Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn thị Thêm - MỞ CỬA THÁNG NĂM

04 Tháng Năm 20192:50 CH(Xem: 12890)
Nguyễn thị Thêm - MỞ CỬA THÁNG NĂM
mở cửa tháng năm

 

Hôm nay đã bước qua tháng năm. Những ngày tháng tư đen vẫn còn trong tâm tưởng những người Việt xa xứ.

Tại sao lại buồn khi xem trên Youtube người dân Sài gòn đổ nhau ra đường đông như kiến để xem bắn pháo bông. Bến Bạch Đằng rừng người chen chân và ngồi ăn uống tưng bừng vui vẻ lắm. Không biết họ vui vì được nghỉ liên tiếp mấy ngày mừng lễ lớn hay họ hài lòng vì sự ưu việt của chế độ. Cùng một ngày kỷ niệm, nhưng giữa hai bờ đại dương ý nghĩa khác nhau. Cũng cờ xí và biểu ngữ nhưng nội dung đối nghịch. Sự khác biệt rõ ràng hai giới tuyến kẻ thua và người thắng.

Bốn mươi bốn năm rồi chẳng có gì thay đổi trong lòng người thắng trận. Vẫn tự hào là đã đánh Mỹ dùm cho Liên Sô và Tàu Cộng, đuổi khúc ruột ngàn dậm ra khỏi đất nước, để cả thế giới vì tình người phải đưa tay giúp đỡ cứu vớt người tị nạn.

Ván bài lật ngữa là Mỹ bắt tay với Tàu Cộng bán đứng Việt Nam để khống chế Liên Sô. Mỹ đã thành công, Cộng Sản Liên Sô sụp đổ. Tàu Cộng bành trướng thế lực và muốn nuốt trọn VN. Bàn cờ của các đại cường vẫn còn đang tiếp diễn. 

Tháng tư lần thứ 44 năm nay, tại miền Nam Cali tổ chức tang lễ thật lớn tiễn đưa Ó Đen Lý Tống về cõi vĩnh hằng. Trong nước, cựu Chủ Tịch nước Lê Đức Anh cũng rời xa dương thế. Đương kim Chủ Tịch nước và cũng là Tổng Bí Thư Đảng CS là Nguyễn Phú Trọng bặt vô âm tín từ ngày đến Kiên Giang 14/4/2019.  Tin tức về sức khỏe cán bộ cao cấp là bí mật Quốc Gia, cho nên người dân chỉ đoán gần đoán xa và chờ xem tang lễ ngài Lê Đức Anh ai sẽ là trưởng ban nghi lễ theo truyền thống. Tin xầm xì trong dư luận quần chúng là năm nay người Sài gòn xuống đường rầm rộ xem pháo bông, vui mừng khác với mọi năm không biết là họ nghĩ gì.

 

Tại quốc ngoại thời gian đã đưa rất nhiều bước chân trần không sợ sỏi đá, chông gai đi vào thiên cổ. Thế hệ mới chưa đủ lớn và kinh nghiệm để thấy xuyên suốt sự thật. Tháng tư trên xứ người vẫn là nỗi buồn tiếp nối không biết khi nào chấm dứt.

 

Ở đây, thành phố này, xóm này chẳng thấy có gì khác. Cũng những khu nhà sạch sẽ, khang trang, yên tịnh. Mọi người đi làm, các cháu đi học bình thường như ngày nối tiếp ngày.
Người Mỹ nhà kế bên có thể không biết Việt Nam là ở đâu. Họ chỉ chào và tiếp chuyện lịch sự với tư cách một người hàng xóm. Mọi người giữ cho mình một lý lịch và cuộc sống riêng tư. Rất nhiều nhà nối dài ngang dọc sạch sẽ. Chung một con đường, công viên, hồ tắm. Sân trước cũng từng đó khoảng cỏ. Sân sau cũng từng bấy đất. Nhà cũng xây dựng, thiết kế theo một kiểu. Thùng thư cũng chung, mỗi nhà mỗi chìa khóa. Giống nhau đến thế, gần gũi nhau đến thế, nhà tiếp nhà, chỉ cách nhau độ 2 mét sân. Thế nhưng cửa đóng im lìm, mỗi gia đình là một ốc đảo riêng tư bất khả xâm phạm.

