Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn-Xuân Hoàng - TỰ LỰC VĂN ĐOÀN - THÊM MỘT LẦN LỠ HẸN!

05 Tháng Tám 20143:06 CH(Xem: 14866)
Nguyễn-Xuân Hoàng - TỰ LỰC VĂN ĐOÀN - THÊM MỘT LẦN LỠ HẸN!

TỰ LỰC VĂN ĐOÀN - THÊM MỘT LẦN LỠ HẸN!

FE4CDD8C-207E-4E46-BC3F-7D878475D1D9_w268_r1_cx5_cy7_cw92
Tác phẩm do Đời Nay xuất bản trong thập niên 1930

Tôi chào đời trong thời chiến. Những tiếng súng đầu tiên trong cuộc chiến Việt Nam đã dứt tôi ra khỏi vòng tay mẹ khi tôi vừa mới lên 5. Và những tiếng súng ấy theo đuổi tôi từ làng quê này sang thôn xóm khác, đẩy cậu bé ra khỏi gia đình rồi chuyền từ tay bà mẹ nông dân này đến tay người lính cầm súng kia...Tôi là đứa bé chăn bò luôn luôn đói, là đứa con nuôi của người lính Lê Dương luôn ngồi giữa súng đạn, là đứa em nhỏ của những người lính bên giao thông hào, ngày nào cũng nhìn thấy người chết nằm kề bên… Cho đến ngày gặp lại mẹ, tôi được ôm sách đến trường. Tôi đi học giống như chạy giặc. Đúng hơn, như một người đói lâu ngày được ăn. Nhai nuốt vội vàng, nhiều khi không kịp tiêu, chữ thì có, nghĩa thì không. Phải học nhảy lớp cho kịp tuổi. Nhưng, tôi thích đời lính hơn đời thường… Và khi chưa kịp đến tuổi đi lính, tôi đã phải lén mẹ làm giấy thế vì khai sinh tăng thêm tuổi để hy vọng được …đi lính. Mẹ tôi đã kịp thời bắt tôi trở lại nhà trường, bắt tôi phải đi học trước khi tôi muốn trở thành người lính chuyên nghiệp. “Lính chuyên nghiệp hả? Nhà có hai đứa con trai, anh hai mày đi lính là đủ rồi!”

Tôi là đứa học trò kém môn Văn. Tôi chỉ thích môn Toán. Những con số đến với tôi dễ hơn là con chữ! Và như thế tôi lớn lên. Và khi tôi bắt đầu biết đọc biết viết, biết chữ và nghĩa, tôi khám phá ra mình chỉ thích đọc những gì thuộc về hiện tại hơn là quá khứ. Tôi không thích Kim Dung vào cái thời mà sách vở Kim Dung tràn ngập cả Sài Gòn, Việt Nam. Không chỉ không thích mà còn cả không đọc. Tôi chỉ đọc những gì người ta viết về cái thời tôi đang sống! Tôi không mê Hồ Biểu Chánh, tôi chỉ thích Sơn Nam. Những tác giả mà tôi đọc đôi khi là những người tôi từng có dịp ngồi với họ bên ly cà phê buổi sáng. Từng có lúc tranh cãi với họ trong bữa rượu hồi chiều. Họ khác tôi, nhưng họ nói với tôi cùng một thứ ngôn ngữ. Tôi biết mình chật hẹp, nhưng không biết cách nào đi ra khỏi con hẽm đó! Tôi muốn biết người cùng thời đại của mình sống như thế nào, nghĩ như thế nào, họ giải quyết đời sống họ ra sao trước một biến cố mà tôi có lần phải đối diện?

Tôi chưa bao giờ đọc như một nhà biên khảo. Tôi đã khám phá ra trong cái đọc của tôi có quá nhiều thiếu sót. Những thiếu sót ấy cần phải được bù đắp.

Tôi muốn nói trường hợp tác phẩm và tác giả trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Tôi nhớ tựa những cuốn sách tôi tưởng mình đã đọc: Hồn Bướm Mơ Tiên. Đời Mưa Gió. Lạnh Lùng…..tôi nhớ tên những tác giả tôi tưởng mình đã biết: Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam, Hoàng Đạo… những tác phẩm lớn của những nhà văn lớn trong văn học Việt Nam.

