Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Đinh Quang Bình - Một Góc Thầy Trò

22 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 86486)
Đinh Quang Bình - Một Góc Thầy Trò

Góc thầy trò của Đinh Quang Bình.

dinhquangbinh-content

Đinh Quang Bình

Thật sự một góc thầy trò chỉ dành riêng cho những học sinh khác mà thôi, còn riêng Đinh Quang Bình phải mượn cho được BỐN góc thầy trò mới đủ, một góc thì không đủ đâu.

Lý do. cái thời trung học người ta chỉ học một trường là xong, riêng tôi từ lớp sáu đến lớp mười hai phải qua hết thảy bốn trường trung học, thử hỏi một góc thì làm sao các thầy cô của tôi có chỗ đứng, thầy cô đã vậy lại còn có những linh mục, bà sơ nữa, nhiều lắm, vậy mà cũng chẳng nên người được. (một con ngựa chứng trong sân trường).

Cái thời thập niên 60, ba tôi còn phục vụ trong đệ nhất Cộng Hòa, ba mẹ gởi tôi vô học trường dòng ở Thủ Đức, hy vọng sẽ trở thành tu sĩ linh mục, ở đây tôi còn nhớ rõ cha Phạm Chí Thiện làm hiệu trưởng và cha Nguyễn Thanh Bình hiệu phó, các thầy như thầy Khuê, thầy Chinh, thầy Diệu, thầy Minh...Sr Yến, Sr Huệ... sau này thỉnh thoảng tôi có về thăm lại các thầy và cho đến bây giờ tôi biết: thầy Khuê đã trở thành thầy thuốc nam để giúp đở người đau yếu, thầy Chinh đã qua đời vì tuổi già, riêng thầy Minh sau hai lần đi tù về đã không đồng quan điểm với chế độ nên cũng đã qua đời để không muốn thấy cảnh bất công của xã hội lúc đó. Thầy Diệu theo lệnh động viên vào quân đội VNCH và sau 75 đã theo diện HO qua định cư tại Hoa Kỳ, hai cha hiệu trưởng và hiệu phó cũng đã về với Chúa. Mỗi khi nhớ lại những kỷ niệm này tôi hằng cầu xin ơn trên chúc phúc cho các ngài.

Cuối thập niên 60, vì hoàn cảnh gia đình, cộng thêm chiến tranh ngày càng leo thang, ba mẹ tôi lại đưa tôi về một trường dòng ở Tam Hiệp Biên Hòa, ( trường VINH SANG ) do linh mục Phạm Tuấn Trang từ Pháp về thành lập và cha Linh làm hiệu phó, ở đây tôi lại được học các thầy như : thầy Kha hiện ở Úc, thầy Hưng, thầy Văn, thầy Bình, thầy Việt... các thầy hiện còn sống ở quê nhà, riêng cha Phạm Tuấn Trang sau 75 ngài đã nhanh chân chạy ra nước ngoài, sau đó ngài về hưu ở dòng Đồng Công Hoa Kỳ và qua đời ở đó, còn cha Linh hiệu phó ngài ở lại trường, sau khi chính quyền cộng sản tiếp thu nhà trường đã bắt ngài đi tù, khi ra khỏi tù ngài tá túc ở các nhà học trò cũ, đời sống quá cực khổ vất vả nên ngài cũng qua đời, để lại bao thương tiếc cho đám học trò cũ của ngài.

Hai trường dòng không thấy hy vọng trở thành tu sĩ, ba mẹ chuyển tôi qua học trường Khiết Tâm Biên Hòa, do cha Lê Hoàng Yến làm hiệu trưởng, sau 75 cha Lê Hoàng Yến cũng trở thành (mất dạy) về sống ở nhà thờ Biên Hòa và cũng qua đời tại đó. Hôm lễ an táng của ngài tôi có về tham dự và đã gặp không biết bao nhiêu thầy cô cũng như học trò đã một thời mang bảng hiệu Trung Học KHIẾT TÂM.

