Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - THÁNG NĂM

10 Tháng Năm 202012:24 SA(Xem: 8684)
Nguyễn Thị Thêm - THÁNG NĂM
Tháng Năm hình tựa




Tháng năm đã về, mùa Xuân vẫn còn lưu luyến trên bầu trời xanh ngắt. Những đóa hoa khoe nhụy, mầm non hé chồi, cành lá xanh tươi, sự an vui bình thản của cỏ cây, tạo vật trong thiên nhiên sinh động.

Tháng năm đến, xóa bớt u ám của tháng tư nhiều biến cố. Lau đi những giọt giọt lệ của quá khứ vẫn còn vương trên mắt. Mở cửa ra cho ánh sáng chan hòa, lùa đi bớt những con virus tàn độc ẩn núp trong âm u của chết chóc và bệnh tật. Tháng năm hé lộ niềm vui và hy vọng.

Cô em gái từ Pháp gửi cho tôi trên Email một bó hoa linh lan trắng xóa thanh khiết, kèm theo lời chúc:

- Tặng chị bó hoa Muguet. Chúc chị vui vẻ, hạnh phúc.

Tôi nhớ tới nụ cười của cô em út dễ thương đã thành bà nội trẻ. Thời gian có lẽ đã ngoại trừ em ra. Vẫn linh hoạt, trẻ trung và yêu đời.

Phải rồi, em đang sống ở nước Pháp, xứ sở của chuyện tình và những bài  thơ lãng mạn. Hoa Muguet ở xứ Gà Lôi còn được gọi là petite larme ( Giọt nước mắt nhỏ) câu chuyện của cô gái hiếu thảo, khóc trên mộ cha mẹ đã được bà tiên cho biến thành loại hoa này. Bắt đầu từ đầu tháng 5 năm 1561 thời vua Charles IX, hoa Muguet đã được chọn làm đóa hoa tượng trưng cho lời chúc hạnh phúc và niềm vui. 

Cám ơn em và cũng xin mượn hoa cúng Phật, tôi xin gửi tặng đến tất cả các bạn thân yêu gần xa đóa hoa Linh Lan tinh khiết. Chúc các bạn vượt qua nỗi sợ hãi vì dịch bệnh, sống vui tươi, bình an và hạnh phúc.

muguet181


Ngày 7/5/2020  nhằm ngày rằm tháng tư âm lịch. Đó là ngày Phật Đản  Phật lịch 2564. Đúng ra hàng năm vào ngày này,  những người con Phật đều tập trung về ngôi tam bảo để đảnh lễ Như Lai, mừng ngày Từ Phụ đản sinh.

Thế nhưng năm nay do lệnh của chính phủ, mọi người dân đều phải ở nhà  không được tập trung quá 10 người. Những người Phật Tử không được đến chùa lễ Phật, cúng dường chư Tăng và thực hiện nghi lễ tắm Phật.

Tuy nhiên dù ở bất cứ nơi nào, nếu con người hướng thiện, lòng từ tâm bác ái luôn nở hoa thì nơi đó có Phật, Ngài thị hiện ở mỗi chúng sinh. Đến chùa nghe kinh, quy y Tam Bảo, tìm về chánh pháp thì rất tốt. Nhưng nếu đến chùa để có dịp gặp nhau nói chuyện thị phi, xin xỏ những quyền lợi cá nhân, hơn thua nhau từng lời nói, từng phẩm vật cúng dường thì tâm đó không hề có Phật. Hướng về Phật là quay về tự tâm, dẹp mọi tham, sân si, thoát ly ngã mạn để tìm đường giải thoát. 

Cho nên với tình thế hiện nay, không đến chùa tập trung đông đảo, làm lễ rình rang, ăn uống hát ca cả ngày theo tôi cũng là việc tốt không có gì phải buồn hay thất vọng. 

Trong cái thanh tịnh, bình yên của những ngày bị cách ly với thế giới bên ngoài, người con Phật tĩnh lặng quay về nội tâm mình, lắng nghe hơi thở, niệm hồng danh Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật là đã làm lễ mừng Phật Đản một cách thành kính rồi. Theo tôi, làm lễ tắm Phật là một hình thức để nhắc nhở mình soi rọi bản thân, tắm gội những phiền não đang làm mình bất an, thật tâm chánh niệm.

