Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - NGÔI CHÙA VÀ ÔNG NỘI-

05 Tháng Mười 201810:56 CH(Xem: 19969)
Nguyễn Thị Thêm - NGÔI CHÙA VÀ ÔNG NỘI-
Ngôi Chùa và Ông Nội 2

                                                                              

Chùa khiêm nhường nằm trong một thôn xóm thuộc quận lỵ. Nơi đây đã nhiều năm về trước Sư Bà đã được một Phật Tử cúng dường miếng đất để xây dựng một ngôi chùa nhỏ để tu. Đây là ngôi chùa thứ hai mà Sư Bà thành lập sau khi ngôi chùa cũ đã tan nát trong một một lần pháo kích.

Sư Bà về sống với một chú tiểu mà sư bà nhận làm con. Chú tiểu ấy là Thầy trụ trì bây giờ. Lúc Sư Bà về đây, Thầy đang bước vào Trung Học.

 

Nghe ông nội kể lại nhà cha mẹ Thầy ở cùng xóm với gia đình nội. Khi Thầy còn bé, cha mẹ đút Thầy một miếng thịt hay miếng cá là Thầy đều ói ra không ăn được. Do đó vô hình chung Thầy đã ăn chay từ nhỏ cho đến tận bây giờ.

 

 Hồi đó cả làng chỉ có một nhà thờ và một ngôi chùa nhỏ của Sư Bà. Nhà thờ nằm giữa làng rất rộng rãi khang trang, có nhiều con chiên sùng đạo. Chuông nhà thờ vang vang thôi thúc mỗi sáng mỗi chiều. Con chiên tấp nập, cuộc sống an vui.

 

Cuối làng, nơi yên tịnh nhất là  ngôi chùa của Sư Bà. Sau này chùa cũng có đại hồng chung nhưng chỉ đánh vào những dịp lễ lớn. Còn thì Sư Bà chỉ dùng  mõ và chuông khánh giản đơn. Chuông nhà thờ vang xa đến tận ngôi chùa cuối làng. Và đó cũng là thời gian con chiên đi nhà thờ, người bên lương  cũng chuẩn bị lên chùa để tụng kinh sám hối buổi tối.

 

Sư Bà từ phương xa về đây khai đất lập chùa để Phật Tử có nơi nương náu tâm linh. Những ngày mới đến thật vô cùng khó khăn với đất lạ, người không quen. Lúc ấy Sư Bà là một sư cô còn trẻ, vâng lệnh Sư Ông về đây lập mái chùa riêng. Sư Ông sau khi giúp phát hoang miếng đất và cất lên một thảm am tranh lá thì giao lại cho Sư Bà. Ngài và các đệ tử quay về chùa tổ. Cũng may người dân nơi đây khao khát có một mái chùa nên hết lòng bảo bọc sư bà và tích cực làm công quả.

 

 Người góp công, kẻ góp sức. Ông thầy giáo già hiệu trưởng trường làng  là một Phật tử thuần hành. Ông kêu gọi phụ huynh học sinh theo đạo Phật đến chùa làm công quả. Cuối tuần ông hay dẫn các học sinh bên lương đến chùa để  làm cỏ hay dọn dẹp vệ sinh. Từ từ trên miếng đất cuối làng hoang vu thành hình một ngôi chùa khang trang, rộng rãi hơn nhưng cũng chỉ mái lợp tôn, vách bằng đất đơn sơ. Vườn chùa được trồng cây ăn trái, bông hoa nhiều hơn để Sư bà cúng Phật.

 

Vì đây là vùng định cư của đa số dân miền Bắc di cư lập nghiệp nên niềm tin tôn giáo của họ rất mãnh liệt và có phần háo thắng. Ngôi chùa nhỏ là cái gai trong mắt của một số tín đồ cuồng đạo. Sư Bà chịu không ít những lời thóa mạ hay phá phách để người tu hành phải nản lòng bỏ đi nơi khác.

 

Nhiều lần họ quăng phân vào sân chùa. Có lần phân bay vào dính tượng ông Thiện đứng trước chùa. Sư Bà im lặng dọn dẹp, lau chùi. Có khi họ trét vào vách khi Sư Bà đi khỏi. Những hoa trái cúng ngoài bàn hộ pháp hay cúng vong đều bị đánh cắp. Thỉnh thoảng lại có vài người đến gây hấn một cách vô lý. Thế nhưng Sư Bà không nãn lòng mà coi đó là thử thách trên con đường tu tập. Phá mãi cũng chán, lần hồi những người nơi đây đều thấy rằng có thêm một ngôi chùa cũng chẳng ảnh hưởng chi đến tín ngưỡng của mình. Ngôi chùa nhỏ và vị sư cô trẻ đã có những ngày bình yên. Phật Tử cũng hoan hỉ có nơi để đến tụng kinh, cầu nguyện và tu tập.

