Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ XV)

21 Tháng Tám 201410:51 CH(Xem: 15091)
Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ XV)
BUI VA RAC-nxh-2-large
Kỳ XV

Tôi đưa tay chùi nước mắt. Không có trận mưa nào đang xối xuống đám tang của anh tôi. Chỉ là một chút nước trong ly làm sóng sánh đại dương. Chỉ là một hạt bụi hóa thân làm thành một kiếp nhân sinh tàn lụi. Tôi đứng dậy, đến gần bà chị dâu, đặt tay lên vai chị. Tôi biết mọi lời nói của mình lúc này là thừa thãi.

“Mở cửa! Mở cửa mau!” Tôi nghe tiếng kêu cửa dồn dập, có cả tiếng đập khá mạnh vào mặt gỗ. Cả nhà đang ngồi quanh phòng khách, nơi mà hồi sáng đây còn chiếc quan tài của ông anh tôi đặt ở giữa. Bà chị dâu tôi đang nhắc tới những kỷ niệm của chồng, những nỗi khổ đau mà anh đã để lại cho chị trong suốt những tháng năm làm vợ của một người đàn ông hào sảng. Chị kể lể những lỗi lầm của người chồng với một giọng tha thứ chua xót.

Tiếng đập cửa khiến không khí ngừng lại.

Tôi đứng dậy, đến áp tai vào mặt gỗ.

“Ai đó?” Tôi hỏi.

“Công an đây. Mở cửa kiểm tra hộ khẩu.”

Tôi kéo chốt cửa, mở hé, nhìn ra ngoài, nhưng một bàn tay đã xô mạnh làm bật tung cánh cửa. Ba người bước vào nhà. Ngoài sân có tiếng người nói chuyện. Mấy đốm sáng của đầu điếu thuốc lập lòe dưới gốc cây nhãn.

“Chú Hòe! chuyện gì vậy chú Hòe?”

Bà chị dâu tôi đứng dậy tiến đến gần một người đàn ông nhỏ con, da xanh mướt.

“Trước hết, chúng tôi đến chia buồn với gia đình.”

Người đàn ông tên Hòe giọng không chút tình cảm, hai tay y chắp lại thả xuôi. Hai người đứng bên cạnh, mặt lạnh như tiền, ngó quanh phòng, quan sát.

Cả nhà bỗng nhiên, không ai bảo ai, đồng loạt đứng dậy. Cháu Thùy nói vào tai tôi:

“Nó là công an khu vực đấy.”

Quỳnh ôm con đứng sát vào chị Thúc.

“Xin cám ơn!” Chị Thúc trả lời. “Mời chú Hòe và các ông ngồi!”

Chị nói nhưng nhìn quanh phòng khách không thấy có chiếc ghế nào. Tất cả đều được dời ra phòng sau để lấy chỗ cho mọi người họp gia đình và ngủ luôn trên sàn nhà.

“Không sao!” Hòe trả lời. “Chúng tôi đứng cũng được. Tôi muốn hỏi anh chị này là ai?” Hòe hướng ánh mắt về phía tôi và Quỳnh.

“Đây là chú Thăng và vợ con chú, Thăng là em ruột nhà tôi.” Chị Thúc trả lời, giọng bình tĩnh.

“Sao chị không khai báo với công an là nhà có khách?” Y quay về phía tôi, “Anh chị cho coi giấy đi đường!”

Tôi nhìn Quỳnh đang ôm chặt con vào lòng. Quỳnh cũng đang nhìn tôi. Chúng tôi đi gấp quá, không kịp xin giấy đi đường. Chúng tôi mua vé xe đò chợ đen. Để xin được cái giấy đi đường, thường phải chờ một ngày. Và lại xin giấy đi đường cho cả gia đình về miền biển, công an phường còn phải điều tra, có khi phải đưa lên công an quận xét mới cấp được. Như vậy làm sao tôi về nhà cho kịp.