Từ Khiết Tâm, tôi leo rào qua Ngô Quyền vì nghe nói học sinh trường Ngô Quyền đẹp lắm, học giỏi nữa, bao nhiêu người trẻ tài hoa đều tập trung ở Ngô Quyền, định mệnh đẩy đưa tôi trở thành học sinh Ngô Quyền với năm học cuối cùng của bậc trung học, bao nhiêu những kỷ niệm đẹp, huy hoàng mà suốt đời tôi không quên được với một năm học cuối này. Ở đây tôi tham gia các sinh hoạt thể thao, văn nghệ, xã hội... gặp gở những người bạn, người em thân thương, chân tình, chia xẻ những băn khoăn, trăn trở của tuổi mới lớn. Cũng nơi đây tôi nhận thấy tình cảm yêu thương tận tâm tận lực của các thầy cô như: thầy Bảo, thầy Lê Quý Thể, thầy Lâm Tấn Văn, thầy Mai Kiến Phúc, cô Tốt dạy Pháp văn, thầy Thành... và còn nhiều nữa, các thầy cô đã đem hết tình yêu thương cũng như khả năng để dạy chúng tôi, giúp chúng tôi bước vào ngưỡng cửa cuộc đời. Nhớ lại ngày xưa còn nhỏ, ông bà, ba mẹ tôi thường dạy rằng: "một chữ cũng là thầy", hoặc "mùng một tết cha, mừng hai tết chú, mùng ba tết thầy". Hồi còn học bậc tiểu học ở trường làng quê, mỗi dịp tết đến tôi thường đi bộ đến nhà từng thầy cô để chúc tuổi.

Thời gian đã qua, đầu đã bạc, nay có dịp ôn lại cái thủa xa xưa ấy. Rất chân thành cám ơn Ban Biên Tập cựu học sinh Ngô Quyền Biên Hòa đặc biệt mục Một Góc Thầy Trò đã tạo cơ hội cho tôi được viết lại dòng tâm sự này, với lối văn, ngôn từ mộc mạc hy vọng với lòng thành cũng đủ để tỏ lòng tri ân quý thầy cô đã giúp tôi có ngày hôm nay. Nguyện xin ơn trên tuân độ nhiều hồng ân xuống cho quý thầy cô, đặc biệt hằng ngày trong lời cầu nguyện xin cho quý thầy cô đã quá cố được hưởng phước đời đời...

Mùa tạ ơn 2010

Đinh Quang Bình ( đứa con nuôi của trường Ngô Quyền )

