Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

21 Tháng Mười Một 20208:45 CH(Xem: 10318)
Nguyễn Thị Thêm - NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
Ngày nhà giáo VN Tựa

Hôm nay 20/11/2020 là ngày nhà giáo VN.

 

Từ hồi đi học tới giờ tôi không có ngày nhà giáo.

 

Ngày này xuất hiện mấy năm gần đây tại VN. Lúc học trò gửi Email hay lên trang Facebook chúc mừng cô giáo cũ tôi mới biết.

 

Mà thật ra khi còn cắp sách đến trường, ngày nào cũng là ngày nhà giáo hết. Vì học trò nhà quê có gì để chơi đâu. Tới trường rồi vào lớp là có thầy cô, về nhà làm bài tập cũng của thầy cô. Bạn bè gặp nhau cũng nói về việc học, đi chơi cũng là nhóm bạn chung lớp. Tất tần tật đều có sự hiện diện của những ông thầy, cô giáo và những bài học, lời dạy hàng ngày.

 

Thế hệ chúng tôi nghề làm thầy không phải dễ. Trong địa phương mọi người đều quen biết nhau, ngôi trường là nơi tất cả cư dân tin tưởng gửi gắm tương lai con mình. Cho nên trong nếp sống, hành động, lời nói người dạy học phải có tư cách đạo đức phải ra dáng mô phạm để phụ huynh và học trò tôn trọng. Nếu có một chút tai tiếng gì thì phải nghỉ dạy hoặc thuyên chuyển đi nơi khác. Làm sao còn mặt mũi nhìn phụ huynh và học trò.

 

Hồi má tôi dẫn tôi tới lớp ngày đầu tiên, tôi húi cua tóc con trai, bận đồ con trai. Má nắm tay tới giao cho cô giáo Ngẫu (Con gái thầy giáo Lượm kiêm hiệu trưởng trường làng)

- Thưa cô tui giao con Chín cho cô. Cô thương cô dạy dùm. Cô cứ đánh thẳng tay nếu nó không chịu học. Tui cám ơn cô.

 

Má tôi lúc nào gửi con đi học cũng nói câu đó. Mấy anh tôi còn được cô giáo có dịp thực hiện khẻ tay, đánh đít . Còn tôi bà già chỉ nói vậy thôi, chớ má biết tui nhát hích. Chưa đánh đã sợ đòn khóc bù lu bù loa, chắc chắn tôi sẽ học ngoan, không bao giờ bị cô giáo đánh.

Mỗi khi Thầy Cô tới nhà, ba má tôi ân cần tiếp đón và rất quý hóa. Còn chúng tôi thay đồ đàng hoàng, rót nước lễ phép mời thầy, xong đứng nép một bên góc nhà chờ lịnh

 

Tôi học lớp bét (lớp năm) cô Ngẫu, lớp tư cô Duyên, lớp ba cô Ba Bột và lớp nhì thầy giáo Lượm. Tới lớp nhì là trường hết lớp. Tuy không còn học trường làng, nhưng mỗi năm vào ngày mồng một hoặc mồng hai Tết anh em chúng tôi vẫn ăn mặc chỉnh tề đem quà lễ đến chúc Tết Thầy. Má tôi thường dạy: "Trọng Thầy mới được làm Thầy, các con phải biết kính trọng thầy cô giáo. Ba má cho con ăn, nhưng thầy cô dạy con học, cho con kiến thức, hiểu biết để lập thân sau này".

 

Khi cuộc chiến đến lúc gay go, an ninh không còn đảm bảo. Những người có trình độ, làm việc văn phòng phải tiếp xúc với chủ sở người Pháp lần lượt dọn nhà lên thành phố. Gia đình thầy giáo Lượm cũng bỏ trường về Biên Hòa. Cô Ba cũng ra Long Thành ở. Tôi không còn một người thầy cô nào ở lại.

 

Tôi học hết lớp trường làng ra trường quận, hết lớp trường quận ra trường tỉnh, hết lớp trường tỉnh lên học Sài gòn. Trong suốt cuộc đời đi học chữ nghĩa rồi học làm thầy tôi không có một ngày nhà giáo. Nhưng trong lòng tôi thầy cô giáo ví như cha mẹ, luôn biết ơn, tôn kính và vâng lời.

