Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - NGƯỜI GIÀ TRONG MÙA DỊCH

28 Tháng Ba 20205:17 CH(Xem: 9702)
Nguyễn Thị Thêm - NGƯỜI GIÀ TRONG MÙA DỊCH
Người già trong mùa dịch 2


 

Có tiếng gõ cửa. Con gái mở cửa phòng tôi, ló đầu vào và nói:

- "Hồi chiều con thấy má ho vài tiếng. Má bị sặc nước hay ho thật? Má có đau cổ hay khó chịu gì không?

Tôi trả lời:

- " Má bị sặc nước, sức khỏe má bình thường.

- " Như vậy không sao. Nếu má thấy có gì lạ, má phải nói với con liền nha. Đừng có nghĩ không sao rồi dấu. Bệnh viện hai đứa con làm việc lúc này đã nhận nhiều bệnh nhân nhiễm virus Corona rồi. Cho nên má tránh tiếp xúc và lại gần tụi con để bảo vệ an toàn cho má.

 - "OK."

Tôi gật đầu và cũng không rời khỏi giường. Con gái nhẹ nhàng đóng cửa phòng. Tiếng bước nhân của con đi về hướng phòng nó. Có tiếng cửa đóng và tôi nằm đó suy nghĩ vẫn vơ.

Từ ngày bệnh dịch tràn lan tới nay, tôi đã tự cách ly mình với thế giới bên ngoài. Cả mấy tháng tôi chỉ ra ngoài một lần để đi Bác Sĩ gia đình và một lần siêu âm theo định kỳ. Quên nữa còn một lần tôi đi chợ.

Số là trường đóng cửa, cháu ngoại phải ở nhà học online. Tin tức, video tràn lan trên mạng xã hội, nói về tình hình người dân tranh nhau mua hết đồ ở các chợ làm mình cũng nôn nao. Buổi sáng thứ hai cháu ở nhà chưa ngồi vào máy để học, các con đi làm cả, tôi nói với cháu chở ngoại đi chợ một bửa để "xem dân cho biết sự tình".

Thế là cháu chở tôi đi chợ Wal Mart gần nhà. Đúng như lời đồn, những thịt tươi, thịt đông lạnh gần như hết sạch, đồ hộp, thức ăn đông lạnh cũng hết, rau quả còn nhưng không nhiều. Riêng giấy đi cầu và giấy lau tay đương nhiên là không có. Tôi mua một ít thức ăn rồi nói cháu chở ngoại qua chợ 99 Cent. Tôi nghĩ chắc ở đây cũng còn ít giấy lau tay. Tôi thật nhẹ dạ, cái kệ trống trơn. Thế là hai bà cháu dẫn nhau qua chợ 99. Đây là chợ của người tàu có bán thức ăn VN. Chợ cũng không còn nhiều đồ như những lần tôi đi trước. Mì ly thiên hạ cũng gom hết. Không có giấy, không có gạo... Nói chung những thứ cần thiết để ăn lâu dài đã hết. Thiên hạ chả ai đeo khẩu trang nhưng nói chuyện xí xô xí xào ít hơn. Mọi người như ngầm nói với nhau "Cẩn thận".

Chiều đó, con gái đi làm về la cho tôi một trận. Nó la cũng đúng vì thương mẹ. Nó sợ tôi ra ngoài bị người khác lây bệnh thì rất nguy hiểm. Khi Thống Đốc Cali tuyên bố tình hình khẩn cấp, người già trên 65 tuổi không nên ra đường. Con gái tôi cười và tuyên bố "Thiết quân luật bà ngoại. Không được rời khỏi nhà trước khi có lệnh mới." Xong dường như cũng thông cảm với mẹ, cháu nhìn tôi giọng trầm hẳn xuống: "Má cần gì nói với con. Con sẽ mua đem về. Ra ngoài má lớn tuổi dễ bị lây nhiễm."

