Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ "CẤM TÚC" TUẦN 46

18 Tháng Hai 202112:35 SA(Xem: 10683)
Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ "CẤM TÚC" TUẦN 46


 NHẬT KÝ "CẤM TÚC" TUẦN 46




Thứ hai 25 tháng 1


Mới đây, khi CDC (Centers for Disease Control and Prevention) yêu cầu, và được Chính phủ Liên bang ban hành luật bắt buộc đeo khẩu trang trên tất cả các phương tiện chuyên chở công cộng: từ nhỏ như xe taxi UBER đến xe bus, máy bay, phà, xe lửa, xe điện ngầm... Còn hơn thế nữa, khẩu trang cũng bắt buộc khi bắt đầu đặt chân vào phạm vi các phi trường, nhà ga, trạm chờ xe bus, ga xe lửa...


Lập tức các hãng máy bay đổi ngay nội dung thông báo trên các máy bay trước giờ cất cánh. Chẳng hạn, từ đầu tháng hai, trước khi các chuyến bay của Delta Airlines cất cánh, hành khách sẽ được nghe thông báo:


"Xin được nhắc, theo luật Liên bang, mỗi người đều phải đeo facemask trong suốt chuyến bay, cả lúc lên và rời máy bay. Yêu cầu này cũng bắt buộc ngay cả khi bạn đã được chủng ngừa COVID-19 hay đang có test âm tính. Từ chối đeo khẩu trang là vi phạm luật Liên bang, sẽ bị đưa ra khỏi máy bay và bị phạt" 

(As a reminder, federal law requires each person to wear a mask at all times throughout the flight, including during boarding and deplaning. This is required even if you have received the COVID-19 vaccine or a negative COVID-19 test. Refusing to wear a mask is a violation of federal law and may result in removal from the aircraft and/or penalties under federal law.)


Ít hay nhiều, kể từ đầu tháng 2 năm 2021, hành khách đến các phi trường, có mặt trên các chuyến bay, bất cứ của hãng máy bay nào, đều sẽ nghe một thông báo (pre-taking off announcement) mới trước khi máy bay cất cánh, nhắc nhở một cách lịch sự nhưng nghiêm khắc về chuyện đeo khẩu trang.


blank

Courtesy of The Wall Street Journal



Đúng như lời của Bác sĩ Matshidiso Moeti, Giám đốc của Tổ chức Y tế thế giới đặc trách Châu Âu:

Chúng ta biết không ai có thể an toàn cho đến lúc tất cả mọi người đều an toàn.

(We know no one will be safe until everyone is safe.)


Rất thầm lặng, đại dịch cúm Vũ Hán đã thay đổi truyền thống của ngành hàng không không chỉ ở Mỹ, mà còn ở khắp thế giới.


***


Thứ ba 26 tháng 1


Cô Lucille Randon, người Pháp là một trong rất ít những người đã trải qua bốn thảm họa lớn của thế giới: đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 (kéo dài đến hai năm), hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và thứ hai (1939-1945), đại dịch cúm Tàu (COVID-19).


Ở đại dịch cúm Tây Ban Nha (1918-1919) với 500 triệu người nhiễm virus H1N1, và 100 triệu người trên toàn thế giới đã thiệt mạng, cô Lucille mới 14 tuổi, không bị đại dịch tấn công thân thể, nhưng ký ức về thời kỳ đen tối, chết chóc đó lâu lâu lại về trong những giấc mơ của cô .


Lớn lên, Lucille Randon trở thành một cô giáo. Ngoài dạy kiến thức, dạy văn chương Pháp cho học trò, Cô giáo trẻ Lucille còn dạy học trò phép xử thế, và luôn luôn biết giữ phép lịch sự.


Trong thế chiến thứ hai (1939-1945), cô Lucille xuất gia, vào chủng viện, và trở thành một ma soeur vào năm 1944. Từ đó, cái tên Lucille Randon bỏ lại ở bên ngoài hàng rào chủng viện, cô trở thành Soeur André.


Năm tháng trôi qua nhanh hơn người ta nghĩ. Soeur André bước vào tuổi 105, phải rời chủng viện không phải vì muốn cởi bỏ áo dòng, mà vì không còn có thể tự săn sóc cho mình. Soeur André chuyển đến sống ở một nhà dưỡng lão (nursing home) ở Toulon từ năm 2009.