 

Thầy là bạn hồi nhỏ của chú Út chú Thảo. Hai người mỗi ngày đều thích lên chùa lễ Phật. Trong vườn chùa có trồng nhiều cây ăn trái rất ngon và sư bà thì rất yêu thương con nít. Sư Bà dạy cho các chú học chữ, học kinh, tập đánh mõ, đánh chuông và cho các chú ăn thức ăn chay thật ngon do chính tay Sư Bà nấu.

 

Mỗi khi có người trong làng bệnh nặng hay qua đời, Phật tử đi theo Sư Bà tụng kinh cầu an hay cầu siêu. Các chú cũng được đi theo. Các chú còn trẻ con nên năng động, hay nghịch hay đùa. Sư Bà thường phạt bằng cách bắt quỳ hương sám hối.

 

Năm thầy 6, hay 7 tuổi gì đó, Thầy bỏ nhà lên chùa ở luôn, gia đình làm thế nào Thầy cũng không chịu về. Cuối cùng cha mẹ Thầy đồng ý cho Thầy xuất gia và Sư Bà nhận Thầy làm dưỡng tử. Thầy được Sư Bà cạo trọc đầu, chỉ chừa cái vá ở trước mỏ ác. Thầy chính thức làm một chú tiểu nhỏ dễ thương. Theo ngày tháng chỗ tóc ấy dài ra. Thầy móc nó ở vành tai trông rất buồn cười.

Thầy học chung cùng lớp ở trường làng với chú út. Dù đã được Sư Bà cho xuất gia, nhưng tính tình Thầy rất hiếu động, hay nghịch phá và ham chơi. Do đó Thầy thường bị Sư Bà phạt quỳ hương. Chú út của chú Thảo lén Sư Bà thổi cho nhang mau tàn để xong sớm, hai chú được đi chơi với nhau. Sư Bà có lúc giả vờ như không biết, chỉ mỉm cười khoan dung. Nhưng có lúc cũng phạt hai chú cùng quỳ hương vì cái tội gian dối không thực hành đúng tam quy, ngũ giới của nhà Phật.

 

Bà nội chú Thảo kể về Sư Bà với một lòng tôn kính. Chính Bà Nội đã cúng dường Đại Hồng Chung cho chùa. Bà nội tâm niệm đem tiếng chuông nhà Phật vang xa, để mọi người nghe mà bớt làm điều ác. Ai có gây lộn hay ăn cắp ăn trộm cũng giật mình mà dừng lại.

 

Sư Bà là một người uyên bác kinh sách, giỏi nấu ăn cũng như thêu may. Nghe nói Sư Bà xuất thân từ một gia đình danh giá nhưng không biết vì sao chọn con đường tu hành. Có những mùa An Cư Kiết Hạ. Sư Bà  vào tịnh thất một hoặc hai tháng. Sư Bà phải tịnh khẩu và không giao tiếp với bất cứ ai trong thời gian nhập Hạ. Mỗi khi có việc thật cần Phật Tử phải viết giấy lòn vào cửa phòng để hỏi. Cửa phòng thật ra chỉ là một liếp cửa được đan bằng những cây trúc nhỏ và được trét đất cho kín.

 

Mùa mưa, đất ẩm, kiến từng đàn bò vào phòng, Phật tử muốn tìm cách diệt kiến nhưng Sư Bà viết giấy gửi ra không cho sát sanh. Chỉ khuyên là mỗi đêm nên cầu nguyện và tụng kinh cho kiến đi hướng khác. Ngày Sư Bà ra Hạ với một thân thể gầy nhom, người đầy những vết ghẻ vì kiến cắn. Phật Tử ai thấy cũng đau lòng.

 

Khi chiến tranh đến hồi ác liệt, ngôi chùa vắng cuối làng là nơi diễn ra nhiều cuộc giao tranh đụng độ. Chùa bị nhiều lần pháo kích lẫn đụng độ nên hư hại nặng. Lần pháo kích cuối, đạn pháo rớt vào ngay chánh điện. Ngôi chánh điện tan hoang, Phật bể nát, vườn chùa xơ xác.