Nơi vùng Riverside tôi ở có hai ngôi chùa. Chùa Văn Thù và chùa Phật Tuệ. Cả hai ngôi chùa đều có những vị trụ trì rất đáng kính. Hai vị đều còn trẻ nhưng Phật pháp uyên thâm, một lòng dìu dắt Phật Tử tu học. Dù nghèo, nhưng mỗi ngôi chùa đều có tôn tượng Đức Phật Quan Thế Âm Bồ Tát rất uy nghi và trang trọng. Mỗi ngôi chùa đều có phong cảnh xinh đẹp riêng, tuy thanh tịnh nhưng ấm cúng vô cùng.

Trong lúc Virus Corona lan tràn trên nước Mỹ, thành phố Riverside của chúng tôi cũng không thoát khỏi số phận bị dịch bệnh hoành hành. Những bệnh viện đều thiếu khẩu trang và vật dụng y tế cho Bác Sĩ và Y tá. Cả hai Thầy đều muốn đóng góp một bàn tay trong phạm vi mình có thể làm được. Các thầy liên lạc với bệnh viện, các nhà dưỡng lão ghi tên ủng hộ một số khẩu trang cần thiết. Các thầy kêu gọi phật tử chung tay, góp sức. Vì không được tập trung nên các Phật Tử nhận vải đã cắt sẵn đem về nhà làm. Số khẩu trang đóng góp mỗi chùa lên cả mấy ngàn cái.

Riêng chùa Phật Tuệ, các anh Phật Tử không biết ngoại giao thế nào mà chở đến mấy chiếc máy may đem để ở hội trường (nơi lúc trước dùng làm lớp học Việt Ngữ) cho các sư cô may khẩu trang. Các phật tử khác thì đem về nhà làm, tuy thầm lặng nhưng vui và rất có ý nghĩa. Khi nhu cầu khẩu trang tương đối ổn, thầy Pháp Trí thấy Face Shield cần thiết hơn để giúp cho các BS và nhân viên ở bệnh viện. Thầy suy nghĩ và đi mua dụng cụ về làm. Mày mò làm thử thầy đã được đồng ý mẫu thiết kế. Thế là các sư cô và Phật Tử xoay qua làm Face shield. Vừa làm tại chùa, vừa đem về tư gia, mấy ngàn cái che mặt đã hoàn tất gửi đến các bệnh viện và nhà dưỡng lão. 

IMG_3568
IMG_3567

IMG_3565


Trong niềm vui đón mừng Phật Đản, Chùa Văn Thù và chùa Phật Tuệ đã dùng thành tâm biến thành phẩm vật cúng dường rất có ý nghĩa. Đạo không thể thoát ra khỏi đời sống, hành thiện và biết cám ơn người đang tuyến đầu chống dịch là một việc làm rất đáng tôn trọng. Thành kính tri ân và tán thán công đức quý Thầy, quý Sư Cô và các Phật Tử thiện nguyện 

Các thầy không thích nói về mình nên tôi không có chi tiết cụ thể, nhất là những con số chính xác.. Chỉ biết City Riverside đã xuống tận chùa Phật Tuệ và thực hiện một video clip. Tôi tìm được trên Facebook dưới đây. Mời các bạn xem.. 

 

https://www.facebook.com/countyriversidedepartmentofpublichealth/videos/2517860491767930

 

Tháng năm lá tháng cuối của niên học. Các cháu sẽ chính thức nghỉ hè vào tháng sáu. Tuy nhiên đi học hay nghỉ hè đều phải ở nhà vì virus Vũ Hán chưa rời khỏi nơi đây. Các cháu tôi, mỗi đứa ôm một cái laptop để học và làm bài. Tội nghiệp các cháu, mấy tháng này ở nhà không được đi đâu. Lúc trước, ngoài giờ học tại trường các cháu còn tập Volleyball mỗi ngày, thi đấu mỗi tuần với các trường khác. Rồi những buổi biểu diễn văn nghệ, học nhóm với các bạn, dự sinh nhật, rủ nhau đi ăn cuối tuần... Bây giờ chỉ có ăn, học, ngủ và tới lui trong nhà. 

Cuối tháng năm, cháu tôi tốt nghiệp High School nhưng buổi lễ trang trọng đó đã không thể diễn ra, nghe nói chỉ làm lễ trên online. Bây giờ các cháu đã được các trường đại học nhận và chuẩn bị đầu tháng 9 bước vào cuộc sống sinh viên. Các cháu có biết bao nhiêu điều muốn nói cho nhau nghe về học tập, về định hướng tương lai về trường đại học mình được nhận.... Nhất là nôn nao được tham dự ngày prom của trường mình. Chiếc áo xinh đẹp được cháu tôi mua về bằng số tiền tiết kiệm, giờ đành phải treo lên vì con Virus Vũ Hán ác ôn.

