Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Đỗ Công Luận - BAY CAO, DIỀU ƠI!

10 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 91015)
Đỗ Công Luận - BAY CAO, DIỀU ƠI!

 

BAY CAO, DIỀU ƠI!

tha_dieu-content

 

Khi những cơn gió bấc lạnh lùng thổi xuống phương Nam. Khi những cơn gió nồm không còn từ biển thổi và. Dấu hiệu của sự chuyển mùa. Miền Nam chỉ có 2 mùa: mưa, nắng. Những ngày đấu mùa nắng, ảnh hưởng của cái lạnh phương Bắc, từ tháng 12 dương lịch đến tết âm lịch, không khí hơi se lạnh hoặc mát diu. Sau những ngày tết ta, tiết trời bắt đầu oi bức. Sự thay đổi áp suất giữa tầng thấp, gần mặt đất, và tầng cao, tạo ra những cơn gió mạnh vào buổi xế chiều, từ khoảng 15h trở đi. Đối với trẻ thơ, đó là bắt đầu vào hội của ngày mùa: mùa thả diều.

Nhớ lại thời gian cách đây gần 50 năm, gần trường tiểu học Bửu Hòa, có cánh đồng rộng khoảng 2-3 hecta, nằm cạnh tỉnh lộ 16. Xa xa, ở trong là xóm đạo Cao Đài, gọi là xóm Một Hòa, với chừng hơn chục nóc nhà. Cạnh bên là lò gạch Hồng Tâm, với rạch Thủ Huồng ở phía sau. Cánh đồng này chỉ trồng một vụ lúa vào mùa mưa. Mùa nắng thì đồng trơ gốc rạ. Bọn trẻ chúng mình thường đến đó để thả diều. Tôi là con trai lớn, không có anh trai, ba lại đi làm ở trường Bá Nghệ, không có ai làm diều cho, nên tôi chỉ đến đây để xem chúng bạn thả diều. Những con diều giấy tự làm hoặc người lớn làm hộ. Khung diều được làm bằng những thanh tre chẻ nhỏ, vuốt bỏ ruột. Tre có độ đàn hồi, không gãy, dễ uốn cong. Thân diều được phết bằng những tờ giấy học trò hoặc giấy thủ công nhiều màu. Đuôi diều được kết nối bằng những tờ báo cắt dài hoặc nối lại bằng vòng giấy cuốn tròn. Dây buột diều được nối lại bằng nhiều đoạn chỉ may bao bố , quấn quanh lon sữa bò hoặc lon guigôz. Từ 15h trở đi, trời dịu mát, gió mạnh, bọn trẻ chúng mình tập họp về đây để thả diều. Cánh đồng dài hơn trăm mét, đủ dài để lấy trớn cho diều bay lên. Lúc đó nhà cửa còn thưa thớt, xã Bửu Hoà năm 1961 mới có điện. Không gian thoáng đảng như vậy thích hợp cho việc thả diều. Khi những cánh diều đã bay cao, chúng mình nằm trên mặt ruộng , ngửa mặt nhìn trời, tay gối đầu, chân gác chữ ngũ, mắt ngước nhìn những cánh diều bay lượn. Thong dong cuộc đời. Tuổi thơ trong trắng và hồn nhiên quá.

Chiều nay, khi đi đến cửa hàng của con gái ở khu vực chợ Tân Mai, ngang qua cánh đồng Gò Me, trên đoạn đường 5 mới mở của thành phố Biên Hòa, hơn 20 cánh diều đang bay lượn trên không. Đoạn đường này dù thuộc phạm vi đô thị, nhưng ít nhà cửa, đồng trống nên thích hợp thả diều.

Trong thành phố bon chen, nhà cao san sát, dây điện giăng giăng, có địa điểm rộng rãi thế này thật lý tưởng để thả diều. Tham gia cuộc vui có nhiều thành phần. Có những người lớn tuổi như tôi, đang hướng dẫn cho cháu trai cách chạy cho diều bay lên. Có những người trung niên, quần áo tươm tất, có lẽ là công nhân viên chức đang chỉ cho cháu trai, còn mặc quần áo học sinh, cách từ từ thả dây cho diều lấy độ cao. Có nhhững thanh niên trên dưới 30 tuổi ngồi dưới gốc cây, tay cầm cuộn chỉ, ngồi ngắm nhìn những cánh diều bay lượn trên không. Đây là lớp thanh niên hiếm hoi của xã hội ngày nay, thích thư giãn bằng trò chơi dân dã. Tiến bộ khoa học đã nâng cao đời sống xã hội, nhưng lại làm cho văn hoá xã hội ngày càng đi xuống. Lớp thanh niên lên yên xe là tỏ ra yên hùng lạng lách. Va chạm nhau là xô xát, giải quyết bằng bạo lực. Lứa tuổi học trò cấp 3 cũng vậy, không nề nếp qui cũ như bọn mình ngày xưa. Những con diều ngày nay cũng đã được hiện đại hoá , sản xuất đại trà. Khung diều được làm bằng kẽm, thân diều được làm bằng vải polymer không ướt, in cắt rất thẩm mỹ . Có nhiều kích cỡ, hình dáng. Thông thường có hình diều, hình phượng, hình bướm... Uy vũ hơn có hình ó, đại bàng, batman. Bỏ ra vài chục ngàn đồng là đã sở hữu cánh diều sặc sỡ. Dọc đường đi có những điểm bán diều lưu động, trưng bày trên những chiếc xe hai bánh. Một nghề mua bán mới, theo thời vụ. Đa số người bán là dân nhập cư. Phương Nam là mảnh đất màu mở, dễ sống. Họ Nam tiến giống như chúng ta Tây tiến.