Rất may một Phật tử rất kính mến Sư Ông, đã cúng dường một phần miếng đất của mình để đệ tử Ngài lập một thảo am nương náu. Sư Bà chia tay Phật Tử, dẫn Thầy ra đi. Thầy rời bỏ làng quê, gia đình, người thân và người bạn thời thơ ấu để theo Sư Bà.

 

 Sư Bà về đây được một thời gian thì người Phật Tử giàu lòng bố thí đó cúng dường nguyên phần đất của mình để theo con. Sư Bà từng bước xây dựng thành ngôi chùa nhỏ để tiếp tục tu hành và hoằng dương Phật Pháp. Thời gian trôi qua Thầy lớn dần không còn là một chú tiểu nhỏ mà là một vị tăng sĩ được tu học ở Cao Đẳng Phật Học và sau này là Viện Đại Học Vạn Hạnh tại Thành Phố Sài Gòn.

 

Chú Út của chú Thảo vào quân đội và theo từng chuyến hãi hành ra khơi. Mỗi khi tàu về bến có dịp chú lại ghé chùa thăm Sư Bà và người bạn cũ. Một người tu hành, một người lính chiến hai mảnh đời trái ngược nhau, nhưng tình bạn của họ không vì vậy mà thay đổi.

 

Ngày 30 tháng tư năm 1975, chú Út theo tàu di tản ra nước ngoài. Thầy về chùa cùng Sư Bà tiếp tục tu hành. Sư Bà viên tịch Thầy chính thức làm trụ trì ngôi chùa này. Khi ấy Thầy đã là một Đại Đức được nhiều người kính nể.

 

Những ngày Bà Nội chú Thảo còn sống, bà cũng hay lên chùa của Sư Bà để thăm viếng. Bà thường dặn dò con cháu. Nếu một mai bà có nằm xuống thì tuyệt đối không rước thầy Tụng về tụng kinh đám ma. Họ ê a để lấy tiền chứ không có công đức gì. Hãy lên chùa Sư Bà, thỉnh Thầy về tụng kinh cho nội. Thầy tu từ nhỏ, ăn chay từ nhỏ, con người đạo đức, kinh pháp uyên thâm, sẽ giúp cho hương linh bà siêu thoát.

 

Những ngày lễ tang bà nội, Thầy đã đến nhà và cùng tăng chúng tụng kinh siêu độ hương linh một cách chí thành. Tình hàng xóm láng giềng ngày xưa bây giờ thêm gắn bó. Thầy tôn kính ông nội như một người bác họ. Dìu dắt ông nội trên con đường tu tập tại gia. Ông Nội cũng thỉnh thoảng lên chùa với Thầy để nghe kinh và nghe Thầy giảng Pháp. Lần lần ông nội giác ngộ, không muốn sống ở nhà với những ràng buộc của gia đình, con cái. Ông không còn muốn vướng bận về nhà cửa, đất đai, những vui buồn đời thường do con cháu tạo ra. Ông dứt khoát tìm con đường giải thoát.

 

Thầy nói với ông nội: Đi tu không bao giờ là muộn, miễn mình có thể dứt bỏ được trần duyên, tâm không bị ràng buộc bởi tham, sân, si, ái, dục là con đường tu rộng mở. Thầy sẳn sàng tạo mọi điều kiện cho ông nội xuất gia lên chùa Thầy tu hành.

Và thế ông nội chú Thảo trở thành một sa di già trong ngôi chùa này. Chú Thảo vì thương ông nội cũng theo ông lên chùa mà không biết rằng số phận mình đã thay đổi từ đây.

 

Ông Nội được Thầy cho ở một căn phòng nhỏ sau hậu liêu gần phòng của Thầy. Phòng nhỏ nhưng cũng tạm đầy đủ tiện nghi cho một tăng sĩ già. Chiếc giường nhỏ, bàn viết, kinh sách là gia tài bây giờ của ông nội.

 

Khi chú Thảo đến ở, Thầy cho đem vô một cái ghế bố để chú Thảo làm giường. Từ đây chú Thảo không còn lo lắng cho ông nội như lúc chú còn ở nhà. Chú là thị giả, là người sẽ phục vụ ông nội mỗi khi ông cần. Chú rất vui mỗi khi ông nội sai bảo. Tối đến chú chờ ông nội lên giường rồi chú mới đi ngủ. Mà thật lạ, trong giấc say của trẻ con, chú lại có cảm giác đêm đêm ông nội lại đến đắp mền hay tấn mùng cho chú.