 

Hồi nhỏ xíu đi học, gặp thầy đi gần tới là học trò đã lột nón, chuẩn bị tư thế cúi đầu lễ phép chào thầy. Lớn lên, không còn lễ mễ như vậy, nhưng lần nào gặp thầy tôi cũng nghiêm trang kính cẩn lựa lời nói năng. Bây giờ già rồi gặp lại thầy xưa tôi vẫn luôn xúc động. Tôi nắm tay thầy run run và muốn khóc. Thầy đã già, già hơn tôi là cái chắc. Con đường thầy còn lại ở thế gian này rất ngắn. Ngắn như từng hơi thở mong manh, ngắn như đôi mắt nhìn không còn rõ, ngắn như từ ngoài xe vào hội trường thầy phải dùng gậy chống hoặc xe lăn. Mỗi lần được thầy hỏi một câu là tôi lại mừng vì được tiếp xúc với thầy, thăm thầy và mừng thầy vẫn khỏe mạnh. Thầy cô đến dự họp mặt thường niên, học trò già chúng tôi xum xoe phục vụ. Mời thầy cô ngồi, hát cho thầy cô nghe, tri ân thầy cô và mang hoa đến tặng tỏ lòng biết ơn.

 

Chúng tôi, những thế hệ học sinh trước 1975 kính trọng thầy cô không phải chỉ là sợ hay thủ cựu ôm hoài những tư tưởng phong kiến của Tàu. Chúng tôi kính trọng thầy Cô vì thầy cô đã truyền dạy cho chúng tôi một nền văn hóa rất đẹp và văn minh.

Biết kính trên nhường dưới, tôn trọng và giúp đỡ người già cả, người mang thai, người tàn tật và trẻ em. Tiên học lễ, hậu học văn. Gặp đám ma dừng lại, im lặng cúi đầu. Ăn nói phải lựa lời, phải suy nghĩ trước khi nói. Không được đố kỵ, phải biết khiêm nhường. Phải hiếu kính với cha mẹ, ông bà, nhường nhịn anh em. Phải có một tinh thần minh mẫn trong một thân thể tráng kiện. Tôn trọng những người lao động vì họ tạo ra hạt cơm và vật chất cho mình thụ hưởng và rất nhiều điều khác thực tế.

 

Đương nhiên người truyền đạt những tư tưởng tốt đẹp đó phải làm gương cho chúng tôi theo. Phải có tư cách, tác phong nhà giáo. Ông thầy đi dạy phải tươm tất, lịch sự. Ăn nói rõ ràng, cử chỉ điềm đạm. Cô giáo đến lớp ngoài vẽ đẹp hiền thục nghiêm trang, kiến thức sâu rộng còn phải là người ngôn hạnh tốt đẹp. Xã hội đã tạo ra chúng tôi như thế. Thầy ra thầy, học trò ra học trò. Có phá phách, nghịch ngợm nhưng không mất dạy và thiếu văn hóa.

 

Ngày nay với đời sống nặng về vật chất, xã hội tiến bộ, những Iphone, Ipad , TV, Youtube, Facebook , instagram và rất nhiều kênh truyền hình, sân chơi mọc lên như nấm. Tất cả những sinh hoạt vui chơi giải trí xứ người đều được đem về Việt Nam áp dụng triệt để. Lộng lẫy hơn, đình đám hơn, sang chảnh hơn và tiền thưởng cao ngất ngưởng.

 

Học trò ngày nay bị ảnh hưởng của xã hội xao lãng việc học hơn. Những thói hư tật xấu dễ dàng bị tác động. Nền giáo dục dưới thời XHCN đặt nặng về chính trị coi thường giá trị đạo đức và nhân bản con người. Thầy cô dù tốt nghiệp sư phạm, nhưng dưới bầu trời rực bóng cờ đỏ, lý lịch và gốc gác quyết định sự thành công của con người. Những bài dạy, bài học ở trường không đánh giá được kiến thức học sinh. Môi trường giáo dục mất cân bằng, thiếu công bình. Đồng tiền và thân thế quyết định  mọi cơ hội tiến thân khiến vai trò nhà giáo bị ảnh hưởng rất lớn.

 

Phải nói cho công bằng một chút, cả thầy lẫn trò đều bị áp đặt trong một môi trường không đặt kiến thức và kết quả học lực thật sự làm nền tảng, thì môi trường đó bất xứng. Ngay những cuốn sách giáo khoa cho các cháu lớp một cũng đã làm cho phụ huynh bất mãn thì nhà giáo làm sao dạy cho tốt được. Tương lai đất nước đánh giá bằng nền giáo dục hiện tại, bằng thế hệ học sinh có tư cách, có trí thức và kiến thức.