Vào ngày 16 tháng 1 năm 2021, vài tuần trước khi bước vào sinh nhật thứ 117, Soeur André bị nhiễm cúm Tàu.

Là người cao tuổi nhất còn sống không chỉ ở Pháp, mà còn ở Châu Âu, Soeur André được báo chí phỏng vấn, còn rất sáng suốt ở tuổi 117, Soeur đã trả lời :


- Tôi không biết là tôi đã bị nhiễm COVID-19 nhưng mà tôi không sợ vì đã từ lâu tôi không còn sợ chết.


blank

                       Soeur André was interviewing by Media - Courtesy of frejustoulon.fr


Một lần nữa, đại dịch cúm Tàu cũng thua Soeur André 117 tuổi như đại dịch cúm Tây Ban Nha thế kỷ trước  đã không thể đụng đến cô bé Lucille 14 tuổi năm xưa.


Nếu còn sáng suốt hơn, có thể đọc tin tức, chắc hẳn người lớn tuổi còn sống thứ hai trên thế giới (chỉ sau bà cụ Kane Tanaka, người Nhật sinh năm 1903) sẽ thắc mắc không hiểu tại sao người Tây Ban Nha không hề cảm thấy bị xúc phạm khi tên của đất nước mình bị gắn liền với đại dịch thế kỷ 20, trong khi người Tàu "lồng lộn" lên khi nghe đến "đại dịch cúm Tàu"?

Không hiểu câu thành ngữ "có tật giật mình" có đúng cho trường hợp này?


***


Thứ tư 27 tháng 1


Khi con số người tử vong vì COVID-19  ở Ý lên đến hơn 90 ngàn người thì chính quyền Ý quyết định tiêm chủng AstraZeneca vaccine cho người dân Ý dưới 55 tuổi. Những người dưới 55 tuổi đầu tiên sẽ được chích ngừa với thuốc AstraZeneca(do Anh và Thụy Điển sản xuất) sẽ là các thầy cô giáo, Quân đội, Cảnh sát, nhân viên coi tù, và các tù nhân.

Những người trên 55 tuổi được ưu tiên chích Pfizer (Mỹ và Đức) hoặc Moderna(Mỹ) là hai loại thuốc có hiệu quả trên 92% và đang rất khan hiếm, vì mức cung và cầu không cân bằng.


Mặc dù Liên Minh Y khoa EMA (The European Medicines Agency) của Châu Âu đã chuẩn thuận cho thuốc AstraZeneca (AZD1222). được dùng trong 28 nước của liên minh này nhưng từng nước thành viên lại có những hạn chế của riêng mình.


blank

            Courtesy of Justin Tallis/AFP 



Chẳng hạn , chính phủ Bỉ lưu ý người ngoài 55 tuổi không nên chích thuốc AstraZeneca.

Ngay cả Thụy Điển, nước "đồng sản xuất" AstraZeneca với Anh, cũng không để Sweedes ngoài 65 tuổi chích "thuốc nhà".


Tương tự, ở các nước Pháp, Đức, Áo, Đan Mạch và Na Uy chỉ chuẩn thuận cho người dưới 65 tuổi được chủng ngừa COVID-19 với thuốc AstraZeneca.


Tưởng cũng nên biết mỗi dose thuốc AstraZeneca là nửa ml, và khoảng cách giữa hai lần chích là từ 8 đến 12 tuần, chỉ có 63.09% hiệu quả chống lại vi khuẩn Coronavirus.

Trong khi đó, hiệu quả của thuốc chủng ngừa COVID do Pfizer là 95%, và Moderna là 94.1%.


Chợt nhớ một câu thơ trong bài thơ "Khúc tình buồn" của Thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên "có còn hơn không" *


***


Thứ năm 28 tháng 1


Có một ấn tượng tốt đẹp về Bác sĩ Nhi khoa từ lúc còn là một cô bé, Jennifer Gates (con đầu lòng của ông bà Bill và Melinda Gates) theo học Y khoa ở trường Đại học tư Mount Sinai's Icahn School of Medicine (ở khu nhà giàu Manhattan, New York).

Tưởng cũng nên biết, với lối giáo dục nghiêm khắc của ông bố thông minh, nổi tiếng lẫy lừng, Jennifer chỉ được phép làm chủ một cái Iphone của riêng mình khi cô lên 14 tuổi.