 

Buổi sáng đi bộ, ngang một nhà có người đứng tưới cỏ, giơ tay chào "Hello! Good Morning" rồi thì đi tiếp. Cắm cúi từng bước chân âm thầm. Vui buồn không ai cần biết. Con chó đứng ở hàng rào sủa theo khi  bước chân xa dần rồi mới im tiếng. Tháng tư có người bỏ nước ra đi và mất xác nơi biển cả, xứ người. Tháng tư khăn tang trắng cả trời Việt Nam. Tháng tư nhớ nhà da diết.

 

Ôi! sao là nhớ làng xóm quê mình, gần gũi, thân tình. Một nhà có việc cả xóm tới phụ giúp không cần lên tiếng hay nhờ vã. Cửa ngõ cứ mở toang, cửa cái cũng không đóng. Mấy con chó ngoắc đuôi mừng khách không sủa một tiếng nào. Khách đi từ nhà trên xuống nhà dưới, miệng kêu :"Chị Bảy ơi! chị Bảy có nhà hông?". Cái xẻng, cái cuốc, đồ dùng mượn qua mượn lại. Cứ ới nhau một tiếng là có mặt. Đi ngang nhà gặp nhau thế nào cũng hỏi đôi ba câu hay kêu vô nhà uống ly nước, ăn củ khoai. Buổi tối rũ nhau đi coi truyền hình đen trắng. Khóc theo phim, cười theo phim và bàn luận hăng say theo cốt chuyện.

 

Đó là những gì tôi vẫn giữ trong lòng mỗi khi hồi tưởng về quê nhà. Tôi biết bây giờ tất cả đã đổi khác. Những đứa trẻ còn cỡi truồng tắm mưa ngày xưa bây giờ đã thành gia thất, có con và có cháu. Những người cùng ngồi xem phim hay đi làm chung với tôi bây giờ chắc phân nửa đã ra đi. Những con đường không còn tắm mát dưới bóng cây huỳnh đàn thẳng tắp mà tôi đã cho phóng nọc để trồng. Những khu đất thật rộng quanh nhà bây giờ chắc không phải cây xanh bóng mát hoặc trái xum xuê, mà là cắt bán bớt cho người. Vì giá đất VN bây giờ cao ngất ngưởng. Người miền Bắc đua nhau vào Nam lập nghiệp và làm giàu. Người tàu bỏ tiền không tiếc để mua đất, mua nhà và nắm trong tay những đất đai tài nguyên miền Nam béo bở.

 

Hôm trước, tôi tình cờ vào phòng cháu để tìm một món đồ, tôi bắt gặp hai bức tranh do cháu ngoại tôi vẽ. 


Tranh cháu để ở một góc phòng, cùng với những bức tranh khác mà cháu chưa vừa ý hoặc không có chỗ treo lên. Tôi đứng ngắm nghía các bức tranh với những mảng màu đơn sơ rẻ tiền do cháu tôi tập vẽ. Tự dưng hai bức tranh này lại gây cho tôi một một cảm xúc mãnh liệt. Tôi đem về phòng, chụp hình rồi trả chúng về vị trí cũ.

 

Có thể là cháu tôi đã tập vẽ lại từ tranh của một người họa sĩ nào đó. Nhưng với tâm hồn của một người đã qua nhiều biến cố, tôi có cái nhìn về nội dung của bức tranh khác với cháu tôi. Một cô bé 15 tuổi học trung học ở Mỹ.

 

Cháu tôi là một học sinh giỏi ở trường. Cháu hay tập vẽ mỗi khi rảnh. Sinh nhật tôi, cháu vẽ một đóa hoa mà bà ngoại thích làm quà. Tôi rất thích và dán hình cháu vào treo trong phòng riêng.


IMG_0951

 

Cháu và chị cháu tham gia trong đội Volleyball ở trường. Ngay năm đầu tiên nhập đội,  cháu đã được chọn là tuyển thủ có triễn vọng. Cháu cũng là một thành viên của ban hợp ca (Choir) từ lúc ở  Middle School. Những buổi trình diễn ở High School có bán vé, cháu và các bạn rất nghiêm túc trình diễn. Những tràng pháo tay của phụ huynh là những khích lệ rất lớn cho các cháu.

 

Cũng vì tham gia nhiều hoạt động ở trường nên không những cháu mà con gái và con rể tôi cũng rất vất vả để đưa rước hai đứa con  đi học, đi tập dượt và đi thi đấu. Cho nên tháng tư đối với các cháu chỉ là một tháng hơi vất vả vì nhiều trận đấu giao hữu với các trường khác. Phải tập dượt nhiều để buổi trình diễn văn nghệ thành công... Tháng tư nào đó của 44 năm về trước, mẹ cháu mới mấy tháng tuổi thật là xa vời đối với cháu. Cháu nghe ngoại kể nhưng không thể hình dung được cuộc diện chiến tranh là như thế nào và cảm xúc bi thương cũng không phải thể hiện ở những bức tranh cháu vẽ.