 

Một ngày cho Nhà giáo quả thật là đẹp và thiêng liêng, "Ăn trái nhớ kẻ trồng cây", "Muốn sang thì bắt cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu kính thầy"  Mong rằng những bó hoa , những món quà đem tặng thầy cô phát xuất từ những tình cảm chân thật biết ơn. Khi phụ huynh cùng con đem hoa chúc mừng thầy cô giáo là sợi dây Gia Đình và Học Đường  kết nối chặt chẽ. Phụ huynh tin tưởng tôn trọng giáo viên. Giáo viên đem hết tâm tư dạy học trò cho có kết quả. Như vậy học sinh không thể vịn vào điều gì mà không học tốt.

 

Thiết nghĩ dù trong giáo án không có giờ dạy Đạo Đức học đường hay Công Dân Giáo Dục, thầy cô cũng cố gắng dạy học sinh cách xử thế tốt đẹp, nếp sống văn minh lịch sự, đã phá những hành vi bạo lực và bè phái trong học đường.

Có như vậy Ngày Hiến Chương Nhà Giáo mới có ý nghĩa và xã hội mới tiến bộ và đi lên.

 

Mong rằng nhà giáo sẽ được tôn vinh thật sự, chứ không phải tạo ra để tặng hoa và liên hoan. Hãy tôn trọng những Thầy Cô đứng đắn đứng trên bục giảng và cũng nên thẳng thắn nhìn vào nền giáo dục để xây dựng, củng cố văn hóa Việt Nam..

 

Chúc Mừng Ngày Nhà Giáo VN.

 

Nguyễn thị Thêm.

 

 

 

