Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Đỗ Dung - PHẬN GÁI LÊNH ĐÊNH

06 Tháng Tư 20216:04 CH(Xem: 11123)
Đỗ Dung - PHẬN GÁI LÊNH ĐÊNH
Phận gái lênh đênh ĐD

 

Đỗ Quyên đang ngồi trên xích lô với mẹ, chiếc xe bỏ mui đi trên đường phố Sài Gòn vắng, êm ả như chiều Ba Mươi Tết, gió mơn man nhẹ nhàng trên làn da và những sợi tóc dài nhè nhẹ bay.  Bỗng nhiên trời đổ cơn mưa rào, chiếc xe tấp vội vào lề để bác phu xe kéo mui lên và căng tấm bạt che, những giọt mưa lạnh quất vào mặt Quyên … nàng choàng tỉnh. Thì ra chỉ là giấc mơ! Quyên thảng thốt, nhớ mẹ, nhớ nhà, nước mắt ứa ra và nàng cố gắng để kìm tiếng thút thít.

Đỗ Quyên và gia đình Duy đang ở Subic Bay thuộc quần đảo Philippines. Mới hơn một tuần thôi, mọi việc chập vào nhau như thật, như hư, như mới xảy ra hôm qua, lại như đã xa xôi từ kiếp nào. Quyên nhớ như in ngày Thứ Sáu 25 Tháng Tư, mẹ của Duy đã đến nói chuyện với ông bà Huấn, cha mẹ của Quyên, xin phép cho nàng đi Mỹ cùng gia đình của bà. Dương, anh Duy, làm ở tòa đại sứ Hoa Kỳ, được ra đi chính thức qua chương trình di tản nhân viên sở Mỹ.  Nếu cha mẹ Quyên đồng ý thì anh có thể cho thêm tên Quyên vào danh sách gia đình anh.  Và ngày hôm sau Duy đã cùng đi với cha mẹ, vợ chồng Dương và hai đứa bé Hiếu, Hạnh, con của anh chị, đem trầu cau, bánh trái đến đặt lên bàn thờ gia tiên nhà Quyên, coi như lễ chính thức xin dâu. Quyên nhớ rất rõ, hôm ấy trăng tròn vành vạnh trên bầu trời cao, trăng mười sáu.

Thế rồi ngay buổi sáng ngày 28, Duy hớt hải phóng Honda đến nhà Quyên cho biết đã có người liên lạc, báo tin rằng danh sách gia đình Dương đến lượt đi hôm nay, và điểm hẹn là một trụ sở của tòa đại sứ Mỹ trên đường Trương Quốc Dung. Vì vậy Duy phải đón Quyên đi gấp. Cả nhà quýnh quáng, đã đến giờ phút chia ly, mẹ gọi Quyên vào phòng, nghẹn ngào dặn dò, bà giúi vào tay nàng tờ giấy một trăm dollars và hai chiếc nhẫn một chỉ vàng bảo con gái cất kỹ để phòng thân. Cầm chiếc túi xách đã sửa soạn từ trước đựng mấy bộ quần áo, giấy tờ và một ít lương khô, Quyên tất tả ngồi lên yên xe sau lưng Duy.

Đến điểm hẹn, mọi người đứng đợi, ồn ào, lao xao, người thì mừng rỡ ra mặt, người không giấu được những nét ưu tư. Xe buýt đến, mọi người lần lượt lên, chả ai hỏi danh sách hay giấy tờ gì cả, xe còn trống mấy chỗ khiến Quyên tiếc ngẩn ngơ, giá mà chị Vân, Hoàng, Huy, Mai, Quỳnh có ở đây, bố mẹ và gia đình chị Vi có ở đây! Làm sao nhắn, làm sao gọi trong khi xe sắp chuyển bánh. Quyên gục đầu vào hai cánh tay giấu hai hàng nước mắt đang lặng lẽ tuôn trào. Gia đình tan tác, biết những người còn lại sẽ đi bằng cách nào, biết bao giờ gặp lại nhau.

Xe buýt chạy thẳng vào phi trường Tân Sơn Nhất bên khu quân sự, không phải nơi mà thỉnh thoảng Quyên đến để đón người thân.

Chợt tiếng bom nổ ầm.

_Pháo kích, pháo kích!