Tôi mỉm cười và đành chấp nhận hai chữ "cấm cung". Bây giờ tôi mới thấy mình quan trọng trong gia đình. Nếu mà tôi bị dính Virus thì cuộc sống các con hoàn toàn đảo lộn, cơ may về lại mái nhà thân yêu này chắc hẳn khó khăn. Tôi đã đi gần cuối đoạn đường đời. Cũng như tôi phải chấp nhận bốn chữ: "Tuổi già sức yếu" Vì bởi sức yếu nên Virus Wuhan mới mê. Chúng mà gặp lứa tuổi  "già háp" của chúng tôi thì bám chặt như mèo thấy mỡ, như gái xuân tới thì mà gặp trai tơ.

Cũng may hai vợ chồng con tôi đều làm về thuốc trong bệnh viện, việc tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân không nhiều. Mặc dù cơ hội bị nhiễm bệnh không cao nhưng mấy ai biết được con virus tiềm ẩn ở ngõ ngách nào và bám theo mình lúc nào. Cho nên đối với các con, tôi cũng phải tự cô lập mình, tránh tiếp xúc nhiều với chúng.

 

Từ ngày ông nhà tôi mất đi, căn nhà trống vắng và thiếu tiếng cười. Tự dưng tôi cũng ít nói tếu vì không còn ai để chọc cười cho không khí vui tươi quên đi bệnh tật.  Cháu tôi hai đứa đều học trung học và theo lớp huấn luyện Volleyball ở trường. Mỗi ngày sau giờ học là tập huấn tới chiều mới về nhà. Đôi khi có lịch đấu tại sân nhà hay ở các trường khác, xe chở về nhà trời đã tối. Ăn qua loa mấy miếng là hai đứa rúc vào phòng làm homework cho kịp mai đi học. Con gái, con rễ làm hai bệnh viện khác nhau, sau giờ làm cũng cần nghỉ ngơi. Phòng nào cũng đóng kín cửa. Họa hoằn lắm hai vợ chồng mới được xếp lịch cùng nghỉ một ngày, gia đình có một bữa cơm chiều sum họp, ấm cúng.

Cuộc sống thời dịch bệnh rất buồn tẻ và căng thẳng, loanh quanh ăn rồi ngủ. Trong phòng ngủ, xuống lầu, ở phòng ăn, phòng khách, lên lầu vào phòng ngủ. Cái vòng tròn nho nhỏ theo nhịp sống mỗi ngày của người già là như thế

Thường thường tôi cũng vào thế giới của riêng tôi. Căn phòng với cái giường nho nhỏ, máy desktop với cái monitor thật lớn. Tôi có bạn bè trên khắp thế giới. Tôi cười, tôi đùa, tôi trò chuyện, tôi làm thơ, tôi viết ... tôi bằng lòng và trân quý những gì mình có được ở tuổi hoàng hôn.

 

Ngày xưa ông xã tôi bệnh. Tôi cẩn thận giữ vệ sinh cá nhân cho hai vợ chồng rất tốt. Việc đó ngoài là giữ vệ sinh chung còn là sự tự trọng.

Bây giờ trong thời kỳ vô cùng nguy hiểm của dịch Vũ Hán, giữ vệ sinh còn là bảo vệ mạng sống cho mình, cho gia đình và đáp ứng nhu cầu xã hội.

Ở nhà, tự cách ly còn là tham gia chống dịch,  không làm cho hao tốn tiền bạc quốc gia. Nói cho lớn chuyện đi một chút, mình ở nhà không ra đường còn là tỏ lòng cám ơn và trân trọng những người Bác Sĩ, y tá, nhân viên trong bệnh viện đã dốc hết sức để đối phó với dịch cúm, dành sinh mạng cho những bệnh nhân.

IMG_7533

Hiện nay Virus Wuhan đã làm cả thế giới như bị đóng băng. Mọi phương tiện đời sống, mọi sinh hoạt cá nhân đều hướng về đề phòng và chống dịch. Ngồi suy nghiệm cuộc đời, tôi thấy trước cái chết, tiền bạc, danh vọng, sắc đẹp đều không còn giá trị. Sức khỏe là trên tất cả. Nghị lực và niềm tin là cứu cánh để duy trì sức khỏe của mình. Hãy tha thứ và dễ dãi một chút trong cuộc sống để dễ buông bỏ phiền não và nhẹ nhàng trong tâm.