IMG_0885

 Riêng tôi, khi nhìn vào bức tranh thứ nhất, tôi thấy những mảng màu đỏ, đen  và xanh thẩm thật nóng và lôi cuốn. Màu trắng như khoét một hố sâu khôn cùng vùi dập những con người bất hạnh. Tôi  nghĩ đến sóng thật cao và khủng khiếp vồ lấy con tàu, cuốn vào lòng đại dương. Biển thét gào, biển giận dữ và con người tuyệt vọng. Máu của loài người nhuộm đỏ biển kinh hoàng. Màu xanh của mây trời quá ít, mỏng manh như hy vọng sinh tồn ít ỏi. Bức tranh như có sức hút thật mạnh khiến tôi nhìn trong sự xót xa và kinh sợ. Tôi đã hiểu tại sao có những người vượt biên đến bây giờ vẫn còn bị ám ảnh. Những tên cướp biển Thái Lan đã giết biết bao nhiêu mạng người Việt Nam đi tìm tự do. Những con ác thú đã hủy hoại trinh tiết biết bao nhiêu cô con gái nhà lành trinh trắng. Đã hành hạ hiếp dâm những người vợ trước những đôi mắt bất lực của chồng. Bao nhiêu là nghịch cảnh tang thương. Bao nhiêu là tủi nhục.

 

Theo thống kê chỉ trong năm 1981 đã có 452 chiếc thuyền tị nạn bị hải tặc Thái tấn công và có gần 900 thuyền nhân bị giết

Trong thời điểm từ 1977-1982 thuyền nhân tị nạn Việt Nam đi qua vịnh Thái Lan để đến Thái Lan, Indonesia và Malaysia-.  Hải tặc Thái đã bắt nhiều thuyền đưa vào đảo Koh Kra Thái Lan để cướp, hãm hiếp phụ nữ và giết chết khoảng 3.000 người. (Theo Thuy Trang)

grafik

 
Sóng trào, biển dữ xác em trôi
Máu đỏ loang thân những mạng người
Vùi thây giữa những cơn cuồng loạn.
Một chút bình an chỉ nguyện trời.
 
Biết bao hồn hoang trong bức tranh
Mạng người giữa biển thật mong manh
Đi tìm sự sống trong cái chết
Thượng đế ơi! Ngoảnh mặc sao đành.

IMG_0884
 Bức tranh thứ hai, màu đỏ của chiếc áo đã cuốn hút tôi. Người thiếu nữ sang trọng này có thể là thế hệ thứ hai đang ở nơi này. Cũng có thể là một người đã đến bến bờ tự do, đã thành danh đang hướng ra biển mà hoài niệm quá khứ.

 

Có một cái gì tiếc nuối hay u buồn trong bức tranh này trong mùa tháng tư kỷ niệm. Quá khứ như những áng mây màu trắng pha cho bầu trời đen thật nhiều u uẩn. Tháp canh hay hải đăng đứng chơ vơ như bó tay trước những biến cố. Không thể đem ánh sáng phá tan màu tối thẩm của những đau thương mà con người phải gánh chịu.

Tôi có cảm giác một sự trông chờ trong tuyệt vọng của người thiếu nữ trong bức tranh. Màu đỏ bầm như máu của chiếc áo đã làm bức tranh có lực hấp dẫn thật mạnh và đầy ma lực.

 

Nhìn ra biển vẫn màu u tối
Chẳng thấy niềm vui trong con tim.
Dĩ vãng như khúc phim khốc liệt
Đày đọa linh hồn ở mỗi đêm

 

Hai bức tranh của cháu tập vẽ đã làm tôi bâng khuâng nhiều. Tháng tư như sóng cuồng, bão nổi. Tháng tư như những mảng màu đen tối bao trùm trên đất nước tôi. Bao nhiêu anh hùng tử sĩ đã bỏ mạng trong trận chiến bên này hay bên kia. Bao nhiêu xác người đã chết trên đường chạy loạn. Bao nhiêu nhân mạng phơi thây trên biển.