12 Tháng Tám 2023(Xem: 3314)
Tôi viết bài này như một lời chia tay, chưa biết ai là kẻ thắng cuộc, ai là kẻ thua cuộc. Hẹn kỳ World Cup bốn năm tới với nhiều hứa hẹn mới.
11 Tháng Tám 2023(Xem: 4055)
Xin vĩnh biệt người thầy đáng kính của nhiều thế hệ và chúc thầy an bình thanh thản nơi cõi vĩnh hằng sau khi đã hoàn thành sứ mạng cao cả của một lương sư.
11 Tháng Tám 2023(Xem: 3501)
Vậy đó, tự bao giờ mà chúng ta, những bạn bè quen biết từ lâu, bỗng dưng nghi ngờ cảnh giác lẫn nhau? “Hiện đại là hại điện” đấy thôi, mọi sự phát triển luôn kèm theo những bất cập, những sơ hở hiểm nguy,
11 Tháng Tám 2023(Xem: 3753)
Một nén hương lòng để tưởng nhớ đến Dì Sáu - một bà tiên giữa đời thường trong lòng tôi. Nguyện cầu cho Dì được an nghỉ đời đời trong tình yêu của Chúa, nơi Dì suốt đời nương tựa và dâng lên niềm tin tuyệt đối.
11 Tháng Tám 2023(Xem: 4300)
Do có năng khiếu về âm nhạc, giỏi về nhạc lý, Ba tôi được tuyển chọn làm giáo sư âm nhạc của trường trung học Ngô Quyền từ những năm 1960…
05 Tháng Tám 2023(Xem: 3956)
Tôi gấp sách lại vì đã đọc đến chữ cuối… và tôi nhớ lại tôi trong cái đêm cuối thăm thẳm, thinh lặng, tôi lên sân thượng nhà tôi và bật khóc một mình.
29 Tháng Bảy 2023(Xem: 3186)
Những năm sau này, ván đã đóng thuyền, tôi vẫn theo chồng về quê Biên Hoà, nhìn dòng sông chảy, nhìn lục bình trôi, tôi nói với chàng “dòng sông này vẫn là dòng sông Định Mệnh,
28 Tháng Bảy 2023(Xem: 2985)
Chính nhờ những người dám đứng ra gánh vác ngà voi như vậy, mà những người như chúng ta mới có cơ hội được đến gặp lại những người thân quen,
20 Tháng Bảy 2023(Xem: 5624)
Tham dự buổi Picnic hôm nay, gồm cựu học sinh NQ, thân quyến và một số thân hữu của Anh Phẩm, Chị Lynh khóa 6, vốn có cảm tình đặc biệt với NQ,
12 Tháng Bảy 2023(Xem: 8784)
chuyến đi Mũi Đôi - Cực Đông lần này rất ý nghĩa với tôi. Rằng thế giới này dù đảo điên hỗn loạn đến đâu, vẫn còn nhiều lắm những người trẻ tuổi có tri thức có ý thức, cư xử tử tế ...
02 Tháng Bảy 2023(Xem: 3028)
Ta về họp mặt trường Ngô Quyền Để nghe vừa nhớ lại vừa thương Website gửi đến người muôn ngã Nhớ lại một thời ta vấn vương
28 Tháng Sáu 2023(Xem: 9335)
Suy cho cùng “trong nguy rồi cũng có cơ…” mà, ông bà xưa đã dạy vậy rồi. Chuyến đi Mỹ vừa qua của tôi có 16 ngày, thì vợ chồng bạn Trần Thanh Châu đã “cưu mang” tôi hết 9 ngày.
28 Tháng Sáu 2023(Xem: 5763)
Trong chỗ riêng tư, tôi chia xẻ những tâm tình với Bùi Giáng, với Phạm Công Thiện trong sự ngậm ngùi về số phận không may dành cho họ.
18 Tháng Sáu 2023(Xem: 3034)
Ngày mai là ngày Father's Day, tôi nhớ ba tui quá nên viết bài này. Đứa con gái ông yêu thương đã là một bà già, nhưng có lẽ dưới mắt ông tui mãi mãi là con gái nhỏ ông yêu thương chiều chuộng.
17 Tháng Sáu 2023(Xem: 3443)
Việc gắn bó gần gũi với chợ LB ngay từ hồi niên thiếu đã cho tôi một miền ký ức ngọt ngào khó quên dù đã nhiều năm sống xa quê hương.
15 Tháng Sáu 2023(Xem: 3516)
Bây giờ dù đã bước đến buổi hoàng hôn của cuộc đời ta vẫn ước ao có phép mầu nào đưa ta đi ngược thời gian trở về tuổi học trò mơ mộng
11 Tháng Sáu 2023(Xem: 3410)
Cho đến bây giờ, tôi cũng không biết làm sao Ông có đủ thì giờ và sức khỏe để hoàn thiện tất cả mọi chuyện, mọi vai trò từ trong gia đình ra đến xã hội.
11 Tháng Sáu 2023(Xem: 3488)
“Người con gái phi thường” đó là cô Nguyễn Thị Oanh, một người con gái 27 tuổi, cao 1 thước 50, nặng 45 kí. Tuy trước đó cô đã 8 lần đoạt huy chương trong nhiều lần tranh giải SEA Games
10 Tháng Sáu 2023(Xem: 4272)
Năm nay ban Tân Chấp Hành Ngô Quyền đứng ra đảm nhiệm tổ chức. Kính mong được sự hổ trợ tích cực của Thầy Cô và tập thể Cựu học sinh NQ chúng ta,
09 Tháng Sáu 2023(Xem: 3572)
Cuộc nội chiến Hoa Kỳ cho chúng ta một bài học: đó là bài học của người lính dũng cảm cả hai phe trong chiến tranh và người chiến thắng quân tử của thời hậu chiến.