Chưa có lúc nào như bây giờ người lại sợ người đến như vậy. Việt Nam ta thường "gặp nhau tay bắt mặt mừng", người tây phương ôm hôn nhau thắm thiết. Bây giờ thì "Xưa rồi Diễm" phải đứng cách xa nhau 2 thước, đưa tay ngoắc ngoắc làm dấu chào nhau. Đám ma không thể đến chia buồn, đám cưới phải đình lại. Cha mẹ chết, con cái cũng phải giới hạn không được tập trung quá 10 người.

 

Như vậy cho thấy sinh mạng con người thật nhỏ bé trước tạo hóa. Không có gì là bền vững vĩnh viễn. Khi bệnh dịch tấn công mãnh liệt, người chết quá nhiều, chính phủ không thể trở tay thì ai cũng như ai. Tất cả nghi lễ đều vô nghĩa và không thể thực hiện. Có nhìn hàng loạt chiếc quan tài chờ đi hỏa táng ở nước Ý mới rùng mình sợ hãi. Nhìn hình những đoàn xe sáng tinh mơ nối đuôi nhau di chuyển quan tài ra khỏi thành phố, ai trong chúng ta không ngậm ngùi và nghĩ đến riêng mình.

nước Ý

Này nhé, ngồi nhà chán quá mình đi ra phố, nói chuyện vu vơ với một người vừa quen. Họ thân thiện và bặt thiệp, nhưng họ đang bị nhiễm bệnh mà họ lẫn mình đều không biết. Con Virus Wuhan ác ôn đó gặp ta già rồi mà vui tính, mừng rỡ reo lên: "Tình cờ gặp được nhau đây..." Chúng bám lấy ta, yêu ta ngàn năm, lưu luyến không rời, sinh con đẻ cháu. Ôi! Người tình không chân dung gặp gỡ giữa đàng mà vì nói chuyện thân mật nó bám chặt lấy ta. Ta phải đau khổ cưu mang và gắn bó với nó, chết sống vì nó. Ta già rồi, không còn nhiều kháng thể để bảo vệ bản thân. Ta hết sức chống cự muốn đẩy nó đi xa. Muốn giết nó như giết người trong mộng. Ta không thở được, không nói được, đau đớn và bất lực. Vì nó ta bỏ lại tất cả những gì bên ta: Con cái, gia đình và tình yêu thương của những người xung quanh. Khi nó thề sinh tử ôm nhau cùng chết thì chỉ vài tuần thôi, ta đành xuôi tay ra đi nhanh chóng. Ta gia nhập vào hàng ngũ những vong hồn bại trận vì dịch Covid-19 ( China Original Virus In December 2019). Cái nguy hiểm là ta đã vô tình lây lan thêm cho con, cháu và những người ta tiếp xúc.

Nghĩ thôi đã rùng mình vì vô hình chung mình là mầm dịch, là tội nhân gieo tai họa cho cộng đồng, làm phiền lụy cho Bác Sĩ và những người trong bệnh viện.

 

Chưa bao giờ con người thấy mạng sống của mình bị đe dọa như lúc này. Nhìn đâu cũng sợ bị lây nhiễm. Hai bàn tay mỗi ngày rửa không biết bao nhiêu dạo, nhưng rồi rờ vô cái gì cũng sợ virus. Từ nắm cửa đến thư từ, bưu phẩm, báo chí, quảng cáo đều có bàn tay của ai đó đụng  vào. Đi ra ngoài mua thức ăn, trong những người đứng xếp hàng biết ai là người đang mang mầm bệnh. Người nhìn người e dè, sợ nhau lây. Tình người bỗng chốc nhạt nhẽo và nghi kỵ. Dịch bệnh xuất xứ từ Vũ Hán bên Tàu. Người Việt Nam mình dân Á Châu vô tình bị đánh đồng với người Tàu nên nhận những cái nhìn, cử chỉ và lời nói kỳ thị.