Trong một thư gửi bạn bè, nhà văn Phạm Phú Minh cho biết trong hai ngày 06 và 07 tháng Bảy này tại Hội trường báo Người Việt Quận Cam sẽ có cuộc triển lãm và hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn. Và trong hơn một tháng nay nằm trên giường bệnh, tôi nghĩ mình sẽ có dịp bổ sung những khiếm khuyết ấy.

Tôi phải xuống Quận Cam, tôi hứa với Phạm Phú Minh - trưởng ban tổ chức Hội Thảo và Triển lãm về Tự Lực Văn Đoàn và báo Phong Hoá, Ngày Nay - như thế, bởi vì ngoài chuyện sẽ gặp lại bạn bè từ lâu không gặp - mà không biết còn có dịp nào gặp nữa không? - còn là dịp hiểu thêm về những tác giả mà tôi đã đọc thiếu chiều sâu.

Sẽ thấy được hai tạp chí Phong Hoá, Ngày Nay, sẽ nhìn chiếc áo dài Le Mur, sẽ nghe những bài nhạc đầu tiên của Việt Nam trên Ngày Nay, sẽ ít nhất xem được vở kịch trong sự hình thành của phong trào kịch mới Việt Nam, cả tranh bìa, hí hoạ, minh hoạ của báo Phong Hoá, Ngày Nay thuở đó….

Và những phát biểu của đại diện gia đình thành viên Tự Lực Văn Đoàn: Nhà văn Nguyễn Tường Thiết đại diện gia đình Nhất Linh, Giáo sư Minh Thu đại diện gia đình Hoàng Đạo, Bác sĩ Nguyễn Tường Giang đại diện gia đình Thạch Lam…

Ông Kawaguchi Kenichi, Giáo sư Danh dự Đại học Ngoại ngữ Tokyo, Nhật Bản, nói về Tự Lực Văn Đoàn và Văn học Cận đại Việt Nam. Nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc, Giáo sư Đại học Victoria, Melbourne, Australia: Đánh giá lại Tự Lực Văn Đoàn. Đó là chưa kể được nghe Đỗ Quý Toàn, Trần Huy Bích, Trần Doãn Nho, Trần Mộng Tú, Đặng Thơ Thơ, Ngự Thuyết cung cấp cho tôi những cái nhìn khác về Tự Lực Văn Đoàn… mà tôi thiếu sót.

Tôi đã lỡ một cái hẹn mà tôi mong ước.