Mới đây, vì là sinh viên Y khoa, phải đi thực tập ở bệnh viện thường xuyên, đến lượt Jennifer Gates được chủng ngừa COVID. Ngay sau đó, Cô đã post trên trang Instagram cá nhân lời cảm ơn đến tất cả các nhà khoa học đã ít nhiều góp phần trong việc chế tạo thuốc chủng ngừa Coronavirus, giúp đời sống sớm trở về bình thường.


Cuối lời cảm ơn rất chân thành, và nghiêm chỉnh, cô đã vừa đùa, vừa khéo léo  phê bình một lý thuyết không có cơ sở khoa học, cho là thuốc chủng ngừa COVID có thể thay đổi DNA của con người:


  • Tiếc là thuốc chủng ngừa không chuyển được trí thông minh của cha tôi vào não của tôi, nếu mRNA có thể làm được điều đó. (sadly the vaccine did NOT implant my genius father into my brain - if only mRNA had that power!)


blank

Courtesy of (Instagram / Jennifer Gates)


Hậu duệ của một trong những bộ óc vĩ đại nhất của thế kỷ 20, ông Bill Gates, người làm cho năng suất làm việc, và hiệu quả kinh tế tăng bội phần) không sợ thuốc chủng ngừa đại dịch thay đổi DNA của Cô thì không hiểu tại sao những người bình thường, thậm chí chỉ số IQ (intelligence quotient) còn ở dưới mức trung bình, lại sợ thuốc chủng ngừa làm thay đổi DNA của mình ?!!


Theo lời khuyên của Bác Sĩ Anthony Fauci, cô sinh viên Y khoa Jennifer (a medical doctor to be) đeo hai lớp khẩu trang : khẩu trang Y tế bên trong, và khẩu trang vải (có thể giặt được) bên ngoài.


Dù đã đóng góp hơn 250 triệu vào việc nghiên cứu và phân bổ thuốc chủng ngừa đại dịch cúm Tàu cho các nước nghèo, nhà Tỷ phú có lòng nhất thế giới cũng không hề cut line (chen ngang) vào thứ tự ưu tiên được chích ngừa ở Mỹ. Ông vừa được chích ngừa vì đã đến tuổi 65 vào tháng 10 năm ngoái.


***


Thứ sáu 29 tháng 1 



Hình ảnh người ta vừa làm việc, vừa ăn ở bàn làm việc của mình là chuyện bình thường như hít thở không khí mỗi ngày ở Mỹ. Nhưng ở Pháp (với phong cách sống chậm hơn, không "tham công tiếc việc" như người Mỹ), việc ăn ở bàn làm việc của mình là vi phạm pháp luật.


Tương tự chuyện người Mỹ phải nộp báo cáo cho kịp thời hạn, nhiều khi ăn trưa vào bốn giờ chiều! Nhất là đối với những người lãnh lương cố định theo năm, chuyện làm việc mỗi ngày 9 hay 10 tiếng là chuyện hàng ngày, “không có gì phải làm ầm ỉ", hay than van! Nhưng  giờ ăn trưa được coi là "bất khả xâm phạm" ở Pháp.


Trước đại dịch COVID, luật lao động ở Pháp không cho phép dân Tây ăn trưa ở bàn làm việc của mình. Người Pháp dành trọn giờ ăn trưa cho riêng mình, không có công việc xen vào.


 Nhà hàng, quán cà phê, quán rượu ở Pháp phải đóng cửa từ cuối tháng 10 đến nay để ngăn chận đại dịch cúm Tàu lây lan. Thêm vào đó, vì vẫn chưa khống chế được đại dịch, Pháp tạm thời cho dân chúng  được ăn ngay ở bàn làm việc của mình thay vì phải ra ăn ở... vỉa hè như hình bên dưới 


blank

         French Employees in Lunch time - FEB 2021  /  Courtesy of CNN Business


Ít nhất, với luật tạm thời trong thời đại dịch, người Pháp không phải khoác manteau khi ngồi ăn ở bên ngoài một nhà hàng cửa đóng then cài vì đại dịch giữa mùa đông năm 2021


Tưởng cũng nên biết đến cuối tháng giêng, quốc gia có dân số hơn 65 triệu người này đã có 2.2 triệu người được chủng ngừa, trong số này có 650 ngàn người đã được chích ngừa COVID đủ hai doses.