Có tiếng người la lên và mọi người tán loạn chạy ra những giao thông hào đào sẵn ở xung quanh. Quyên sợ tái người, miệng lâm râm niệm Phật. Trong những lúc nguy nan như thế này Quyên nhớ bố mẹ, chị em hơn bao giờ, nhìn quanh, Quyên thấy mình thật lạc lõng, cô đơn. Duy và gia đình chàng chưa đủ thân để Quyên tìm kiếm một sự che chở. Đất nước loạn ly, một thời con gái lao đao. Như thông cảm, Duy cầm tay Quyên bóp nhẹ, như để an ủi, vỗ về.

Sau vài tiếng nổ thì tạm yên, mọi người vào bên trong phòng đợi, đó là nơi chốn làm việc của DAO (Defense Attache Office) nhân viên đã rút đi từ lâu, nay là chỗ tập trung người di tản. Người đông đến cả ngàn, nằm ngồi ngổn ngang. Có nhiều người sợ hãi đã ra về vì sợ bị pháo kích nữa, có những người lại nói là Mỹ bỏ đi hết rồi, nếu Việt Cộng chiếm được Sài Gòn, họ vào đến đây sẽ có trận thảm sát vì biết mình toan tính ra đi. Quyên lo lắng, hoang mang, lòng dạ bồn chồn, cả đêm ngồi bó gối, không chợp mắt. Sáng sớm ngày 29, một toán Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đến giữ trật tự và bảo vệ an ninh cho người di tản. Một trận pháo kích dội thẳng vào Tân Sơn Nhất, tất cả nháo nhào lao vội ra giao thông hào hay chui vào góc, xó nào mà họ thấy an toàn để ẩn nấp.  Những tiếng đọc kinh, những tiếng niệm Phật rầm rì xen những tiếng khóc nấc của các cụ già và tiếng gào thét của những đứa trẻ con...thật hoảng loạn, thật thê lương. Một lúc sau ổ pháo kích bị phá vỡ, nghe nói có hai người lính Thủy Quân Lục Chiến bị tử vong. Quyên cũng sợ điếng, người như tê đi, không cảm giác. Mãi đến quá hai giờ chiều chiếc “chinook” đầu tiên từ từ đáp xuống, những người lính Mỹ yêu cầu ai có hành lý cồng kềnh phải bỏ lại để di chuyển được nhiều người hơn. Lại một màn dở khóc, dở cười, valise, hòm xiểng vất tung tóe suốt dọc đường từ phòng đợi đến chỗ lên máy bay. Dân đứng xếp thành hàng, họ cứ đếm đủ sáu chục người cho lên một chiếc trực thăng, cứ như thế hết chiếc này bay đi lại chiếc khác đáp xuống, số người chờ đợi vơi dần, lúc này Quyên lại đau thắt tim khi nghĩ đến gia đình mình, có ai xét giấy tờ gì nữa đâu. Tưởng đã yên, nào ngờ khi lên máy bay Quyên mới thấy không khí còn căng thẳng, hai chàng xạ thủ TQLC ngồi chĩa hai khẩu đại liên xuống đất để sẵn sàng ứng chiến. Dù đã ở trên cao mà khi ra gần tới Vũng Tàu vẫn còn bị Việt cộng ở dưới bắn lên. Ra đến ngoài khơi mọi người mới thở phào yên chí, tuy nhiên vẫn thấy nháng lửa của súng đạn trong đất liền bắn ra.