 

Đáng buồn là tại VN người ta đang muốn xóa sổ VNCH và những gì liên hệ với quá khứ. Tại hải ngoại thế hệ tiếp nối đang sống lưu vong,  theo thời gian sẽ quên dần nguồn cội và rồi VN chỉ là một điểm du lịch như một nước nào đó trên bản đồ thế giới

 

Chiến tranh đã để lại hậu chấn khôn lường cho thế hệ tương lai trong nước và hải ngoại như câu nói của Tổng Thống Hoa Kỳ Ronald Reagan:


TTonald Reagan

 

Lịch sử VN phải được viết chính xác và trung thực cho mai sau. Những đứa trẻ sinh ra và lớn lên sau ngày 30/4/75 phải biết rõ ràng về đất nước VN và lý do tại sao có hai màu cờ tổ quốc. Hãy trung thực trước lịch sử đó là trách nhiệm của những người trong cuộc.

 

Hai bức tranh sáng nay tôi xem không là gì cả với bàn tay vẽ cho vui của cháu ngoại tôi thuộc thế hệ thứ ba. Tôi lại nghĩ đến thế hệ thứ hai, một người con gái tài ba với nét vẽ thật sống động làm người Mỹ phải rúng động. Đó là nữ họa sĩ Tiffany Chung, người nghệ sỹ  đưa tiếng nói tị nạn Việt Nam vào lịch sử chiến tranh.

Tiffany-c

 

Tiffany Chung đã có một nhận định đúng đắn như sau:

Người tị nạn không được nhắc tới trong truyền thông chính thức. Họ không được bàn tới. không được nhớ tới,” Tiffany nói. “Mọi người đều có quyền được biết về lịch sử, ký ức và sự thật.”


Tiffany Chung

Một bức tranh màu nước về người tị nạn chiến tranh Việt Nam tại triển lãm "Tiffany Chung: Vietnam, Past is Prologue" (Quá khứ là sự khởi đầu) ở bảo tàng Nghệ thuật Mỹ Smithsonian.

 

Theo VOA Tiếng Việt

 

“Chiến tranh Việt Nam đã được lý giải chính thức từ phía Việt Nam, trong đó không có tiếng nói của người miền Nam. Người Mỹ cũng lý giải tương tự về cuộc chiến ấy, vẫn không có câu chuyện của người miền Nam.” Tiffany Chung chia sẻ về nỗ lực giới thiệu góc nhìn về người tị nạn Việt, vốn ít khi được nhắc tới trong lịch sử cuộc chiến Việt Nam.


Là một nghệ sỹ đương đại Mỹ gốc Việt và bản thân là người tị nạn, Tiffany nghiên cứu trong nhiều năm về di sản cuộc chiến cùng những hậu quả để lại, thông qua các di vật, như bản đồ, video và các bức tranh nêu bật tiếng nói và những câu chuyện của những người từng là tị nạn.


Trong số khoảng 1,6 triệu người Việt Nam tái định cư từ 1975 đến 1997, hơn 700.000 người là thuyền nhân, theo thống kê của UNHCR. Cơ quan này ước tính khoảng 200.000-400.000 thuyền nhân đã bỏ mạng trên biển.

Để những câu chuyện của người miền Nam được biết đến, Tiffany phỏng vấn hàng chục người tị nạn Việt tại Mỹ và chọn 21 cuộc phỏng vấn qua video, trong đó có thân phụ cô, để trưng bày tại viện bảo tàng Smithsonian trong triển lãm có tên “Quá khứ là sự khởi đầu” (Tiffany Chung: Vietnam, Past is Prologue), mở cửa cho công chúng từ ngày 15/3 đến 22/9 năm nay.

 

 

Và đây là những bức tranh của Tiffany Chung

Tiffany Chung 3

the_vietnam_exodus_history_learning_project_2

the_vietnam_exodus_history_learning_project_7

 

Bây giờ đại họa cũng đang bao phủ đất nước dù đã 44 năm qua. Tôi không nói về đường lối chính trị. Tôi không nói chính sách tốt hay xấu trong những cảm xúc hôm nay. Tôi chỉ nói đến thức ăn độc hại đang bủa vây từ Nam tới Bắc. Từ trong nhà ra tới các quán ăn dày đặc trên khắp vĩa hè, đường phố, khu du lịch lẫn những nơi sang trọng nhất. Nó như mây đen bao phủ không có đường thoát giống như trong bức hình thứ hai của cháu tôi.