***



Thứ bảy 30 tháng 1 


Vài năm trước, tình cờ ông Henry Darby, Hiệu trưởng của một trường Trung học ở thành phố North Charleston, South Carolina thấy hai học sinh  cũ của trường mình đang ngủ dưới một gầm cầu bắc ngang xa lộ. Không lâu sau đó, ông lại biết một nữ sinh cũ không có tiền trả bill điện và nước. Thương các em còn trẻ lại phải lâm vào cảnh cơ cực, ông bỏ tiền túi giúp đỡ các em trong lúc ngặt nghèo.


blank


North Charleston High School Principal Henry Darby recently made news for working an extra job to help students in need  - Courtesy of Rūta Smith  & www.charlestoncitypaper.com



Rồi đại dịch COVID-19 du nhập vào Mỹ từ đầu năm 2020 làm tình hình kinh tế suy sụp. Con số các em học sinh của ông Hiệu trưởng Darby (cũ cũng như đang theo học bậc Trung học) lâm vào cảnh túng thiếu ngày càng nhiều, mà mức lương của ông chỉ có giới hạn.

Ông quyết định xin làm việc bán thời gian ở một cửa tiệm Walmart gần nhà để có thêm tiền giúp các em học sinh.


Mỗi tuần ông làm việc ở cửa hàng Walmart ba đêm, từ 10 giờ đêm đến 7 giờ sáng. Công việc của ông là đem hàng từ kho ra chất đầy lên các kệ hàng đã vơi bớt sau mỗi ngày.

Ngay buổi làm việc đầu tiên, vị Hiệu trưởng có tấm lòng đáng trân trọng này đã gặp học trò của mình. Các em chào Thầy với câu hỏi đầy ngạc nhiên:


- Chào Thầy, Thầy làm việc ở Walmart? Thầy là ông Hiệu trưởng mà!


Cũng ngạc nhiên (vì bị phát hiện ngay từ ngày đầu tiên làm thêm buổi tối, ông từ tốn trả lời :

- Thầy chỉ làm những gì cần phải làm.


Do vậy, các nhân viên ở tiệm Walmart địa phương biết đồng nghiệp của mình là một vị Hiệu trưởng trường Trung học.

Câu chuyện từ một góc nhỏ của cửa tiệm, nơi Thầy trò ông Darby gặp nhau lan nhanh khắp thành phố, đến tai những người có thẩm quyền của Công ty tư nhân lớn nhất nước Mỹ này. Walmart quyết định tặng 50 ngàn dollars góp vào ngân khoản giúp tất cả những em học sinh cũ hay mới của ông Darby đang gặp khó khăn kinh tế vì đại dịch.


Cảm kích trước tấm lòng của ông, người dân thành phố North Charleston gọi ông là "Thiên thần của cộng đồng"(community's guardian angel).


Vị Hiệu trưởng chỉ nhỏ nhẹ trả lời:


"Từ nhỏ, tôi đã được dạy nếu hai bàn tay của bạn có thể làm được điều gì, hãy làm điều đó"


***


Chủ Nhật 31 tháng 1


"Con rùa" chích ngừa COVID-19 đã bắt đầu tăng tốc độ, chưa thể bằng thỏ, nhưng đã là con rùa nhanh nhất thế giới. Đến cuối tháng 1 năm 2021, đã có hơn 34.7 triệu người Mỹ(khoảng 1/10 dân số Hoa kỳ) được chích ngừa. Trong số đó có hơn 11.1 triệu người đã được chích đủ doses (hai lần) theo số liệu thống kê chính xác của CDC  Centers for Disease Control and Prevention) .


Hàng tuần số thuốc sản xuất từ cả Pfizer và Moderna đều dành ưu tiên cho "người nhà" nên trong tuần lễ đầu tháng hai năm 2021, mỗi ngày sẽ có thêm 1.6 triệu người Mỹ được chủng ngừa theo thông báo của CDC.

Pfizer đã cung cấp cho Mỹ 20 triệu liều, cho người lớn trên 16 tuổi, tính đến hôm nay(JAN 31), dự tính sẽ cung cấp thêm 200 triệu doses cho "sân nhà" từ bây giờ đến cuối tháng 5.

Moderna đã xuất kho bán cho Hoa kỷ 30.4 triệu liều thuốc ngừa COVID tính đến 26 tháng giêng, và sẽ cung cấp 100 triệu liều vào cuối tháng 3 năm nay.


Cả Pfizer và Moderna  đều đang bắt đầu thử nghiệm thuốc chủng ngừa cho trẻ con. 