23 Tháng Ba 2009(Xem: 72497)
Vẫy tay chào hang yên chi hoa đỏ Chào khuôn sân đá cuội trắng rì rào Chào hàng sao chim tụ về làm tổ Chào tượng Ngô Quyền nắng ngủ trên cao
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72697)
Về lại Biên Hòa thăm con đường xưa Dốc học trò vẫn mang tên Kỷ Niệm
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72133)
Vẫn là mưa nghiêng nghiêng giăng trắng Trên hàng cây bãi cỏ sân trường Sao không giống ngày xưa sâu lắng Chiều tan trường bè bạn thân thương
23 Tháng Ba 2009(Xem: 69722)
Biên Hòa em vẫn thương hoài Ngô Quyền ngày trước, áo dài màu xanh.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72031)
Nếu một mai tôi chết, Xin đừng khóc cho tôi. Đường đời chia đôi ngả, Hãy chôn tình phai phôi.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72016)
Saigon ơi, xa rồi ta vẫn nhớ Những chiều xưa hai đứa lén hẹn hò!
23 Tháng Ba 2009(Xem: 71831)
Lưu bút ngày xưa kỷ niệm đầy, Tình thân bạn cũ hãy còn đây! Ngây ngô ghi vội đôi dòng chữ Đầy ấp yêu thương mỗi phút giây.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 71410)
ôi, mùa hè tuổi nhỏ hóa thân giữa màu hoa ôi, mùa hè êm ả phục sinh từ đôi ta!
24 Tháng Hai 2009(Xem: 32625)
  Trong tuyển tập “Giữa Hai Miền Mưa Nắng” của nhà văn Hoàng Mai Ðạt, tác giả đã kể lại một chuyến về Việt Nam vào năm 1998, đặc biệt là ở vùng đất Biên Hòa, quê vợ của anh. Sau đây là trích đoạn tác giả về thăm một nơi chốn đã khiến anh bồi hồi với bao cảm xúc, đó là trường Ngô Quyền của vợ anh cũng như của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, người viết những bài thơ tình bất hủ mà anh yêu thích từ lâu.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 80088)
  ( Kính tặng Thầy Toán Nguyễn Văn Phố)
24 Tháng Hai 2009(Xem: 72577)
  Nay đất khách quê ngưòi: Thân biệt xứ. Áo công khanh rách nát giữ trong tim. Chút hương xưa là chút lửa êm đềm, Dùng sưởi ấm niềm riêng, chờ Hội lớn.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 35234)
  Rời Sài Gòn tháng Tư năm 75. Đến Mỹ, Thượng Châu hợp tác với nhà văn Võ Phiến, Lê Tất Điều, ký giả Nguyễn Hoàng Đoan xuất bản tờ báo Việt ngữ đầu tiên tại Hoa Kỳ tên Hồn Việt, do nữ ca sĩ Khánh Ly làm chủ nhiệm. Sau đó, hội nhập đời sống Mỹ, đi làm việc ở SanDiego đã được 28 năm và sắp về hưu. Lâu lắm, không viết lách gì, nhưng bây giờ với tiếng gọi trường cũ Ngô Quyền, Thượng Châu rất sẵn sàng và vui vẻ đóng góp
20 Tháng Hai 2009(Xem: 81297)
Ba mươi năm chờ đợi Hoa tàn, trăng tận, sông quằn mình trăn trở Ba mươi năm nhớ mong Lá héo, sao mờ, biển cồn cào dậy sóng
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76342)
  Đứng trước biển mùa Đông thêm cô quạnh Cánh hải âu đơn lẻ chập chờn bay Hải đăng xa nhạt nhòa trong sương lạnh Đá chập chùng, mong mỏi đợi chờ ai  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76316)
  Nhớ sao cứ nhớ quắt quay Ngô Quyền bạn cũ giờ đây ai còn?                  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76021)
Một chút mây trời, để nhớ thương, Bay qua thật nhẹ, trước cổng trường.  
16 Tháng Hai 2009(Xem: 76281)
Tặng Mai Trọng Ngãi, Đinh Hoàng Vân, Tiêu Hồng Phước, Tô Anh Tuấn và Phan Kim Phẩm.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 24269)
Sự cư xử giản dị nhưng đầy tình chân thật của em là một món quà vô giá mà không dễ gì tôi nhận được một lần thứ nhì trong đời.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 37867)
... và như thế, Ngô Quyền hôm qua, hôm nay, mãi mãi vẫn là tổ ấm của chúng ta miên viễn, đời đời...
05 Tháng Hai 2009(Xem: 90714)
Năm mươi ngọn nến hồng đang rực sáng, hân hoan mừng phút giây hạnh ngộ, trùng phùng. Hãy cùng nhau sớt chia, gìn giữ vì ngọt bùi nào rồi cũng sẽ chóng qua…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 39226)
  Trường Trung Học Ngô Quyền được điều hành bởi một Ban Giám Đốc, đứng đầu là Hiệu Trưởng
04 Tháng Hai 2009(Xem: 87810)
  Con xin phép được viết đôi dòng kỷ niệm trong lứa tuổi học trò của con vớI những câu nói của Thầy mà gần 50 năm qua vẫn còn in đậm trong trí con.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 35351)
  Chúng tôi trưởng thành trong một nền giáo dục “NHÂN BẢN và KHAI PHÓNG”, mà tinh thần “Tôn sư trọng đạo” thể hiện trong câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, với Thầy, một lòng tôn kính, với bạn, một dạ chân tình, xin mượn nơi nầy thắp nén tâm hương tri ân quí Thầy đã quá vãng, tưởng nhớ quí Bạn đã qua đời.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 75150)
  Này em còn nhớ hay quên ? Lời Thầy Cô dạy chớ nên lơ là. Vì đâu mà có thân ta, Công Cha, Nghĩa Mẹ bài ca dao này;  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 39621)
Dĩ nhiên, đám học trò chúng tôi thích lắm, vì ý tưởng lạ đó không tìm thấy được trong Việt Nam Sử Lược của sử gia Trần Trọng Kim hay trong Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 40814)
  Trường Trung học Ngô Quyền là một trường sinh sau đẻ muộn, so với các trường Pétrus Ký, Gia Long ở Sàigòn, và các trường Nguyễn Đình Chiểu (được gọi là Le Myre de Vilers thời thuộc Pháp) ở Mỹ Tho, và Phan Thanh Giản ở Cần Thơ.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 83413)
Nhìn em dáng nhỏ hao gầy Cho tôi nghe tiếng thở dài buồn tênh
04 Tháng Hai 2009(Xem: 47065)
Một cuộc biển dâu, đổi đời, tang thương đã diễn ra quá nỗi bi đát. Biên Hòa còn đó, mà lòng Biên Hòa đã mất tự bao giờ. Nay tuổi đời đã cao, nghĩ đến thời son trẻ, mà ngậm ngùi tiếc nuối quá khứ. Công đã tạm thành, danh đã tạm toại, nhưng tâm hồn tôi vẫn ngậm ngùi nhớ tiếc những phút giây hạnh phúc đầu tiên, đã qua mất rồi.