Ngồi trong lòng phi cơ, nhìn qua khung cửa sổ, dưới kia, những chiếc thuyền con nổi lều bều, dầy đặc trên mặt nước. Cũng may có những chiếc xà lan lớn của Mỹ đậu rải rác để những chiếc thuyền mong manh ấy có chỗ bám vào, người ta leo lên rồi cứ đầy một chuyến là họ đưa ra Đệ Thất Hạm Đội của Mỹ còn bỏ neo ngoài khơi và cũng may bấy giờ là Tháng Ba ta biển lặng như các cụ xưa đã có câu"Tháng Ba bà già đi biển". Ngoài những chiếc thuyền nhỏ bập bềnh như những chiếc lá tre, một đoàn tàu lớn hơn, nối đuôi nhau chạy âm thầm, lặng lẽ với những bóng người li ti nhốn nháo trên boong, Quyên chắc đó là những tàu của Hải quân Việt Nam. Quyên nhớ chú Khánh, một thiếu tá Hải Quân đã hứa với bố cho tên gia đình nàng vào danh sách của chiếc HQ1 và dặn bố hãy sửa soạn sẵn sàng vì bất cứ khi nào được lệnh là tàu sẽ nhổ neo. Lạy Trời, lạy Phật cho cả nhà lên kip trên một trong những chiếc tàu này. Cả đêm không ngủ nên Quyên mệt mỏi thiếp đi. Chả biết bao lâu Duy khẽ lay gọi nàng, chiếc trực thăng đã đậu xuống sân bay của chiếc hàng không mẫu hạm khổng lồ giữa biển. Trời mênh mông, nước mênh mông, mặt trời đỏ rực đang từ từ lặn xuống phía xa, thế rồi quả cầu lửa biến thật nhanh còn lại một vùng chân trời rực sáng. Qua một số thủ tục giấy tờ và khám xét về an ninh, mọi người được chuyển sang một chiếc tàu lớn, loại tàu chuyển vận của quân đội Hoa kỳ, màn đêm đã buông xuống tự lúc nào.

- Cô Quyên, dậy đi ăn sáng, cô Quyên!

Tiếng con bé Hạnh lôi Quyên về thực tại. Quyên thấy mình đang nằm trong chiếc lều vải lớn, trên khoang dưới của cái giường quân đội hai tầng với bé Hạnh, Duy nằm tầng trên với bé Hiếu. Chiếc giường kế bên, ông bà Tân, bố mẹ Duy nằm tầng dưới và vợ chồng Dương nằm tầng trên. Chập choạng tối hôm qua, tàu cặp bến Subic Bay, khi lên bờ mỗi người được phát một gói bánh sandwich và một hộp nước trái cây, Quyên thấy miếng bánh ngon vô cùng sau mấy ngày ăn uống khô khan và đi lại thật thoải mái sau những ngày bị tù túng trên tàu. Trời nhá nhem tối nên Quyên chỉ thấy những lều vải chập chùng, san sát nhau. Sau một số thủ tục thông thường, những người lính Mỹ phát thêm cho dân di tản một số vật dụng cần thiết, áo quần, chăn màn...rồi đưa tất cả vào những chiếc lều vải này.

Cả đoàn người theo những bảng chỉ dẫn đến lều thực phẩm để lãnh phần ăn. Quyên cố gắng nhìn quanh để tìm người thân. Trên những thân cây lớn dọc đường đi, những chiếc đĩa giấy viết tên hoặc những lời nhắn gọi được gắn lên, nàng chăm chú xem tất cả mà chẳng thấy tên quen. Nhìn ông bà Tân, Quyên nghĩ đến ánh mắt rơm rớm của cha mẹ nhìn theo khi nàng quay lại lần cuối, nàng thương và nhớ cha mẹ vô cùng.

Mấy ngày trên đảo cứ đến giờ thì xếp hàng đi ăn rồi đi bộ qua hết dãy lều này đến dãy lều kia, dọ hỏi tứ tung tìm tung tích gia đình. Quyên nhớ lại khuôn mặt, đặc tính của từng người thân. Cha mẹ già đã đến tuổi về hưu; không biết anh Tánh, người yêu của chị Vân,  sĩ quan cấp tá, đang hành quân miền Trung có về kịp không; gia đình chị Vi ra sao với con bé chưa đầy hai tuổi; Huy, Hoàng, Mai , Quỳnh, gánh nặng đè lên vai ông cụ.  Những ngày cuối Tháng Tư mặt cha nàng như xạm lại, người dộc đi vì lo nghĩ.  Anh Tùng, chồng chị Vi hốt hoảng sang báo tin “Phải đi thôi bố ạ, tình hình nghiêm trọng lắm rồi”.  Đi, Đi, biết là phải đi nhưng đi làm sao, đi cách nào. Gia đình thanh bạch, đông con, nuôi đủ từng ấy miệng ăn đã vất vả lắm rồi, làm gì có tiền bạc dư giả mà đóng tiền để đi.  Còn một hy vọng cuối cùng là lời hứa của chú Khánh, chú sẽ giúp gia đình đi bằng tầu của Hải Quân.

Hằng đêm trên đảo Quyên chỉ biết nhìn lên cao khấn nguyện Trời Phật, Tổ Tiên, Ông Bà Nội Ngoại phù hộ cho gia đình nàng đi được và có ngày đoàn tụ đại gia đình.