 

Câu nói: "Ăn gì cũng chết, không ăn thì cũng chết. Thà cứ ăn rồi chết cũng được" Người sang người nghèo gì cũng sợ chết vì ung thư.

 

Người giàu có tiền là có tất cả. Cán bộ nhà nước có tiêu chuẩn phục vụ riêng trong quyền hạn và được bảo vệ. Chỉ có người dân nghèo là thiệt thòi và chết dễ như chơi. Bệnh viện quá tải một giường hai bệnh nhân nằm trở đầu chịu trận. Bây giờ lại nghe đâu nhà nước dự trù thu phí cả những người đi nuôi bệnh nghèo khổ. Thật là một sự khác biệt giữa cuộc sống người dân Xã Hội Chủ Nghĩa và người dân xứ Tư Bản 

 

Một đứa cháu ngoại tôi sẽ tốt nghiệp trung học trong năm tới. Con gái tôi muốn tổ chức một chuyến về thăm quê hương trước khi cháu tôi bước vào Đại Học. Cháu tôi đã từ chối. Cháu đề nghị đi Âu Châu, Úc Châu hay đi Mễ cũng được nhưng không muốn về VN.
Cháu nói với mẹ: "Thức ăn ở VN độc hại, VN không an toàn khi đi du lịch, nạn móc túi, giật bóp, cơm mắng cháu chửi dễ sợ lắm."

 

Mẹ con tôi nhìn nhau, đưa các cháu về với cội nguồn, thăm quê cha đất tổ khó như vậy hay sao?

 

Làm sao thuyết phục cháu tôi bây giờ.

 

Nguyễn Thị Thêm.

*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức:
LỜI KINH ĐÊM - Tiếng hát Mai Thanh Sơn. Trong Hùng Ca Việt Sử 2 . Trung Tâm ASIA .