“Tôi không có giấy đi đường.” Tôi ngập ngừng thú nhận.

“Vậy anh chị đi bằng cách nào? Có phải anh chị là người ở thành phố Hồ Chí Minh không?” Hòe hỏi dồn.

“Phải.” Tôi trả lời.

“Hiện nay anh chị công tác ở cơ quan nào?” Hòe hỏi tiếp.

“Tôi dạy học, nhưng nay đã chuyển ngành.” Tôi không muốn nói là mình xin nghỉ. Tôi không hiểu tên Hòe này muốn gì.

“Tôi hỏi hiện nay anh đang công tác ở cơ quan nào?” Hòe không buông tha tôi.

“Tôi lái xe ủi đất ở một công trường dưới Minh Hải.” Tôi nói.

“Cho tôi coi giấy tờ?” Người đàn ông mặt lạnh như tiền đứng bên cạnh Hòe chìa tay về phía tôi.

Tôi cho tay vào túi tìm cái bóp.

“Đây mà anh!” Quỳnh đưa cái xách tay cho tôi. “Giấy tờ anh trong đó!” Tôi nhớ cái thẻ công nhân viên do Công cấp. Ông Công là một nhà thầu xây cất trước Bảy Lăm. Khi Sài Gòn mất, ông mang tất cả các dụng cụ máy móc xe cộ hiến cho chế độ mới, nghĩ rằng sẽ được yên thân. Tại Bạc Liêu, một nhà thầu xây cất chung cư dang dở đã xuống thuyền ra khơi. Tỉnh ủy khuyến cáo ông Công nên tiếp tục công việc mà người thầu trước bỏ dở. Cả gia đình ông kêu gọi người quen, người có nghề hay người không nghề, họp nhau lại - xuống Bạc Liêu tìm chỗ nương thân. Trước khi tôi xin nghỉ dạy, Quỳnh đã tìm cho tôi chỗ tá túc này. Đầu tiên là mua một thẻ công nhân viên qua một trung gian giá một trăm sáu chục đồng, tiền của chế độ mới. Kế đó là cầm thêm trong tay tờ giấy đi đường Sài Gòn - Bạc Liêu, ghi sẵn là thành phố Hồ Chí Minh - Minh Hải. Ông Công thường tổ chức cho bọn công an ở đây ăn nhậu. Ông chuẩn bị những chuyến vượt biển, lúc đầu hơi e dè và sau gần như là công khai. Ông chia chác với bọn chúng, đúng ra ông đã mua gần như tất cả bọn biên phòng. Tuy vậy cũng có nhiều chuyến ông bị trở mặt. Hai đứa con ông bị bắt trong một chuyến được coi là an toàn nhất. Ông Công đã chạy vạy khắp nơi vay vàng chuộc cả đám. Tôi đi hụt hai chuyến, và đó là những chuyến ông Công cho thấy tài tổ chức tuyệt vời của ông.

Tôi mở xách tay của Quỳnh lấy tấm thẻ công nhân viên đưa cho tên đứng cạnh Hòe. Y cầm lấy nhưng không buồn ngó đó là giấy tờ gì, Tôi càng ngạc nhiên khi thấy y bỏ tấm thẻ của tôi vào túi.

“Tôi cần kiểm tra lại giấy tờ của anh chị. Đến mai mời anh chị xuống công an phường làm việc.” Ngừng một giây, không cần đợi phản ứng của tôi, y tiếp: “Thay mặt tỉnh ủy, tôi xin thông báo cho chị Thúc biết là kể từ hôm nay, ngôi nhà này được đặt dưới quyền quản lý của nhà nước.”

Hòe đứng lui về phía sau. Bà chị dâu tôi hơi rùng mình. Hai tay chị bám lên vai Quỳnh như sắp ngã.

“Trời ơi!” Tôi nghe tiếng kêu thảng thốt của chị.

“Chú Hòe, sao có chuyện gì lạ vậy?”