 

Cảm giác yêu thương và hạnh phúc đó khiến chú gần gũi với nội hơn. Chú không còn sợ ông nội như xưa. Ông nội đi tu dường như ông nội ít nghiêm hơn. Ông nội hay cười, nụ cười hiền lành ấm áp.

Chú thật là thương, thương ông nội vô cùng. Chú không còn thấy nhớ nhà mà lại thích được ở đây cùng ông nội hàng ngày tụng kinh lễ Phật.

Nguyễn Thị Thêm
Trích " Quét Lá Sân Chùa"

14 Tháng Chín 2010(Xem: 108665)
Có đâu ngàn cánh hạc Bay mãi về một phương Có ai hồn luân lạc Đồng vọng tiếng vô thường
14 Tháng Chín 2010(Xem: 42777)
Triết lý giáo dục tìm ở đâu ra? Thưa nó nằm ngay trong bộ Sách Dân Tộc, gọi là KINH ĐIỂN tức là Lĩnh nam Trích Quái, Việt Điện U Linh, Ca dao tục ngữ, Tứ Thư Ngũ Kinh.
14 Tháng Chín 2010(Xem: 44036)
Tôi rời mái trường đại học Đà Lạt để “xuống núi” hành hiệp giang hồ vào giữa năm1963. Năm với nhiều biến động nhất thời tuổi trẻ của tôi. Vậy mà nay đã ngót nghét non nửa thế kỷ trôi qua.
30 Tháng Tám 2010(Xem: 100789)
Người đàn ông với đôi mắt đen, hun hút mà ngày xưa mỗi khi nhìn vào nàng cảm thấy như có một vết dao lướt qua tim...
30 Tháng Tám 2010(Xem: 45007)
Ôi em đã về rồi! trường cũ rêu phong kín nửa đời. Dung đã về rồi! Chiều áo xua vạt áo bay. Thôi đi mắt lệ buồn hãy đếm mưa khuya đổ thật muộn để bóng ai còn bước trên đường vắng trơn. *Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức: DUNG VỀ- Nhạc và lời: Đào Lê Văn - Ca sĩ trình bày: Minh Quang
28 Tháng Tám 2010(Xem: 44258)
Sóng đã về từng cơn sóng ru bờ xa vỗ về. Còn lang thang tìm dĩ vãng bên hàng dương liễu cũ. Mình tôi đi tìm con phố quen lặng im hững hờ tà áo bay bao chiều
26 Tháng Tám 2010(Xem: 118540)
Thượng tuần tháng giêng trăng dẫn mẹ ra đi Đóa hồng đỏ trên ngực con hóa thành hoa trắng Vu Lan nầy trăng về trong mưa xám Trăng trở lại một mình, hoa vẫn trắng màu tang
26 Tháng Tám 2010(Xem: 103530)
Mẹ già nằm thiêm thiếp Đôi mắt khép hững hờ Mẹ tôi như thế đó Còm cõi trong hư vô
26 Tháng Tám 2010(Xem: 102227)
Em gửi tặng anh Bài Ca Dâng Mẹ Thêm một mùa Thu nữa vắng xa nhau Hai chúng ta, dẫu tóc bạc mái đầu Lòng thương mẹ không bao giờ phai nhạt
26 Tháng Tám 2010(Xem: 96799)
Mẹ nhớ con, ngồi chờ nơi khung cửa Con nhớ mẹ, luôn trông ngóng mỏi mòn Mơ cả nhà quây quần bên bếp lửa Cháy bập bùng, sưởi ấm trái tim con…
26 Tháng Tám 2010(Xem: 98309)
Trong những giông bão của cuộc đời, nơi trú an toàn nhất vẫn là vòng tay của mẹ.
26 Tháng Tám 2010(Xem: 44038)
* Tiêu đề: Tình mẹ * Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Ngô Càn Chiếu * Length: 5:34 minutes (10.2 MB) * Format: Stereo 44kHz 256Kbps (CBR)
15 Tháng Tám 2010(Xem: 39414)
Nguyễn Văn Lục không là sử gia, không là học giả, không là nhà văn và cũng không bao giờ là chính khách nên không thể quy cho tác phẩm của ông bất kỳ tính chất nào liên quan đến các chức danh đó.
07 Tháng Tám 2010(Xem: 108654)