 

Thật tình con virus này nhỏ chưa từng nhỏ hơn mà sức công phá của nó lớn hơn vũ khí hiện đại. Nó làm điên đảo loài người trên trái đất. Nó từ một tỉnh của Tàu đi khắp năm châu không cần visa hay hộ chiếu. Nó không hình, không dạng mà đi tới đâu người ta chết đến đó. Nó khiến phi cơ không thể lên trời, những du thuyền dù sang trọng thế mấy cũng chẳng thể ra biển. Nó san bằng giàu nghèo, chức vụ trước bệnh dịch và cái chết. Nó đã làm  con người và xã hội có sự liên đới bằng sự lây lan. Nó gieo sự mất mát, sợ hãi để con người  quay về với niềm tin và tín ngưỡng.

 

Nó đó, nó là kẻ thù của nhân loại ở thế kỷ này. Nó khiến cho nhịp sống tất bật của con người chậm lại, sự ăn chơi phung phí xa hoa phải ngưng, những tiệc tùng phải dẹp. Mọi quốc gia trên thế giới đều liên đới mang gánh nặng ngàn cân vì nó. Nó cảnh báo loài người về ăn tạp, về âm mưu hũy diệt lẫn nhau. Nó là hiện thân của ma quỷ và tội ác.

 

Có một người nói với tôi như thế này:" Ngày xưa tuổi thọ con người không cao, loài người sống chan hòa với thiên nhiên, trái đất không hề bị ô nhiễm. Bây giờ văn minh vượt bậc, khoa học đã tiến tới những bước thần kỳ. Con người đã tận dụng tất cả những gì có trong thiên nhiên để cung phụng cho cuộc sống, hầu thỏa mãn những phát minh, những khao khát khám phá và hiểu biết. Tài nguyên cạn kiệt, không khí ô nhiễm, thú vật bị tàn sát, môi trường sống chật chội và thiếu tình người. Người già lại được chăm sóc bằng những phương tiện tối tân nhất, thuốc men tốt nhất để kéo dài tuổi thọ. Có nhiều nước, người trẻ lao động ít hơn người lớn tuổi. Dân số càng ngày càng lão hóa nên mất cân đối cho tương lai. Trận dịch này vô hình chung thu xếp được điều đó. Nó chọn người già để khuếch tán và hủy diệt. Trong những người ra đi vì dịch bệnh Virus Vũ Hán tại Trung Cộng, tại Ý và các nước khác, có phải chăng người già chiếm đa số. Trong bệnh viện, lúc phương tiện y tế không đủ, Bác Sĩ đành phải dành ưu tiên cứu người trẻ, hy sinh người già."

 

Nghe qua thì thật mũi lòng, nhưng phải công nhận đó là sự thật. Cho nên, muốn không phải là một tử thi nằm ở  một trong số những quan tài sắp từng dãy kia, tôi chọn tự mình cách ly tại nhà. Tuy rằng ở nhà nhưng chưa phải là an toàn 100%. Thí dụ như con tôi đi làm trong bệnh viện, có chắc chắn gì là nó không mang virus trong người. Ở cơ thể, ở áo quần, ở túi xách, ở bình nước...  Biết đâu một ngày đẹp trời nào đó, con Virus Vũ Hán sẽ qua thăm tôi và gắn bó với tôi. Biết thân biết phận mình, tôi đã cách ly với con bằng cách không va chạm vào bất cứ đồ dùng đi làm của nó. Khi ăn mỗi người mỗi dĩa, tôi thường ăn trước và đi nghỉ sớm. Nếu ăn chung tôi ngồi ở đầu bàn. Không ngồi coi phim chung ở ghế salon và nhất là không ôm hôn con như ngày xưa thân ái.

Người già cơ thể sẽ yếu và dễ nhiễm bệnh. Tôi tự nhủ như vậy và sống lạc quan, tích cực mỗi ngày. Chuyện gì đến phải đến. Hãy bảo vệ lấy mình vì con cháu, còn chết hay sống đều do số mạng.