Tôi bỗng nghe thấy chị gượng lại không đầy một tích tắc. Chị đứng sững.

Tên cán bộ đứng bên Hòe lên tiếng.

“Hồ sơ bên công an gửi lên Sở Nhà Đất cho biết ngôi nhà này do chồng chị, một sĩ quan ngụy, đã bóc lột, tham nhũng hối lộ của nhân dân xây cất lên. Tài sản của nhân dân phải trả lại cho nhân dân. Lẽ ra khi cách mạng về, nhà nước đã phải tịch biên ngôi nhà này, nhưng do chủ trương khoan hồng của đảng và nhà nước ta trong tình hình bệnh tật của chồng chị, chúng tôi đã để yên cho anh chị có chỗ tá túc.

Bây giờ anh ấy đã chết, ngôi nhà này cần phải được thu hồi để trả lại cho nhân dân.”

“Ông nói cái gì của nhân dân? Nhân dân nào?”

Chị dâu tôi hỏi, mặt tái đi vì giận. “Mấy ông có biết vợ chồng tôi lấy nhau, làm việc trong bao nhiêu năm trời mới mua được miếng đất này không? Mấy ông có biết bao nhiêu năm dành dụm chúng tôi mới cất được cái phòng khách này, căn bếp kia không? Mấy ông có biết các con tôi, mỗi đứa đã nhịn ăn nhịn mặc như thế nào để góp cho chúng tôi mua từng viên gạch lót nhà này không? Mấy ông đuổi mẹ con tôi ra khỏi cái nơi do mồ hôi và nước mắt của gia đình tôi đổ xuống để dựng lên mà nói là của nhân dân hả? Nhân dân nào?...” Chị Thúc nói, mắt ráo hoảnh, hai bàn tay nắm chặt.

(Còn tiếp)