Tuy nhiên, đáng thương nhất là những cháu du học sinh Việt Nam. Các cháu sang đây du học, gia đình đã tốn khá nhiều tiền vì tương lai các cháu. Tôi không nói đến những thái tử đỏ hay những công chúa con quan. Họ được mọi ưu tiên và cuộc sống xa hoa không đáng để đề cập. 

Tôi đang nói đến những du học sinh thật sự muốn phát triển tài năng và khát khao trao dồi trí tuệ. Các cháu đi du học trong điều kiện phải tiết kiệm và đối mặt với nhiều khó khăn về vật chất cũng như tinh thần ở xứ người. Đang học tốt đẹp thì bỗng dưng mọi thứ dừng lại vì dịch lây lan. Nhà trường đóng cửa, những khu nội trú cũng đóng. Các cháu rất khó khăn chọn cho mình con đường đi tiếp. Về lại VN thì số chuyến bay giới hạn, rất nhiều cháu muốn về nhà nhưng không thể và không kịp. Ở lại phải tìm nơi ở tạm, tiền nhà, tiền ăn, tiền tiêu xài không phải là con số nhỏ. Muốn đi làm thêm cũng không thể vì các tiệm đều cũng không hoạt động. 

Bây giờ tháng năm, khóa học sắp kết thúc. Cha mẹ các cháu đang chờ đón con về. Các cháu phải liên lạc với tòa đại sứ VN ở tại quốc gia mình học, ghi tên để được sắp xếp chuyến bay về nước. Nhiều khi đã được lên danh sách, book vé nhưng rồi lại phải chờ đợi thêm vì trở ngại. Đi học xa lúc nào cũng là một thử thách cho gia đình và cho cả bản thân. Hy vọng các cháu sẽ vượt mọi khó khăn để về với gia đình, trong vòng tay ấm áp của mẹ cha trong ngày lễ Mother's Day sắp đến. 

Tháng năm có ngày Lễ Mother's Day. Ngày những đứa con tạ ơn người mẹ. Những người mẹ trẻ bận rộn hơn vì con cái không đi học phải ở nhà chăm sóc. Mother's Day năm nay các cháu tiểu học không đem về tặng mẹ những bức hình rất dễ thương vẽ ở trường. Gia đình không thể dẫn Mẹ đi ăn, đi xem phim hay cả nhà tổ chức một ngày đi chơi vui vẻ.

 

Con tặng mẹ nụ hồng.
Ngày lễ Mother's Day
Là môi con chúm chím.
Mẹ ơi mẹ! Con đây.
 
Con tặng mẹ bức tranh
Có, mẹ, ba và anh.
Mẹ dìu con từng bước
Như chim non chuyền cành 
 

Mother's Day cho những bà mẹ già như chúng tôi thì câu chúc tốt nhất là mừng khỏe mạnh và con Vũ Hán đừng bao giờ viếng thăm.

 

Mẹ tôi tuổi hạc đã cao.
Tóc pha muối trắng, chân đau, lưng còng
Ơn đền, nghĩa trả chưa xong
Cô Vi đừng đến, đau lòng các con.
 

Tháng Năm tình hình dịch bệnh tạm thời đứng lại, nhiều tiểu bang có chiều hướng đi xuống. Những người dân được xét nghiệm nhiều hơn, số người hồi phục xuất viện tăng từng ngày. Đó là dấu hiệu tốt đẹp cho đất nước hiện nay. Theo lệnh Tổng thống, nước Mỹ phải mở cửa lại từng phần trong tinh thần dè dặt và đề phòng lây nhiễm. TT cũng khuyên mọi công dân Hoa Kỳ nên mang khẩu trang khi ra ngoài và giữ khoảng cách khi tiếp xúc người khác. Kinh tế thế giới và nước Mỹ nếu không kịp phục hồi sẽ đi xuống trầm trọng. Nước Mỹ đã có nhiều giải pháp, nhiều hỗ trợ của chính phủ để giúp người dân có thể bảo đảm đời sống. Món tiền trợ giúp của chính phủ vẫn còn đang tiếp tục gửi tới người dân ở tháng năm này. Ngoài ra chính phủ cũng đang trợ giúp cho các cơ sở kinh doanh, xí nghiệp, chăn nuôi, nông dân ... có điều kiện hoạt động lại từ từ để vận hành kinh tế.