 

Nói tới bệnh này, tôi xin gọi cái tên trung thực nhất: 'Virus Wuhan". Bởi vì dịch họa này xuất phát từ Wuhan bên Tàu và  chính Trung Quốc nói Vũ Hán là nơi khởi đầu của Virus.

Theo tôi Trung Quốc thiếu thế giới một cái cúi đầu xin lỗi vì đã làm cho dịch này phát tán, Trung Quốc  cố tình ém nhẹm, dấu diếm nên thế giới không kịp phòng ngừa, dịch bệnh lan tràn không thể chận đứng kịp. Virus theo chân người Trung Quốc đi khắp nơi trên thế giới trở thành bệnh dịch toàn cầu.  Giết hại không biết bao nhiêu sinh mệnh và làm tê liệt mọi hoạt động của dân chúng.

Ngoài ra Trung Cộng thiếu nước Mỹ hai cái cúi đầu. Cái cúi đầu thứ nhất xin lỗi đã đem dịch bệnh đến các tiểu bang của nước Mỹ. Cái thứ hai xin lỗi nước Mỹ vì đã vu khống dịch họa này là do quân đội Mỹ đưa Virus vào Trung Quốc.

Sự thật bao giờ cũng là sự thật.

 

Nguyễn thị Thêm.

04 Tháng Hai 2009(Xem: 81248)
  Như mây xuống phố chiều nay , Nhớ về trường cũ những ngày xa xưa. Môt mình lê bước trong mưa, Mang theo kỷ niêm trường xưa Ngô Quyền .  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 37275)
  Một ngày cuối tháng 5 năm 2004, nhóm CHS/NQ/NCA tề tựu lại làm một cuộc viễn du lên miền Bắc Cali. Trước mắt là để xả hơi sau những ngày vật lộn với miếng cơm manh áo, sau là họp mặt với nhóm CHS/NQ/BCA để cùng ra mắt cuốn Kỷ Yếu CHS/NQ 2004.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 72449)
  Bốn mươi năm lẻ: nửa bóng câu. Em biết đến ta bạc mái đầu. Lầu chiều Hoàng Hạc còn đứng đợi. Mang hết niềm riêng tới muôn sao.    
04 Tháng Hai 2009(Xem: 76711)
Mưa rơi trên phố vắng, Mưa rơi trên đường xưa Ta, nỗi buồn sâu lắng, Ngồi quạnh hiu, nghe mưa!
04 Tháng Hai 2009(Xem: 35721)
  Dù biết rằng viết những lời tán tụng nhan sắc của cô, tôi đã làm một việc quá thừa, nhưng tôi vẫn muốn cô biết những ý nghĩ của tôi và biết đâu của nhiều bạn khác cùng lứa đã “say mê” cô như tôi vậy!    
03 Tháng Hai 2009(Xem: 39828)
Tôi có nhiều kỷ niệm đẹp không nói ra lời. Đối với bạn bè là những điều trân quý và đối với học trò là những kỷ niệm. Đời tôi sinh ra là như thế với nhiều mảnh vụn làm nên cuộc sống hiện sinh. Hiện sinh trong cuộc đời và hiện sinh trong đời người.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74255)
  Gặp nhau truyện cũ vui như tết, Nhắc lại ngày xưa, đẹp tựa hoa.  
03 Tháng Hai 2009(Xem: 38612)
  Cho đến nay 50 năm trôi qua với bao nhiêu biến động khủng khiếp của lịch sử, được diễm phúc là một học sinh lớp B3 của trường Ngô Quyền thuở sơ khai tôi xin ghi lại đây bằng ký ức của mình và vài bạn trong ba lớp Ngô Quyền I hình ảnh Trường Ngô Quyền chúng ta được khai sanh giữa thời đất nước chuyển tiếp từ chế độ thuộc địa Pháp sang nền Đệ Nhất Cộng Hòa
03 Tháng Hai 2009(Xem: 33582)
  Tất cả kỷ niệm về trường Ngô Quyền là nỗi ngậm ngùi của những cựu học sinh, vì trường cũ còn đâu!
03 Tháng Hai 2009(Xem: 36330)
  Thế hệ chúng tôi ăn sinh nhật tuổi 18 của mình ngay năm 1975, bài viết này xin dành cho những bạn học, từ lớp 6 đến lớp 12 của trường Ngô Quyền năm 1975. Bao nhiêu người đã như một đàn chim tung cánh, bước ra khỏi cổng trường và bay đi tứ phương. Có những người hạnh phúc và thành đạt, có những người lầm than và khắc khoãi.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 68104)