Đỗ Dung

 

 

18 Tháng Mười 2020(Xem: 12039)
Khi xe lửa rời bến, tôi đứng ở cửa sổ để nhìn lại Huế một lần cuối thì khói xe lửa tạt vào mặt tôi và từ đó bụi khói vào mắt tôi làm tôi chảy nước mắt suốt một đoạn đường dài.
18 Tháng Mười 2020(Xem: 11536)
vẫn cằm vuông. vẻ cương nghị nét phong trần, theo thời gian, phủ dầy vai áo chiếc chemise carreaux thầy thường mặc như một chọn lựa dấn thân ngày tuổi trẻ cho tuổi trẻ lần cuối cùng tôi gặp lại thầy, đã quá tám năm...
18 Tháng Mười 2020(Xem: 12178)
Thế đành... dang dở... âu đành thế Thôi vậy... ngậm ngùi... cũng vậy thôi Bạn hỡi! Hãy quên đi bạn hỡi Đời vui như thuở mới vui đời!
10 Tháng Mười 2020(Xem: 10065)
Màu da ngâm ngâm hơi rám nắng, mũi không cao, mắt mí lót, mặt có những nốt tàn nhang li ti. Nụ cười cũng chẳng làm nghiêng nước nghiêng thành nhưng biểu cảm sự thành thực và thân thiện.
10 Tháng Mười 2020(Xem: 12488)
Thôi nhé! Nghìn thu em ngủ yên Nỗi đau chị không muốn khêu thêm Tiễn em bàn phiếm buồn rưng rức Những dòng chữ viết cũng ưu phiền.
09 Tháng Mười 2020(Xem: 12362)
Thôi thì trước mặt sông sâu Lá xuôi dòng nước biệt sầu thế gian Đẹp thay chiếc lá thu vàng Bềnh bồng trên nước thênh thang giữa trời...
04 Tháng Mười 2020(Xem: 11469)
Những giọt nước mắt của mùa thu yêu thương và hoài niệm. Rồi mọi thứ sẽ qua, rồi tôi cũng sẽ đi vào hư vô. Mọi vật đều vô thường. Hãy nghĩ như vậy để yên vui.
30 Tháng Chín 2020(Xem: 13104)
Dĩ vãng chợt về ta đứng lặng. Chuyện của ngày xưa, thu của Thu. Ta đến giữa mùa thu lá vàng. Ta đi màu sắc vẫn ngập tràn. Giữ mãi trong tim vàng, tím, đỏ Như giữ một thời đã sang trang.
30 Tháng Chín 2020(Xem: 12641)
Người đi vượt chốn ba đào Mùa thu ở lại ngắm sao nguyên cầu Thời gian cõi tạm bao lâu? Mùa thu ở lại ngậm sầu lá rơi! Mong người đến chốn đúng nơi Thành tâm chung sức giúp đời an yên
24 Tháng Chín 2020(Xem: 13807)
Trăng viễn xứ trở về trên bến đợi Lòng thuyền xưa rời bến đã lâu rồi Trăng viễn xứ mờ mờ trên bến cũ Lòng thuyền nào đã chứa nửa vầng trăng?!
24 Tháng Chín 2020(Xem: 12140)
Trăng Thu đủng đỉnh qua vườn Chén trà hỏi bánh người thương đâu rồi? Gió thu lùa vạt mây trôi Để trăng in đậm dáng người phương xa
19 Tháng Chín 2020(Xem: 11171)
Nguyện cầu cho sân si con người dịu lại, thấy được sự vô thường của cuộc sống. Nguyện cầu cho lửa mau tàn, cho người dân trở về nhà sinh sống bình an. Nam Mô Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Bồ Tát.
19 Tháng Chín 2020(Xem: 12846)
Từ biệt Portland về Cali Hai nơi cháy lớn ở và đi Tàn tro mắt đỏ tôi xoa mãi. Tháng chín năm nay thật ai bi.
12 Tháng Chín 2020(Xem: 11924)
Viết vài dòng này để tạ tội với dì tôi đã một thời mù đôi mắt vì tình lụy và nhất là tạ tội với ông Nghị Nguyễn Bá Kỳ vì tôi đã hiểu lầm ông. Hắt hơi là tình hận chứ không phải muốn hù dọa, khoe danh.