10 Tháng Năm 2022(Xem: 5437)
Gió đưa Áo Mẹ Lên Trời Con còn dong duổi áo phơi bụi trần Thiên đường cách mấy bước chân Hay là địa ngục cũng lần tới đây Cù lao chín chữ cao dầy...
06 Tháng Năm 2022(Xem: 6306)
. Khác với người phương Tây, Việt Nam chúng tôi có rất ít các viện dưỡng lão. Khi Cha Mẹ tới tuổi già, con cái luôn muốn được sống kề cận để chăm sóc..
06 Tháng Năm 2022(Xem: 6149)
Các bạn ơi! Sẵn sàng nhé.... Mong đa số đều có ý tưởng đoàn kết, yêu thương và có trách nhiệm để tiếp tục phụ lái con thuyền NQ ra biển lớn.
01 Tháng Năm 2022(Xem: 9614)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: ĐIỀU CHƯA BÀY TỎ - Thơ Tưởng Dung, Nhạc Phạm Chinh Đông- Trình bày & Ca sĩ: KaNa Ngọc Thúy
01 Tháng Năm 2022(Xem: 8347)
Xin bấm vào link ở trên hoặc vào giữa hình bìa Giai Phẩm Xuân bên dưới và kéo xuống để xem toàn bộ nội dung Giai Phẩm Xuân NQ 1965
11 Tháng Ba 2022(Xem: 5324)
tiệc Tân Niên 2022 của Hội Ái Hữu Biên Hòa vẫn ngọt lịm tình người đồng hương xứ bưởi, với sự tham dự của nhiều thầy cô, cựu học sinh Trung Học Ngô Quyền cùng gia đình và thân hữu.
05 Tháng Ba 2022(Xem: 7737)
Kính chuyển hình ảnh Tiệc Mừng Xuân Nhâm Dần Hội Ái Hữu Biên Hòa Tổ chức lúc 10:30 Ngày 27/2 /2022 Tại nhà hàng Paracel Seafood.
04 Tháng Ba 2022(Xem: 11967)
Xin mời thưởng thức video " HƯƠNG BƯỞI GỌI NGƯỜI VỀ" Lấy ý tưởng từ 2 bài thơ "Dỗ Dành Hương Bưởi" và "Những Chiếc Ghế Còn Bỏ Trống" của Trần Kiêu Bạc.
24 Tháng Hai 2022(Xem: 5438)
vậy là đúng như mẹ em nói tuổi nào cũng có số mệnh của nó, nhiều khi chỉ ngẫu nhiên mà hoạn nạn rơi vào tuổi Dần rồi gây ra ấn tượng và mang tiếng thêm cho người mang tuổi Dần mà thôi
01 Tháng Hai 2022(Xem: 5645)
Bài sẽ bàn về tục ngữ ca dao dinh dáng ít nhiều đến hổ,
28 Tháng Giêng 2022(Xem: 8511)
Nhưng các loại hoa quả chưng ngày Tết và dịp Tết Trung Thu người ta không thể thiếu bưởi. Bài này tôi chỉ xin bàn về quả bưởi thôi.
27 Tháng Giêng 2022(Xem: 8011)
Hai năm nay chỉ ưu tư vì Covid nên làm gì có xuân thủy tiên. Gửi cho em vài hình thủy tiên cũ, với tựa đề "Xuân này em không về.." Chúc mừng năm mới các em.
22 Tháng Giêng 2022(Xem: 6173)
Tôi ra về lòng vui biết bao Thầy Cô vẫn khỏe như độ nào Ước gì dẹp sạch con Covid Lột khẩu trang tháng bảy gặp nhau.
02 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 6030)
Tạ ơn thời có lắm điều Sách dày ghi được bao nhiêu cho vừa; Bao niềm vui mới nên thơ Theo lòng cảm tạ bất ngờ hiện ra Khi ta nhìn khắp gần xa Thấy chân hạnh phúc thăng hoa dạt dào!
24 Tháng Mười 2021(Xem: 6205)
Sau hai năm gián đoạn vì đại dịch COVID-19, một nhóm CHS Ngô Quyền niên khóa 1986 - 1987 đã tổ chức Họp mặt vào ba ngày October 08/09/10 năm 2021 tại Arizona.
04 Tháng Chín 2021(Xem: 9404)
Con đường này đã gắn liền với tuổi thơ của tôi. Đường Trịnh Hoài Đức (THĐ) không dài lắm, độ chừng 2 km, bắt đầu từ Công trường Sông Phố và kết thúc ở bùng binh Biên Hùng.
01 Tháng Chín 2021(Xem: 9384)
Yêu nhau trọn vẹn sắt son Xuân đi đông đến vẫn còn bên nhau Anh xin nguyện ước một câu Đôi ta vẫn mãi bên nhau suốt đời
27 Tháng Tám 2021(Xem: 10227)
Bước chân buồn lặng lẽ trôi Hắt hiu một bóng, luân hồi phù vân Câu kinh nhật tụng vọng âm Một người ở lại thế trần quạnh hiu.
16 Tháng Tám 2021(Xem: 11068)
một nén hương thắp cho người bạn thời thơ ấu, vào ngày giỗ đầu. tháng 8, năm 2021.
14 Tháng Tám 2021(Xem: 9508)
Thương ai tóc rối tơi bời Tình ơi một kiếp rong chơi ta bà Lạy người yên nghỉ nơi xa Sợi buồn ta giữ trăng tà nhớ ai.
14 Tháng Tám 2021(Xem: 10326)
Mùa VU LAN Nhìn màu hoa nhớ MẸ Nhớ cả TRÁI RỪNG đã trôi vào cổ tích nhớ thương.
14 Tháng Tám 2021(Xem: 9558)
Chiều nay em đã đi rồi Bên bờ bến vắng bồi hồi nhớ nhung Triều dâng ngọn sóng ngập ngừng Chờ em quay lại nơi từng bên nhau
08 Tháng Tám 2021(Xem: 9554)
Phận con chữ hiếu chưa tròn Chưa ngày chăm sóc, mỏi mòn cách xa Cho con cúi lạy xin tha Một lời sám hối xót xa cõi lòng
07 Tháng Tám 2021(Xem: 9983)
Gửi dấu yêu vào dạt dào gió lộng Tơi tả bay khăn áo lụa xuân thì Làm lạc mất hình ra xa khỏi bóng Gần cuối đời nước mắt vẫn tràn mi.
01 Tháng Tám 2021(Xem: 9626)
Có lúc tưởng mình chỉ là cái bóng Yêu nồng nàn lại chẳng thể gần nhau Anh... Lặn lội phương xa nhiều lận đận Em... Ẩn mình vào ốc nhỏ long đong.
28 Tháng Bảy 2021(Xem: 9029)
Những cánh chim ẩn mình đã tung bay vào nắng sớm, cây cỏ sau vườn chổi dậy những mầm xanh…
26 Tháng Bảy 2021(Xem: 8959)
. Chú dừng chổi và chợt hỏi mình ên: -Ông nội ơi! bài vở ở trường có phải là tạp niệm không ông nội?