Chưa có khi nào cả thế giới phải đương đầu với tình trạng bệnh dịch lây lan kinh khủng như lần này. Do thông tin được loan báo kịp thời hàng ngày, người dân trên khắp quả địa cầu đều biết tin tức của nhau. Biết để nhận rõ nguyên nhân và hậu quả. Biết để vạch mặt những người, những tổ chức, quốc gia đã lợi dụng lúc nguy cơ nhất để thủ lợi và bành trướng thế lực.

Tháng năm tôi phải gác lại rất nhiều dự tính. Nhiều chuyến đi chơi xa, vé máy bay đành phải hoãn lại. Nếu không, giờ này tôi đang ở Texas để chuẩn bị tham dự một lễ cưới đặc biệt vui với các bạn Cô Gái Việt. Buổi họp mặt hai năm một lần của trường Trung Học Long Thành vào cuối tháng năm cũng không tổ chức được. 

Chúng ta đã bước vào tháng Năm. Tháng của an vui và hạnh phúc. Hãy chúc lành cho nhau và mong rằng nắng ấm tháng năm sẽ đem đến nhiều tin tốt hơn về dịch bệnh, kinh tế và chính trị.

Chào mừng tháng Năm, tháng của những hy vọng.

Nguyễn thị Thêm.

  

 