  Ta vẫn là ta tự thủa nào Môi hồng, mắt sáng, mộng trăng sao… Trùng Phùng mở hội, mười phương nhạc , Xuân ngát một trời, tình vời cao !                                
03 Tháng Hai 2009(Xem: 38818)
  . Mười ba năm đi dạy, là mười ba năm tôi sống hạnh phúc nhất đời tôi. Người thầy là con đò chở các em sang bờ khác. Cuộc hành trình không nhàm chán, rất thú vị và “tích lũy” kỷ niệm.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 79637)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 73148)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65025)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 33280)
  Phải chi dòng sông Đồng Nai chảy ngược, có thể tôi đã thấy lại mình trong sân trường ngày trước, thuở học trò vô tư
02 Tháng Hai 2009(Xem: 42236)
Trong đời làm việc của tôi, từ dân tới lính, ông là vị chỉ huy duy nhất mà tôi còn nhớ tới, với lòng kính trọng.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 38040)
  Một ngọn gió dịu mát của mùa Xuân đã đưa tư tưởng tôi bỗng dưng trở về nơi chốn cũ, nơi đó có bày chim con chưa ra ràng nhưng đã muốn tập tễnh bay lượn, vỗ đôi cánh non nớt như muốn tung bay ra khỏi tổ ấm êm đềm và sự che chở thương yêu của chim mẹ, muốn tìm hiểu chân trời ngoài kia bao la rực rỡ muôn màu ra sao .
02 Tháng Hai 2009(Xem: 45817)
Những ngày xa quê hương, lưu lạc xứ người, bận biụ với cuộc sống, tôi luôn luôn nhớ về quê nhà, nhớ về xứ Cù Lao với dòng sông Đồng Nai yêu dấu; gần đây tôi có tìm đọc thêm về xứ Đồng Nai thuở ban sơ cùng sự nghiệp khai sáng miền Nam của Ngài Nguyễn Hữu Cảnh. Nay tôi xin ghi lại những sự kiện, kiến thức tìm học đựơc bằng tấm chân tình cuả người con đất Cù Lao Phố, Đồng Nai.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 70515)
Ngày nay con đã là cô giáo, "Mộng" đã thành rồi!...Mẹ thấy đâu? Đầu xanh bao mái nhòa trong mắt, Vẳng nghe tiếng mẹ ở nơi nao?...
02 Tháng Hai 2009(Xem: 33932)
  Năm đó, tôi về Việt Nam ăn Tết và cũng để mừng má tôi tròn một trăm tuổi. Đó là lần thứ hai tôi về Việt Nam . Kỳ trước về với vợ con nên đi đâu chúng tôi cũng dùng xe nhà của thằng em bà con cho mượn với tài xế (Thằng em này "biết làm ăn" nên bây giờ nó khá lắm). Kỳ này về một mình, tôi định nếu có dịp sẽ dùng xe công cộng một lần cho biết.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 77727)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 67862)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 66040)
*   Viết kính tặng thầy Nguyễn Xuân Hoàng với lòng Yêu Thương, Kính Trọng và Cảm Thông sâu xa nhất .  
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 75485)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 38203)
Thôi thì:    “Đã mang lấy Nghiệp vào thân   Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa!” (ND).  
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 80208)
(Thân tặng các em cựu học sinh Ngô Quyền, đặc biệt các em Ban Văn Nghệ Hiệu Đoàn thời 69-71 )
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76079)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?