12 Tháng Tư 2024(Xem: 579)
lúc ấy tôi còn trẻ lắm so với phần lớn các đồng nghiệp của tôi ở trường Ngô Quyền. Do đó tôi kết bạn với hai người bạn đồng lứa với tôi là anh Trần Văn Phúc dạy sử địa và Nguyễn Phi Long dạy toán.
11 Tháng Tư 2024(Xem: 416)
Tôi thích hai chữ “Xóm Đạo” từ thuở biết yêu “thơ” vào những năm đầu bậc trung học. Bài thơ có hai chữ “Xóm Đạo” tôi đọc dầu tiên là bài “Tha La Xóm Đạo” của tác giả Vũ Anh Khanh
10 Tháng Tư 2024(Xem: 485)
Tháng Tư lại về, nỗi buồn len lén con tim. Thương lắm người vì ngày này mà chịu nhiều khổ nạn tai ương, tủi nhục ngút ngàn, biết bao gia đình ly tán chia lìa, ngậm ngùi chua xót.
10 Tháng Tư 2024(Xem: 684)
Từ tháng 4/1975 đến nay, đã gần nửa thế kỷ rồi, nhưng mỗi lần đến tháng tư, tôi cứ hay trăn trở và hồi tưởng lại những sự kiện xảy ra sau thời khắc lịch sử ấy.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 1186)
Mỗi khi nghĩ về quê hương xứ sở, tôi lại luôn có nhiều cảm xúc và hoài niệm đẹp về những bữa cơm gia đình thơm ngon và đậm vị yêu thương như vậy.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 845)
Hoàn cảnh của Ukraine hiện nay gần giống như VNCH ngày xưa khi mối bận tâm của Mỹ đặt vào cuộc chiến ở Trung Đông. Nhưng may mắn thay tên đao phủ thủ
31 Tháng Ba 2024(Xem: 789)
Bây giờ, tuổi đã nhiều, cuộc sống đã ổn định, tôi có thể tìm cho mình những bộ áo quần vừa ý, hợp thời, may cắt khéo léo. Tôi có điều kiện tìm hiểu trang phục thích hợp.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 758)
Năm nào cũng vậy, người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, dù đang ở trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều nhớ đến ngày tết âm lịch thường được gọi là tết Ta để phân biệt với tết Tây.
20 Tháng Ba 2024(Xem: 1501)
Cuộc vui kéo dài mãi cho đến bốn giờ chiều mọi người mới lưu luyến chia tay ra về mang theo hình ảnh của buổi họp mặt ấm cúng trong tình đồng hương Biên Hòa, đồng môn Ngô Quyền
19 Tháng Ba 2024(Xem: 1128)
Cuộc vui nào cũng tàn, điều thú vị là đã ghi lại kỷ niệm để tạo mong ước cho người tham dự sẽ có cuộc hội ngộ vui vẻ như vừa qua.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1218)
Với nền giáo dục nhân bản và khai phóng, trong gần 20 năm tồn tại cùng Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, Trường NQ sản sinh biết bao nhân tài cho đất nước.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1189)
Như vậy, ngay tại khuôn viên của trường, Đạo làm Thầy, Đạo làm trò và Tinh thần Tôn Sự Trong Đạo đã được đề cao và xem trọng, như là một tiêu chí căn bản mang đậm ý nghĩa giáo dục của trường THCT.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1058)
Từng đám mây xanh lợn lờ trôi dưới cánh của chiếc westjet, cuộc sống vốn dĩ phải ganh đua; rồi… tiền bạc, danh tiếng, hạnh phúc có mãi mãi theo ta xuống mồ chăng?
16 Tháng Ba 2024(Xem: 1088)
Trong những đêm cuối tháng 4 năm 1975, tôi thường trực đêm trong trung tâm giáo dục Hồng Bàng với các ban đồng nghiệp. Chúng tôi uống bia và đánh xập xám chướng để quên đi những lo âu
09 Tháng Ba 2024(Xem: 1379)
Năm nay xuân Giáp Thìn cây anh đào tật nguyền lại nở rộ từ những ngày chớm tết cho đến giờ này. Ông dự định sẽ mời vài người bạn thân ghé nhà để uống trà thưởng hoa như dạo nào…
01 Tháng Ba 2024(Xem: 1131)
Anh hùng chỉ là người của một thời, một giai đoạn. Nhưng người tử tế đòi hỏi sự hy sinh thiệt thòi cả một đời! Miền Nam Việt Nam có thể không có nhiều anh hùng, nhưng những người có một tấm lòng và người tử tế thì không thiếu.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 1234)
Cũng đã khá lâu tôi có nghe vài người bạn kể rằng họ có xem một bộ phim Đại Hàn có tựa đề là “Bản Tình Ca Mùa Đông”. Tôi nghe rồi cũng bỏ qua chứ không quan tâm gì
01 Tháng Ba 2024(Xem: 832)
Tôi cám ơn bác sĩ rồi theo con ra khỏi phòng mạch. Mọi sự vật trong toà nhà như sáng hẳn lên và rõ ràng, khi ra ngoài, tôi nắm lấy tay con gái, reo lên -Mẹ đã thấy được chiếc lá cây rung rinh trong gió… từng chiếc lá, không phải một khối xanh lay động như trước nữa.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 1053)
Trong tiếng Việt giàu đi với sang. Nhưng thời nay, giàu tiền thì nhiều nhưng mà sang thì không có mấy, đốt đuốc cũng khó tìm ra.Bởi sang nằm trong cốt cách, trong cách ứng xử, trong ngôn ngữ thể hiện,
01 Tháng Ba 2024(Xem: 1131)
Cây ngọc lan nhân chứng cuối cùng của nhà xứ Tâng đã chứng kiến bao nhiêu cảnh vật đổi sao rời không còn nữa. Cảnh vật và con người trăm năm cũ nay chỉ còn là chuyện kể khúc còn, khúc mất mà thôi.