Nguyễn-Xuân Hoàng

Nguồn: voatiengviet.com
20 Tháng Mười Một 2022(Xem: 3950)
Cái giá phải trả cho sự hội nhập. Không thể lấy thước nào mà đo đếm được. Đành chịu và bất lực trước những khuynh hướng bảo thủ như một tiếng thở dài.
13 Tháng Mười Một 2022(Xem: 4276)
Nhớ lại "Hồi Đó" nhiều khi muốn khóc Mới hồi nào... giờ già chát nhăn nheo Cha mẹ mất các anh cũng đi theo Trai cũng chết viết thư tình ai đọc.
13 Tháng Mười Một 2022(Xem: 4469)
Trong chuyến đi vòng quanh trái đất lần nầy tôi đã ghé qua hai quốc gia cũng “xưa” như trái đất, đó là Ai Cập ở phía bắc của Phi Châu và Ấn Độ ở phía nam của Á Châu.
11 Tháng Mười Một 2022(Xem: 4528)
Phần công trình biên khảo của ông Nguyễn Văn Trung, tôi nghĩ, ông đã làm trọn vẹn công việc của một nhà biên khảo đã dành lại một địa vị xứng đáng cho miền Nam trong văn học.
10 Tháng Mười Một 2022(Xem: 4411)
Trong bài này tôi chỉ xin giới thiệu điểm dừng đầu tiên của tour du lịch qua Vân Nam: Thăm khu rừng đá Thạch Lâm , một nơi đặc biệt có một không hai của Vân Nam
09 Tháng Mười Một 2022(Xem: 4327)
Người ta nói: làm thầy thuốc sai lầm thì giết chết một người, làm chính trị sai lầm thì giết một thế hệ nhưng làm văn hoá sai lầm thì giết cả muôn đời.
05 Tháng Mười Một 2022(Xem: 4319)
Ta cầu nguyện cho em Hồn thiêng được giải thoát Được sống đời an lạc. Không vướng khổ ưu phiền Không uất hận triền miên. Tái sinh nhiều phước báo.
30 Tháng Mười 2022(Xem: 4273)
Bạn bè nửa thế kỷ gặp mặt. Cô đọng trong những lần gặp gỡ. Rồi lại chia tay phương trời. Kỹ niệm theo nhau suốt cuộc đời. Hy vọng sẽ có lần gặp gỡ nữa.
29 Tháng Mười 2022(Xem: 4523)
Thầy chính là người truyền lửa ham học cho học trò, và luôn khơi gợi lên trong họ những hoài bão, những ước mơ để vươn tới những khát vọng cao đẹp trong tương lai
29 Tháng Mười 2022(Xem: 4322)
Sau này khi nhắc tới giai đoạn này, Nguyễn Văn Trung vẫn cho là những năm tháng tốt đẹp nhất trong cuộc đời cầm bút của ông.
28 Tháng Mười 2022(Xem: 6526)
Chịu khó đọc giáo sư Nguyễn Văn Trung, ta sẽ gặp một nhà trí thức dấn thân với các giá trị cốt lõi rõ rệt: khoa học, khai phóng
22 Tháng Mười 2022(Xem: 4244)
Cứ để Hải lãng mạn nuối tiếc tiếp tục đi tìm cố nhân, cứ để anh suốt đời còn nợ tôi một đóa hoa Phù Dung và giữ mãi hình ảnh tình cảm thuở ban đầu.
16 Tháng Mười 2022(Xem: 4587)
Trong quang cảnh rộng rãi khoáng đạt nơi miền quê, có một chút nắng nhàn nhạt và gió hiu hiu mát rượi của buổi chiều cận Tết, cánh diều tuổi thơ của tôi no gió vi vu bay cao vút trên bầu trời.
16 Tháng Mười 2022(Xem: 5236)
Trong 21 năm tồn tại, miền Nam tự do đã để lại cho nền âm nhạc nước ta một gia tài đồ sộ gồm hàng ngàn tác phẩm của nhiều nhạc sĩ mà tên tuổi của họ không bao giờ quên
16 Tháng Mười 2022(Xem: 4587)
Chiều chủ nhật 9 tháng 10 năm 2022, tại tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ, thi sĩ Cung Trầm Tưởng vẫy tay giã từ giới yêu thơ ông sau 90 năm rong chơi cõi đời
15 Tháng Mười 2022(Xem: 4710)
Nó đâu phải là con cọp... thật. Trên đầu nó vẫn còn mang cặp sừng của giống loài nó mà ?! Đồng loại của nó phần đông thì oán ghét và khinh miệt,
15 Tháng Mười 2022(Xem: 4138)
Hai người là hai sự khác biệt, chị lãng mạn, mộng mơ bao nhiêu thì anh thực tế đời thường bấy nhiêu, nên hai vợ chồng đã nhiều phen bất đồng ý kiến, cãi nhau như ngày hôm nay.
13 Tháng Mười 2022(Xem: 4000)
Rồi thì lá sẽ vàng, sẽ khô và sẽ rụng. Đó là sự tuần hoàn của sự sống, là vô thường. Chấp nhận vô thường, chấp nhận cái chết sẽ đến với tất cả mọi người mọi vật thì ta sẽ bớt phiền muộn...
10 Tháng Mười 2022(Xem: 4630)
Tôi và ông Sung bỗng trở thành hai bạn già tâm sự kể lể chuyện thời tiết trở trời, chuyện ốm đau và dặn dò nhau kinh nghiệm thuốc men cho đến khi không còn gì để than thở thêm
10 Tháng Mười 2022(Xem: 4078)
Có lẽ Canada (và các nước Mỹ, Úc, Châu Âu) mắc nợ người Việt tỵ nạn từ… kiếp trước, nên kiếp này họ phải rước chúng ta qua, đón tiếp nồng hậu đám người chân ướt chân ráo mới đến