Có 2,259 em từ 12 đến 15 tuổi được cha mẹ cho tham gia thử nghiệm với thuốc ngừa của Pfizer. Cùng lúc, nghiên cứu thuốc ngừa cho con nít từ 5 đến 11 tuổi cũng đang đến giai đoạn cuối cùng.


Chậm chân hơn Pfizer, Moderna đang kêu gọi tình nguyện viên tuổi từ 12 đến 18(với sự đồng ý của cha mẹ) tham gia thử nghiệm. Moderna đang chuẩn bị nghiên cứu thuốc chủng ngừa cho trẻ con từ 6 tháng đến 11 tuổi.


blank

Courtesy of www.statista.com



Đường hầm dài hun hút đã sắp kết thúc với người Mỹ sau cả năm dài nhiều đau thương mất mát. Các nước nghèo cũng đã thấy ánh sáng le lói cuối đường hầm.

Cùng nhau, nhân loại sẽ lần lượt ra khỏi đường hầm tối đen thăm thẳm. Nhưng khi ra khỏi đường hầm, người ta sẽ có một "bình thường mới" (a new normalcy), không giống cái bình thường đã có trước đại dịch.

Lâu dần rồi cũng quen. Không ai có thể kỳ vọng cuộc sống sẽ mãi mãi không thay đổi.

Mỗi lần thay đổi, mỗi một quốc gia, mỗi một cá nhân đều học được những bài học có giá trị. Buồn thay, những bài học đó phải trả bằng một cái giá  không nhỏ.


Nguyễn Trần Diệu Hương

Tết Tân Sửu 2021


* Bài thơ "Khúc tình buồn" đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành bài hát "Thà như giọt mưa"