05 Tháng Chín 2020(Xem: 14620)
..Mỗi người sống chết an bài? Tin buồn loan tới Anh Hoài đã đi Một tuần Vĩnh biệt chia ly Thanh Hoài, Tường Cát viết chi, nói gì? Sinh hữu hạn, tử vô kỳ? Bạn hiền thân ái sầu vì mất Anh.
05 Tháng Chín 2020(Xem: 11354)
Gió Thu nhè nhẹ vẫy tay chào Nàng Thu xinh đẹp đã bước vào Lá đỏ nghiêng mình soi dòng nước Trăng vàng lộng lẫy giữa ngàn sao
05 Tháng Chín 2020(Xem: 12138)
Xuân đi, Xuân tới bao lần, Nhớ mùa Xuân cũ tần ngần ngóng trông Đất Trời, Biển rộng mênh mông? Niềm vui, hy vọng sẽ không phai mờ.?
04 Tháng Chín 2020(Xem: 10946)
Bây giờ Tháng Chín Mùa Thu Trăng treo đỉnh núi vọng mù tóc bay Biển đời gió đọng mưa lay Cầu mong được phút giây này bình yên...
29 Tháng Tám 2020(Xem: 11077)
. Các Tăng Ni dù không được tập trung cầu nguyện như những mùa Vu Lan trước, nhưng năm nay bà Tâm tin tưởng Thầy, Sư Cô và các vị Sư sẽ trì chú tụng kinh nhiều hơn ở mỗi đêm.
27 Tháng Tám 2020(Xem: 12833)
Cám ơn cháu cho ta giác ngộ Một lạy thôi rực rỡ hào quang Cử chỉ khiêm cung bát ngát sen vàng Ta học Phật, học từ đứa bé.
26 Tháng Tám 2020(Xem: 12672)
Rất muốn ngắm biển đêm bằng đôi mắt Tìm những điều ẩn ý dưới hoang mang Và muốn thấy giữa vô cùng tịch mịch Trăng lạc đường vì gió mãi lang thang.
23 Tháng Tám 2020(Xem: 9327)
Buổi tưởng niệm kết thúc qua phần tri ơn của gia đình “Chúng con vô cùng tri ơn quý Thầy Cô và quý anh chị cựu học sinh Ngô Quyền đã mang đến cho ba chúng con một cuộc đời, một cuộc sống đầy ý nghĩa”.
22 Tháng Tám 2020(Xem: 8746)
Chiếc ghế trang trọng dành cho Thầy vẫn luôn nằm trong lòng mỗi người học sinh Ngô Quyền xa xứ. Chúng con xin hứa sẽ làm tốt để xứng đáng với sự dạy dỗ và thương yêu của Thầy.
22 Tháng Tám 2020(Xem: 13184)
Khủng khiếp ngoài trời lửa bốc nhanh Cali hỏa hoạn đã tung hoành Mây đen chế ngự vùng trời rộng Lửa cháy tràn lan khắp núi xanh
14 Tháng Tám 2020(Xem: 14009)
Ta đã mệt nhoài bao năm tháng Buông tay rủ sạch, ta rút lui. Ta nghe văng vẳng những hồi chuông. Tiếng mõ ngân nga vọng vô thường Khoan thai ta bước vào vô tận Một kiếp phù du chẳng vấn vương.
12 Tháng Tám 2020(Xem: 12567)
Tai nghe chim hót ngất ngây. Hồ Thu in bóng rừng cây muôn mầu. Vui lên xin chớ u sầu! Hẹn ngày tái ngộ bắt đầu thu sang ? Viễn du thế giới thênh thang . Ngày Xưa Thân Ái kiên gan đợi chờ...
09 Tháng Tám 2020(Xem: 11811)
Con tạ ơn Thầy Cô đã cho chúng con qua sông yên bình, cho chúng con có căn bản đạo đức và kiến thức làm người hữu dụng. Ở nơi xa không thể về đốt hương tưởng niệm. Con xin kính gửi đến Thầy cô tất cả lòng kính yêu trân trọng nhất.
04 Tháng Tám 2020(Xem: 10521)
Nhà báo Hà Tường Cát, cựu tổng thư ký nhật báo Người Việt, qua đời lúc 7 giờ 30 phút sáng Thứ Hai, 3 Tháng Tám, tại bệnh viện Fountain Valley, California, thọ 80 tuổi, vì bệnh già.