23 Tháng Ba 2009(Xem: 71741)
Vẫy tay chào hang yên chi hoa đỏ Chào khuôn sân đá cuội trắng rì rào Chào hàng sao chim tụ về làm tổ Chào tượng Ngô Quyền nắng ngủ trên cao
23 Tháng Ba 2009(Xem: 71857)
Về lại Biên Hòa thăm con đường xưa Dốc học trò vẫn mang tên Kỷ Niệm
23 Tháng Ba 2009(Xem: 71459)
Vẫn là mưa nghiêng nghiêng giăng trắng Trên hàng cây bãi cỏ sân trường Sao không giống ngày xưa sâu lắng Chiều tan trường bè bạn thân thương
23 Tháng Ba 2009(Xem: 68915)
Biên Hòa em vẫn thương hoài Ngô Quyền ngày trước, áo dài màu xanh.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 71435)
Nếu một mai tôi chết, Xin đừng khóc cho tôi. Đường đời chia đôi ngả, Hãy chôn tình phai phôi.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 71207)
Saigon ơi, xa rồi ta vẫn nhớ Những chiều xưa hai đứa lén hẹn hò!
23 Tháng Ba 2009(Xem: 70982)
Lưu bút ngày xưa kỷ niệm đầy, Tình thân bạn cũ hãy còn đây! Ngây ngô ghi vội đôi dòng chữ Đầy ấp yêu thương mỗi phút giây.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 70678)
ôi, mùa hè tuổi nhỏ hóa thân giữa màu hoa ôi, mùa hè êm ả phục sinh từ đôi ta!
24 Tháng Hai 2009(Xem: 32279)
  Trong tuyển tập “Giữa Hai Miền Mưa Nắng” của nhà văn Hoàng Mai Ðạt, tác giả đã kể lại một chuyến về Việt Nam vào năm 1998, đặc biệt là ở vùng đất Biên Hòa, quê vợ của anh. Sau đây là trích đoạn tác giả về thăm một nơi chốn đã khiến anh bồi hồi với bao cảm xúc, đó là trường Ngô Quyền của vợ anh cũng như của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, người viết những bài thơ tình bất hủ mà anh yêu thích từ lâu.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 79654)
  ( Kính tặng Thầy Toán Nguyễn Văn Phố)
24 Tháng Hai 2009(Xem: 71653)
  Nay đất khách quê ngưòi: Thân biệt xứ. Áo công khanh rách nát giữ trong tim. Chút hương xưa là chút lửa êm đềm, Dùng sưởi ấm niềm riêng, chờ Hội lớn.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 35045)
  Rời Sài Gòn tháng Tư năm 75. Đến Mỹ, Thượng Châu hợp tác với nhà văn Võ Phiến, Lê Tất Điều, ký giả Nguyễn Hoàng Đoan xuất bản tờ báo Việt ngữ đầu tiên tại Hoa Kỳ tên Hồn Việt, do nữ ca sĩ Khánh Ly làm chủ nhiệm. Sau đó, hội nhập đời sống Mỹ, đi làm việc ở SanDiego đã được 28 năm và sắp về hưu. Lâu lắm, không viết lách gì, nhưng bây giờ với tiếng gọi trường cũ Ngô Quyền, Thượng Châu rất sẵn sàng và vui vẻ đóng góp
20 Tháng Hai 2009(Xem: 80894)
Ba mươi năm chờ đợi Hoa tàn, trăng tận, sông quằn mình trăn trở Ba mươi năm nhớ mong Lá héo, sao mờ, biển cồn cào dậy sóng
20 Tháng Hai 2009(Xem: 75870)
  Đứng trước biển mùa Đông thêm cô quạnh Cánh hải âu đơn lẻ chập chờn bay Hải đăng xa nhạt nhòa trong sương lạnh Đá chập chùng, mong mỏi đợi chờ ai  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 75787)
  Nhớ sao cứ nhớ quắt quay Ngô Quyền bạn cũ giờ đây ai còn?                  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 75580)
Một chút mây trời, để nhớ thương, Bay qua thật nhẹ, trước cổng trường.  
16 Tháng Hai 2009(Xem: 75322)
Tặng Mai Trọng Ngãi, Đinh Hoàng Vân, Tiêu Hồng Phước, Tô Anh Tuấn và Phan Kim Phẩm.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 23908)
Sự cư xử giản dị nhưng đầy tình chân thật của em là một món quà vô giá mà không dễ gì tôi nhận được một lần thứ nhì trong đời.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 37507)
... và như thế, Ngô Quyền hôm qua, hôm nay, mãi mãi vẫn là tổ ấm của chúng ta miên viễn, đời đời...
05 Tháng Hai 2009(Xem: 90075)
Năm mươi ngọn nến hồng đang rực sáng, hân hoan mừng phút giây hạnh ngộ, trùng phùng. Hãy cùng nhau sớt chia, gìn giữ vì ngọt bùi nào rồi cũng sẽ chóng qua…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 38906)
  Trường Trung Học Ngô Quyền được điều hành bởi một Ban Giám Đốc, đứng đầu là Hiệu Trưởng
04 Tháng Hai 2009(Xem: 87203)
  Con xin phép được viết đôi dòng kỷ niệm trong lứa tuổi học trò của con vớI những câu nói của Thầy mà gần 50 năm qua vẫn còn in đậm trong trí con.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 34873)
  Chúng tôi trưởng thành trong một nền giáo dục “NHÂN BẢN và KHAI PHÓNG”, mà tinh thần “Tôn sư trọng đạo” thể hiện trong câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, với Thầy, một lòng tôn kính, với bạn, một dạ chân tình, xin mượn nơi nầy thắp nén tâm hương tri ân quí Thầy đã quá vãng, tưởng nhớ quí Bạn đã qua đời.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 74549)
  Này em còn nhớ hay quên ? Lời Thầy Cô dạy chớ nên lơ là. Vì đâu mà có thân ta, Công Cha, Nghĩa Mẹ bài ca dao này;  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 39178)
Dĩ nhiên, đám học trò chúng tôi thích lắm, vì ý tưởng lạ đó không tìm thấy được trong Việt Nam Sử Lược của sử gia Trần Trọng Kim hay trong Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 40516)
  Trường Trung học Ngô Quyền là một trường sinh sau đẻ muộn, so với các trường Pétrus Ký, Gia Long ở Sàigòn, và các trường Nguyễn Đình Chiểu (được gọi là Le Myre de Vilers thời thuộc Pháp) ở Mỹ Tho, và Phan Thanh Giản ở Cần Thơ.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 82497)
Nhìn em dáng nhỏ hao gầy Cho tôi nghe tiếng thở dài buồn tênh
04 Tháng Hai 2009(Xem: 46750)
Một cuộc biển dâu, đổi đời, tang thương đã diễn ra quá nỗi bi đát. Biên Hòa còn đó, mà lòng Biên Hòa đã mất tự bao giờ. Nay tuổi đời đã cao, nghĩ đến thời son trẻ, mà ngậm ngùi tiếc nuối quá khứ. Công đã tạm thành, danh đã tạm toại, nhưng tâm hồn tôi vẫn ngậm ngùi nhớ tiếc những phút giây hạnh phúc đầu tiên, đã qua mất rồi.