Ngồi trước cửa hàng của con gái, nhìn hàng chục cánh diều bay lượn xa xa, hướng sông Cái, nhánh sông chảy quanh Cù Lao Phố, nối sông Đồng Nai, ở hướng bến đò kho, mình cảm thấy nuối tiếc lại thời trẻ con. Những trò chơi dân gian: cút bắt, trốn tìm, đánh đáo, bắn đạn culi... bây giờ trẻ con không ưa thích. Hai đứa cháu ngoại trai của mình, đứa lên 4, đứa lên 5, chơi trò chơi điện tử trên computer rất sành điệu. Chúng cầm điện thoại, nói chuyện như người lớn. Khoa học càng tiên bộ, đời sống xã hội càng nâng cao. Sau khi người Mỹ bước chân vào Miền Nam , năm 1966, Sài Gòn bắt đầu có đài truyền hình. Hàng đêm từ 19h đến 22h, chiếc C130 bay lượn vòng quanh thành phố để phát hình. Năm 1968, chúng ta theo dõi chiến trận Mậu Thân qua ti vi. Đánh ờ Hàng Xanh, Xóm Gà, Chợ Lớn, thành phố Huế ... Cô ca sĩ Hương Lan khi đó được phát thanh viên giới thiệu:

- Đây em bé Hương Lan trình bày bản tân cổ Ai ra xứ Huế .

Tháng 7 -1969, chúng ta theo dõi phi thuyền Appollo đổ bộ mặt trăng được ghi hình trực tiếp. Rồi có thêm đài Cần Thơ, đài Huế... Bây giờ, mỗi tỉnh thành đều có đài truyền hình. Mỗi đài lại có nhiều kênh: kênh giải trí, kênh thể thao, kênh thời sự .... Rồi có truyền hình cáp xem đài nước ngoài, xem phim . Chương trình 24/24 giờ.

Cuộc sống ngày được nâng cao. Bay cao, bay cao, diều ơi!

 

 Đỗ Công Luận CHS-Khoá 08 NQ

 

11 Tháng Giêng 2012(Xem: 123670)
ôi nhớ và tâm đắc câu hát trong bản nhạc Diễm Xưa của Trịnh Công Sơn: “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau…”.
10 Tháng Giêng 2012(Xem: 102654)
Xin cám ơn tất cả! bắt tay chúc nhau một năm mới bình an và hạnh phúc cho mọi người.
07 Tháng Giêng 2012(Xem: 144110)
Thơ Tưởng Dung – Nguyên Phan phổ nhạc – Hòa âm: Cao Ngọc Dung - Ca sĩ : Thùy An
07 Tháng Giêng 2012(Xem: 131488)
* Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Ngô Càn Chiếu
06 Tháng Giêng 2012(Xem: 146457)
(Tưởng nhớ và nguyện cầu hương hồn anh Trần Văn Vinh, siêu thoát nơi cõi Vĩnh Hằng)
02 Tháng Giêng 2012(Xem: 133211)
cái tiếng quê hương thật thiết tha, bình dị, nhưng nghĩa... rộng lắm, và nơi góc riêng của tâm hồn mỗi người lại còn ẩn chứa biết bao nhiêu điều nữa !... .
24 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 134251)
Riêng tôi , tôi đã thuộc lòng từ 38 năm qua. Mỗi ngày qua là một kỷ niệm. Kỷ niệm ơi! Mi mãi theo ta đến hết cuộc đời. Em bây giờ có còn ngồi tựa cửa ru con ?
23 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 136136)
* Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Ngô Càn Chiếu
23 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 138893)
Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Đỗ Hải Ca Sĩ: Châu Thùy Dương
16 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 193632)
Họp mặt chs NQ Khóa 15 (1970-1977) tại Biên Hòa ngày 11/12/2011
13 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 129590)
Không hề có trong dự tính của tôi lần đầu đến Úc, nhưng cái duyên hội ngộ người xưa cho tôi cơ hội gặp lại khá đông anh chị em cựu học sinh trường Ngô năm cũ.
10 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 129428)
* Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Ngô Càn Chiếu
08 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 134625)
Không biết từ bao giờ ngày Giáng Sinh đã trở thành ngày lễ hội chung cho toàn thể mọi người, không hề có chuyện phân biệt tôn giáo nào… .
30 Tháng Mười Một 2011(Xem: 127211)
Thầy Trò Ngô Quyền lại có dịp họp mặt đầy ắp tình cảm ấm nồng trong một ngày vào Đông, với bao niềm vui và những nụ cười không dứt…
30 Tháng Mười Một 2011(Xem: 127046)
Tiếng hát ngọt ngào như hòa quyện trong tiếng sóng, tiếng vỗ cánh của một loài chim biển, được vọng đến từ một nơi xa vào đêm trăng sáng...
27 Tháng Mười Một 2011(Xem: 121233)
CHIỀU BOLSA - Nhạc Ngô Càn Chiếu – Tác giả trình bày.
22 Tháng Mười Một 2011(Xem: 121440)
Những lời cảm ơn chân tình của những người Việt Nam lưu lạc quê người gời đến nhau trong mùa Lễ Tạ ơn của Mỹ có mang theo cả tấm lòng...
19 Tháng Mười Một 2011(Xem: 127173)
Tôi muốn dùng bài viết này để tri ân các thầy cô trong ngày lễ Tạ Ơn 2011.
18 Tháng Mười Một 2011(Xem: 199267)
Để cùng giữ lại cho nhau tình cảm thầy trò Ngô Quyền của những ngày xưa thân ái. Đêm nay thầy trò chúng tôi đều cùng say, nhưng chắc chắn không say vì men rượu…