Buổi ra mắt quyển sách “Hai Mươi Năm Miền Nam 1955-1975” của Thầy Nguyễn Văn Lục đã được giới thiệu và phổ biến rộng rãi...
04 Tháng Tám 2010(Xem: 88068)
Thế rồi tình cứ vu vơ Chèo khua thương nhớ quanh bờ chiêm bao Biên Hòa ngày ấy xôn xao Tân Triều hương bưởi ngọt ngào lòng thơm
04 Tháng Tám 2010(Xem: 86203)
Tháng Tám bên nầy vẫn không mưa Ở đây buồn nhớ hướng quê xưa Nhớ chuyện tình yêu ngày tháng cũ Còn trong ký ức chẳng phai mờ
31 Tháng Bảy 2010(Xem: 21734)
Những cây bách lớn nhất được phát hiện gần thành phố Oaxaca, Mexico . Cây bách to nhất có chu vi gần 50m, khiến người ta vẫn thường đùa rằng, đừng ôm cây, hãy để cây tự ôm bạn.
30 Tháng Bảy 2010(Xem: 96621)
Một nhóm bạn bè được tin vào tối thứ sáu 23 tháng 7 năm 2010 sẽ tiếp đón anh chị Huỳnh văn Tươi khóa 6 Ngô Quyền về thăm bạn bè từ Houston Texas.
30 Tháng Bảy 2010(Xem: 94169)
... lần đầu tiên đại diện gia đình Ngô Quyền được mời tham dự trong ngày họp mặt Gia Long tại nhà hàng Paracel Seafood vào đêm 18 tháng 7 năm 2010.
30 Tháng Bảy 2010(Xem: 35487)
Tiêu đề: Hạ tím Artist: Ngô Càn Chiếu Composer: Ngô Càn Chiếu Harmonist: Ngô Càn Chiếu Lyricist: Ngô Càn Chiếu Length: 3:55 minutes (3.59 MB) Format: Stereo 44kHz 128Kbps (CBR)
24 Tháng Bảy 2010(Xem: 96241)
Dòng Đồng Nai những mùa Hè vui thú Áo trắng Ngô Quyền mơ ước Sông Seine Mộng không thành, chinh chiến đã cách ngăn Sông Seine ơi!. Nhắc chi chuyện tình buồn.
24 Tháng Bảy 2010(Xem: 35749)
Chắc là có một lúc nào đó bình tâm, mỗi người chúng ta đều tự hỏi không biết mình đã nhận được bao nhiêu chữ từ các Thầy Cô trong suốt những năm dài cắp sách.
24 Tháng Bảy 2010(Xem: 95819)
Bao mùa thương nhớ anh về đâu? Nhạc buồn nức nở tiếng ve sầu Phượng đỏ bây giờ màu tím thẫm Bao mùa phượng nở vẫn tìm nhau.
13 Tháng Bảy 2010(Xem: 97312)
Một tuần đã đi qua, nhưng dư âm ngày cũ, của Ngày Họp Mặt Ngô Quyền, của càri dê ở nhà Hóa vẫn còn đâu đây.
13 Tháng Bảy 2010(Xem: 96219)
Bài viết nầy của tôi như là một lời tạ lỗi gửi đến những người bạn đã quen thân từ bao năm nay cũng như những người bạn mới quen. Tạ lỗi vì tôi đã hứa với các bạn mà không thực hiện được lời hứa, tạ lỗi vì đã bỏ mất cơ hội để nói lời “chia tay”, “tạm biệt”, “good bye my friends” hay “Au revoir mon ami”.
12 Tháng Bảy 2010(Xem: 95442)
Gặp lại Võ Hải Vương, Đặng Văn Toản, Đỗ Cao Thông, Hóa và nhiều bạn cũ của lớp 1968, lòng tôi đầy những xúc cảm nghẹn ngào. Những hình ảnh của trường Ngô Quyền năm xưa bỗng đâu lại hiện về. Những kỷ niệm của ngày tháng cũ tưởng đã yên nghĩ trong một quá khứ xa xôi nào của tiềm thức.
12 Tháng Bảy 2010(Xem: 45425)
Trong một buổi sáng đầu tháng Bảy đẹp trời và ấm cúng, cùng dịp lễ Độc Lập Hoa Kỳ, ngày họp mặt truyền thống kỳ 9 của hội Ái Hữu Chs Ngô Quyền, Biên Hòa (3 tháng 7, 2010) đã tưng bừng khai diễn với gần 200 thầy cô và cựu học sinh NQ về tham dự