23 Tháng Ba 2009(Xem: 72464)
Vẫy tay chào hang yên chi hoa đỏ Chào khuôn sân đá cuội trắng rì rào Chào hàng sao chim tụ về làm tổ Chào tượng Ngô Quyền nắng ngủ trên cao
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72652)
Về lại Biên Hòa thăm con đường xưa Dốc học trò vẫn mang tên Kỷ Niệm
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72080)
Vẫn là mưa nghiêng nghiêng giăng trắng Trên hàng cây bãi cỏ sân trường Sao không giống ngày xưa sâu lắng Chiều tan trường bè bạn thân thương
23 Tháng Ba 2009(Xem: 69690)
Biên Hòa em vẫn thương hoài Ngô Quyền ngày trước, áo dài màu xanh.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72007)
Nếu một mai tôi chết, Xin đừng khóc cho tôi. Đường đời chia đôi ngả, Hãy chôn tình phai phôi.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 71987)
Saigon ơi, xa rồi ta vẫn nhớ Những chiều xưa hai đứa lén hẹn hò!
23 Tháng Ba 2009(Xem: 71804)
Lưu bút ngày xưa kỷ niệm đầy, Tình thân bạn cũ hãy còn đây! Ngây ngô ghi vội đôi dòng chữ Đầy ấp yêu thương mỗi phút giây.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 71364)
ôi, mùa hè tuổi nhỏ hóa thân giữa màu hoa ôi, mùa hè êm ả phục sinh từ đôi ta!
24 Tháng Hai 2009(Xem: 32609)
  Trong tuyển tập “Giữa Hai Miền Mưa Nắng” của nhà văn Hoàng Mai Ðạt, tác giả đã kể lại một chuyến về Việt Nam vào năm 1998, đặc biệt là ở vùng đất Biên Hòa, quê vợ của anh. Sau đây là trích đoạn tác giả về thăm một nơi chốn đã khiến anh bồi hồi với bao cảm xúc, đó là trường Ngô Quyền của vợ anh cũng như của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, người viết những bài thơ tình bất hủ mà anh yêu thích từ lâu.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 80051)
  ( Kính tặng Thầy Toán Nguyễn Văn Phố)
24 Tháng Hai 2009(Xem: 72554)
  Nay đất khách quê ngưòi: Thân biệt xứ. Áo công khanh rách nát giữ trong tim. Chút hương xưa là chút lửa êm đềm, Dùng sưởi ấm niềm riêng, chờ Hội lớn.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 35231)
  Rời Sài Gòn tháng Tư năm 75. Đến Mỹ, Thượng Châu hợp tác với nhà văn Võ Phiến, Lê Tất Điều, ký giả Nguyễn Hoàng Đoan xuất bản tờ báo Việt ngữ đầu tiên tại Hoa Kỳ tên Hồn Việt, do nữ ca sĩ Khánh Ly làm chủ nhiệm. Sau đó, hội nhập đời sống Mỹ, đi làm việc ở SanDiego đã được 28 năm và sắp về hưu. Lâu lắm, không viết lách gì, nhưng bây giờ với tiếng gọi trường cũ Ngô Quyền, Thượng Châu rất sẵn sàng và vui vẻ đóng góp
20 Tháng Hai 2009(Xem: 81274)
Ba mươi năm chờ đợi Hoa tàn, trăng tận, sông quằn mình trăn trở Ba mươi năm nhớ mong Lá héo, sao mờ, biển cồn cào dậy sóng
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76319)
  Đứng trước biển mùa Đông thêm cô quạnh Cánh hải âu đơn lẻ chập chờn bay Hải đăng xa nhạt nhòa trong sương lạnh Đá chập chùng, mong mỏi đợi chờ ai  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76279)
  Nhớ sao cứ nhớ quắt quay Ngô Quyền bạn cũ giờ đây ai còn?                  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 75978)
Một chút mây trời, để nhớ thương, Bay qua thật nhẹ, trước cổng trường.  
16 Tháng Hai 2009(Xem: 76229)
Tặng Mai Trọng Ngãi, Đinh Hoàng Vân, Tiêu Hồng Phước, Tô Anh Tuấn và Phan Kim Phẩm.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 24242)
Sự cư xử giản dị nhưng đầy tình chân thật của em là một món quà vô giá mà không dễ gì tôi nhận được một lần thứ nhì trong đời.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 37855)
... và như thế, Ngô Quyền hôm qua, hôm nay, mãi mãi vẫn là tổ ấm của chúng ta miên viễn, đời đời...
05 Tháng Hai 2009(Xem: 90685)
Năm mươi ngọn nến hồng đang rực sáng, hân hoan mừng phút giây hạnh ngộ, trùng phùng. Hãy cùng nhau sớt chia, gìn giữ vì ngọt bùi nào rồi cũng sẽ chóng qua…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 39200)
  Trường Trung Học Ngô Quyền được điều hành bởi một Ban Giám Đốc, đứng đầu là Hiệu Trưởng
04 Tháng Hai 2009(Xem: 87782)
  Con xin phép được viết đôi dòng kỷ niệm trong lứa tuổi học trò của con vớI những câu nói của Thầy mà gần 50 năm qua vẫn còn in đậm trong trí con.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 35320)
  Chúng tôi trưởng thành trong một nền giáo dục “NHÂN BẢN và KHAI PHÓNG”, mà tinh thần “Tôn sư trọng đạo” thể hiện trong câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, với Thầy, một lòng tôn kính, với bạn, một dạ chân tình, xin mượn nơi nầy thắp nén tâm hương tri ân quí Thầy đã quá vãng, tưởng nhớ quí Bạn đã qua đời.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 75105)
  Này em còn nhớ hay quên ? Lời Thầy Cô dạy chớ nên lơ là. Vì đâu mà có thân ta, Công Cha, Nghĩa Mẹ bài ca dao này;  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 39594)
Dĩ nhiên, đám học trò chúng tôi thích lắm, vì ý tưởng lạ đó không tìm thấy được trong Việt Nam Sử Lược của sử gia Trần Trọng Kim hay trong Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 40790)
  Trường Trung học Ngô Quyền là một trường sinh sau đẻ muộn, so với các trường Pétrus Ký, Gia Long ở Sàigòn, và các trường Nguyễn Đình Chiểu (được gọi là Le Myre de Vilers thời thuộc Pháp) ở Mỹ Tho, và Phan Thanh Giản ở Cần Thơ.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 83372)
Nhìn em dáng nhỏ hao gầy Cho tôi nghe tiếng thở dài buồn tênh
04 Tháng Hai 2009(Xem: 47045)
Một cuộc biển dâu, đổi đời, tang thương đã diễn ra quá nỗi bi đát. Biên Hòa còn đó, mà lòng Biên Hòa đã mất tự bao giờ. Nay tuổi đời đã cao, nghĩ đến thời son trẻ, mà ngậm ngùi tiếc nuối quá khứ. Công đã tạm thành, danh đã tạm toại, nhưng tâm hồn tôi vẫn ngậm ngùi nhớ tiếc những phút giây hạnh phúc đầu tiên, đã qua mất rồi.