ức của người dân BH xưa về một thời huy hoàng tráng lệ ...
23 Tháng Chín 2023(Xem: 3125)
giáo chức sĩ quan biệt phái tức là những thầy giáo do lệnh tổng động viên đã phải nhập ngũ một thời gian trưỡc khi được “biệt phái” về dạy học lại cũng phải đi “học tập cải tạo”.
12 Tháng Chín 2023(Xem: 3181)
Chúng ta “ăn để mà sống” hay “sống để mà ăn”? Tôi vẫn nghĩ rằng, mọi người đều phải trải qua cả hai giai đoạn kể trên, khi còn trẻ sung sức thì “sống để ăn”, và khi tuổi về xế chiều thì “ăn để sống”.
12 Tháng Chín 2023(Xem: 3015)
Xin ghi nhận như một lời chia sẻ về một nhà văn lớn đã khuất. Tôi nghĩ viết một nhà văn lớn không bao giờ là thừa, dù thời đã qua.
10 Tháng Chín 2023(Xem: 3224)
Mất một chiếc vớ kể như mất cả đôi, chẳng thể mang một chiếc nhảy lò cò mọi nơi. Còn một thúng vớ lẻ bạn đang nằm thương nhớ kẻ bạc tình thì sao?
10 Tháng Chín 2023(Xem: 3335)
Bây giờ chúng ta đã ở ngưỡng cửa của mùa thu. Ngày xưa, rất nhiều nhạc sĩ của ta đã cảm xúc cái mùa lành lạnh với lá vàng rơi rụng nhưng rất lãng mạn này và đã cho ra những tuyệt tác để đời.
02 Tháng Chín 2023(Xem: 3657)
đã xưng tội trong mùa chay nhưng vẫn luôn phạm tội vì đường trần còn tơ vương khanh tướng, giữa chốn vô thường chỉ là tạo vật. Chúa và Phật phải chọn ai đây chỉ cầu mong còn có những cơn mưa…
28 Tháng Tám 2023(Xem: 3539)
Tọa lạc ở chợ BH ngay giữa ngã ba đường Lê văn Lễ và Cô Giang, vào những thập niên 1960-1970s, Tứ Lợi là tiệm tạp hóa lớn do người Hoa làm chủ, chuyên bán sỉ và lẻ đủ loại nhu yếu phẩm
26 Tháng Tám 2023(Xem: 3288)
Có bao giờ chúng ta chân thành xin lỗi cha mẹ chưa? Một câu xin lỗi xuất phát từ trái tim sám hối. Một câu hỏi mà bây giờ đứng cận con đường sinh tử ta hỏi lại mình .
22 Tháng Tám 2023(Xem: 3198)
Trong mùa tựu trường năm nay, người giáo già như tôi không khỏi trăn trở khi nghĩ đến những cháu nhỏ ở Việt Nam ngày nay bao giờ sẽ hưởng được một nền giáo dục dân tộc
17 Tháng Tám 2023(Xem: 3110)
Bài học của tôi là thế đó. Tôi đã tự nhủ với mình đừng làm gì khác hơn vui chơi mà vẫn bị sụp hầm. Từ nay tôi sẽ mắt sáng như sao, thật cảnh giác để không bao giờ lọt bẫy mấy tên hacker kia nữa.
12 Tháng Tám 2023(Xem: 3206)
Tôi viết bài này như một lời chia tay, chưa biết ai là kẻ thắng cuộc, ai là kẻ thua cuộc. Hẹn kỳ World Cup bốn năm tới với nhiều hứa hẹn mới.
11 Tháng Tám 2023(Xem: 3949)
Xin vĩnh biệt người thầy đáng kính của nhiều thế hệ và chúc thầy an bình thanh thản nơi cõi vĩnh hằng sau khi đã hoàn thành sứ mạng cao cả của một lương sư.
11 Tháng Tám 2023(Xem: 3385)
Vậy đó, tự bao giờ mà chúng ta, những bạn bè quen biết từ lâu, bỗng dưng nghi ngờ cảnh giác lẫn nhau? “Hiện đại là hại điện” đấy thôi, mọi sự phát triển luôn kèm theo những bất cập, những sơ hở hiểm nguy,
11 Tháng Tám 2023(Xem: 3621)
Một nén hương lòng để tưởng nhớ đến Dì Sáu - một bà tiên giữa đời thường trong lòng tôi. Nguyện cầu cho Dì được an nghỉ đời đời trong tình yêu của Chúa, nơi Dì suốt đời nương tựa và dâng lên niềm tin tuyệt đối.